Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2, Tuần 6 - Năm học 2022-2023 - Mai Thị Thanh Trang

Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2, Tuần 6 - Năm học 2022-2023 - Mai Thị Thanh Trang

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động học tập ở nhà và ở trường, biết xử lý các tình huống liên quan đến bài học và điều chỉnh hành vi bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành Bàitheo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Tìm tòi, phát hiện, giải quyết các Bàitrong cuộc sống.

b. Năng lực đặc thù:

- Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, dòng thơ; đúng logic ngữ nghĩa; hiểu được nội dung bài thơ: Nỗi vất vả, cực nhọc khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên :

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử, ti vi, máy tính.

2. Học sinh :

- SHS.

- Hình ảnh mẹ con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

 

docx 63 trang Huy Toàn 23/06/2023 5015
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2, Tuần 6 - Năm học 2022-2023 - Mai Thị Thanh Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH: Tân Hưng
 Lớp: 2/4
BUỔI SÁNG
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 6
(Từ ngày 10/10/2022 đến ngày 14/10/2022)
Ngày
ST
Môn học
Tên bài dạy
NDĐC
ĐDDH
HAI
10/10
1
2
3
4
Chào cờ
Tiếng Việt(T1)
Tiếng Việt(T2)
Toán
Sinh hoạt đầu tuần
Bài 3: Mẹ 
Bài 3: Mẹ
Bảng cộng (tiết 1)
Tích hợp: KNS Bước đầu thể hiện trách nhiệm với bố mẹ và người thân bằng các việc làm cụ thể.
Máy tính
KHBD
PPT 
BA
11/10
1
2
3
4
Tiếng Việt(T3)
Tiếng Việt(T4)
Anh văn 
Toán
Viết chữ hoa E, Ê
Từ chỉ sự vật. Dấu chấm
GVBM
Bảng cộng (tiết 2)
Máy tính
KHBD
PPT
TƯ
12/10
1
2
3
4
Tiếng Việt(T1)
Tiếng Việt(T2)
Toán
Rèn Toán 
Bài 4: Con lợn đất
Bài 4: Con lợn đất
Bảng cộng (tiết 3)
Bảng cộng 
THLM: Môn Đạo đứcBảo quản đồ dùng cá nhân
Máy tính
KHBD
PPT
NĂM
13/10
1
2
3
4
TN-XH
Tiếng Việt(T3)
Tiếng Việt (T4)
 Toán
Một số sự kiện ở trường em 
Nhìn - viết Mẹ. Phân biệt c/k; iu/ưu,..
Mở rộng vốn từ Gia đình (tiếp theo) 
Đường thẳng – đường cong
Tích hợp môn hoạt động trải nghiệm: làm thiệp chúc mừng thầy cô giáo
Tích hợp Vị trí Địa lí trên bản đồ(Bắc Giang-Lạng Sơn)
Máy tính
KHBD
PPT
SÁU
14/10
1
2
3
4
Tiếng Việt(T5)
Tiếng Việt(T6)
Toán
SHTT
Nghe - kể Sự tích hoa cúc trắng 
Luyện tập đặt tên cho bức tranh 
Đường gấp khúc
Giáo dục tập thể
THLM: môn QTE (bổn phận của con cái đối với cha mẹ)
Tích hợp Tìm hiểu về Cầu Long Biên (Hà Nội)
Máy tính
KHBD
PPT
 Người lập	Ký duyệt KT
HOÀNG THỊ XUYÊN MAI THỊ THANH TRANG
Ngày soạn: 8/10/2022
Ngày dạy: 10/10/2022 Thứ hai, ngày 10 tháng 10 năm 2022
Tiếng Việt (tiết 51,52)
BÀI ĐỌC: MẸ (T1,2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ bố mẹ và người thân trong gia đình..
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập , trong các hoạt động sinh hoạt ở gia đình và ở trường.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động học tập ở nhà và ở trường, biết xử lý các tình huống liên quan đến bài học và điều chỉnh hành vi bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành Bàitheo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Tìm tòi, phát hiện, giải quyết các Bàitrong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù: 
- Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, dòng thơ; đúng logic ngữ nghĩa; hiểu được nội dung bài thơ: Nỗi vất vả, cực nhọc khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên :
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử, ti vi, máy tính.
2. Học sinh :
SHS.
Hình ảnh mẹ con. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
25’
10’
10’
7’
5
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- HS nghe hát “Bàn tay mẹ”
- GV giới thiệu tên bài học:
+ GV cho HS nghe bài hát Bàn tay mẹ của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và yêu cầu trả lời câu hỏi: Nói về việc mà người thân thường làm để chăm sóc em. 
+ GV dẫn dắt vào bài học: Các em là những bạn nhỏ hạnh phúc bởi các em được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở của bố. Bố mẹ sẽ luôn hi sinh để dành cho các em những điều tốt đẹp nhất. Các em cần biết ơn những người đã sinh ra và nuôi dưỡng các em thành người. Chúng ta đã được học bài Cánh đồng của bố, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng học Bài 3 - Mẹ để hiểu hơn về tình cảm bao la của một người một người mẹ dành cho người con của mình. 
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng 
a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Mẹ SHS trang 50 với giọng thong thả, chậm rãi. Ngắt cuối câu, nhấn mạnh từ ngữ, câu biểu thị ý chính của bài thơ. 
b. Cách thức tiến hành
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài thơ SHS trang 51 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả bức tranh và dự đoán về nội dung bài thơ Mẹ. 
- GV đọc mẫu toàn bài: 
+ Giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
+ Ngắt nghỉ cuối câu bát – câu 8 chữ, nhấn mạnh ở những từ ngữ, câu biểu thị ý chính của bài thơ. 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc:
- HS đọc nối tiếp câu:
+ Một số từ khó: lặng rồi, mệt, nắng, quạt, suốt. 
- GV mời 2 HS đọc bài thơ:
+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “mẹ đưa gió về”.
+ HS1 (Đoạn 2): đoạn còn lại. 
Lượt 1: Gv kết hợp hướng dẫn ngắt nghĩ câu dài
Lượt 2: Gv kết hợp hướng dẫn giải nghĩa từ khó
GV cho lớp đọc đồng thanh
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm bài thơ, trả lời câu hỏi phần Cùng tìm hiểu SHS trang 51.
b. Cách thức tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong phần Cùng tìm hiểu SHS trang 51. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:
Câu 1: Câu thơ nào cho biết mùa hè rất oi bức? 
+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời. 
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:
Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ việc làm của mẹ để con ngủ ngon? 
+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 1, 2 để tìm câu trả lời. 
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3:
Câu 3: Hai dòng thơ sau cho em biết điều gì?
 Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
+ GV hướng dẫn HS đọc kỹ 2 câu thơ, lưu ý sự so sánh ngôi sao và mẹ, từ ngữ “chẳng bằng” để tìm câu trả lời. 
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4:
Câu 4: Trong câu cuối bài thơ, người mẹ đã được so sánh với hình ảnh nào?
+ GV hướng dẫn HS tìm đọc câu thơ cuối bài để trả lời câu hỏi. 
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 
Gv hướng dẫn học sinh nêu nội dung bài
Gv hướng dẫn Hd bước đầu thể hiện trách nhiệm với bố mẹ và người thân bằng các việc làm cụ thể.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc toàn bài; nghe GV đọc đoạn lại toàn bài; luyện đọc 6 dòng thơ đầu; luyện đọc thuộc lòng 6 dòng thơ cuối; HS khá giỏi đọc cả bài; nêu nội dung bài thơ, liên hệ bản thân. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nhắc lại, xác định được giọng đọc toàn bài. 
- GV đọc lại đoạn toàn bài thơ. 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS:
+ Luyện đọc 6 dòng thơ đầu.
+ Luyện đọc thuộc lòng 6 dòng thơ cuối. 
- GV mời 3-4 HS thi đọc thuộc lòng trước lớp 6 dòng thơ cuối.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: thơ Mẹ có nội dung gì? Em hãy liên hệ bản thân sau khi đọc xong bài. 
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi trong phần Lời hay ý đẹp SHS trang 51. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu câu hỏi phần Lời hay ý đẹp: Nói về người thân của em.
M: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. 
- GV hướng dẫn HS: 
+ HS nói về người thân theo mẫu Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
+ HS có thể nói về bố, mẹ, ông bà, anh chị, em. Không bắt buộc HS nói đúng như mẫu. HS có thể thể nói: Mẹ là người con yêu quý nhất trên đời; Mẹ là người đẹp nhất: Mẹ là người tuyệt vời nhất. 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả.
- GV khen ngợi những HS nói đúng, hay, cách nói sáng tạo. 
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS sau 1 tiết học và từng bước kết nối kiến với tiết học sau.
b. Cách thức tiến hành: 
Trò chơi: “ Tôi bảo”
Luật chơi: Quản trò hô: Tôi bảo, tôi bảo
Cả lớp: bảo gì ?bảo gì?
Quản trò: tôi bảo các bạn vỗ tay...( người quản trò có thể hô bất kỳ động tác gì để tạo hứng thú cho học sinh.)
Gv Gd Bước đầu thể hiện trách nhiệm với bố mẹ và người thân bằng các việc làm cụ thể.
Giáo viên yêu cầu học sinh:
Về nhà đọc lại bài “Mẹ” và trả lời lại các câu hỏi trên.
+ Chuẩn bị bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy để học tập viết.
- HS trả lời: Những việc mà người thân thường làm để chăm sóc em như
+ Khi em bị ốm, mẹ nấu cháo cho em ăn, đo thân nhiệt, dùng khăn chườm trán cho em, mua thuốc cho em uống,...
+ Khi em đến trường, mẹ chuẩn bị quần áo, sách vở, đồ dùng học tập, đồ ăn cho em,...
- HS trả lời: Bức tranh vẽ hình ảnh người mẹ đang quạt và đưa võng cho con nằm ngủ.
+ Dự đoán nội dung bài thơ Mẹ: Tình cảm yêu thương bao la, vô bờ bến của người mẹ dành cho người con. 
- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS chú ý lắng nghe và luyện đọc. 
+ Cách ngắt nghỉ theo logic ngữ nghĩa như: Những ngôi sao/ thức ngoài kia// Chẳng bằng mẹ/ đã thức/ vì chúng con// Mẹ/ là ngọn gió/ của con suốt đợi; Kẽo cà tiếng võng/ mẹ ngồi/ mẹ ru// Lời ru/ có gió mùa thu/ Bàn tay/ mẹ/ quạt/ mẹ/ đưa gió về. 
+ Ngủ giấc tròn: ngủ ngon, không tỉnh dậy giữa chừng.
- HS đọc bài. 
- HS trả lời: Câu thơ cho biết mùa hè rất oi bức: Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. 
- HS trả lời: Từ ngữ chỉ việc làm của mẹ để con ngủ ngon: ru, quạt, thức. 
- HS trả lời: Hai dòng thơ cho em biết mẹ thức rất khuya vì các con. 
- HS trả lời: Trong câu cuối bài thơ, người mẹ đã được so sánh với hình ảnh ngọn gió
- HS lắng nghe và thực hiện
	- HS trả lời: Giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc.
- Bài thơ Mẹ nói về nỗi vất vả, cực nhọc khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con; 
+ Liên hệ với bản thân: cần biết ơn, kính yêu mẹ.
- HS trả lời.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe
Hs chơi
Hs lắng nghe.
Toán(tiết 26)
BÀI : BẢNG CỘNG ( tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
Phẩm chất: Chăm chỉ học tập
2. Năng lực
 2.1. Năng lực chung
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các Bàihọc tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
2.2. Năng lực đặc thù
Hệ thống hoá các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20.
Vận dụng bảng cộng:Tính nhẩm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử, tivi, máy tính.
HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.10 khối lập phương
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TL
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
8’
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Gió thổi
- GV: Gió thổi, gió thổi!
- GV: Thổi cách cộng qua 10 trong phạm vi 20
- GV: 9 cộng với một số?
- GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới.
- HS chơi
-HS lắng nghe
 20’ B. THỰC HÀNH:
Hoạt động 1. Thực hành với bảng cộng	,
 Khôi phục bảng cộng
*Mục tiêu: Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20.
Cách tiến hành:
Cho HS quan sát tổng quát bảng cộng (chưa hoàn chỉnh), nhận biết quy luật sắp xếp của bảng (mỗi cột là một bảng cộng, trong mỗi cột: số hạng đầu không đổi, số hạng sau tăng dần).
-HD HS bổ sung các phép cộng còn thiếu (9 + 5, 9 + 8, 8 + 4, ...).
HD HS đọc các phép cộng theo cột, theo hàng, theo màu (đọc đầy đủ cả kết quả, ví dụ:
+ 2 = 11, ...), GV điền kết quả vào bảng.
Với mỗi cột, GV hỏi cách cộng một vài trường hợp.
Ví dụ: Tại sao 9 + 7 = 16?
GV giúp HS giải thích tại sao các tổng trong các ô cùng màu lại bằng nhau.
Ví dụ : 9 + 2 = 8 + 3
-GV kết luận
-HS quan sát, nhận biết quy luật
-HS thực hiện
-HS đọc bảng cộng
-GV nhận xét
-HS trình bày
Hoạt động 2: Thực hành với bảng cộng (HS sử dụng SGK)
*Mục tiêu:Thực hành được bảng cộng trong phạm vi 20.
Cách thực hiện:
Bài 1: 
HS hoạt động nhóm đôi.
HS thực hiện như SGK.
Lưu ý HS chỉ cần thực hiện các phép cộng có trong bảng.
-GV nhận xét
- HS làm việc theo đội nhóm; thực hiện yêu cầu
-HS nhận xét.
2’
C.VẬN DỤNG:
Mục tiêu: HS củng cố nội dung bài đọc, chuẩn bị bài sau
Phương pháp: vấn đáp
Cách tiến hành:
Cách cộng qua 10 trong phạm vi 20 (Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại).
Cụ thể:
9 cộng với một số? (9 cộng 1 rồi cộng số còn lại)
8 cộng với một số? (8 cộng 2 rồi cộng số còn lại).Nhận xét, tuyên dương
-HS thực hiện
Ngày soạn: 8/10/2022
Ngày dạy: 11/10/2022 Thứ ba, ngày 11 tháng 10 năm 2022 
Tiếng Việt (Tiết 53)
VIẾT CHỮ HOA E,Ê
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ bố mẹ và người thân trong gia đình..
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập , trong các hoạt động sinh hoạt ở gia đình và ở trường.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động học tập ở nhà và ở trường, biết xử lý các tình huống liên quan đến bài học và điều chỉnh hành vi bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành Bàitheo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Tìm tòi, phát hiện, giải quyết các Bàitrong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù: 
- Viết đúng chữ E, Ê hoa và câu ứng dụng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên :
-Kế hoạch bài dạy , bài gỉang điện tử,máy tính, tivi
2. Học sinh :
SHS.
Hình ảnh mẹ con. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
tg
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
3’
7’
5’
15’
5 
5’
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới trực tiếp vào bài Mẹ (tiết 3).
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Luyện viết chữ E, Ê hoa
a. Mục tiêu: HS biết quy trình viết chữ E, Ê hoa theo đúng mẫu; viết chữ E, Ê hoa vào vở bảng con, vở Tập viết 2 tập một. 
b. Cách thức tiến hành
- GV giới thiệu mẫu chữ viết E, Ê hoa: 
+ Chữ viết hoa E: cao 2,5 li, rộng hơn 1 li, kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét cong dưới, 2 nét cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
+ Chữ viết hoa Ê: viết như chữ E và thêm dấu mũ trên đầu. 
- GV viết mẫu lên bảng: Đặt bút tại giữa đường kẻ 3 và 4 và đường kẻ dọc 3, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết 2 nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ ở thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ 2 lượn trên đường kẻ 2, lượn xuống dừng bút ở giữa đường kẻ 2 và đường kẻ 1.
- GV yêu cầu HS tập viết chữ E, Ê hoa vào bảng con, 
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng
a. Mục tiêu: HS quan sát và phân tích câu ứng dụng Em là con ngoan; HS viết câu ứng dụng vào vở Tập viết.
b. Cách thức tiến hành:
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc to câu trong phần Viết ứng dụng: Em là con ngoan.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Câu ứng dụng có mấy tiếng?
Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa?
- GV chiếu câu ứng dụng 
+ Viết chữ viết hoa E đầu câu.
+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ m tiếp liền với điểm kết thúc nét 2 của chữ viết hoa E.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con .
Hoạt động 3: Luyện viết vở
a.Mục tiêu: Viết đúng chữ Ă, Â hoa và câu ứng dụng. 
 b. Cách thức tiến hành:
-GV yêu cầu HS lấy vở Tập viết ra viết bài.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi viết
- Yêu cầu HS viết bài 15’
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
a. Mục tiêu: GV kiểm tra, đánh giá bài viết của HS; HS sửa bài (nếu chưa đúng).
b. Cách thức tiến hành:
- GV kiểm tra, nhận xét một số bài trên lớp.
- GV yêu cầu HS sửa lại bài viết nếu chưa đúng.
- GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp. 
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
Mục tiêu: HS củng cố nội dung bài đọc, chuẩn bị bài sau
Phương pháp: vấn đáp
Cách tiến hành:
-Nêu cách viết chữ hoa E,Ê
- GV yêu cầu HS về nhà:
- Tiếp tục rèn viết chữ E, Ê hoa và câu ứng dụng.
- Thực hiện hành vi là con ngoan trong gia đình.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS lắng nghe
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS quan sát trên bảng lớp. 
- HS viết vảo bảng con, vở Tập viết.
- HS đọc câu Em là con ngoan.
- HS trả lời:
Câu 1: Câu ứng dụng có 4 tiếng.
Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ Em phải viết hoa.
- HS quan sát trên bảng lớp. 
- HS viết vào vở Tập viết.
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình. 
- HS lắng nghe.
Tiếng Việt :(tiết 54)
TỪ CHỈ SỰ VẬT- DẤU CHẤM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ bố mẹ và người thân trong gia đình..
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập , trong các hoạt động sinh hoạt ở gia đình và ở trường.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động học tập ở nhà và ở trường, biết xử lý các tình huống liên quan đến bài học và điều chỉnh hành vi bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành Bàitheo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Tìm tòi, phát hiện, giải quyết các Bàitrong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù: 
- Nhận diện được từ ngữ chỉ người trong gia đình, câu kể - dấu chấm.
- Thực hiện được trò chơi Bàn tay diệu kì theo lệnh của quản trò; nói được 1-2 câu điều mình thích nhất ở trò chơi. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên :
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử, tivi, máy tính
 2. Học sinh :
SHS.
Hình ảnh mẹ con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
9’
7’
7’
3’
4’
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới trực tiếp 
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 5: Luyện từ
a. Mục tiêu: HS tìm từ ngữ chỉ người trong đoạn thơ.
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 3: Tìm từ ngữ chỉ người trong khổ thơ dưới đây:
Đi về con chào mẹ
Ra vườn cháu chào bà
Ông làm việc trên nhà
Cháu lên: Chào ông ạ. 
- GV lưu ý HS: Từ ông trong lời chào “Chào ông ạ” là từ xưng hô. 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV hướng dẫn HS thảo nhóm 4 người: Mỗi HS tìm từ ngữ chỉ người trong mỗi dòng thơ. 
- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả. 
Hoạt động 6: Nhận diện câu kể
a. Mục tiêu: HS nghe GV hướng dẫn cách tìm câu kể, tìm được câu kể. 
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 4a: Câu nào dưới đây dùng để kể về việc làm của mẹ
- GV hướng dẫn HS: 
+ Câu kể là câu nhằm mục đích kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc. Ví dụ: Em đến trường vào buổi sáng.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào cách tìm câu kể để chọn một câu dùng để kể về việc làm của mẹ. 
- GV mời đại diện 1-2HS trình bày kết quả. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hai câu còn lại trong bài tập là câu gì?
Hoạt động 7: Dấu chấm
a. Mục tiêu: HS xác định được cuối dòng nào có thể đặt được dấu chấm. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 4b: Cuối những dòng nào dưới đây có thể dùng dấu chấm?
- GV hướng dẫn HS: Lần lượt đọc 3 câu cho trong bài tập, đặt dấu chấm vào từng câu sao cho phù hợp để có câu kể. 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi để tìm dấu câu kết thúc câu kể.
- GV mời đại diện 1-2 HS trình bày câu trả lời.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 1: Chơi trò chơi Bàn tay diệu kì
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu cách thực hiện trò chơi, thực hiện theo nhóm nhỏ, chia sẻ kết quả trước lớp. 
b. Cách thức thực hiện: 
- GV giới thiệu trò chơi Bàn tay diệu kì: Nói về những việc người thân đã làm để chăm sóc em.
- GV phổ biến cách thức thực hiện trò chơi: một HS đóng vai quản trò nói nội dung chỉ các việc mẹ làm cho con. Quản trò nói: Bàn tay mẹ quạt cho con, các HS còn lại đưa bàn tay thực hiện hoạt động như đang quạt và nói Bàn tay mẹ quạt cho con; quản trò nói: Bàn tay mẹ bế bồng con, các HS còn lại đưa bàn tay thực hiện hoạt động như đang bế bồng và nói: Bàn tay mẹ bế bồng con. 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi theo từng nhóm nhỏ. 
- GV mời đại diện 2-3 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. 
Hoạt động 2: Nói điều thích nhất ở trò chơi Bàn tay kì diệu
a. Mục tiêu: HS nói điều yêu thích nhất ở trò chơi Bàn tay kì diệu.
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nói điều em yêu thích nhất ở trò chơi. 
- GV hướng dẫn HS:
+ Qua trò chơi, em học được thêm điều gì?
+ Em có cảm thấy yêu mẹ người thân của mình hơn không? 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV hướng dẫn HS trao đổi theo nhóm đôi.
- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày câu trả lời. 
- GV dặn dò HS về nhà:
- Chia sẻ với cha mẹ, người thân về bài học mới.
- Xem trước bài cho ngày tiếp theo.
HS lắng nghe
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS trả lời: Từ ngữ chỉ người trong khổ thơ: 
+ Dòng 1: con, mẹ.
+ Dòng 2: cháu, bà.
+ Dòng 3: ông.
+ Dòng 4: cháu
- HS trả lời: Câu Mẹ em đang nấu cơm là câu kể. 
- HS trả lời: Hai câu còn lại trong bài tập là câu hỏi, có dấu hỏi ở cuối câu. 
- HS lắng nghe, chuẩn bị thực hiện trò chơi. 
- HS chơi trò chơi, trình bày kết quả. 
Ví dụ: 
+ Quản trò nói: Bàn tay mẹ chăm chút con từng ngày - tất cả úp bàn tay lên má và nghiêng đầu.
+ Quản trò nói: Bàn tay mẹ sưởi ấm con ngày đông - tất cả đặt chéo 2 lên ngực và khẽ lắc lư người.
+ Quản trò nói: Bàn tay mẹ là gió mát đêm hè - tất cả làm động tác như đang quạt.
+ Quản trò nói: Bàn tay mẹ là bàn tay kì diệu - tất cả giơ 2 cánh tay lên cao và hô to “bàn tay kì diệu”. 
- HS trả lời. 
Toán( tiết 27)
BÀI : BẢNG CỘNG ( tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
Phẩm chất: Chăm chỉ học tập
2. Năng lực
 2.1. Năng lực chung
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các Bàihọc tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
2.2. Năng lực đặc thù
Tính nhẫm.
 -So sánh kết quả của tổng tính toán trong trường hợp có hai dấu phép cộng, 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng điện từ, ti vi, máy tính.
HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.10 khối lập phương
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TL
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
2’
A.KHỞI ĐỘNG :
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
HS bắt bài hát
GV dẫn dắt vào bài mới
- HS hát
-HS lắng nghe
25’
C.LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).
Cách tiến hành:
Bài1: Hoạt động cá nhân hoàn thành BT1
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân tính nhẩm kết quả các phép tính ra bảng con
- GV sửa bài, gọi một số HS đọc kết quả, yêu cầu HS giải thích
- GV nhận xét, tuyên dương HS thực hiện đúng và nhanh
Bài2: Hoạt độngnhóm đôi, hoàn thành BT2
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu mẫu nhận biết yêu cầu của đề
- GV yêu cầu HS tìm số chim tất cả
- GV viết các phép tính phần b) lên bảng gọi một số HS lên thực hiện, các HS còn lại viết kết quả ra bảng con
- GV sửa bài, lưu ý HS có thể chọn cách tính thuận tiện: 6 + 5 + 4, ta có thể tính tổng 6 cộng 4 trước, rồi cộng với 5
Bài3: Hoạt động nhóm bốn, hoàn thành BT3
- GV yêu cầu HS tìm hiểu mẫu, nhận biết: Tổng hai số trong khung hình là số tương ứng ở ngoài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn, làm tương tự với hai bài tập còn lại
- GV sửa bài, chia thành các đội sửa tiếp sức. GV hỏi cách làm của một vài trường hợp
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng
Bài4: Hoạt độngcá nhân, hoàn thành BT4
- GV hướng dẫn HS dựa vào bảng cộng để điền các số vào dấu ?
- GV gọi một số HS đọc kết quả
- GV tổng kết, nhận xét
Bài5: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT5
- GV cho HS tìm hiểu và điền dấu thích hợp vào dấu ?
- GV gọi 3 HS lên bảng viết kết quả, giải thích cách làm
- GV nhận xét, tuyên dương HS tính đúng và nhanh nhất.
- HS tính nhẩm, viết kết quả ra bảng con
- HS đọc kết quả, giải thích: Kết quả có thể dựa vào bảng hoặc áp dụng cách cộng qua 10 trong phạm vi 20.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhận biết: cần phải thực hiện tính toán để tìm số chim
- HS tính số chin tất cả:
8 + 4 + 3 = 15
- HS lên bảng thực hiện các phép tính
- HS lắng nghe
- HS quan sát mẫu để nhận biết
- HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành
- HS sửa tiếp sức 
- HS lắng nghe
- Hs dựa vào bảng cộng để thực hiện
- HS đọc kết quả
- HS lắng nghe
- HS dựa vào tính toán hoặc cảm nhận về số để thực hiện
Ví dụ: 2 + 8 = 10 nên 3 + 8 > 10
- HS lên bảng viết kết quả và giải thích:
- HS lắng nghe
3’
C.VẬN DỤNG:
Mục tiêu: HS vận dụng lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua trò chơi hỏi nhanh – đáp gọn
Cách thực hiện:
Cách cộng qua 10 trong phạm vi 20 (Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại).
Cụ thể:
9 cộng với một số? (9 cộng 1 rồi cộng số còn lại)
8 cộng với một số? (8 cộng 2 rồi cộng số còn lại).Nhận xét, tuyên dương
-HS trả lời
Ngày soạn: 8/10/2022
Ngày dạy: 12/10/2022 Thứ tư, ngày 12 tháng 10 năm 2022 
Tiếng Việt (Tiết 55,56)
Đọc CON LỢN ĐẤT (T1,2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ bố mẹ và người thân trong gia đình..
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập , trong các hoạt động sinh hoạt ở gia đình và ở trường; Có ý thức sử dụng tiết kiệm tiền và đồ dùng ở gia đình và nhà trường.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động học tập ở nhà và ở trường, biết xử lý các tình huống liên quan đến bài học và điều chỉnh hành vi bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành Bàitheo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Tìm tòi, phát hiện, giải quyết các Bàitrong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù: 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Lời khuyên về cách tiết kiệm tiền và sử dụng tiền tiết kiệm qua bài văn tả con lợn đất của nhân vật – bạn nhỏ trong bài văn; biết liên hệ bản thân: biết tiết kiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên :
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử, tivi, máy tính
2. Học sinh :
SHS.
Lợn đất/lợn nhựa, bút màu vẽ để trang trí cho lợn đất/nhựa.
Sách báo có bài đọc về gia đình đã tìm đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
3’
10’
15’
15’
2’
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- HS nghe hát “Con lợn đất”
- GV giới thiệu tên bài học:
+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chia sẻ với bạn cách em đã làm để tiết kiệm theo gợi ý: 
+ GV dẫn dắt vào bài học: Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đã từng làm những việc từ việc rất nhỏ bé để tiết kiệm. Tiết kiệm ở trong rất nhiều việc, tiết kiệm bằng nhiều cách và hình thức thực hiện khác nhau. Đặc biệt là trong việc tiết kiệm tiền, các bạn nhỏ thường sử dụng con lợn đất hoặc lợn nhựa. Ngày hôm nay, các em sử được tìm hiểu về con lợn đất của bạn nhỏ trong câu chuyện để xem Con lợn đất như thế nào và bạn nhỏ dùng con lợn đất ấy vào việc gì. Chúng ta cùng vào Bài 4 - Con lợn đất. 
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng 
a. Mục tiêu: HS đọc văn bản Con lợn đất SHS trang 53 với giọng đọc rõ ràng, thong thả, chậm rãi, vui, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, hoạt động.
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS trang 53 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả bức tranh và phán đoán về nội dung của bài học.
- GV đọc mẫu toàn bài: 
+ Giọng đọc rõ ràng, thong thả, chậm rãi, vui, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, hoạt động. Lời nói của mẹ đọc giọng vui vẻ, trìu mến. 
- HS đọc NT câu
+ Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.
- GV hd hs đọc từ khó
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV mời 2 HS đọc văn bản:
+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “nó bị đói nhé”.
+ HS2 (Đoạn 2): đoạn còn lại. 
Lượt 1: Gv kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc một số câu dài:
Lượt 2: Gv kết hợp hd hs giải nghĩa từ:
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm lại bài đọc để trả lời phần Cùng tìm hiểu trong SHS trang 54; nêu nội dung bài học, liên hệ bản thân. 
b. Cách thức tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc.
- GV yêu cầu HS quan sát, đọc mục Cùng tìm hiểu SHS trang 54. 
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:
Câu 1: Chọn chiếc lá có từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp với từng bộ phận của con lợn đất. 
+ GV hướng dẫn HS: lần lượt ghép từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp với từng bộ phận của con lợn đất đến khi phù hợp
+ GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:
Câu 2: Mẹ mua con lợn đất cho bạn nhỏ để làm gì?
+ GV hướng dẫn HS đọc lại đoạn 1 để tìm câu trả lời.
+ GV mời đại diện 1-2HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3:
Câu 3: Bạn nhỏ mong muốn điều gì khi nuôi lợn đất?
+ GV hướng dẫn HS đọc lại đoạn 2 để tìm câu trả lời.
+ GV mời đại diện 1-2HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học, liên hệ bản thân. 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng; nghe GV đọc lại đoạn từ Con lợn dài đến bằng hai đốt ngón tay; luyện đọc theo nhóm. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc của bài đọc.
- GV đọc lại đoạn từ Con lợn dài đến bằng hai đốt ngón tay.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung của đoạn văn.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn từ Con lợn dài đến bằng hai đốt ngón tay.
- GV mời 1-2HS đọc đoạn văn.
- GV mời 1 HS nk đọc lại toàn bài.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
Mục tiêu: HS củng cố nội dung bài đọc, chuẩn bị bài sau
Cách tiến hành:
-Hs nêu nội dung bài
HS liên hệ bản thân: biết tiết kiệm tiền bạc, điện, nước, thời gian, công sức.
- GV yêu cầu HS về nhà:
+ Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về bài

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_va_toan_lop_2_tuan_6_nam_hoc_2022_202.docx