Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2, Tuần 3 - Năm học 2022-2023 - Mai Thị Thanh Trang
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Biết thể hiện tình cảm tôn trọng, quý mến bạn bè.
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập
2. Năng lực
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia đọc bài
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b.Năng lực đặc thù
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2, Tuần 3 - Năm học 2022-2023 - Mai Thị Thanh Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH: Tân Hưng Lớp: 2/4 KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 3 (Từ ngày 19/09/2022 đến ngày 23/9/2022) Ngày Buổi ST Môn học Tên bài dạy NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH ĐDDH HAI 19/9 Sáng 1 2 3 4 Chào cờ Tiếng Việt(T1) Tiếng Việt(T2) Toán Sinh hoạt đầu tuần Bài 1:Tóc xoăn và tóc thẳng Bài 1:Tóc xoăn và tóc thẳng Em làm được những gì (tiết 2) Máy tính KHBD PPT BA 20/9 SÁNG 1 2 3 4 Tiếng Việt(T3) Tiếng Việt(T4) Anh văn Toán Viết chữ ho B Từ chỉ hoạt động. Câu kiểu Ai làm gì? BM Điểm – đoạn thẳng (tiết 1) Tích hợp: TNXH-Các bộ phận của cây sen; Máy tính KHBD PPT TƯ 21/9 SÁNG 1 2 3 4 Tiếng Việt(T1) Tiếng Việt(T2) Toán Rèn Toán Bài 2: Làm việc thật là vui (đọc) Bài 2: Làm việc thật là vui (THB) Điểm – đoạn thẳng (tiết 2) Em làm được những gì ? THLM: môn TNXH (Nghề nghiệp của người thân trong gia đình) Tích hợp: Địa lí, Lịch sử- Cầu Lê Hồng Phong; Vị trí tỉnh Bình Thuận trên bản đồ. Máy tính KHBD PPT NĂM 22/9 SÁNG 1 2 3 4 TN-XH Tiếng Việt(T3) Tiếng Việt (T4) Toán Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà (T/1) (Nghe-viết) Làm việc thật là vui Mở rộng vốn từ Bạn bè. Tia số - số liền trước – số liền sau (tiết 1) THLM: môn Âm nhạc (Nhịp điệu bạn bè) Máy tính KHBD PPT SÁU 23/9 SÁNG 1 2 3 4 Tiếng Việt(T5) Tiếng Việt(T6) Toán SHTT Nói và đáp lời chúc mừng, lời khen ngợi Nói, viết lời cảm ơn. Tia số - số liền trước , số liền sau (tiết 2) Giáo dục tập thể Máy tính KHBD PPT Tân Hưng, ngày 13 tháng 09 năm 2022 Người lập Ký duyệt Hoàng Thị Xuyên Ngày soạn: 15/9/2022 Ngày dạy: 19/09/2022 Thứ hai, ngày 19 tháng 9 năm 2022 TIẾNG VIỆT ĐỌC BÀI TÓC XOĂN VÀ TÓC THẲNG (TIẾT 1,2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phẩm chất - Chăm chỉ: Biết thể hiện tình cảm tôn trọng, quý mến bạn bè. Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập 2. Năng lực a.Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia đọc bài - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. b.Năng lực đặc thù Chia sẻ những điều em yêu thích ở mỗi bạn trong nhóm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài học: Mỗi người có đặc điểm riêng đáng yêu; biết liên hệ bản thân: tôn trọng nét riêng của bạn, rèn luyện để nét riêng của mình đáng yêu hơn; biết thể hiện tình cảm tôn trọng, quý mến bạn qua việc thực hiện vẽ bạn và đặt tên cho bức vẽ. II. Chuẩn bị GV :Tranh minh họa, bảng phụ hướng dẫn luyện đọc. HS : SGK, đọc bài trước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TL HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 5’ 32’ 35’ 3’ TIẾT 1 A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: – GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Mỗi người một vẻ. –Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn điều em thích ở mỗi bạn trong nhóm: tên, mái tóc, đôi mắt, – GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Tóc xoăn và tóc thẳng. – Yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, lời nói, việc làm của các nhân vật, B. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc văn bản Tóc xoăn, tóc thẳng với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV đọc mẫu toàn bài: + Đọc phân biệt giọng nhân vật: Người dẫn chuyện giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ suy nghĩ, hành động của Lam và các bạn; giọng Lam phụng phịu; giọng mẹ vỗ về, thể hiện niềm vui, tự hào; giọng thầy hiệu trưởng thể hiện sự thân thiện, gần gũi. + Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. - GV hướng dẫn HS: + Luyện đọc một số từ khó: bồng bềnh, phụng phịu, âu yếm. + Luyện đọc một số câu dài: Khi trao giải, thầy hiệu trưởng khen:// “Không chỉ La biết nhảy/mà mái tóc của Lam cũng biết nhảy”//; “Sáng nào, Lam cũng dậy sớm/để chải tóc thật đẹp/trước khi đến trường//”. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV mời 4 HS đọc văn bản: + HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “trêu Lam”. + HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “như con không”. + HS3 (Đoạn 3): tiếp theo đến “cũng biết nhảy”. + HS4 (Đoạn 4): đoạn còn lại. GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm Gọi 1 nhóm đọc bài trước lớp Nhận xét TIẾT 2 Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó, luyện đọc theo nhóm và rút ra được ý nghĩa của bài học. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV giải nghĩa một số từ khó: + Nổi bật: nổi lên rất rõ khiến rõ ràng nhận thấy ngay. + Bồng bềnh: dáng chuyển động lên xuống nhẹ nhàng như làn sóng, làn gió. + Phụng phịu: vẻ mắt xị xuống tỏ ý hờn dỗi, không bằng lòng. Bước 2: Hoạt động nhóm Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 1. Tìm từ ngữ tả mái tóc của Lam. 2. Thầy hiệu trưởng khen Lam thế nào? 3. Sau hội diễn văn nghệ, Lam và các bạn thay đổi ra sao? 4. Nói với bạn điều em thích ở bản thân. - GV yêu cầu HS rút ra ý nghĩa bài học. GV chốt: Tôn trọng nét riêng của bạn, rèn luyện để nét riêng của mình đáng yêu hơn. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: HS xác định giọng của từng nhân vật, một số từ ngữ cần nhấn giọng; HS luyện đọc. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học theo cách hiểu của em và xác định giọng đọc của từng nhân vật. - GV đọc lại đoạn từ “Mẹ xoa đầu Lam” đến “như con không”. Nêu giọng đọc của từng nhân vật - GV mời 1 HS đọc toàn bài. Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng a. Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi của hoạt động Ai cũng đáng yêu. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu câu hỏi mục Ai cũng đáng yêu SHS trang 27: Nói với bạn về một bức ảnh của em. Đặt tên cho bức ảnh. - GV hướng dẫn HS: + Có thể sử dụng ảnh chụp cá nhân hoặc ảnh chụp cùng người thân, bạn bè, thầy cô,... + HS nói về bức ảnh theo những chi tiết mà em cảm thấy đáng yêu. + HS đặt tên cho bức ảnh: đặt tên ngắn gọn, dễ hiểu, làm nổi bật được sự đáng yêu của em trong bức ảnh. - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả. C.Hoạt động nối tiếp sau bài học Nêu lại nội dung bài học Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học Chuẩn bị tiết sau Hs nghe và nêu suy nghĩ HS chia sẻ trong nhóm HS quan sát HS đọc - HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. - HS chú ý lắng nghe và luyện đọc. - 4 HS đọc bài. HS luyện đọc theo từng đoạn 1 nhóm đọc bài - HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. 4 HS đại diện 4 nhóm trả lời câu hỏi 1. Từ ngữ tả mái tóc của Lam: xoăn bồng bềnh. 2. Thầy hiệu trưởng khen Lam: nhảy đẹp, có mái tóc biết nhảy. 3. Sau hội diễn văn nghệ, các bạn không trêu Lam nữa, Lam rất vui. 4. Điều em thích ở bản thân: Em có đôi mắt to tròn long lanh giống mẹ. HS rút ra ý nghĩa bài học: Mỗi người đều có những đặc điểm riêng đáng yêu. - Nội dung bài học: Mỗi người đều có những đặc điểm riêng đáng yêu. HS theo dõi Giọng đọc của từng nhân vật: Người dẫn chuyện giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ suy nghĩ, hành động của Lam và các bạn; giọng Lam phụng phịu; giọng mẹ vỗ về, thể hiện niềm vui, tự hào; giọng thầy hiệu trưởng thể hiện sự thân thiện, gần gũi. . - HS đọc bài. 1 hs đọc HS trình bày Mỗi người đều có những đặc điểm riêng đáng yêu. Toán EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ (TIẾT2) I. CÁC YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Gọi được tên các thành phần của phép tính cộng và phép tính trừ. - Nêu được ý nghĩa của phép cộng, phép trừ. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép cộng, phép trừ. - Sử đụng sơ đồ tách — gộp số để nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -). - Hệ thống hoá các kiến thức đã học về số, phép tính, giải toán. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tự làm được các bài tập cá nhân - Năng lực giao tiếp, hợp tác Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập trong nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. * Năng lực riêng: - Sử đụng sơ đồ tách — gộp số để nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -). - Hệ thống hoá các kiến thức đã học về số, phép tính, giải toán. Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin toán học cần thiết. Giải quyết được các vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập. 3. Phẩm chất: - Yêu nước: Kính trọng mọi người. - Nhân ái: Yêu quí bạn bè, thầy cô. - Chăm chỉ: Hoàn thành các nhiệm vụ học tập - Trung Thực: Không đồng tình với các hành vi thiếu trung thực. - Trách nhiệm: có ý thức giữ gìn về sinh. * Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV. - Hình vẽ, tranh ảnh cho bài tập 9 - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SGK, vở ghi, bút viết, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 2 Thời Lượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 5’ 25’ 5’ A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi: Đố bạn - GV hỏi: Tám chín bảy gồm mấy chục và mấy đơn vị? + GV hỏi: Gộp 50 và 7 được số nào? - GV cho HS bắt cặp theo nhóm đôi, chơi trò chơi B. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH: Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học về số, phép tính, giải toán. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 6: Hoạt động nhóm đôi hoàn thành BT6 - GV đặt câu hỏi cho HS tìm hiểu bài: Yêu cầu của bài là gì? (Số?) Tìm thế nào? - Gv hướng dẫn HS mẫu: Tổng hai số cạnh nhau là số ở trên hai số đó dựa vào sơ đồ tách – gộp số: gộp 4 và 5 được 9, hoặc 9 gồm 4 và 5 + GV cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện theo hướng dẫn để làm các phần a), b) - GV gọi các nhóm lên bảng trình bày kết quả, giải thích cách làm - GV nhận xét, tuyên dương các HS thực hiện đúng, giải thích đúng cách làm Nhiệm vụ 7: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT 7, 8 - GV yêu cầu HS đọc đề đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm: Viết phép tính thích hợp và nói câu trả lời. - GV cho HS làm việc cá nhân, viết phép tính vào bảng con - GV sửa bài, gọi 1 vài HS lên bảng trình bày phép tính và nói câu trả lời - GV nhận xét câu trả lời và cách làm của HS, tuyên dương bạn HS có câu trả lời tốt nhất Nhiệm vụ 8: Hoạt động nhóm đôi hoàn thành BT 9 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu “Ước lượng – đếm” số cá theo nhóm - GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách làm và thực hiện rồi nói kết quả, viết vào bảng con - GV sửa bài, gọi các nhóm trình bày cách làm, khuyến khích HS vừa nói vừa thao tác trên hình vẽ được giáo viên treo trên bảng lớp - GV nhận xét câu trả lời và cách làm của HS, tuyên dương bạn HS có câu trả lời tốt nhất D. VẬN DỤNG Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi “Ai nhanh hơn” Cách tiến hành: - GV chuẩn bị một số bảng con, trên mỗi bảng con viết sẵn các số gia đình. Khi GV đưa bảng con ra, HS viết các phép tính vào bảng con. (Chơi theo nhóm bốn, mỗi em viết mỗi phép tính cho đủ 2 phép cộng và 2 phép trừ). Chơi khoảng 3 lần, nhóm nào nhiều lần đúng và nhanh nhất thì thắng cuộc. - GV đưa bảng: 24; 13; 11. Các nhóm HS viết phép tính vào bảng con - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm thực hiện nhanh nhất, đúng nhất - Cả lớp nói: 97 gồm 9 chục và 7 đơn vị hay 90 và 7. + Cả lớp nói: Gộp 50 và 7 được 57 - HS bắt cặp theo nhóm đôi tham gia chò trơi. - HS lắng nghe GV hướng dẫn - Thảo luận nhóm đôi điền số, viết vào bảng con - HS trình bày kết quả và cách làm: - HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương - HS đọc, xác định yêu cầu của bài - HS viết phép tính vào bảng con - HS trả lời, giải thích cách làm Bài 7: Bến xe còn lại 29 - 9 = 20 ô tô Chọn phép trừ vì hỏi phần còn lại thì phải tách Bài 8: Cả ba và mẹ mua 10 + 6 = 16 cái bánh Chọn phép cộng vì hỏi tất cả thì phải gộp - HS lắng nghe - HS thảo luận tìm hiểu bài - HS thảo luận làm bài, viết kết quả vào bảng con - HS trình bày cách làm: Có 4 nhóm, mỗi nhóm khoảng 10 con. Em đếm 10, 20, 30, 40. Có khoảng 40 con cá. Đếm: có 44 con, chênh lệch 4 con - HS lắng nghe nhận xét - HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi - HS viết phép tính: 13 + 11 = 24 11 + 13 = 24 24 – 13 = 11 24 – 11 = 13 - HS lắng nghe GV nhận xét, tuyên dương Ngày soạn: 15/9/2022 Ngày dạy: 20/09/2022 Thứ ba, ngày 20 tháng 9 năm 2022 TIẾNG VIỆT VIẾT CHỮ HOA B I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức rèn chữ viết Trung thực: Thật thà trong việc nhận xét, đánh giá về chữ viết Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập 2. Năng lực a.Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia rèn chữ - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. b.Năng lực đặc thù -Viết đúng kiểu chữ hoa B và câu ứng dụng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV :Quy trình tập viết. HS : SGK, đọc bài trước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 3’ 35’ 2’ I. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh Cách tiến hành GV cho HS bắt bài hát - GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa B và câu ứng dụng. - GV ghi bảng tên bài II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện viết chữ B hoa a. Mục tiêu: HS biết quy trình viết chữ B hoa theo đúng mẫu; viết chữ B hoa vào vở bảng con, vở Tập viết 2 tập một. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp – Cho HS quan sát mẫu chữ B hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ B hoa. Chữ B * Cấu tạo: Gồm nét móc ngược trái và nét cong trái, nét cong phải kết hợp với nét thắt. * Cách viết: Đặt bút dưới ĐK ngang 4, trước ĐK dọc 3, viết một nét móc ngược trái sát bên phải ĐK dọc 2, hơi lượn vòng khi bắt đầu và dừng bút dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 2. -Lia bút đến điểm trên ĐK ngang 3, sát bên phải ĐK dọc 2, viết nét cong trái, liền mạch viết nét cong phải nhỏ và nét cong phải to kết hợp với nét thắt (cắt ngang nét móc ngược trái giữa ĐK ngang 2, 3) và dừng bút dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 3 (Lưng của nét cong trái chưa tiếp xúc với ĐK dọc 1; Lưng của nét cong phải nhỏ tiếp xúc với ĐK dọc 3; Lưng của nét cong phải to lấn sang bên phải ĐK dọc 3). Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS tập viết chữ B hoa vào bảng con, sau đó viết vào vở Tập viết. Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng a. Mục tiêu: HS quan sát và phân tích câu ứng dụng Bạn bè sum họp; HS viết câu ứng dụng vào vở Tập viết. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu 1 HS đọc to câu trong phần Viết ứng dụng: Bạn bè sum họp. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu 1: Câu ứng dụng có mấy tiếng? Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa? - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp: + Viết chữ viết hoa B đầu câu. + Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ n tiếp liền với điểm kết thúc nét 2 của chữ viết hoa B. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết . Hoạt động 3: Luyện viết vở a. Mục tiêu: HS đọc được và hiểu nghĩa của câu thơ Bạn bè ríu rít tìm nhau/Qua con đường đất rực màu rơm phơi; viết câu ca dao vào vở Tập viết. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV giải thích cho HS nghĩa của câu thơ: Tình cảm bạn bè thân thiết, khăng khít, gắn bó đi đâu cũng muốn đi cùng nhau, cũng “tìm nhau”. - GV hướng dẫn HS: + Trong câu có chữ Bạn phải viết hoa. + Lùi vào đầu dòng từ 3-4 ô. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết câu thơ Bạn bè ríu rít tìm nhau/Qua con đường đất rực màu rơm phơi vào vở Tập viết. Hoạt động 4: Đánh giá bài viết a. Mục tiêu: GV kiểm tra, đánh giá bài viết của HS; HS sửa bài (nếu chưa đúng). b. Cách thức tiến hành: - GV kiểm tra, nhận xét một số bài trên lớp. - GV yêu cầu HS sửa lại bài viết nếu chưa đúng. - GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp. III.Hoạt động nối tiếp sau bài học Nêu lại cách viết chữ hoa B Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học Chuẩn bị tiết sau HS hát - HS lắng nghe, quan sát. Hs lắng nghe - HS viết bài HS đọc câu Bạn bè sum họp. - HS trả lời: Câu 1: Câu ứng dụng có 4 tiếng. Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ Bạn phải viết hoa. - HS quan sát trên bảng lớp. - HS viết vào vở Tập viết. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS viết vào vở Tập viết. - HS chú ý lắng nghe. - HS tự soát lại bài của mình. Hs nêu TIẾNG VIỆT TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG- CÂU KIỂU AI LÀM GÌ ? I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức rèn cách đặt câu Trung thực: Thật thà trong việc nhận xét, đánh giá về cách đặt câu Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập 2. Năng lực a.Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực trong học tập. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. b.Năng lực đặc thù - Tìm và đặt được câu với từ ngữ chỉ hoạt động của người, con vật. - Đặt tên cho các kiểu tóc và nói về kiểu tóc em thích II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV :Tranh minh họa, bảng phụ hướng dẫn luyện đọc. HS : SGK, đọc bài trước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 3’ 35’ 2’ I. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh Cách tiến hành GV yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm đôi, chia sẻ với bạn những điều em thích ở mỗi bạn trong nhóm: tên, mái tóc, đôi mắt,.. Gọi 1 số học sinh chia sẻ trước lớp - GV giới thiệu bài - GV ghi bảng tên bài II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 5: Luyện từ a. Mục tiêu: HS quan sát tranh, tìm từ ngữ chỉ người, con vật và hoạt động tương ứng của người, con vật; HS tìm thêm một số từ ngữ chỉ người, con vật và từ ngữ chỉ hoạt động của người, vật. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1HS đọc yêu cầu Bài tập 3: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của người, con vật trong tranh. M: tưới cây. - GV hướng dẫn HS tìm từ ngữ chỉ người, con vật và hoạt động tương ứng của người, con vật có trong tranh. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm đôi. - GV cho HS chơi trò chơi Tiếp sức: viết từ ngữ chỉ người, vật và hành động tương ứng của người, vật có trong tranh. - GV nhận xét kết quả của các nhóm. - GV yêu cầu HS tìm thêm một số từ ngữ chỉ người, vật và từ ngữ chỉ hoạt động của người, vật. Hoạt động 6: Luyện câu a. Mục tiêu: HS đặt và trả lời câu hỏi về người và con vật tìm được ở Bài tập 3. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 4: Đặt và trả lời câu hỏi về người và con vật tìm được ở Bài tập 3. M: - Ai tưới cây? - Bạn nhỏ tưới cây. - GV hướng dẫn HS quan sát mẫu câu, đặt và trả lời câu hỏi về người và con vật tìm được ở Bài tập 3. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, đặt và trả lời câu hỏi về người và con vật tìm được ở Bài tập 3. - GV tổ chức cho HS chơi trò Đôi bạn (bạn hỏi được chọn một bạn trả lời) để đặt và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét về câu hỏi, câu trả lời của HS. - GV yêu cầu HS viết vào vở bài tập một cặp câu hỏi và câu trả lời theo mẫu. - GV nhận xét, chữa bài của một số HS. III. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS chơi trò chơi Nhà tạo mẫu nhí: Quan sát các kiểu tóc trong hình, đặt tên cho từng kiểu tóc; nói về kiểu tóc em thích. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp: - GV mời 1 HS đọc yêu câu bài tập: Chơi trò Nhà tạo mẫu nhí: Đặt tên cho từng kiểu tóc. Nói về kiểu tóc em thích. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh: + Phân biệt được kiểu tóc của bạn nam và bạn nữ; nêu được đặc điểm, chi tiết nổi bật nhất của từng kiểu tóc từ đó đặt tên cho từng kiểu tóc. + HS nói về kiểu tóc em thích: Tóc bạn nam hay bạn nữ, kiểu tóc có gì nổi bật (ngộ nghĩnh, đáng yêu, dễ thương,...). HS có thể nói thêm có muốn được làm kiểu tóc đó không,... Bước 2: Hoạt động cá nhân. - GV mời 3-4 HS trình bày kết quả. - GV khen ngời HS gọi được tên kiểu tóc theo trí tưởng tượng, không gò ép. IV.Hoạt động nối tiếp sau bài học Hãy tìm một số từ chỉ hoạt động của người và vật ? Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học Chuẩn bị tiết sau - HS chia sẻ với bạn Hs chia sẻ trước lớp - HS chú ý lắng nghe. - HS đọc. Hs lắng nghe - HS thảo luận. - HS chơi trò chơi: mẹ - giặt quần áo, bạn nhỏ - tưới cây, bố - cuốc đất, gà trống - gáy, gà mái và gà con - môt thóc, chó - sủa, chim - hót. - HS trả lời. 1 hs đọc Hs lắng nghe - HS trả lời: + Ai tưới cây? - Bạn nhỏ tưới cây. + Ai giặt quần áo? - Mẹ giặt quần áo. + Ai làm vườn? - Bố làm vườn. + Con gì hót? - Con chim hót. + Con gì sủa? - Con chó sủa. - HS viết bài. - HS lắng nghe, tự soát và sửa lỗi bài của mình. Tên kiểu tóc (tính từ trái sang phải): tóc búi cao buộc nơ, tóc vuốt có hoa, tóc buộc tròn hai bên, tóc mầm cây. - HS nêu Toán ĐIỂM - ĐOẠN THẲNG (TIẾT1 ) I. CÁC YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Biết được điểm và đoạn thẳng. - Sử dụng thước thẳng để đo và vẽ độ dài các đoạn thẳng không quá 20 cm. - Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị xăng-ti-mét. - Thực hành về vị trí, phương hướng. - Thực hành ước lượng và đếm số lượng của một nhóm đối tượng. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tự làm được các bài tập cá nhân - Năng lực giao tiếp, hợp tác Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập trong nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. * Năng lực riêng: - Nhận biết được điểm và đoạn thẳng. - Sử dụng thước thẳng để đo và vẽ độ dài các đoạn thẳng không quá 20 cm. - Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị xăng-ti-mét. Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin toán học cần thiết. 3. Phẩm chất: - Yêu nước: Kính trọng mọi người. - Nhân ái: Biết chia sẻ với bạn bè. - Chăm chỉ: Ham học hỏi. - Trung Thực: Thật thà, ngay thẳng - Trách nhiệm: có ý thức bảo quản đồ dùng cá nhân * Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). - Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét - Vài gương sen (nếu có) 2. Đối với học sinh - SGK, vở ghi, bút viết, bảng con, phấn, giẻ lau - Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TIẾT 1 Thời Lượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 5’ 25’ 5’ A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK: + Hỏi HS trong tranh có những gì? - GV đặt vấn đề: Để đi từ lều này đến lều kia người ta phải đi theo những dấu chấm tròn. Các chấm này cho ta hình ảnh của các điểm. Sợi dây nối hai chấm tròn trước mỗi cái lều cho ta hình ảnh về đoạn thẳng. Từ đó GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài mới “Điểm – Đoạn thẳng”. B. KHÁM PHÁ: Mục tiêu: HS nhận biết điểm, đoạn thẳng; đọc tên đêỉm, đoạn thẳng cho trước; nhận dạng điểm, đoạn thẳng trong thực tế, đo độ dài đoạn thẳng cho trước. Cách tiến hành: Bước 1: Giới thiệu điểm và đoạn thẳng - GV yêu cầu HS thực hiện vẽ theo nội dung sau: + Vẽ mắt cho gà con + Vẽ cho đủ 6 chấm tròn + Vẽ chấm tròn vị trí hồng tâm + Chọn từng cặp thích hợp: Bước 2: Giới thiệu cách đọc tên điểm, đoạn thẳng * Điểm - GV giới thiệu những chấm tròn HS vừa vẽ là hình ảnh của “điểm”. Để phân biệt điểm này với điểm khác người ta dùng các chữ cái A; B; C; D; để gọi điểm. - GV vẽ lên bảng hai điểm A và B rồi hướng dẫn HS đọc * Đoạn thẳng - GV dùng thước vẽ một vạch, nối điểm A và B và giới thiệu: đây là hình ảnh đoạn thẳng. - GV chỉ vào hình minh họa điểm A, điểm B, đoạn thẳng AB cho HS đọc Bước 3: Thực hành Bài 1: - GV giới thiệu cách đọc tên điểm và đoạn thẳng + Thứ tự đọc: không bắt buộc đọc từ đâu, tuy nhiên người ta thường đọc từ trái sang phải, đọc theo thứ tự trong bảng chữ cái, đọc theo chiều kim đồng hồ (đối với hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật) vả phải đọc lần lượt, không “nhảy cóc”. + Đọc theo tên chữ cái: a, bê, xê, ..., không đọc theo âm: a, bơ, cờ,... - GV chỉ lần lượt từng điểm, đoạn thẳng cho HS đọc: Bài 2: - GV hướng dẫn, lưu ý HS để biết đoạn thẳng DE dài bao nhiêu là đúng thì phải nhìn kĩ số đo đoạn thẳng DE có trên thước đo. - GV cho HS quan sát hình, nhìn kĩ số đo đoạn thẳng DE và kết luận câu đúng, sai Bài 3: - GV yêu cầu HS quan sát hình nhận biết và gọi tên đoạn thẳng có trong hình - GV hướng dẫn HS dùng thước đo, đo độ dài của các đoạn thẳng, lưu ý: + Đặt thước đo đúng, ví dụ: vạch số 0 trùng với điểm A, mép thước trùng với đoạn thẳng. + Đọc số đo. + Viết số đo vào bảng con. - GV mở rộng, giúp HS nhận biết tổng số đo hai đoạn thẳng AB và BC là độ dài đoạn thẳng AC. + Đoạn thẳng AB dài: 7 cm. + Đoạn thẳng BC dài: 3 cm. + Đoạn thẳng AC dài: 10 cm. Bài 4: - GV hướng dẫn HS hai bước vẽ đoạn thẳng dài 4 cm theo mẫu: + Bước l: Đặt thước đo đúng, chấm một điểm tại vạch số 0 cm và chấm một điểm tại vạch chỉ 4 cm + Bước 2: Nối hai điểm vừa vẽ. - GV yêu cầu: mỗi HS vẽ một đoạn thẳng dài 10 cm ra bảng con, đặt tên cho đoạn thẳng đó. Sau đó bạn bên cạnh đùng thước để kiẻm tra hình vẽ của bạn mình. C. VẬN DỤNG: * Mục tiêu: nhằm tạo không khí vui chơi và củng cố lại kiến thức cho học sinh. * Cách tiến hành: Cho học sinh chơi trò tiếp sức. Gv chia 2 đội. mỗi đội 5 em. Mỗi em cầm 1 cục phấn. Khi giáo viên nêu yêu cầu: Em hãy vè cho cô..? điểm hoặc ? đoạn thẳng. Học sinh sẽ tiến hành vẽ lên bảng. sau đó về chỗ đến lượt bạn tiếp theo . Lớp cổ vũ các bạn. Nhận xét bài của các nhóm. - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi của GV - HS nghe GV giới thiệu bài mới - HS lắng nghe thực hiện theo yêu cầu của GV - HS lắng nghe GV giới thiệu - HS quan sát hình vẽ của giáo viên và đọc theo hướng dẫn - HS quan sát và lắng nghe - HS đọc theo GV chỉ: điểm A, điểm B, đoạn thẳng AB - HS lắng nghe GV giới thiệu cách đọc. - HS đọc: + Đọc thầm + Hai bạn đọc cho nhau nghe + Đọc cho cả lớp nghe - HS lắng nghe GV hướng dẫn - HS trả lời: a) Đoạn thẳng DE dài 4 cm: sai. b) Đoạn thẳng DE dài 3cm: đúng. - HS nhận biết và gọi tên các đoạn thẳng: đoạn thẳng AB, đoạn thẳng BC, đoạn thẳng AC - HS đo độ dài của các đoạn thẳng và ghi vào bảng con. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS vẽ ra bảng con và thực hiện theo yêu cầu của GV Hs tiến hành chia nhóm. Hs thực hành lên bảng theo yêu cầu của giáo viên. Cả lớp nhận xét, tuyên dương Ngày soạn: 15/09/2022 Ngày dạy: 21/09/2022 Thứ tư, ngày 21 tháng 9 năm 2022 TIẾNG VIỆT LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI (TIẾT 1,2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học bài Trung thực: Thật thà trong việc nhận xét, đánh giá về cách đọc của bạn Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập 2. Năng lực a.Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực trong học tập. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. b.Năng lực đặc thù - Nói về những việc em thích làm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Xung quanh ta, mọi người, mọi vật đều làm việc. Công việc đem lại niềm vui cho mọi người, mọi vật; biết liên hệ bản thân: chăm chỉ học tập, rèn luyện sẽ có nhiều niềm vui. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV :Tranh minh họa, bảng phụ hướng dẫn luyện đọc. HS : SGK, đọc bài trước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 5’ 32’ 3’ I. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu tên bài học: + GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: Nói về những việc em thích làm theo gợi ý. + GV dẫn dắt vào bài học: Các em thích làm thật là nhiều việc. Có em thích làm việc nhà giúp ông bà, bố mẹ; có em lại thích làm những việc theo sở thích cá nhân. Như vậy, xung quanh chúng ta mọi người đều làm việc đúng không nào? Công việc tuy lúc nào cũng bận rộn và nhộn nhịp nhưng chúng ta lúc nào cũng cảm thấy vui vẻ và hào hứng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem các loài vật, các đồ vật và bạn nhỏ trong bài đọc làm những công việc gì. Chúng ta cùng vào Bài 2: Làm việc thật là vui. II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc văn bản Làm việc thật là vui với giọng đọc rõ ràng, thong thả, chậm rãi, rõ tên và việc làm của mỗi người, mỗi vật. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em hãy đoán xem mỗi con vật, đồ vật và các bạn nhỏ trong bức tranh đang làm gì ? GV đọc mẫu toàn bài: + Giọng đọc rõ ràng, thong thả, chậm rãi, rõ tên và việc làm của mỗi người, mỗi vật. + Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. - GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ khó: tích tắc, rực rỡ, tưng bừng, bận rộn, nhộn nhịp. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV mời 3 HS đọc văn bản: + HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “mùa vải chín”. + HS 2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “tưng bừng”. + HS 3 (Đoạn 3): đoạn còn lại. GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm Gọi 1 nhóm đọc bài trước lớp Nhận xét TIẾT 2 Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm lại bài đọc để trả lời phần Cùng tìm hiểu b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn H
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_tieng_viet_va_toan_lop_2_tuan_3_nam_hoc_2022_202.doc