Giáo án Tập đọc Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 18 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tập đọc Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 18 - Năm học 2021-2022

Tiếng việt

BÀI: ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1

(Tiết 3+ 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

 -Đọc đúng lời của nhân vật.

- Biết trao đổi ý kiến về bài đọc yêu thích trong học kì 1. Biết nói lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác vào học đúng giờ; Tự tin đọc bài và bước đầu biết tự học khi cô phân công nhiệm vụ.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ và giải quyết được các tình huống trong thực tế.

3.Phẩm chất: Chăm chỉ, tự giác,hoàn thành các nhiệm vụ được giao,rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, sgk

- HS: Vở BTTV.

 

doc 16 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 5623
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 18 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2022
TUẦN 18
Chào cờ+ HĐTN. TOÀN TRƯỜNG
Tiếng việt
BÀI: ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 
(Tiết 1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Đọc đúng, rõ ràng đoạn văn, câu chuyện, bài thơ Tốc độ đọc khoảng 60 đến 65 tiếng trên 1 phút.
- Hiểu nội dung bài: Hiểu được nội dung bài đã đọc, hiểu được tác giả muốn nói qua văn bản đơn giản.
- Biết trao đổi ý kiến về bài đọc yêu thích trong học kì 1
2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác vào học đúng giờ; Tự tin đọc bài và bước đầu biết tự học khi cô phân công nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ và giải quyết được các tình huống trong thực tế.
3.Phẩm chất: Chăm chỉ, tự giác,hoàn thành các nhiệm vụ được giao,rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, sgk
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi: Chuyền hoa
- GV cùng HS tổng kết trò chơi.
- GV dẫn dắt vào bài: Tuần học thứ 18 này chúng ta sẽ ôn lại tất cả các bài đã học trong 17 tuần vừa qua.
- GV ghi đề bài: Ôn tập cuối học kì 1
.2.2.Ôn đọc văn bản
a. Nhìn tranh nói tên các bài đã học.
Mỗi bạn chỉ vào tranh và nói tên các bài đã học.
b.Dựa vào các tranh vẽ ở bài tập 1, tìm từ ngữ chỉ sự vật theo mẫu
 -GV tổ chức cho HS làm việc nhóm
- GV cho các nhóm báo cáo kết quả.
2.3.Đọc lại một bài đọc em thích,nêu chi tiết, nhân vật hoặc hình ảnh trong bài khiến em nhớ nhất
-GV tổ chức cho HS làm việc nhóm
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS tham chơi.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
-Các nhóm nhận phiếu bài tập.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tranh cùng nhau tìm từ ngữ chỉ sự vật .
- Đại diện 2-3 nhóm lên chia sẻ và giao lưu cùng các bạn.
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- HS chia sẻ.
Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2022
Tiếng việt
BÀI: ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 
(Tiết 3+ 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
 -Đọc đúng lời của nhân vật.
- Biết trao đổi ý kiến về bài đọc yêu thích trong học kì 1. Biết nói lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp.
2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác vào học đúng giờ; Tự tin đọc bài và bước đầu biết tự học khi cô phân công nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ và giải quyết được các tình huống trong thực tế.
3.Phẩm chất: Chăm chỉ, tự giác,hoàn thành các nhiệm vụ được giao,rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, sgk
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Đọc lời của Hải âu và trả lời câu hỏi.
-GV tổ chức cho HS làm việc nhóm
* Hoạt động 2: Thực hành luyện nói theo tình huống
-GV tổ chức cho HS làm việc nhóm
- GV cho các nhóm báo cáo kết quả.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Lớp hát và vận động theo bài hát 
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
-Nhóm trưởng yc các bạn đọc yêu cầu bài tập 5
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn thực hiện lần lượt từng tình huống.
- Đại diện 2-3 nhóm lên chia sẻ và giao lưu cùng các bạn.
- HS chia sẻ.
CHIỀU
Toán 
TIẾT 85: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Năng lực đặc thù:
- Nhận dạng được hình tứ giác, đoạn thẳng, ba điểm thẳng hàng
- Đo được độ dài đoạn thẳng nhận biết được đoạn thẳng dài nhất, đoạn thẳng ngắn nhất.
- Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác trên giấy ôli.
2.Năng lực chung:
- Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2 Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV HDHS thực hiện lần lượt yêu cầu của bài tập là đếm các đoạn thẳng.
a) Có 3 đoạn thẳng
b) Có 3 đoạn thẳng
c) Có 4 đoạn thẳng
d) Có 5 đoạn thẳng
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập
- YC HS thực hiện đo và so sánh theo cặp đôi
- YCHS nêu kết quả thực hiện được ở từng phần.
a) Đoạn thẳng AB = 5cm; CD = 7cm; PQ= 7cm; MN = 9cm
b) Hai đoạn thẳng CD và PQ bằng nhau.
c/ Đoạn thẳng AB ngắn nhất, đoạn thẳng MN dài nhất.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS quan sát và nhận dạng hình tứ giác
- Yêu cầu HS làm bài và trả lời trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS nhận biết 3 điểm thẳng hàng.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 5:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS vẽ hình theo các bước
+ Quan sát, nhận dạng hình cần vẽ
+Chấm các điểm là các đỉnh của hình vẽ
+Nối các đỉnh như hình mẫu.
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở 
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt YC.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.
- HS chia sẻ.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện và chia sẻ.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập.
- Thực hiện làm bài vào vở. 
Hoạt động trải nghiệm
Hoạt động giáo dục theo chủ đề 
BÀI 18: NGƯỜI TRONG MỘT NHÀ
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Năng lực đặc thù:
- HS thể hiện được lòng biết ơn ông bà, cha mẹ bằng những việc làm cụ thể.
2.Năng lực chung: 
- Giúp HS biết thể hiện lòng biết ơn người thân trong gia đình về những gì người ấy dạy mình, về những đức tính mà mình học tập được, cố gắng noi theo.
- Giúp HS nhận được bài học quý giá, những đặc điểm hình dáng, tính cách được thừa hưởng từ người thân.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, SGK 
 Một bộ tranh gồm 6 tờ tranh rời minh hoạ ông, bà, bố, mẹ, con trai, con gái.
 Ca khúc về gia đình hoặc về một người thân trong gia đình;
- HS: Sách giáo khoa; tranh một số thành viên trong gia đình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
− GV bật nhạc bài “Bố ơi, mình đi đâu thế?”.
- YC HS hát kết hợp vẫn động theo bài hát. 
- GV dẫn dắt, vào bài.
2. Khám phá chủ đề:
* Chia sẻ về những điều em học được từ người thân.
- YC HS chia sẻ về những thành viên trong gia đình mình.
- GV gợi ý thảo luận và giới thiệu về một số đức tính của con người; giúp học sinh nhận biết các đặc điểm tính cách, phẩm chất của mỗi người.
− GV chia học sinh làm việc theo nhóm. 
– HS chia sẻ với thành viên trong tổ về những tính cách mình thừa hưởng của gia đình và biết ơn về những tính cách tốt đẹp mình được thừa hưởng.
Kết luận: Hoá ra, chúng ta đang được thừa hưởng rất nhiều tính cách tốt đẹp từ người thân trong gia đình.
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
Trò chơi: Chúng ta là một gia đình.
− GV nói tên con vật, học sinh mô tả đặc điểm tiêu biểu tốt đẹp của con vật đó. Ví dụ: Thỏ chạy nhanh, tai dài nên rất thính: voi vòi dài, khoẻ mạnh; kiến chăm chỉ, 
– GV mời HS chơi theo theo nhóm trò chơi “Chúng ta là một gia đình”. Mỗi nhóm chọn biểu tượng là một con thú trong rừng xanh. Tìm những đặc điểm của loài vật đó để giới thiệu về mình. Lần lượt từng tổ lên giới thiệu gia đình mình bằng câu: “Chúng tôi là gia đình Chúng tôi giống nhau ở ” kèm theo là những hành động mô tả.
Kết luận: Các thành viên trong gia đình thường có điểm chung nào đó giống nhau và họ tự hào về điều đo. Ngoài ra, các em học được những đức tính và kĩ năng tốt của gia đình.
4. Cam kết, hành động:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà em hãy mời bố mẹ nước hoặc một món ăn.
- HS quan sát, thực hiện theo HD.
- 2-3 HS nêu.
- 2-3 HS trả lời.
- HS thực hiện theo HD. 
- HS làm việc theo nhóm. Chia sẻ với các thành viên trong nhóm.
- HS trả lời.
- HS chơi nhóm 6.
- 2-3 nhóm chơi trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
Thứ tư ngày 19 tháng 1 năm 2022
Tiếng việt
BÀI: ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 
(Tiết 5 + 6)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Năng lực đặc thù:
-Đọc đúng lời của nhân vật.
- Biết trao đổi ý kiến về bài đọc yêu thích trong học kì 1. Biết nói lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Tìm được từ ngữ chỉ người, chỉ vật, chỉ hoạt động.
- Viết được 2-3 câu nói về một nhân vật trong tranh,
2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác vào học đúng giờ; Tự tin đọc bài và bước đầu biết tự học khi cô phân công nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ và giải quyết được các tình huống trong thực tế.
3.Phẩm chất: Chăm chỉ, tự giác,hoàn thành các nhiệm vụ được giao,rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, sgk
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS vận động theo trò chơi Thuyền ai.
- GV kết nối vào bài mới.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Dựa vào tranh tìm từ ngữ
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, nêu:
+ Chỉ người, chỉ vật
+ Chỉ hoạt động.
- YC HS làm bài vào VBT.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 2: Nói 2- 3 câu về một nhân vật trong tranh
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.
- YC HS thực hành viết vào VBT .
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS chơi trò chơi Thuyền ai.
Lớp trưởng điều khiển trò chơi
- HS ghi bài vào vở.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 3-4 HS nêu.
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ bài.
- HS chia sẻ.
Toán 
TIẾT 86: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Tính được độ dài đường gấp khúc
- Chia được hình đã cho thành các hình tam giác như nhau và đếm được số hình tam giác đó.
- Biết phân tích tổng hợp hình nhận ra quy luật sắp xếp các hình.
2.Năng lực chung:
- Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2 Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YCHS nêu cách vẽ rồi làm bài.
- Lưu ý HS cách cầm và đặt thước.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS cách tính hiệu độ dài hai đoạn thẳng và đo độ dài đoạn thẳng đẻ tính độ dài đường gấp khúc.
- YC HS báo cáo kết quả trước lớp
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS nhận dạng các hình đã học và hoàn thành bài tập ra phiếu
- Yêu cầu đổi phiếu kiểm tra kết quả
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS chia hình B thành các hình tam giác nhỏ rồi đếm các hình vừa tìm được.
- Yêu cầu HS thực hiện.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 5:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS cách đếm hình đầu tiên là các hình đơn sau đó mới đếm các hình gộp từ các hình đơn
- Gọi HS trả lời và nêu cách đếm của mình.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập.
- HS báo cáo bài làm của mình.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài ra phiếu
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện và chia sẻ theo cặp đôi.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân.
- HS thực hiện đếm và trả lời
CHIỀU
Luyện tiếng việt
Toán 
TIẾT 87: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Ôn tập khối lượng, đơn vị đo khối lượng (kg về biểu tượng đại lượng và đơn vị đo đại lượng, thực hiện phép tính trên số đo đại lượng.
- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến khối lượng (kg) và dung tích (l)
2.Năng lực chung:
- Qua hoạt động giải các bài toán thực tế, có tình huống HS có năng lực giải quyết vấn đề.
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2 Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YCHS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi theo nhóm.
- GVHSHS so sánh qua tính chất bắc cầu để HS có thể tư duy lập luận.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS thực hiện phép tính với số đo.
- Lưu ý kết quả khi viết cũng cần có số đo. 
- YC HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS quan sát cân và yêu cầu HS đọc kim cân đồng hồ và số kg trên cân đĩa.
- Yêu cầu làm bài theo cặp đôi và trả lời.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài.
- HDHS phân tích bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Để tìm được con lợn lúc này bao nhiêu kg ta làm phép tính gì?
- Yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 5:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS phân tích đề toán để HS nói được 2 con dê chỉ có thể sang cùng nhau nếu 2 con đó có căn nặng nhỏ hơn 31kg hay cùng lắm chỉ 31 kg
- Gọi HS trả lời 
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện.
- HS báo cáo
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện 
- HS làm bài vào vở 
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát và đọc theo yêu cầu.
- HS đọc bài làm trước lớp
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- Bài toán cho biết mẹ mua con lợn cân nặng 25kg về nuôi. Sau một thời gian con lợn tăng 18kg.
- Bài toán hỏi con lợn lúc này nặng bao nhiêu kg?
- Làm phép tính cộng
- HS thực hiện và chia sẻ theo cặp đôi.
- HS thực hiện
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân.
- HS thực hiện.
Thứ năm ngày 20 tháng 1 năm 2022
Tiếng việt
BÀI: ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 
(Tiết 7+ 8 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Năng lực đặc thù:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
- Kể được sự vật trong tranh theo gợi ý
2. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác vào học đúng giờ; Tự tin đọc bài và bước đầu biết tự học khi cô phân công nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ và giải quyết được các tình huống trong thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi: 
+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- GV đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.
- Gọi HS đọc YC bài 10.
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV.
- GV chữa bài, nhận xét.
* Hoạt động 3: Kẻ lại sự vật trong tranh.
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ những gì?
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập. 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm.
- GV cho HS làm việc nhóm 4. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe viết vào vở ô li.
- HS đổi chép theo cặp.
- 1-2 HS đọc.
- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm 4.
+ Nhìn tranh xem tranh vẽ nói về câu chuyện nào. 
+ Hỏi đáp trong nhóm.
+ Trao đổi với nhau để thống nhất các phương án. 
+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp. 
- HS chia sẻ.
CHIỀU
Toán
TIẾT 88: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Năng lực đặc thù:
- Ôn tập củng cố, cảm nhận, nhận biết về dung tích ( lượng nước chứa trong bình) về biểu tượng đơn vị đo dung tích.
- Tính được phép tính cộng trừ với số đo dung tích
- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến dung tích và đơn vị đo dung tích (l)
2.Năng lực chung:
- Qua hoạt động giải các bài toán thực tế, có tình huống HS có năng lực giải quyết vấn đề.
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2 Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YCHS làm việc theo nhóm đếm số ca 1l ở mỗi bình rồi trả lời các câu hỏi a, b
- Yêu cầu các nhóm báo cáo.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YCHS có thể đặt tính hoặc tính nhẩm rồi điền kết quả vào bài
- Lưu ý kết quả cũng cần viết đơn vị đo dung tích và GV lưu ý HS biết mối quan hệ từ phép cộng sang phép trừ để tìm kết quả.
- YC HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS quan sát các can và tính số lít nước ở mỗi phương án rồi mới só sánh xem với 15l nước thì chọn phương án nào?
- Yêu cầu làm bài theo cặp đôi và trả lời.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc tóm tắt bài toán.
- HDHS dựa vào tóm tắt và nêu đầy đủ bài toán.
- GV HDHS phân tích đề toán và tìm cách giải.
- Yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện.
- HS báo cáo
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện 
- HS làm bài vào vở 
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát các can ở từng phương án và tính theo yêu cầu.
- HS đọc bài làm trước lớp
- 2 -3 HS đọc.
- 3 - 4 HS nêu bài táon.
- HS thực hiện
Luyện toán
Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2022
Tiếng việt
BÀI: ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 
 (Tiết 9+10)
Kiểm tra đánh giá cuối học kì
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN 
 MÓN QUÀ VÀ KỈ NIỆM CỦA EM VỚI NGƯỜI THÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
 * Sơ kết tuần:
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
 * Hoạt động trải nghiệm: 
- HS biết bày tỏ lòng biết ơn đối với người thân liên quan đến những món quà mình được người thân tặng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK. 
- HS: SGK; món quà mà người thân đã tặng mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 18:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 18.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 19:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.
− Mỗi tổ chọn một góc lớp và từng bạn chia sẻ về những món đồ người thân tặng mình và những kỉ niệm liên quan tới người thân ấy.
− GV gợi ý cách giới thiệu: 
+ Món quà này ai tặng em, vào dịp nào? 
+ Em dùng nó ra sao?
+ Em có cảm xúc gì khi nhìn thấy món quà? + Món quà gợi cho em kỉ niệm gì?
+ Em cảm nhận được sự chăm sóc của người thân như thế nào? 
+ Em muốn nói gì với người thân trong lúc này?
Kết luận: Mỗi món quà đem đến cho em niềm vui, cho em biết tình cảm của người thân đối với mình. Em biết ơn vì điều đó.
b. Hoạt động nhóm: 
− HS chia sẻ theo nhóm, tổ về dự định của mình: việc mình làm, làm vào lúc nào. 
- Một HS nói, các HS khác góp ý.
- Khen ngợi, đánh giá.
− GV gợi ý thêm cho học sinh những ý tưởng bày tỏ lòng biết ơn với người thân. 
Kết luận: GV tóm tắt các cách khác nhau để bày tỏ lòng biết ơn và khuyến khích HS thường xuyên bày tỏ lòng biết ơn với người thân của mình.
3. Cam kết hành động.
Em hãy bày tỏ lòng biết ơn và tình cảm của mình với người thân.
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 19.
HS chia sẻ.
- HS chia sẻ trong nhóm.
- HS chia sẻ trước lớp.
HS thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tu.doc