Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ 2

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ 2

BÀI 22: CHUYỆN CÂY, CHUYỆN NGƯỜI

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(10 phút)

- GV giới thiệu: Chủ điểm Lá phổi xanh ở tuần trước nói về vai trò của cây cối mang lại sự sống, nguồn không khí trong lành cho hành tinh. Trong tuần này, các em sẽ học những bài văn, bài thơ, câu chuyện nói về sự gắn bó thân thiết giữa con người với cây cối.

Bài tập 1:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Quan sát các hình ảnh dưới đây, sắp xếp lại thứ tự các hình cho phù hợp với quá trình từ lúc còn non đến lúc thu hoạch và được nấu thành cơm.

+ GV gắn lên bảng 6 hình minh hoạ bài tập 1.

+ GV chỉ tùng từ ngữ dưới hình cho HS đọc: cơm, thóc, gạo,.

+ GV hướng dẫn từng cặp HS thảo luận và làm bài trong vở bài tập: sắp xếp lại thứ tự 6 hình cho phù hợp với quá trình tù lúc lúa còn non đến lúc thu hoạch và được nấu thành cơm. 

+ GV mời 1 HS lên bảng sắp xếp lại từng hình:

(1) Cây mạ non (2) Cây lúa trường thành (3) Cây lúa chín

(4) Thóc (5) Gạo (6) Cơm

Bài tập 2:

- GV cho HS nghe bài hát Em đi giữa biển vàng (nhạc: Bùi Đình Thảo, lời thơ: Nguyễn Khoa Đăng).

- GV giới thiệu chủ điểm: Bài tập mở đầu chủ điểm này đà giúp các em biết thêm về cây lúa – cây lương thực chính của Việt Nam và nhiều nước. Bài đọc Mùa lúa chín sẽ giúp các em hiểu thêm về cây lúa và những người làm ra cây lúa, làm ra thóc, gạo.

 

docx 389 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 10590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU THIÊN NHIÊN 
BÀI 21: LÁ PHỔI XANH
Giới thiệu về chủ đề, chủ điểm: 
GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu chủ đề mới Em yêu thiên nhiên: Mặt Trời toả nắng. Bầu trời xanh. Trên mặt biển xanh, cá heo đang nhảy múa. Trên bờ, cảnh thiên nhiên thân thiện, tràn ngập cây cối, hoa lá, chim bướm bay lượn, các bạn nhỏ đang ngấm hoa, chơi đùa cùng các con vật (hưon cao cả, thở, chó)... Chủ điểm mở đầu có tên gọi Lả phổi xanh. Lá phối xanh của Trải Đất mà chúng ta đang sống chính là cây cối. Cây cối mang lại sự sống, nguồn không khí trong lành cho Trái Đất.
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM 
(10 phút)
Bài tập 1:
 - GV chiếu hình ảnh của Bài tập 1 lên bảng lớp. GV mời 1 HS đọc yêu cầu của Bài tập 1: Em biết cây nào trong các loài cây dưới đây? 
- GV mời 2 HS tiếp nối nhau chỉ hình, nói tên 7 loài cây: 1) cây bàng, 2) cây cải bắp, 3) cây hoa hồng, 4) cây cam, 5) cây ngô (bắp), 6) cây lúa, 7) cây thông.
Bài tập 2: 
 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Người ta trồng những cây nói trên để làm gì? xếp mỗi cây vào nhóm thích hợp.
- GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi, làm bài trong vở bài tập. GV phát phiếu khổ to cho 1 nhóm (2 HS).
- GV yêu cầu 2 HS làm bài trên phiếu khổ to gắn bài lên bảng lớp, báo cáo kết quả. Các bạn bổ sung. Cả lớp thống nhất đáp án:
a) Cây lương thực, thực phẩm: cây cải bắp, cây ngô, cây lúa
b) Cây ăn quả: cây cam
c) Cây lấy gỗ: cây thông
d) Cây lấy bóng mát: cây bàng
e) Cây hoa: cây hoa hồng
- GV giải thích cho HS: Sự phân loại nói trên dựa theo lợi ích chính của cây. Bên cạnh lợi ích chính, một số cây còn mang lại lợi ích khác. Ví dụ, hầu hết cây lấy gỗ đều cho bóng mát; một số cây ăn quả (như xoài, dừa, roi - miền Nam gọi là “mận”) cũng cho bóng mát. Vì vậy, nếu các em xếp những loại cây này vào 2 nhóm cũng không sai.
- GV nói lời dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Lá phổi xanh. 
BÀI ĐỌC 1: TIẾNG VƯỜN
(60 phút)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngừ. Biết đọc bài văn miêu tả những tín hiệu cùa mùa xuân đến với giọng chậm, vui, nhẹ nhàng; nhấn giọng các từ ngữ miêu tả đặc điểm của mỗi loài cây, hoa; tiếng hót của các loài chim, tiếng cánh ong quay tít...
Hiểu nghĩa các từ ngừ trong bài, hiểu nội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp của các loài hoa, hoạt động của các con vật trong vườn cây báo hiệu mùa xuân đến.
Biết đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?. Nhận biết được những từ ngữ có thể dùng để đặt câu hỏi Khi nào?, từ ngừ có thể dùng để trả lời câu hỏi Khi nào?.
2. Năng lực
Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Năng lực riêng: 
Nhận diện được một bài văn miêu tả.
Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
3. Phẩm chất
Có ý thức quan sát thiên nhiên; yêu quý cây, hoa, thiên nhiên quanh em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu.
Giáo án
2. Đối với học sinh
SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu bài học: Chủ điểm Lá phổi xanh sẽ giúp các em mở rộng hiểu biết về vai trò, tác dụng của cây xanh đối với con người, với Trái Đất của chúng ta. Bài đọc mở đầu là bài văn miêu tả Tiếng vườn, nói về vẻ đẹp của các loài cây, hương thơm của các loài hoa và hoạt động của những con vật trong vườn, tạo nên những dâu hiệu báo mùa xuân đến.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: HS đọc bài Tiếng vườn với giọng đọc vui tươi, hào hứng.
b. Cách tiến hành: 
- GV đọc mẫu bài Tiếng vườn: Giọng đọc vui tươi, hào hứng.
- GV mời 1HS đứng dậy đọc phần giải nghĩa các từ ngữ khó: muỗm, tua tủa, tinh khôi. 
- GV tổ chức cho HS luyện đọc: Từng HS đọc tiếp nối 3 đoạn văn:
+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “thu nhỏ”.
+ HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “lộc biếc”
+ HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại. 
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm: Từng cặp HS đọc tiếp nối như GV đã phân công. 
- GV tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối các đoạn của bài đọc.
- GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SHS trang 23. 
b. Cách tiến hành: 
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi:
+ HS1 (Câu 1): Trong vườn có những cây nào nở hoa?
+ HS2 (Câu 2): Có những con vật nào bay đến vườn cây?
+ HS3 (Câu 3): Theo em hiểu, những gì đã tạo nên tiếng gọi của vườn? Chọn ý đúng nhất?
a. Tiếng các loài hoa khoe sắc đẹp.
b. Tiếng hót cuat các loài chim và tiếng bầy ong đập cánh. 
c. Cả hai ý trên. 
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi. Sau đó hỏi đáp cùng bạn.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV giúp HS gọi đúng tên các loài hoa trong các hình minh hoạ: hoa muỗm (hình đầu tiên phía trái, tua tủa trổ thẳng lên trời), hoa xoan (hình 2, màu tím), hoa nhài (hình 3, màu trắng tinh), hoa bưởi (hình 4, màu trắng, nhỏ hơn).
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài văn miêu tả điều gì? 
III.HOẠT ĐỘNG LUYÊN TẬP THỰC HÀNH
a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi phần Luyện tập SHS trang 23. 
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu 2 bài tập:
+ HS1 (Câu 1): Trả lời câu hỏi:
a. Khi nào hoa bưởi đua nhau nở rộ?
b. Khi nào những cành xoan nảy lộc?
+ HS2 (Câu 2): Những từ ngữ nào ở bảng bên:
a. Có thể dùng để đặt câu hỏi thay cho Khi nào?
b. Có thể dùng để trả lời câu hỏi Khi nào?
- GV yêu cầu HS làm bài tập trong Vở bài tập.
- GV mời một số HS trình bày kết quả. 
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc phần chú giải từ ngữ: 
+ Muỗm: cây cùng loại với xoài, quả giống quả xoài nhưng nhỏ hơn. 
+ Tua tủa: từ gợi tả dáng chĩa ra không đều của nhiều vật cứng, nhọn. 
+ Tinh khôi: hoàn toàn tinh khiết, thuần một tính chất nào đó, tạo cảm giác tươi đẹp. 
- HS luyện đọc theo nhóm. 
- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS thảo luận theo nhóm đôi. 
- HS trả lời:
+ Câu 1: Trong vườn có nhiều loài cây nở hoa: cây muỗm, cây nhài, cây bưởi. Cây muỗm khoe chùm hoa mới, tua tủa trổ thẳng lên trời. /Hoa nhài trắng xoá, hương ngạt ngào./Từng chùm hoa bưởi, cánh trắng, có nhũng tua nhị vàng giữa lòng hoa./ Những tán xoan chưa nở hoa nhưng đã vỡ oà ra những chùm lộc biếc.
+ Câu 2: Có những con vật bay đên vườn cây: Chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong bụi chanh. / Những cánh ong mật quay tít trên chùm hoa bưởi. / Đàn chào mào ríu rít trên các cành xoan.
+ Câu 3: Đáp án c. 
- HS trả lời: Bài văn miêu tả tiếng vườn - vẻ đẹp của các loài hoa khoe sắc, tiếng hót của các loài chim, tiếng cánh ong mật quay tít... là những dấu hiệu từ vườn cây báo hiệu mùa xuân đến.
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS làm bài. 
- HS trình bày: 
+ Câu 1:
a. Khi hoa nhài nở, hoa bưởi cũng đua nhau nở rộ. 
b. Những cành xoan nảy lộc khi hơi xuân chớm đến, những cành xoan khô bỗng vỡ oà ra những chùm lộc biếc.
+ Câu 2: Những từ ngừ ở trong bảng (SGK):
a. Có thể được dùng để đặt câu hỏi thay cho Khi nào?: bao giờ, mùa nào, tháng mấy.
b. Có thể được dùng để trả lời câu hỏi Khi nào?: mùa xuân, tháng Hai, hôm qua.
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY:
 . 
 . .
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Nghe - viết chính xác bài Tiếng vườn (từ “Trong vườn...” đến “... đua nhau nở rộ”). Qua bài viết, củng cố thêm cách trình bày thẩm mĩ đoạn văn xuôi. Chữ đầu đoạn văn viết hoa, lùi vào 1 ô. 
Làm đúng các bài tập lựa chọn: Điền chữ ch, tr; điền vần uôc, uôt, giải câu đố. Tìm đúng tên cây, quả có tiếng bắt đầu bằng ch, tr tên vật, con vật, hoạt động có vần uôc, uôt.
Biết viết chữ R hoa cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Ríu rít tiếng chim trong vườn cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ.
2. Năng lực
Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Năng lực riêng: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.
3. Phẩm chất
Rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu.
Giáo án
2. Đối với học sinh
SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ được nghe - viết chính xác bài Tiếng vườn (từ “Trong vườn...” đến “... đua nhau nở rộ”); Làm đúng các bài tập lựa chọn; biết viết chữ R hoa cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Ríu rít tiếng chim trong vườn cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghe – viết
a. Mục tiêu: HS đoạn chính tả trong bài Tiếng vườn (từ “Trong vườn...” đến “... đua nhau nở rộ”). 
b. Cách tiến hành: 
- GV nêu nhiệm vụ: Nghe - viết đoạn chính tả trong bài Tiếng vườn (từ “Trong vườn...” đến “... đua nhau nở rộ”). 
- GV đọc mẫu 1 lần đoạn chính tả.
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc đoạn chính tả. 
- GV hướng dẫn HS nhận xét: 
+ Tên bài được đặt ở vị trí giữa trang vở, cách lề vở khoảng 5 ô li.
+ Cần viết chữ đầu tiên lùi vào 1 ô. 
- GV nhắc HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ ngữ các em dễ viết sai: muỗm, khoe, tua tủa, trổ, trắng xóa, tinh khôi, ngạt ngào, nở rộ. 
- GV đọc chậm từng dòng cho HS viết. Đọc từng cụm từ ngắn cho HS dễ nhớ, dễ viết đúng. 
- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lỗi.
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết lại bằng bút chì).
- GV đánh giá 5-7 bài. Nêu nhận xét.
Hoạt động 2: Điền chữ ch, tr/ vần uôc, uôt và giải câu đố (Bài tập 2)
a. Mục tiêu: HS tìm chữ ch hoặc tr, vần uôc hoặc uôt phù hợp với ô trống; giải đố. 
b. Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu của bài tập; chọn cho HS làm BT 2a: Chữ ch hoặc tr: 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ, làm bài vào vở Luyện viết 2.
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả. 
Hoạt động 3: Tìm tiếng bắng đầu bằng ch/tr, có vần uôc/uôt
a. Mục tiêu: HS chọn tiếng bắng đầu bằng ch/tr, có vần uôc/uôt.
b. Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu của bài tập; chọn cho HS làm BT 3b: 3 vật, con vật hoặc hành động
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ, làm bài vào vở Luyện viết 2.
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả. 
Hoạt động 4: Viết chữ R hoa
a. Mục tiêu: HS nghe GV giới thiệu mẫu chữ và quy trình viết chữ R hoa; viết chữ R hoa vào vở Luyện viết 2. 
b. Cách tiến hành: 
- GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ và hỏi HS: Chữ R hoa cao mấy li, viết trên mấy ĐKN?
- GV chỉ chữ mẫu, miêu tả: 
• Nét 1: Móc ngược trái, phía trên hơi lượn, đầu móc cong vào phía trong (giống nét 1 ở các chữ B, P).
• Nét 2: là sự kết hợp của hai nét cơ bản: cong trên (đầu nét lượn vào trong) và móc ngược (phải) nối liền nhau, tạo vòng xoan nhỏ giữa thân chừ (tương tự ở chữ hoa B).
- GV chỉ dẫn viết và viết mẫu trên bảng lớp: 
• Nét 1: Đặt bút trên ĐK 6, hơi lượn bút sang trái viết nét móc ngược trái (đầu móc cong vào phía trong); dừng bút trên ĐK 2.
• Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên ĐK 5 (bên trái nét móc) viêt nét cong trên, cuối nét lượn vào giữa thân chữ tạo vòng xoan nhỏ (giữa ĐK 3 và ĐK 4) rồi viết tiếp nét móc ngược phải; dừng bút trên ĐK 2.
- GV yêu cầu HS viết chữ R hoa trong vở Luyện viết 2.
- GV hướng dẫn HS viết câu ứng dụng Ríu rít tiếng chim trong vườn:
+ Độ cao của các chữ cái: Chữ R hoa (cỡ nhỏ) và các chừ g, h cao 2,5 li; Chữ t cao 1,5 li; Những chữ còn lại (i, u, ê, o, n) cao 1 li. 
+ Cách đắt dấu thanh: Dấu sắc trên chữ i, trên chữ ê; dấu huyền đặt trên chữ ơ. 
- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết 2.
- GV đánh giá nhanh 5-7 bài. Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS đọc thầm, chú ý các từ ngữ dễ viết sai. 
- HS viết bài. 
- HS soát lỗi. 
- HS chữa lỗi trong bài viết của mình. 
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS quan sát tranh, làm bài. 
- HS trả lời: trên, chao/ Là con bói cá. 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS quan sát tranh minh họa, làm bài. 
- HS trả lời: 
+ Có tiếng chứa vần uôc: cuốc đất, cái cuốc, ngọn đuốc, đôi guốc (hoặc thuốc, đọc thuộc,...).
+ Có tiếng chứa vần uôt: con chuột, tuốt lúa (hoặc ruột, nuốt, tuột tay,...)
- HS trả lời: Chữ R cao 5 li - 6 ĐKN, được viết bởi 2 nét.
- HS lắng nghe, quan sát, tiếp thu. 
- HS quan sát trên bảng lớp. 
- HS viết bài. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS viết bài. 
- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình. 
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY:
 . 
 . .
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI ĐỌC 2: CÂY XANH VỚI CON NGƯỜI
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Đọc trôi chảy toàn bài Cây xanh với con người. Phát âm đúng các từ ngừ. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa.
Hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải. Hiểu vai trò của cây xanh, lợi ích của cây xanh đối với cuộc sống con người để có ý thức bảo vệ, trồng và chăm sóc cây xanh.
2. Năng lực
Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Năng lực riêng: Biết đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Bao giờ?.
3. Phẩm chất
Bảo vệ cây xanh, hiểu được lợi ích to lớn của cây xanh mang lại cho cuộc sống con người. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu.
Giáo án
2. Đối với học sinh
SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu bài học: Bài đọc Cây xanh với con người viết về những lợi ích to lớn mà của cây xanh đối với cuộc sống con người. Đó là những lợi ích gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài đọc ngày hôm nay. 
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
a. Mục tiêu: HS đọc bài Cây xanh với con người với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.
b. Cách tiến hành: 
- GV đọc mẫu bài Tiếng vườn: giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.
- GV mời 1HS đứng dậy đọc phần giải nghĩa các từ ngữ khó: phong tục, Tết trồng cây, bắt nguồn. 
- GV tổ chức cho HS luyện đọc: Từng HS đọc tiếp nối 2 đoạn văn:
+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “xóm làng”.
+ HS2 (Đoạn 2): đoạn còn lại. 
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm: Từng cặp HS đọc tiếp nối như GV đã phân công. 
- GV tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối các đoạn của bài đọc.
- GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.
Hoạt động 2: Đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SHS trang 26.
b. Cách tiến hành: 
- GV mời 3 HS đọc tiếp nối nhau 3 câu hỏi:
+ HS1 (Câu 1): Mỗi ý trong đoạn 1 nêu một lợi ích của cây xanh. Đó là những lợi ích gì?
+ HS2 (Câu 2): Vì sao phải thường xuyên bảo vệ, chăm sóc và trồng thêm cây xanh?
+ HS3 (Câu 3): Phong tục Tết trồng cây ở nước ta có từ bao giờ?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi. 
- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 
- GV nhận xét, đánh giá. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài Cây xanh với con người, em hiểu điều gì? 
III.HOẠT ĐỘNG LUYÊN TẬP THỰC HÀNH
a. Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi trong phần Luyện tập SHS trang 26: hỏi đáp theo mẫu; ghép đúng các câu hỏi. 
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 bài tập:
+ HS1 (Câu 1): Hỏi đáp với bạn theo mẫu:
M: - Nhà bạn trồng cây cam này từ....? (bao giờ, khi nào)
 - Nhà mình trồng cây cam này từ.... (năm ngoái, tháng trước,....).
+ HS2 (Câu 2): Em sẽ hỏi thế nào? Ghép đúng. 
a. Nếu nhìn thấy cây cam đã có quả?
b. Nếu nhìn thấy cây cam mới có quả?
1. Bao giờ cây cam này ra quả?
2. Cây cam này ra quả bao giờ?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, từng cặp HS hỏi – đáp, trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS đọc phần chú giải: 
+ Phong tục: thói quen đã có từ lâu đời được mọi người tin và làm theo. 
+ Tết trồng cây: phong tục trồng cây vào những ngày đầu xuân. 
+ Bắt nguồn: được bắt đầu, được sinh ra. 
- HS luyện đọc. 
- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS thảo luận theo nhóm đôi. 
- HS trình bày: 
+ Câu 1: Mỗi ý trong đoạn 1 nêu một lợi ích của cây xanh. Đó là những lợi ích: 
• Cây xanh cung cấp thức ăn cho con người: Lúa, ngô, khoai, sắn,,., nuôi sống con người. Các loại rau là thức ăn hằng ngày của con người. Chuối, cam, bưởi, khế,... cho trái ngọt.
• Cây xanh là bộ máy lọc không khí, làm lợi cho sức khoẻ. Ở đâu có nhiêu cây, ở đó không khí trong lành.
• Cây xanh giữ nước, hạn chế lũ lụt, lở đất: Rễ cây hút nước rất tốt. Vào mùa mưa bão, cây giúp giữ nước, hạn chế lũ lụt, lở đất do nước chảy mạnh.
• Cây xanh che bóng mát, cung cấp gỗ để làm nhà cửa, giường tủ, bàn ghế,...
• Cây xanh làm đẹp đường phố, xóm làng.
+ Câu 2: Con người phải thường xuyên bảo vệ, chăm sóc cây và trồng cây vì cây xanh có rất nhiều ích lợi.
+ Câu 3: Phong tục Tết trồng cây ở nước ta có từ ngày 28-11-1959 - ngày Bác Hồ kêu gọi: Mùa xuân là Tet trông cây /Làm cho đất nước ngày càng càng xuân. 
- HS trả lời: Qua bài Cây xanh với con người, em hiểu cây xanh là lá phối xanh của Trái Đất. Cây xanh mang lại cho cuộc sống của con người những lợi ích vô cùng to lớn. Con người cần có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và trồng cây.
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS trình bày kết quả:
+ Câu 1:
HS 1: - Phong tục Tết trồng cây của nước ta có từ bao giờ ?
HS 2: - Phong tục Tet trồng cây của nước ta có từ năm 1959.
HS 3: - Phong tục Tết trồng cây của nước	ta có từ năm 1959, theo lời kêu gọi của Bác Hồ: Mùa xuân là Tet trồng cây /Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
HS 1: - Nhà bạn trồng cây cam này từ bao giờ?
HS 2: - Nhà bạn trồng cây cam này từ khi nào?
HS 3: - Nhà mình trồng cây cam này từ năm ngoái. 
HS 4: - Nhà mình trồng cây cam này từ tháng trước.
+ Câu 2: 
HS ghép đúng: a - 2, b – 1.
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY:
 . 
 . .
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
LUYỆN NÓI VÀ NGHE: QUAN SÁT TRANH ẢNH CÂY, HOA, QUẢ
(1 tiết)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Biết ghi lại những điều đã quan sát được về một loài cây, hoa, quả (qua tranh, ảnh). Nói lại được rõ ràng, mạnh dạn những gì đã quan sát, nghe thấy và ghi chép.
Biết lắng nghe ý kiến của các bạn. Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn.
2. Năng lực
Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Năng lực riêng: Hiểu và làm theo đúng bản hướng dẫn trồng hạt đỗ.
3. Phẩm chất
Có sự yêu thích với loài cây, hoa, quả. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu.
Giáo án
2. Đối với học sinh
SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập ghi lại kết quả quan sát một loài cây, hoa, quả qua tranh, ảnh. Chúng ta sẽ xem hôm nay ai là người nói được hay vê một loài cây, hoa, quả mình yêu thích.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát tranh ảnh cây (hoa, quả) (Bài tập 1)
a. Mục tiêu: HS mang đến lớp tranh (ảnh) một cây xanh (hoa, quả) em yêu thích; quan sát và ghi chép về tranh (ảnh) cây (hoa, quả); nói lại với các bạn kết quả quan quan sát. 
b. Cách tiến hành: 
- GV mời l HS đọc trước lớp yêu cầu cầu của Bài tập 1 và gợi ý: Quan sát tranh ảnh cây (hoa, quả):
a. Mang đến lớp tranh (ảnh) một cây xanh (hoa, quả) em yêu thích.
b. Ghi lại những điều em quan sát được. 
c. Nói lại với các bạn kết quả quan sát tranh (ảnh)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh cây (hoa, quả) trong SGK, tranh ảnh mình mang tới lớp. Nói tên các loài cây (hoa, quả) trong SGK. 
- GV yêu cầuHS đặt lên bàn tranh ảnh cây (hoa, quả) mình mang đên lớp. (Những HS không mang theo tranh, ảnh sẽ chọn giới thiệu tranh, ảnh cây xanh, cây hoa, quâ trong SGK hoặc ờ sân trường).
- GV hướng dẫn HS tiếp nối nhau giới thiệu mình mang đến lớp tranh, ảnh cây (hoa, quả) nào; sẽ nói về cây (hoa, quả) nào? Ví dụ: Tôi mang đến lớp tấm ảnh vườn quả thanh long, tôi sẽ nói về những quả thanh long. / Tôi sẽ nói về tranh ảnh những quà vú sữa. / Tôi sẽ giới thiệu cây bàng ở sân trường... 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh cây (hoa, quả). Hởi thêm thầy cô thông tin về cây (hoa, quả) đó hoặc lắng nghe thầy cô giới thiệu làm mẫu tranh ảnh về một loài cây, hoa, quả (hình dáng, màu sac, mùi vị, đặc điêm,...). GV lưu ý cho HS yêu cầu của bài tập là nói về tranh (ảnh) cây (hoa quả); không phải miêu tả cây (hoa, quả).
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau giới thiệu trước lớp kết quả quan sát kèm tranh, ảnh cây (hoa, quả). Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS quan sát kĩ, nói hay.
Hoạt động 2: Chuẩn bị cho cho tiết học Góc sáng tạo tuần tới – Hạt đỗ nảy mầm
a. Mục tiêu: HS đọc các bước hướng dẫn trồng đỗ, nêu những việc cần làm; HS về nhà tự tay gieo đỗ, chăm sóc hàng ngày, theo dõi, ghi chép. 
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc thầm các bước hướng dẫn trồng đỗ.
- GV mời 5 HS nêu những việc cần làm (5 việc). 
- GV yêu cầu mỗi HS về nhà tự tay gieo đỗ, chăm sóc hằng ngày, theo dõi, ghi chép. Phải tự gieo trồng và chăm sóc, các em mới có tình cảm, viết được đoạn văn hay. GV đặt ở góc lớp một chậu đất nhỏ gieo hạt đỗ để HS ngày ngày quan sát hạt đỗ nảy mẩm.
- GV mời cả lớp mở SGK trang 37, đọc trước yêu cầu của bài Góc sáng tạo Hạt đỗ nảy mầm để chuẩn bị tốt cho bài học tuần sau.
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS quan sát tranh, trả lời: Các loại cây (hoa, quả) trong SGK: chùm nho, cây hoa trạng nguyên, cây xoài, hoa sen.
- HS bày tranh ảnh lên bàn. 
- HS giới thiệu. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS trình bày. 
- HS đọc thầm. 
- HS trình bày: 
1. Chọn khoảng 10 hạt đỗ xanh (đậu xanh) hoặc 10 hạt đỗ đen (đậu đen).
2. Ngâm hạt trong nước khoảng 8 tiếng. 
3. Lấy l chậu đất hoặc cốc đất mịn (dùng đất sẽ tự nhiên hơn là dùng bông thấm nước). Vùi các hạt đỗ vào chậu đất / cốc đất, sâu khoảng 2 đốt ngón tay cua HS.
4. Cứ 2 ngày l lần, tưới nước cho đất ẩm và đợi hạt nảy mầm.
5. Ngày ngày, quan sát và ghi lại: Mầm nhô lên khi nào? Mầm màu gì? Có mấy lá?...
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS đọc trước bài.
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY:
 . 
 . .
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI VIẾT 2: LẬP THỜI GIAN BIỂU MỘT NGÀY ĐI HỌC
(1 tiết)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Biết lập TGB cho hoạt động của mình (TGB một ngày đi học) như thực tế, hợp lí. 
2. Năng lực
Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Năng lực riêng: Có ý thức lập kế hoạch cho hoạt động của bản thân, tổ chức cuộc sống khoa học. 
3. Phẩm chất
Rèn luyện sự khoa học, hoạt động và làm việc hợp lí. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu.
Giáo án
2. Đối với học sinh
SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, các em sẽ biết lập TGB cho hoạt động của mình (TGB một ngày đi học) như thực tế, hợp lí; Có ý thức lập kế hoạch cho hoạt động của bản thân, tổ chức cuộc sống khoa học. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài tập
a. Mục tiêu: HS đọc lại TGB buổi sáng buổi chiều của bạn Thu Huệ; viết thời gian biểu của mình: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều. 
b. Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của 2 bài tập.
+ HS1 (Câu 1): Hãy lập thời gian biểu một ngày đi học của em?
THỜI GIAN BIỂU
Họ và tên:
Lớp:
Trường tiểu học:
+ HS2 (Câu 2): Trao đổi với các bạn về thời gian biểu của em. 
- GV yêu cầu 1 HS đọc lại TGB buổi sáng, buổi chiều của Thu Huệ (không đọc TGB buổi tối).
- GV nhắc HS chú ý viết TGB một ngày đi học của mình: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều. Không viết TGB buổi tối vì các em đã viết TGB buổi tối trong tiết trước. HS viết đúng như thực tế.
Hoạt động 2: Lập TGB một ngày đi học
- GV yêu cầu HS lập TGB của mình vào vở bài tập. Viết xong, kiểm tra lại xem TGB đó đã hợp lí chưa; trao đổi cùng bạn về TGB của mình.
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc trước lớp TGB của mình. 
- Cả lớp và GV nhận xét: TGB được lập có khoa học, hợp lí không? 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS đọc lại TGB của bạn Thu Huệ. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS làm bài.
- HS trình bày:
THỜI GIAN BIỂU
Họ và tên: Phạm Hồng Hà
Lớp 2B
Trường Tiểu học: Bế Văn Đàn
• Sáng
6 giờ - 6 giờ 30: Ngủ dậy, tập thể dục, vệ sinh cá nhân
6 giờ 30 – 7 giờ: Ăn sáng 
7 giờ – 7 giờ 30: Đến trường
7 giờ 30 – 11 giờ 15: Học ở trường
• Trưa
11 giờ 15 – 11 giờ 45: Ăn trưa ở trường
11 giờ 45 – 13 giờ 30: Ngủ trưa
• Chiều 
13 giờ 30 –16 giờ 30: Học ở trường
16 giờ 30 – 17 giờ: Về nhà
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY:
 . 
 . .
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
TỦ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ CÂY CỐI
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo viết về cây cối mình mang tới lớp. 
Đọc (kể) trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc.
2. Năng lực
Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
Năng lực riêng: 
Nhận diện được bài văn xuôi, thơ.
Biết ghi chép lại một số câu văn hay, hình ảnh đẹp, cảm xúc với bài văn, bài thơ.
3. Phẩm chất
Có tình yêu với cây cối. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu.
Giáo án
2. Đối với học sinh
SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, các em em sẽ biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo viết về cây cối mình mang tới lớp; Đọc (kể) trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc. Chúng ta cùng vào bài học. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học và chuẩn bị
a. Mục tiêu: HS mang đến lớp sách (báo) viết về cây cối; giới thiệu cuốn sách của mình.
b. Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu cả lớp nhìn SGK, nghe 3 bạn tiếp nối nhau đọc 3 yêu cầu của tiết học:
+ HS1 đọc yêu cầu 1: Em hãy mang đến một quyển sách (tờ báo) viết về cây cối. Giới thiệu sách (báo) với các bạn. 
• GV yêu cầu HS đọc tên một số đầu sách được giới thiệu trong SGK.
• GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: HS bày trước mặt sách báo mình mang đến. 
• GV khen những HS tìm được sách báo đúng chủ điểm cây cối nhưng vẫn chấp nhận nếu HS mang đến sách báo viết về nội dung khác, miễn là sách đó bổ ích, phù hợp với tuổi thiếu nhi.
- GV yêu cầu một vài HS giởi thiệu cuốn sách của mình: tên sách, tên tác giả, tên NXB.
+ HS1 đọc yêu cầu 2: Tự đọc một truyện (bài thơ, bài báo) em thích. Chép lại những câu văn, câu thơ hay hoặc viết cảm nghĩ của em.
• GV nhắc HS nào không có sách mang đến lớp có thể đọc văn bản mẫu trong SGK trang 29. GV chỉ định 2 HS đọc bài Bạn có biết?
+ HS1 đọc yêu cầu 3: Đọc lại (hoặc kể lại) cho các bạn nghe những gì em vừa đọc. 
- GV giữ cho lớp học yên tĩnh để HS đọc. Nhắc HS đọc kĩ một đoạn, bài yêu thích để tự tin đọc trước lớp. Ghi lại vào vở những câu văn hay, đáng nhớ.
Hoạt động 3: Đọc cho các bạn nghe (Bài tập 3)
a. Mục tiêu: HS đọc cho bạn cùng nhóm nghe; đọc trước lớp. 
b. Cách tiến hành: 
- GV hướng dẫn HS đọc cho bạn cùng nhóm nghe.
- GV mời một số HS đứng trước lớp, đọc lại (hoặc kể lại) to, rõ những gì vừa đọc. HS có thể đọc một mẩu chuyện ngắn. HS đọc xong, các bạn có thể đặt câu hỏi để hỏi thêm. Hoặc ngược lại, người đọc có thể ra câu hỏi cho người nghe. 
- GV hướng dẫn cả lớp bình chọn bạn đọc (kể) to, rõ, cung cấp những thông tin, mẩu chuyện thú vị. 
- GV kiểm tra các nhóm tự đọc sách đã trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hỗ trợ nhau đọc sách thế nào. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS đọc yêu cầu câu 1. 
- HS trả lời: Tên một số đầu sách được giới thiệu trong SGK: Mười vạn câu hỏi vì sao? - Thực vật,; Câu chuyện của cây xanh; Những điều bạn nên biết về thế giới thực vật; 108 chuyện kể hay nhất về các loài cây và hoa quả. 
- HS giới thiệu. 
- HS đọc yêu cầu câu hỏi 2. 
- HS đọc bài mẫu. 
- HS đọc yêu cầu câu 3. 
- HS thực hiện. 
- HS đọc trong nhóm. 
- HS đọc trước lớp. 
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY:
 . 
 . .
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 22: CHUYỆN CÂY, CHUYỆN NGƯỜI
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM 
(10 phút)
- GV giới thiệu: Chủ điểm Lá phổi xanh ở tuần trước nói về vai trò của cây cối mang lại sự sống, nguồn không khí trong lành cho hành tinh. Trong tuần này, các em sẽ học những bài văn, bài thơ, câu chuyện nói về sự gắn bó thân thiết giữa con người với cây cối.
Bài tập 1:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Quan sát các hình ảnh dưới đây, sắp xếp lại thứ tự các hình cho phù hợp với quá trình từ lúc còn non đến lúc thu hoạch và được nấu thành cơm. 
+ GV gắn lên bảng 6 hình minh hoạ bài tập 1.
+ GV chỉ tùng từ ngữ dưới hình cho HS đọc: cơm, thóc, gạo,...
+ GV hướng dẫn từng cặp HS thảo luận và làm bài trong vở bài tập: sắp xếp lại thứ tự 6 hình cho phù hợp với quá trình tù lúc lúa còn non đến lúc thu hoạch và được nấu thành cơm. 
+ GV mời 1 HS lên bảng sắp xếp lại từng hình:
(1) Cây mạ non (2) Cây lúa trường thành	 (3) Cây lúa chín
(4) Thóc	 (5) Gạo	 (6) Cơm
Bài tập 2:
- GV cho HS nghe bài hát Em đi giữa biển vàng (nhạc: Bùi Đình Thảo, lời thơ: Nguyễn Khoa Đăng).
- GV giới thiệu chủ điểm: Bài tập mở đầu chủ điểm này đà giúp các em biết thêm về cây lúa – cây lương thực chính của Việt Nam và nhiều nước. Bài đọc Mùa lúa chín sẽ giúp các em hiểu thêm về cây lúa và những người làm ra cây lúa, làm ra thóc, gạo. 
BÀI ĐỌC 1: MÙA LÚA CHÍN
(60 phút)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
Đọc trôi chảy bài thơ. Phát âm đúng các từ ngữ. Nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, cuôi mỗi dòng, mỗi khổ thơ.
Hiểu nghĩa của từ ngừ khó trong bài (tơ kén, đàn ri đá, quyện, trĩu). Hiểu những hình ảnh thơ: Vây quanh làng/ Một biển vàng / Như tơ kén /... Lúa biết đi /Chuyện rầm rì /Rung rinh sóng/Bông lúa quyện /trĩu bàn tay.... Hiểu nội dung bài thơ: Ngợi ca vẻ đẹp của đồng lúa chín, ngợi ca người nông

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_canh_dieu_chuong_trinh_hoc_ky.docx