Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 1, Bài 1: Bé Mai đã lớn (4 tiết)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 1, Bài 1: Bé Mai đã lớn (4 tiết)

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nói với bạn một việc nhà mà em đã làm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ; biết liên hệ bản thân: tham gia làm việc nhà. Kể được tên một số việc em đã làm ở nhà và ở trường.

- Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm; giúp HS nhận thức được mình đã lớn hơn so với năm học lớp Một; bước đầu thể hiện trách nhiệm với bản thân và gia đình bằng cách tham gia làm những việc nhà vừa sức; bước đầu biết quý trọng thời gian, lập thời gian biểu và làm mọi việc theo thời gian biểu.

II. Đồ dùng dạy học:

+ GV: SHS, VTV, VBT, SGV. Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS. Tranh ảnh, video clip HS giúp bố mẹ làm việc nhà . Bảng phụ ghi đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy.

 + HS: SHS, VTV.

 

doc 10 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 21831
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 1, Bài 1: Bé Mai đã lớn (4 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tiếng việt 2
Tuần: 1	 Chủ đề 1: Em đã lớn hơn
Tiết: 	1 + 2	Bài 1: Bé Mai đã lớn
Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm ...
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nói với bạn một việc nhà mà em đã làm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ; biết liên hệ bản thân: tham gia làm việc nhà. Kể được tên một số việc em đã làm ở nhà và ở trường.
- Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm; giúp HS nhận thức được mình đã lớn hơn so với năm học lớp Một; bước đầu thể hiện trách nhiệm với bản thân và gia đình bằng cách tham gia làm những việc nhà vừa sức; bước đầu biết quý trọng thời gian, lập thời gian biểu và làm mọi việc theo thời gian biểu.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: SHS, VTV, VBT, SGV. Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS. Tranh ảnh, video clip HS giúp bố mẹ làm việc nhà . Bảng phụ ghi đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy.
 + HS: SHS, VTV.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
1.Hoạt động mở đầu: 
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
* Phương pháp: Hoạt động nhóm
* Hình thức tổ chức: Nhóm lớn
- Hs nghe và nêu suy nghĩ
- HS chia sẻ trong nhóm: Quét nhà. Nhặt rau, rửa bát 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát
- HS đọc.
- Trình bày trước lớp: Tranh có 3 nhân vật: bố, mẹ, bạn Mai. Bố, mẹ đang ngồi chơi và nhìn Mai, còn Mai thì đang tập làm người lớn: đi giày của mẹ, đeo túi xách.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Em đã lớn hơn (GV khơi gợi để HS nói, không gò ép HS theo mẫu).
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về một việc nhà em đã làm: tên việc, thời gian làm việc,...
- GV nhận xét dẫn dắt HS vào bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Bé Mai đã lớn. 
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật (bé Mai, bố mẹ), việc làm của các nhân vật, 
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1. Luyện đọc thành tiếng:
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa.
* Phương pháp: Trực quan, Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
- Nghe GV đọc mẫu 
- Thực hiện theo yêu cầu.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
Đoạn 1: Từ đầu đến nhìn bé và cười.
Đoạn 2: Từ Sau đó đến như mẹ quét vậy.
Đoạn 3: Từ Khi mẹ đến lớn thật rồi.
Đoạn 4: Còn lại
- Nhận xét.
- GV đọc mẫu ( đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện với giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động của Mai; giọng ba vui vẻ, thể hiện sự ngạc nhiên; giọng mẹ: thể hiện niềm vui, tự hào).
- Hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: cách, buộc tóc, túi xách, ; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Bé lại còn đeo túi xách / và đồng hồ nữa. //; Nhưng / bố mẹ đều nói rằng / em đã lớn. //; 
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, góp ý.
Hoạt động 2. Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Nắm nội dung bài và trả lời được các câu hỏi . 
* Phương pháp: Hoạt động nhóm
* Hình thức tổ chức: Nhóm lớn
- HS trả lời: ngạc nhiên (lấy làm lạ, hoàn toàn bất ngờ), y như (giống như),...
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày:
Câu 1: Bài học nói đến bạn Mai
Câu 2: Lúc đầu bé Mai thử làm người lớn bằng cách: đi giày của mẹ, buộc tóc theo kiểu của cô, đeo túi xách và đồng hồ.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm 4 rút ra nội dung bài và liên hệ bản thân.
- HS trình bày:
 Nội dung: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ. Liên hê bản thân: biết làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ.
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó: ngạc nhiên , y như 
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi trong SHS.
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 rút ra nội dung bài và liên hệ bản thân.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét. Tuyên dương.
Hoạt động 3. Luyện đọc lại
Mục tiêu: Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. Biết nghỉ hơi sau dấu câu.
* Phương pháp: Làm mẫu, Đàm thoại, Thực hành luyện tập
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân, nhóm
- 1-2 HS nhắc lại nội dung bài: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ.
- Lớp trao đổi, nhận xét.
- HS trả lời : 
+ Giọng người dẫn chuyện với giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động của Mai; giọng ba vui vẻ, thể hiện sự ngạc nhiên; giọng mẹ: thể hiện niềm vui, tự hào
+ Nhấn giọng các từ ngữ: thử quét nhà, ngạc nhiên, y như mẹ.
- Lớp trao đổi, bổ sung.
- Lắng nghe
- Thực hiện luyện đọc trong nhóm.
- 4 em đọc
- Nhận xét.
- Lắng nghe
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài. 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Yêu cầu HS xác định giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- Nhận xét, kết luận.
- GV đọc lại đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy.
- Yêu cầu HS luyện đọc lời khen của bố với Mai và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy.
- Gọi HS khá, giỏi đọc 
- Yêu cầu HS nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
Mục tiêu: Kể được những việc làm ở nhà và những việc làm ở trường.
* Phương pháp: Hoạt động nhóm
* Hình thức tổ chức: Nhóm lớn
- Thảo luận nhóm lớn kể tên những việc em đã làm ở nhà và ở trường.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Những việc làm ở nhà: nấu cơm, quét nhà, trông em, lau bàn ghế, .......
- Những việc làm ở lớp: lau bảng, quét lớp, tưới cây, kê bàn ghế, .....
- Nhận xét lẫn nhau.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm lớn kể tên những việc em đã làm ở nhà và ở trường.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị tốt bài cho tiết học sau.
* Phương pháp: Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về đọc lại bài và biết giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà.
- Gọi HS nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tiếng việt 2
Tuần: 1	 Chủ đề 1: Em đã lớn hơn
Tiết: 	3 + 4	Bài 1: Bé Mai đã lớn
Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm ...
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng kiểu chữ hoa A và câu ứng dụng.
- Bước đầu làm quen với các khái niệm từ ngữ và câu; tìm và đặt câu với từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động.
- Biết rèn tính cẩn thận khi viết.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị:
+ GV:
- SHS, VTV, VBT, SGV.
- Mẫu chữ viết hoa A. Bảng phụ
- Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
 + HS: SHS, VTV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của HS 
Hoạt động của GV
1. Hoạt động Mở đầu:
Hoạt động 1: Trò chơi “ Bảng chữ cái”
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
* Phương pháp: Trò chơi
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe GV phổ biến cách chơi.
- Cả lớp tiến hành chơi.
- Lắng nghe.
- Vài HS nêu lại tựa bài.
- Giới thiệu trò chơi “ Bảng chữ cái”
- Phổ biến cách chơi: Cả lớp vừa hát vừa đi vòng tròn bắt thăm thẻ từ các chữ cái. Sau đó các em sẽ xếp hàng theo thứ tự bảng chữ cái.
- Cho lớp chơi.
- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.Dẫn dắt HS vào bài mới.
- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa A và câu ứng dụng.
- GV ghi bảng tên bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
* Viết:
Hoạt động 1. Luyện viết chữ A hoa
Mục tiêu: Xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ A hoa và viết được chữ hoa A đúng mẫu.
* Phương pháp: Trực quan, Vấn đáp, Thực hành luyện tập
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
 - Quan sát, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ A hoa :
+ Chữ A hoa cao 2,5 ô li, rộng 3 ô li
+ Chữ A hoa gồm nét móc ngược trái, nét móc ngược phải và nét lượn.
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Quan sát
- Viết chữ A vào bảng con
- Viết vào VTV
- Gắn mẫu chữ A lên bảng, yêu cầu HS xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ A hoa.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
- Viết mẫu và nêu quy trình viết chữ A 
-Yêu cầu HS viết vào bảng con chữ A. Quan sát và giúp đỡ những HS chưa biết viết hoặc viết chưa đúng.
- Yêu cầu HS tô và viết chữ A vào VTV
Hoạt động 2. Luyện viết câu ứng dụng
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu ứng dụng và viết được câu ứng dụng.
* Phương pháp: Trực quan, Vấn đáp, Thực hành luyện tập
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
- Đọc câu ứng dụng: Anh em thuận hòa 
- Anh em trong một gia đình phải biết yêu thương, nhường nhịn nhau.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Quan sát và lắng nghe.
- Viết vào VTV
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Hỏi HS ý nghĩa câu ứng dụng.
- Nhận xét.
- Nhắc lại quy trình viết chữ A và cách nối từ chữ A sang chữ n
- Viết mẫu lên bảng chữ Anh
-Yêu cầu HS viết chữ Anh và câu ứng dụng Anh em thuận hòa vào VTV.
Hoạt động 3. Luyện viết thêm
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu ca dao và viết được câu ca dao.
* Phương pháp: Trực quan, Vấn đáp, Thực hành luyện tập
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
- Đọc câu ca dao:
 Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
- Anh em trong một gia đình phải biết yêu thương, nhường nhịn, giúp đỡ, che chở cho nhau những lúc khó khăn..
- Viết vào VTV
- Gọi HS đọc câu ca dao
- Hỏi HS về ý nghĩa của câu ca dao
-Yêu cầu HS viết chữ A, chữ Anh và câu ca dao : Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
- Quan sát giúp đỡ các em viết chậm.
Hoạt động 4. Đánh giá bài viết:
Mục tiêu: Biết tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
* Phương pháp: Trực quan, Đàm thoại.
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
- Nhận xét bài viết của bạn bên cạnh.
- Lắng nghe
-HDHS nhận xét bài viết của bạn bên cạnh.
- Nhận xét bài viết của HS.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
Hoạt động 1. Luyện từ
Mục tiêu: .
* Phương pháp: Thảo luận
* Hình thức tổ chức: Nhóm lớn
- Đọc yêu cầu: Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc trong từng bức tranh.
- Thảo luận nhóm 
- Thi tiếp sức gắn thẻ từ vào hình phù hợp.
- Tranh 1: bạn nữ Tranh 2: đá bóng
- Tranh 3: cái chổi Tranh 4: quả bóng
- Tranh 5: quét nhà Tranh 6: nhặt rau
- Tranh 7: bạn nam Tranh 8: mớ rau
- Vài HS kể trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm lớn quan sát tranh, đọc từ và chọn từ phù hợp với từng tranh .
- Tổ chức cho HS thi tiếp sức gắn thẻ từ vào hình phù hợp.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng.
- Chốt ý:
+Từ chỉ sự vật: bạn nữ, bạn nam, cái chổi, quả bóng, mớ rau.
+Từ chỉ hoạt động: quét nhà, đá bóng, nhặt rau
 - Yêu cầu HS tìm thêm một số từ ngữ chỉ người, vật, từ ngữ chỉ hoạt động của người, vật.
- Nhận xét kết luận: thầy giáo, bạn bè, cá voi, con mèo, cây bút, cái bảng, lao bảng, giảng bài, bơi ..
Hoạt động 2. Luyện câu
Mục tiêu: Bước đầu biết đặt câu với từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động.
* Phương pháp: Thảo luận
* Hình thức tổ chức: Nhóm đôi
- Đọc yêu cầu: Đặt một câu có từ ngữ ở BT3.
- Thảo luận cặp đôi.
- Cả lớp chơi trò chơi Truyền điện: 
+ Bạn Mai đang nhặt rau.
+ Bạn nữ cười rất tươi.
+ Bạn Hùng đá bóng.
- Viết câu mình vừa đặt vào VBT.
- Đổi chéo vở đánh giá bài lẫn nhau.
- Báo cáo kết quả.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để đặt câu.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện để nói câu mình vừa đặt.
-Nhận xét, góp ý
-Yêu cầu HS viết câu mình vừa đặt vào VBT chú ý đầu câu viết hoa, cuối câu đặt dấu chấm .
- Yêu cầu HS đổi chéo vở và đánh giá bài làm của bạn bên cạnh.
- Nhận xét .
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
a. Mục tiêu: Biết chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.
* Phương pháp: Thảo luận
* Hình thức tổ chức: Nhóm đôi
- HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.
- HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.
- Vài đôi bạn nói trước lớp và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về những việc nhà mình đã làm, được người thân khen ngợi, cảm nghĩ khi được khen ngợi.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
-Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi chia sẻ cảm xúc của em sau khi làm việc nhà .
- Gọi HS trình bày.
-Nhận xét, tuyên dương.
- Dặn HS về nhà biết giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà và tìm thêm từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_1_bai.doc