Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? - Năm học 2020-2021 - Hồ Thị Hồng Nhung
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp HS mở rộng vốn từ và hệ thống hóa vốn từ về cây cối
- Biết được các từ ngữ tả các bộ phận của cây
- Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi để làm gì?
2. Kỹ năng:
- Quan sát và kể đúng các bộ phận của cây, nêu được đặc điểm từng bộ phận cây
- Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Để làm gì?”
3. Thái độ:
- Yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài cây xung quanh mình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, giáo án điện tử, máy chiếu
- Phiếu bài tập bài 2
- HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? - Năm học 2020-2021 - Hồ Thị Hồng Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY ĐÁNH GIÁ Họ và tên sinh viên: Hồ Thị Hồng Nhung Môn: Tiếng Việt Lớp giảng dạy: 2D Tên bài dạy: MRVT: từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi “Để làm gì?” Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thúy Nga Tiết: 1 Sáng thứ 5 ngày 1 tháng 4 năm 2021 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI “ĐỂ LÀM GÌ?” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp HS mở rộng vốn từ và hệ thống hóa vốn từ về cây cối - Biết được các từ ngữ tả các bộ phận của cây - Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? 2. Kỹ năng: - Quan sát và kể đúng các bộ phận của cây, nêu được đặc điểm từng bộ phận cây - Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Để làm gì?” 3. Thái độ: - Yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài cây xung quanh mình II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, giáo án điện tử, máy chiếu - Phiếu bài tập bài 2 - HS: SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì? Dấu chấm, dấu phẩy. - Hỏi: Hãy kể cho cô tên một số loài cây thuộc nhóm cây ăn quả, cây bóng mát? - Hãy thực hiện hỏi và trả lời về một loài cây mà con biết, sử dụng mẫu câu hỏi có cụm từ “Để làm gì?” - Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét bài cũ của HS 3. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: - GV: Trong tiết Luyện từ và câu tuần này, các con sẽ được mở rộng vốn từ về Cây cối, sau đó chúng ta cùng ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Để làm gì?” - GV ghi tên bài học lên bảng - Yêu cầu HS nhắc lại tên bài học Hoạt động 2: Thực hành luyện tập * Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài - Hỏi: Bạn nào cho cô biết, bài 1 yêu cầu chúng ta làm gì? - Treo tranh vẽ một cây ăn quả (cây khế), yêu cầu HS quan sát - Hỏi: Đây là cây gì? - Đây là cây thuộc nhóm cây gì? - GV hướng dẫn mẫu: Bây giờ chúng ta sẽ quan sát xem một cây ăn quả sẽ có những bộ phận nào và kể tên bộ phận đó. - GV chỉ vào rễ cây và hỏi: Đây là bộ phận nào? Bạn nào biết? - GV nhận xét - Vậy cây còn có những bộ phận nào khác, các con tiến hành thảo luận nhóm bàn và trả lời cho cô. - Cho HS thảo luận nhóm bàn, quan sát tranh và kể tên các bộ phận của cây - Gọi đại diện một nhóm trình bày - Yêu cầu nhóm khác nhận xét - GV nhận xét: Các bộ phận của một cây ăn quả gồm có: rễ, gốc, thân, cành, ngọn, lá, hoa, quả. Khi cây phát triển thành cây trưởng thành cây sẽ ra hoa và cho quả. Rễ cây có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng để nuôi sống cây. Lá có nhiệm vụ quang hợp. - Yêu cầu HS nhắc lại các bộ phận của cây * Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài - Hỏi: Bài 2 yêu cầu chúng ta làm gì? - GV hướng dẫn: Các từ ngữ tả bộ phận cây là những từ chỉ đặc điểm về hình dáng, màu sắc của từng bộ phận. - GV hướng dẫn mẫu: Ví dụ ở bộ phận “Rễ cây”, các con hãy nhớ lại xem hình dáng rễ cây như thế nào? - GV nhận xét: Rễ cây có đặc điểm là dài, ngoằn nghèo, cắm sâu vào lòng đất, đen sì, - Cho HS thảo luận nhóm 4, điền kết quả vào phiếu bài tập cá nhân Rễ cây Gốc cây Thân cây Cành cây Lá Hoa Quả Ngọn - Gọi lần lượt từng nhóm trình bày lần lượt các từ chỉ đặc điểm bộ phận của cây - Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét sau mỗi lượt trình bày, đồng thời cho HS xem ảnh: + Rễ cây: dài, ngoằn nghèo, nâu sẫm, đen sì, uốn lượn, cắm sâu vào lòng đất, ẩn kĩ trong đất, nổi lên mặt đất như rắn hổ mang, + Gốc cây: to, thô, nham nháp, sần sùi, mập mạp, chắc nịch, cứng, ôm không xuể, + Thân cây: to, cao, chắc, bạc phếch, xù xì, ram ráp, sần sùi, gai góc, khẳng khiu, cao vút, + Cành cây: xum xuê, um tùm, cong queo, trơ trụi, khẳng khiu, thẳng đuột, phân nhánh, thẳng đuột, quắt queo, tỏa rộng, + Lá: xanh biếc, tươi tốt, già úa, héo quẳt, mềm mại, cứng cáp, khô, xanh mướt, + Hoa: thơm ngát, hồng thắm, trắng tinh, rực rỡ, thắm tươi, vàng rực, khoe sắc, ngát hương, + Quả: chín mọng, sai chi chít, sai trĩu quả, to tròn, căng mịn, mọc thành chùm, ngọt lịm, đỏ ối, vàng rực, + Ngọn: chót vót, thẳng tắp, mập mạp, mảnh dẻ, vươn cao, khỏe khoắn, - Yêu cầu HS đọc lại các từ có trên bảng * Bài 3: - Cho 1 HS đọc yêu cầu - Hỏi: Bài 3 yêu cầu chúng ta làm gì? - GV làm mẫu cho HS một bức tranh ngoài SGK. - Cho HS quan sát và hỏi: Tranh vẽ gì? - GV: Nhìn vào tranh, chúng ta thấy Bác Hồ đang tập thể dục. Bây giờ cô sẽ đặt câu hỏi có cụm từ để làm gì cho bức tranh này: Bác Hồ tập thể dục để làm gì? Bạn nào trả lời được? - GV nhận xét - Yêu cầu HS quan sát 2 bức tranh bài 3 - Hỏi: Bạn nhỏ trong bức tranh thứ nhất và tranh thứ hai đang làm gì? - Các con đã biết được hoạt động của hai bạn nhỏ trong hai tranh. Vậy mục đích của hai việc làm trong tranh là gì. Bây giờ các con sẽ tiến hành làm việc nhóm đôi, một bạn hỏi và trong câu hỏi có cụm từ “Để làm gì”, một bạn trả lời. Dựa vào cách cô làm mẫu với tranh Bác Hồ khi nãy. - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi - Yêu cầu một số cặp đứng lên hỏi – đáp tranh 1 - Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét và chốt ý: Cây không thể thiếu nước. Thiếu nước cây sẽ khô héo và chết. Các con hãy biết chăm sóc cây như bạn nhỏ trong tranh. - Yêu cầu một số cặp đứng lên hỏi – đáp tranh 2 - Yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét và chốt ý: Sâu là loài có hại cho cây xanh. Chúng phá hoại cây cối mùa màng nên cần diệt bỏ để cây được phát triển tốt. - Giáo dục: Các con hãy noi theo việc làm của cả hai bạn nhỏ trong tranh. Chăm sóc cây giúp cây xanh tốt, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Vì cây xanh mang lại không khí trong lành, chống xói mòn sạt lở đất. Do đó các con hãy tuyên truyền mọi người cùng chăm sóc cây, không được chặt phá cây. 4. Củng cố, dặn dò: * Củng cố: - Hỏi: Chúng ta vừa học xong bài gì? - Yêu cầu HS kể tên các bộ phận của cây ăn quả - Cho HS xem ảnh bác nông dân tỉa cành và bón phân cho cây. Yêu cầu 1 HS đặt câu hỏi có cụm từ “để làm gì”. Sau đó mời một HS khác trả lời câu hỏi của bạn mình vừa đặt ra. - GV nhận xét * Dặn dò: - Dặn HS về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài cho tiết sau: “Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về Bác Hồ” - Nhận xét tiết học - Trả lời: + Cây ăn quả: xoài, nho, ổi, táo, + Cây bóng mát: phượng, bàng, suốm, - 3 cặp HS thực hiện hỏi – đáp - Nhận xét - Lắng nghe - Lắng nghe - Nhắc lại tên bài học - 1 HS đọc - Trả lời: Kể tên các bộ phận của một cây ăn quả - Quan sát - Trả lời: Cây khế - Cây ăn quả - Lắng nghe - Trả lời: Rễ cây - Lắng nghe - Thảo luận nhóm bàn - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét - Lắng nghe - HS nhắc lại - 1 HS đọc - Trả lời: Tìm những từ có thể dùng để tả bộ phận của cây - Lắng nghe, trả lời - Lắng nghe - Thảo luận nhóm 4 và điền phiếu - HS trình bày - Nhận xét - Lắng nghe, quan sát - HS đọc - 1 HS đọc - Trả lời: đặt câu hỏi có cụm từ “để làm gì” cho từng tranh - Trả lời: Bác Hồ tập thể dục - Trả lời: Bác Hồ tập thể dục để rèn luyện sức khỏe - Lắng nghe - Quan sát - Trả lời: + Tranh 1: Bạn nhỏ đang tưới nước cho cây + Tranh 2: Bạn nhỏ đang bắt sâu cho cây - Lắng nghe - Thảo luận nhóm đôi - HS hỏi – đáp: + Hỏi: Bạn gái tưới nước cho cây để làm gì? Đáp: Bạn gái tưới nước cho cây để cây không bị khô héo/ để cây xanh tốt/ để cây mau lớn. - Nhận xét - Lắng nghe - HS hỏi – đáp: + Hỏi: Bạn trai bắt sâu cho cây để làm gì? Đáp: Bạn trai bắt sâu cho cây để cây không bị sâu bệnh/ để bảo vệ cây khỏi sâu bệnh. - Nhận xét - Lắng nghe - Lắng nghe - Trả lời - Trả lời - 1 HS đặt câu hỏi, 1 HS trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Thúy Nga
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_mo_rong_von_tu_tu_ngu_ve_cay_coi_da.docx