Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 1, Bài 2: Thời gian biểu (4 tiết)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 1, Bài 2: Thời gian biểu (4 tiết)

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nói với bạn những việc em làm trong một ngày; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Thời gian biểu giúp em có thể thực hiện các công việc trong ngày một cách hợp lí, khoa học; biết liên hệ bản thân: lập thời gian biểu để thực hiện các công việc trong ngày.

- Nghe – viết đúng đoạn văn; làm quen với tên gọi của một số chữ cái; phân biệt c/k.

- MRVT về trẻ em (từ ngữ chỉ hoạt động, tính nết của trẻ em); đặt câu với từ ngữ tìm được.

- Bày tỏ sự ngạc nhiên, thích thú; nói và đáp lời khen ngợi.

- Tự giới thiệu về bản thân.

- Chia sẻ một truyện đã đọc về trẻ em.

- Bước đầu nhận diện được các bạn trong lớp nhờ đặc điểm riêng.

2. Năng lực

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

+ Mở rộng được vốn từ vẻ trẻ em (từ ngữ chỉ hoạt động, tính nết của trẻ em); đặt được câu với từ ngữ tìm được.

+ Bày tỏ được sự ngạc nhiên, thích thú; biết nói và đáp lời khen ngợi.

+ Tự giới thiệu được những điểm chính vẻ bản thân.

+ Chia sẻ được một truyện đã đọc về trẻ em.

+ Bước đầu nhận điện được các bạn trong lớp nhờ đặc điểm riêng

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu trường trường lớp, bạn bè.

 

doc 14 trang Hà Duy Kiên 25971
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 1, Bài 2: Thời gian biểu (4 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Tiếng việt 2
Tuần: 1	 Chủ đề 1: Em đã lớn hơn
Tiết 5, 6 Bài 2: Thời gian biểu ( Tiết 1, 2)
 Thời gian thực hiện: ngày tháng năm .
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nói với bạn những việc em làm trong một ngày; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Thời gian biểu giúp em có thể thực hiện các công việc trong ngày một cách hợp lí, khoa học; biết liên hệ bản thân: lập thời gian biểu để thực hiện các công việc trong ngày.
- Nghe – viết đúng đoạn văn; làm quen với tên gọi của một số chữ cái; phân biệt c/k.
- MRVT về trẻ em (từ ngữ chỉ hoạt động, tính nết của trẻ em); đặt câu với từ ngữ tìm được.
- Bày tỏ sự ngạc nhiên, thích thú; nói và đáp lời khen ngợi.
- Tự giới thiệu về bản thân.
- Chia sẻ một truyện đã đọc về trẻ em.
- Bước đầu nhận diện được các bạn trong lớp nhờ đặc điểm riêng.
2. Năng lực
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
+ Mở rộng được vốn từ vẻ trẻ em (từ ngữ chỉ hoạt động, tính nết của trẻ em); đặt được câu với từ ngữ tìm được.
+ Bày tỏ được sự ngạc nhiên, thích thú; biết nói và đáp lời khen ngợi.
+ Tự giới thiệu được những điểm chính vẻ bản thân.
+ Chia sẻ được một truyện đã đọc về trẻ em.
+ Bước đầu nhận điện được các bạn trong lớp nhờ đặc điểm riêng
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu trường trường lớp, bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên
- Tranh ảnh hoặc video clip về một số hoạt động của trẻ em.
- Thẻ từ ghi sẵn các chữ cái, tên các chữ cái ở Bài tập 2b để tổ chức cho HS chơi trò chơi. Bảng tên chữ cái hoàn thiện.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
 - Sách giáo khoa
- Vở Bài tập 2 tập một.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Hoạt động Mở đầu:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Phương pháp: Thảo luận
Hình thức tổ chức: Nhóm đôi
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- GV hướng dẫn thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Nói những việc em đã làm trong ngày theo gợi ý.
- GV dẫn dắt vào bài học: Trong một ngày, chúng ta sẽ có rất nhiều việc phải làm. Vì vậy, cần phải có thời gian biểu để để giúp chúng ta học tập và sinh hoạt có động lực, không đi chệch hướng. Khi các em nhìn vào thời gian biểu, các em sẽ biết được mình nên thực hiện những việc gì và thời gian cụ thể phải hoàn thành. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 2: Thời gian biểu để biết cách lập một thời gian biểu khoa học.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
* Đọc
Hoạt động 1. Luyện đọc thành tiếng 
Mục tiêu: HS đọc Thời gian biểu của cầu thủ nhí Lê Đình Anh SHS trang 13 với giọng đọc thong thả, chậm rãi, rõ thời gian và tên từng việc làm ở mỗi buổi trong ngày.
Phương pháp: Đàm thoại, Trực quan, Luyện tập thực hành
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- HS quan sát
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc
- HS đọc bài
- HS luyện đọc theo nhóm
- GV hướng dẫn HS quan sát một lượt Thời gian biểu của cầu thủ nhí Lê Đình Anh SHS trang 13.	
- GV đọc mẫu toàn bài: giọng đọc thong thả, chậm rãi, rõ thời gian và tên từng việc làm ở mỗi buổi trong ngày.
- GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: trường, nghỉ trưa, chơi, chương trình, 
- GV mời 4 HS đọc bài:
+ HS1(Đoạn 1): thời gian buổi sáng.
+ HS1 (Đoạn 2): thời gian buổi trưa. 
+ HS3 (Đoạn 3): thời gian buổi chiều.
+ HS4 (Đoạn 4): thời gian buổi tối.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, luyện đọc theo 4 đoạn.
Hoạt động 2. Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm lại bài đọc; trả lời câu hỏi trong SHS; nêu được nội dung bài học, liên hệ bản thân. 
Phương pháp: Thảo luận, Vấn đáp
Hình thức tổ chức: Nhóm, Cả lớp, Cá nhân
- HS giải nghĩa từ khó:
+ Thời gian biểu: bảng kê thời gian và trình tự làm các công việc khác nhau, thường là trong một ngày.
+ Cầu thủ nhí: cầu thủ nhỏ tuổi.
- HS lắng nghe và đọc thầm
- HS thảo luận nhóm
- HS đọc yêu cầu
- HS đọc thông tin các công việc của bạn Đình Anh vào buổi sáng trong thời gian biểu để tìm câu trả lời.
- HS trả lời: Những việc bạn Đình Anh làm vào buổi sáng:
+ Vệ sinh cá nhân, tập thể dục, ăn sáng. 
+ Học ở trường (Thứ bảy, Chủ nhật 
tham gia Câu lạc bộ bóng đá). 
- HS đọc Câu 2: Bạn Đình Anh đá bóng vào lúc nào?
- HS trả lời: Bạn Đình Anh đá bóng vào lúc 16h30.
- HS đọc yêu cầu: Câu 3: Thời gian biểu giúp ích gì cho bạn Đình Anh ?
- HS trả lời: Thời gian biểu giúp cho bạn Đình Anh thực hiện các công việc trong ngày một cách hợp lí, khoa học.
- HS lập thời gian biểu cá nhân.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa một số từ khó: thời gian biểu, cầu thủ nhí. 
- GV hướng dẫn HS đọc thầm lại bài đọc một lần nữa.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi trong phần Cùng tìm hiểu SGK trang 14
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:
Câu 1: Nêu những việc bạn Đình Anh làm 
vào buổi sáng. 
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin các công việc của bạn Đình Anh vào buổi sáng trong thời gian biểu để tìm câu trả lời.
- GV mời 1-2 HS đại diện trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:
+ GV hướng dẫn HS đọc thông tin các công việc của bạn Đình Anh vào buổi chiều để tìm câu trả lời,
+ GV mời đại diện 2-3 HS đại diện trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu 3
- GV hướng dẫn HS đọc lại thời gian biểu một lần nữa, để suy nghĩ việc lập thời gian biểu giúp ích gì cho bạn Đình Anh. 
- GV mời đại diện 2-3 HS đại diện trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân: Lập thời gian biểu để thực hiện các công việc trong ngày.
Hoạt động 3. Luyện đọc lại
Mục tiêu: HS luyện đọc bài Thời gian biểu của cầu thủ nhí Lê Đình Anh. 
HS đọc thông tin các công việc của bạn Đình Anh vào buổi sáng trong thời gian biểu để tìm câu trả lời.
Phương pháp: Thảo luận
Hình thức tổ chức: Nhóm
- HS lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo nhóm
- 1 HS đọc
- GV nhắc lại, hướng dẫn HS đọc giọng thong thả, chậm rãi, rõ thời gian và tên từng việc làm ở mỗi buổi trong ngày.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, đọc nối tiếp thời gian biểu theo buổi.
- GV mời 1 HS đọc lại toàn bài. 
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
*Viết 
Hoạt động 1. Nghe – viết
Mục tiêu: HS nghe GV đọc mẫu 1 lần đoạn chính tả trong văn bản Bé Mai đã lớn (từ đầu đến “đồng hồ nữa”); cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn chính tả vào vở Tập viết. 
Phương pháp: Đàm thoại, Luyện tập thực hành
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS trả lời: Đoạn văn nói về việc bé Mai rất thích làm người lớn và thử đủ quần áo, túi xách, đồng hồ,...của mẹ. 
- HS luyện đọc. 
- HS viết nháp. 
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị viết bài.
- HS viết bài.
- HS chú ý lắng nghe và tự soát lại bài của mình; đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- GV đọc đoạn chính tả trong văn bản Bé Mai đã lớn (từ đầu đến “đồng hồ nữa”). 
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc lại một lần nữa đoạn chính tả. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đoạn văn vừa đọc nói về nội dung gì?
- GV hướng dẫn HS đọc một số từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ: thử, kiểu, túi xách, giày.
- GV yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai. 
- GV hướng dẫn HS: lùi vào một ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu (Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học).
- GV hướng dẫn HS cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn chính tả vào vở Tập viết.
- GV đọc cho HS viết chính tả: đọc to, rõ ràng từng dòng, tốc độ vừa phải, mỗi dòng đọc 2 - 3 lần. 
- GV đọc soát lỗi chính tả.
- GV kiểm tra, nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Làm quen với tên gọi một số chữ cái
Mục tiêu: HS làm quen, nêu và học thuộc được các chữ cái trong bảng phần Bài tập 2b. 
Phương pháp: Thảo luận, Trò chơi
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi tìm các chữ cái.
- HS trả lời
STT
Chữ cái
Tên chữ cái
1
a
a
2
ă
á
3
â
ớ
4
b
bê
5
c
xê
6
d
dê
7
đ
đê
8
e
e
9
ê
ê
- HS học bảng chữ cái. 
- HS quan sát
- HS chơi
- HS đọc	
- HS lắng nghe
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Tìm chữ cái thích hợp với mỗi . Học thuộc tên các chữ cái trong bảng.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm các chữ cái.
- Gọi vài HS trình bày
- Cho HS học bảng chữ cái trong 2 phút. 
- GV yêu cầu HS quan sát các chữ cái trong bảng một lần.
- GV cho HS chơi trò Kết bạn theo nhóm. HS ghép thẻ từ ghi chữ cái phù hợp với thẻ từ ghi tên chữ cái.
- GV yêu cầu HS đọc lại bảng tên chữ cái đã hoàn thành.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc bảng chữ cái.
Hoạt động 3. Luyện tập chính tả - Phân biệt c/k
Mục tiêu: HS quan sát, chọn đúng chữ c hoặc chữ k thay cho; đặt câu với từ ngữ tìm được.
Phương pháp: Động não
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- HS đọc yêu cầu
- HS lắng nghe
- HS làm bài.
- HS trả lời:
+ Em giúp mẹ nấu cơm và quét nhà.
+ Cuối tuần, em giúp mẹ tưới cây.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc yêu Bài tập 2c: Chọn chữ c hoặc chữ k thích hợp với mỗi 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, lần lượt chọn chữ c hoặc k, tạo thành từ thích hợp.( Lưu ý: Chữ k chỉ đứng trước các chữ e, ê, i).
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- GV mời 2-3 HS đại diện trình bày kết quả.
- GV yêu cầu HS: đặt câu với các từ vừa tìm được. 
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Hoạt động Vận dụng, Trải nghiệm
Mục tiêu: Biết trao đổi những việc em cần làm để không lãng phí thời gian cuối tuần cùng bạn bè, thầy cô và những người xung quanh.
Phương pháp: Đàm thoại
Hình thức tổ chức: Cả lớp
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Tiếng việt 2
Tuần: 1	 Chủ đề 1: Em đã lớn hơn
Tiết 7, 8 Bài 2: Thời gian biểu ( Tiết 3, 4)
 Thời gian thực hiện: ngày tháng năm .
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nói với bạn những việc em làm trong một ngày; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Thời gian biểu giúp em có thể thực hiện các công việc trong ngày một cách hợp lí, khoa học; biết liên hệ bản thân: lập thời gian biểu để thực hiện các công việc trong ngày.
- Nghe – viết đúng đoạn văn; làm quen với tên gọi của một số chữ cái; phân biệt c/k.
- MRVT về trẻ em (từ ngữ chỉ hoạt động, tính nết của trẻ em); đặt câu với từ ngữ tìm được.
- Bày tỏ sự ngạc nhiên, thích thú; nói và đáp lời khen ngợi.
- Tự giới thiệu về bản thân.
- Chia sẻ một truyện đã đọc về trẻ em.
- Bước đầu nhận diện được các bạn trong lớp nhờ đặc điểm riêng.
2. Năng lực
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
+ Mở rộng được vốn từ vẻ trẻ em (từ ngữ chỉ hoạt động, tính nết của trẻ em); đặt được câu với từ ngữ tìm được.
+ Bày tỏ được sự ngạc nhiên, thích thú; biết nói và đáp lời khen ngợi.
+ Tự giới thiệu được những điểm chính vẻ bản thân.
+ Chia sẻ được một truyện đã đọc về trẻ em.
+ Bước đầu nhận điện được các bạn trong lớp nhờ đặc điểm riêng
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu trường trường lớp, bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên
- Tranh ảnh hoặc video clip về một số hoạt động của trẻ em.
- Thẻ từ ghi sẵn các chữ cái, tên các chữ cái ở Bài tập 2b để tổ chức cho HS chơi trò chơi. Bảng tên chữ cái hoàn thiện.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
 - Sách giáo khoa
- Vở Bài tập 2 tập một.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Hoạt động Mở đầu:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Phương pháp: Trò chơi
Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Tham gia trò chơi.
- HS giải đố: Đáp án: Chữ “o”, “ô”, “ơ”.
- Lớp trao đổi, nhận xét.
- Lắng nghe, nêu lại tựa bài.
- Tổ chức cho lớp chơi Đố vui:
Câu đố: Ba anh cùng giống cái mình
Tròn xoe như trái trứng gà nhà ai?
Một anh đội mũ thật hay
Anh kia làm biếng cô thời thêm râu
- Nhận xét, dẫn dắt HS vào bài mới.
- Giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1. Luyện từ
Mục tiêu: Giúp học sinh biết tìm từ ngữ chỉ hoạt động và tính nết của trẻ em.
Phương pháp: Thảo luận
Hình thức tổ chức: Nhóm
- HS đọc xác định yêu cầu BT3
- HS thảo luận nhóm, ghi bảng nhóm, trình bày kết quả:
a. Từ chỉ hoạt động của trẻ em: Viết bài, vẽ tranh, hát, múa, tập thể dục, đọc bài 
b. Từ chỉ tính nết của trẻ em: Siêng năng, ngoan ngoãn, lễ phép, cần cù 
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- GV cho đọc yêu cầu BT3.
- GV tổ chức hoạt động nhóm. 
- GV theo dõi .
- Nhận xét, tuyên dương. Giải nghĩa một số từ khó (nếu có).
Hoạt động 2. Luyện câu
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đặt câu với từ ngữ chỉ hoạt động hoặc tính nết của trẻ em.
Phương pháp: Thảo luận
Hình thức tổ chức: Nhóm đôi
- HS xác định yêu cầu BT, quan sát tranh. 
- Thảo luận nhóm đôi đặt câu theo yêu cầu.
- HS trình bày :
+ Mai đang đọc truyện.
+ Hoa rất lễ phép.
+ Nam cho gà ăn.
+ Bình đang gấp quần áo.
+ Bình và An đang chơi cờ.
- HS lắng nghe, đánh giá bài làm của bạn.
- HS viết 2 câu vào VBT có từ ở BT3.
- GV cho HS đọc yêu cầu BT4
- GV tổ chức hoạt động nhóm. 
- GV theo dõi HS thực hiện.
- GV theo dõi nhận xét sửa câu (nếu có) và chốt nội dung bài tập. 
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
* Nói và nghe
Hoạt động 1. Nói lời bày tỏ sự ngạc nhiên, thích thú.
Mục tiêu: Biết nói lời thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú đúng tình huống, đúng thời điểm.
Phương pháp: Thảo luận, Đặt và giải quyết vấn đề
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Nhóm đôi
- HS xác định yêu cầu BT5a.
- Quan sát tranh và lời nói của bạn nhỏ trong tranh.
- HS nhắc lại lời bạn nhỏ: A, nụ hồng lớn nhanh quá!
 - Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Lời nói của bạn nhỏ thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú. Vì nét mặt bạn đang cười thể hiện sự vui thích và từ “A” thể hiện thái độ ngạc nhiên.
+ Cần nói lời thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú khi gặp sự việc vui vẻ, bất ngờ 
+ Khi nói lời thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú, cần chú ý thể hiện giọng vui vẻ, bất ngờ, nét mặt vui cười, ánh mắt trìu mến, yêu thương 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS đọc yêu cầu BT5
- Cho HS quan sát tranh trả lời câu hỏi. 
- GV theo dõi HS thực hiện.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi :
+ Lời nói của bạn nhỏ thể hiện cảm xúc gì? Vì sao?
+ Khi nào em cần nói lời thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú?
+ Khi nói lời thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú, cần chú ý điều gì? (giọng, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, )
- GV nhận xét.
Hoạt động 2. Nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, khen ngợi.
Mục tiêu: Biết nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, khen ngợi phù hợp với mỗi tình huống .
Phương pháp: Thảo luận
Hình thức tổ chức: Cả lớp
-HS xác định yêu cầu BT5b, đọc 2 tình huống
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. 
- Vài HS trình bày trước lớp.
+ Ta thường nói lời khen ngợi khi người khác ngay khi họ vừa làm được điều gì đó.
+ Khi nhận được lời khen ngợi, em cần đáp với thái độ chân thành. Vì một lời khen xuất phát từ trái tim người đưa ra sẽ tác động đến trái tim người đón nhận nó. Những lời khen luôn được nghi nhớ rất lâu, nó có thể mang lại niềm vui, hạnh phúc, truyền cảm hứng và mang lại nhiều điều tuyệt vời hơn nữa.
+ Khi nói và đáp lời khen ngợi, cần chú ý điều dùng giọng, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ như mỉm cười hoặc gật đầu tỏ ý tán thành 
- HS lắng nghe, nhận xét.
- Thảo luận sắm vai để nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, khen ngợi phù hợp tình huống.
- HS trình bày trước tổ, lớp..
- Hs lắng nghe, nhận xét. 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT5b
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời một số câu hỏi.
- Gọi vài HS trình bày:
+ Ta thường nói lời khen ngợi khi nào?
+ Khi nhận được lời khen ngợi, em cần đáp với thái độ thế nào? Vì sao?
+ Khi nói và đáp lời khen ngợi, cần chú ý điều gì? (giọng, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, )
- GV theo dõi, nhận xét.
- GV tổ chức cho HS thảo luận phân vai và sắm vai để nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, khen ngợi phù hợp tình huống.
- Cho HS nói và đáp trước lớp.
- GV nêu nhận xét.
4. Hoạt động Vận dụng, Trải nghiệm
Mục tiêu: Biết trao đổi những việc em cần làm để không lãng phí thời gian cuối tuần cùng bạn bè, thầy cô và những người xung quanh.
Phương pháp: Đàm thoại
Hình thức tổ chức: Cả lớp
- HS trả lời
- HS lắng nghe
-Nhận xét tiết học.
- Gọi HS nêu lại nội dung bài
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tiếng việt 2
Tuần: 1	Chủ đề 1: Em đã lớn hơn
Tiết 9, 10 Bài 2: Thời gian biểu ( Tiết 5, 6)
 Thời gian thực hiện: ngày tháng năm .
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nói với bạn những việc em làm trong một ngày; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Thời gian biểu giúp em có thể thực hiện các công việc trong ngày một cách hợp lí, khoa học; biết liên hệ bản thân: lập thời gian biểu để thực hiện các công việc trong ngày.
- Nghe – viết đúng đoạn văn; làm quen với tên gọi của một số chữ cái; phân biệt c/k.
- MRVT về trẻ em (từ ngữ chỉ hoạt động, tính nết của trẻ em); đặt câu với từ ngữ tìm được.
- Bày tỏ sự ngạc nhiên, thích thú; nói và đáp lời khen ngợi.
- Tự giới thiệu về bản thân.
- Chia sẻ một truyện đã đọc về trẻ em.
- Bước đầu nhận diện được các bạn trong lớp nhờ đặc điểm riêng.
2. Năng lực
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
+ Mở rộng được vốn từ vẻ trẻ em (từ ngữ chỉ hoạt động, tính nết của trẻ em); đặt được câu với từ ngữ tìm được.
+ Bày tỏ được sự ngạc nhiên, thích thú; biết nói và đáp lời khen ngợi.
+ Tự giới thiệu được những điểm chính vẻ bản thân.
+ Chia sẻ được một truyện đã đọc về trẻ em.
+ Bước đầu nhận điện được các bạn trong lớp nhờ đặc điểm riêng
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu trường trường lớp, bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên
- Tranh ảnh hoặc video clip về một số hoạt động của trẻ em.
- Thẻ từ ghi sẵn các chữ cái, tên các chữ cái ở Bài tập 2b để tổ chức cho HS chơi trò chơi. Bảng tên chữ cái hoàn thiện.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
 - Sách giáo khoa
- Vở Bài tập 2 tập một.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Hoạt động Mở đầu:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Phương pháp: Trò chơi
Hình thức tổ chức: Cả lớp
- HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Hai đội thi đua chơi trò chơi.
- Lắng nghe.
- Nêu lại tựa bài.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Lớp chia thành 2 đội thi đua xếp tên các chữ cái a,b,d,ă, c,â, đ theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái.
- GV nhận xét và tuyên dương đội thắng.
- Giới thiệu bài mới, ghi tựa bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
* Tự giới thiệu
Hoạt động 1. Phân tích mẫu
Mục tiêu: Nắm được cách tự giới thiệu về bản thân theo mẫu gợi ý.
Phương pháp: Thảo luận, Đàm thoại
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Nhóm đôi
- HS xác định yêu cầu của BT 6a.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi trong nhóm đôi.
+ Bạn Đình Anh tự giới thiệu về tên; tên thân mật; ước mơ; sở thích của mình.
+ Tự trả lời theo ý của mình ví dụ như: Em thích nhất là ước mơ của bạn Đình Anh 
- Một vài HS nói trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nhận xét về cách bạn Lê Đình Anh viết lời tự giới thiệu: Bạn viết rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu 
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6a.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
+ Bạn Đình Anh tự giới thiệu những gì về mình?
+ Em thích nhất điều gì trong phần giới thiệu của bạn Đình Anh?
- Theo dõi.
- Nhận xét.
- Yêu cầu HS nhận xét cách bạn Lê Đình Anh viết lời tự giới thiệu.
- Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2. Nói lời tự giới thiệu
Mục tiêu: Biết nói lời tự giới thiệu về bản thân mình.
Phương pháp: Thảo luận
Hình thức tổ chức: Nhóm đôi
- HS xác định yêu cầu của BT 6b.
 - Thảo luận nói lời tự giới thiệu trong nhóm đôi.
- Một vài HS nói trước lớp kết hợp với ảnh chụp (nếu có).
- Lớp nhận xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT 6b.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi nói lời tự giới thiệu.
- Gọi vài HS trình bày.
- Nhận xét.
Hoạt động 3. Viết lời giới thiệu
Mục tiêu: Viết được lời tự giới thiệu về bản thân mình.
Phương pháp: Động não
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- HS xác định yêu cầu của BT 6c.
- Viết 2 – 3 câu tự giới thiệu vào VBT.
- Một vài HS đọc bài trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT 6b.
- Cho HS viết 2 – 3 câu tự giới thiệu vào VBT. 
- Lưu ý: Khuyến khích HS sáng tạo trong cách viết lời tự giới thiệu. Dán ảnh vào bài viết (nếu có).
- Gọi vài HS đọc trước lớp.
-Nhận xét.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Hoạt động 1. Đọc mở rộng: Chia sẻ một truyện đã đọc về trẻ em
Mục tiêu: Biết chia sẻ một truyện đã đọc về trẻ em cùng bạn.
Phương pháp: Thảo luận, trò chơi
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Nhóm đôi
- HS xác định yêu cầu của BT 1a.
- HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên truyện, tên tác giả, nhân vật, 
- Một vài HS chia sẻ trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1a.
- Tổ chức cho HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên truyện, tên tác giả, nhân vật, 
- Gọi một vài HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2. Viết Phiếu đọc sách (VBT)
Mục tiêu: Hoàn thành được phiếu học tập ở vở bài tập.
Phương pháp: Động não
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- HS viết vào Phiếu đọc sách tên truyện, tác giả và nhân vật.
- Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên truyện, tác giả và nhân vật.
- Gọi vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3. Chơi trò chơi Mỗi người một vẻ
Mục tiêu: HS chơi trò chơi và bước đầu nhận ra được đặc điểm riêng của mỗi ban5trong lớp.
Phương pháp: Trò chơi
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- Lắng nghe.
- HS nghe GV hướng dẫn cách chơi: HS làm quản trò sẽ nói những đặc điểm về một bạn trong lớp cho HS cả lớp đoán tên. HS nào đoán được tên bạn sẽ tiếp tục làm quản trò.
-HS tham gia trò chơi
- Quản trò nêu đặc điểm của bạn cho các bạn đoán tên
- Bạn đoán trúng tên sẽ đổi quản trò và tiếp tục chơi
- HS chơi trò chơi và bước đầu nhận ra được đặc điểm riêng của mỗi bạn trong lớp.
- Lắng nghe.
- Giới thiệu và tổ chức trò chơi Mỗi người một vẻ.
- GV phổ biến cách chơi.
- Cho HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét tổng kết trò chơi.
4. Hoạt động Vận dụng, Trải nghiệm
Mục tiêu: Biết trao đổi những việc em cần làm để không lãng phí thời gian cuối tuần cùng bạn bè, thầy cô và những người xung quanh.
Phương pháp: Đàm thoại
Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe, thực hiện.
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài mới bài 3: Ngày hôm qua dâu rồi?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_1_bai.doc