Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 12, Bài 1: Bàn tay dịu dàng (Tiết 1+2)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 12, Bài 1: Bàn tay dịu dàng (Tiết 1+2)

I. Mục tiêu:

1. Yêu cầu cần đạt:

Sau tiết học HS biết:

1. Thông qua việc qua sát tranh, cho biết việc làm trong tranh, dự đoán cảm xúc của các nhân vật trong tranh.

2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt

được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu được nội dung bài: Thái độ trìu mến, thương yêu học sinh và sự chia sẻ của thầy giáo đã động viên An, giúp bạn cố gắng hơn trong học tập; biết liên hệ với bản thân: cần biết chia sẻ, động viên, an ủi bạn bè khi bạn gặp chuyện buồn; viết được 1 – 2 câu an ủi, động viên (chia buồn).

2. Năng lực

- Năng lực chung:

 + Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

+ Lắng nghe và nhận xét bạn.

+ Liên hệ đến bản thân điều thú vị và học được trong bài.

+ Chia sẻ với bạn những gì em biết qua bài học.

3. Phẩm chất

 - Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ;

 - Biết yêu quý thầy cô, bạn bè, quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè;

 - Ham học hỏi, yêu thích đọc sách.

 

doc 8 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 8740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 12, Bài 1: Bàn tay dịu dàng (Tiết 1+2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: 
Tuần: 12	Chủ đề: Ngôi nhà thứ hai
Tiết: 1 + 2	Bài 1: Bàn tay dịu dàng
I. Mục tiêu:
1. Yêu cầu cần đạt:
Sau tiết học HS biết:
1. Thông qua việc qua sát tranh, cho biết việc làm trong tranh, dự đoán cảm xúc của các nhân vật trong tranh.
2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt
được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu được nội dung bài: Thái độ trìu mến, thương yêu học sinh và sự chia sẻ của thầy giáo đã động viên An, giúp bạn cố gắng hơn trong học tập; biết liên hệ với bản thân: cần biết chia sẻ, động viên, an ủi bạn bè khi bạn gặp chuyện buồn; viết được 1 – 2 câu an ủi, động viên (chia buồn).
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
 + Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng: 
+ Lắng nghe và nhận xét bạn.
+ Liên hệ đến bản thân điều thú vị và học được trong bài.
+ Chia sẻ với bạn những gì em biết qua bài học.
3. Phẩm chất
	- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ; 
 - Biết yêu quý thầy cô, bạn bè, quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè;
 - Ham học hỏi, yêu thích đọc sách.
	II. Phương tiện dạy học
Đối với giáo viên
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
 Thẻ từ ghi sẵn các tên trên nhãn vở ở BT 2b để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
b. Đối với học sinh
 	- Sách giáo khoa
- Vở Bài tập 2 tập một.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
5’
Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
* Phương pháp: Vấn đáp
* Hình thức: nhóm, cá nhân
* Cách tiến hành:
– HS nghe GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm “Ngôi nhà thứ hai.”
– Giáo viên hướng dẫn quan sát tranh, nhận diện bức tranh và suy đoán: Tranh vẽ ở đâu, có những ai, họ đang làm việc gì, chú ý gương mặt và hành động của các bạn nhỏ trong tranh.
– Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi để nói về việc làm của mỗi người trong tranh.
- Mời hs trình bày
- GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Bàn tay dịu dàng.
- GV yêu cầu học sinh quan sát tranh và TLCH: tranh vẽ gì, mọi người trong tranh đang làm gì?
- HSTL
- HS quan sát
- HS làm nhóm đôi 
- HS nêu
- HS nhắc tên bài nối tiếp.
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc.
B. Khám phá và luyện tập
 1. Đọc 
10’
Luyện đọc thành tiếng 
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ: nặng trĩu, nỗi buồn, lặng lẽ, buồn bã, trìu mến, 
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
*Hình thức: Nhóm, cá nhân * Phương pháp: vấn đáp. 
* Cách tiến hành: 
– HS nghe GV đọc mẫu, nêu giọng đọc.
– GV hướng dẫn - tổ chức đọc nối tiếp câu trong nhóm đôi – GV QS hỗ trợ.
- GV mời HS chia đoạn bài đọc
- GV nhận xét
- Mời học sinh đọc nối tiếp đoạn. GVNX.
- GV nhận xét, khen những HS đọc tốt.
- GV hướng dẫn đọc từ khó theo từng đoạn: nặng trĩu, nỗi buồn, lặng lẽ, buồn bã, trìu mến, 
- GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài:
Thế là / chẳng bao giờ An còn được / nghe bà kể chuyện cổ tích, // chẳng bao giờ An còn được / bà âu yếm, / vuốt ve 
- Mời HS đọc câu dài.
- GV YC HS luyện đọc trong nhóm và mời nhóm nhận xét theo tiêu chí.
- GV mời 2 nhóm đọc nối tiếp trước lớp.
- GV mời nhóm trưởng nhận xét . Mời cả lớp nhận xét.
- GVNX.
- YCHS đọc toàn bài.
HS nghe đọc
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS chia đoạn
- HS đọc, theo dõi bài.
- HS đọc đoạn, từ khó 
- HS lên ngắt câu.
- HS đọc 
- HS đọc trong nhóm
- HS thực hiện
- HSNX.
- HS lắng nghe
- HS đọc và theo dõi bài đọc.
20’
Luyện đọc hiểu 
Mục tiêu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: âu yếm, thì thào, trìu mến, mới mất, đám tang. 
 - Hiểu ý nghĩa: Thái độ ân cần của thầy giáo đã giúp An vượt qua nỗi buồn mất bà và động viên bạn học tập tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi người.
* Hình thức: Nhóm 2, cá nhân * Phương pháp: vấn đáp. 
* Cách tiến hành: 
– Yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: nặng trĩu (rất buồn), âu yếm (thể hiện sự yêu thương), ...
– HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.
– Yêu cầu HS nêu nội dung bài
– HS liên hệ với bản thân: biết chia sẻ, động viên, an ủi bạn bè khi bạn gặp chuyện buồn.
*GV kết luận: Thái độ ân cần của thầy giáo đã giúp An vượt qua nỗi buồn mất bà và động viên bạn học tập tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi người. Các con phải biết yêu thương bà và quý trọng thầy, cô giáo.
- HS giải thích từ
HS đọc thầm – thảo luận nhóm
- HS trả lời và nội dung bài
ND: Thái độ trìu mến, thương yêu học sinh và sự chia sẻ của thầy giáo đã động viên An, giúp bạn cố gắng hơn trong học tập.
- HS lắng nghe
15’
1.3. Luyện đọc lại
*Mục tiêu: - Học sinh đọc ngắt, nghỉ đúng chỗ, biết đọc diễn cảm lời các nhân vật.
* Hình thức: Cá nhân 
* Cách tiến hành:
– HS nhắc lại nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
– GV đọc lại đoạn Khi thầy đến gần đến Thầy khẽ nói với An.
- HD HS luyện đọc lời động viên của thầy với An và luyện đọc trong nhóm, trước lớp
đoạn từ Khi thầy đến gần đến Thầy khẽ nói với An.
- GVYCHS rút nội dung bài.
- GV mời 1 HS đọc cả bài
- Cả lớp theo dõi. 
- HS lắng nghe
– HS luyện đọc và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ “Khi thầy đến gần .. khẽ nói với An.”
- HS nêu
– HS đọc cả bài
17’
1.4. Luyện tập mở rộng
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Kết nối yêu thương.
– HS trao đổi trong nhóm đôi, đóng vai bạn cùng lớp với nhân vật An, viết lời an ủi, động viên An (HS thực hiện vào VBT – chia sẻ kết quả với bạn).
– HS nghe một vài HS trình bày kết quả trước lớp và nghe GV nhận xét kết quả. 
– HS xác định yêu cầu 
– HS đọc phân vai trong nhóm 4 
– HS đọc phân vai trước lớp 
3’
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
 Thứ ngày tháng năm 202 
TIẾNG VIỆT.
Bài : Bàn tay dịu dàng
Viết: Chữ hoa L
 Từ chỉ đặc điểm. Dấu chấm than
(Tiết 3 + 4)
I. Mục tiêu:Giúp HS: 
 * Kiến thức
1. Viết đúng kiểu chữ hoa L và câu ứng dụng.
2. Từ ngữ chỉ đặc điểm (từ ngữ có nghĩa trái ngược); câu bộc lộ cảm xúc một cách
trực tiếp, dấu chấm than.
3. Chơi trò chơi Bàn tay dịu dàng, nói về những việc người thân chăm sóc em. 
* Phẩm chất, năng lực.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận
 II. Chuẩn bị: 
– SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
– Mẫu chữ viết hoa L.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
3’
A.Khởi động:
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa L và câu ứng dụng.
- GV ghi bảng tên bài
Hs hát
HS lắng nghe
10’
2. Viết 
2.1. Luyện viết chữ L hoa 
* Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo và cách viết chữ hoa L.
* Cách tiến hành:
– Cho HS quan sát mẫu chữ L hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ L hoa.
 – GV yêu cầu HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ L hoa. 
– GV yêu cầu HS viết chữ L hoa vào bảng con. 
– HD HS tô và viết chữ L hoa vào VTV.
-– HS quan sát mẫu
– HS quan sát GV viết mẫu
– HS viết chữ L hoa vào bảng con, VTV
Chữ L 
* Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét lượn dọc, nét thắt và nét lượn ngang. 
* Cách viết: Đặt bút trên ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 4, viết một nét cong trái phía trên ĐK ngang 2, lượn vòng lên chưa chạm ĐK dọc 3 viết nét lượn dọc theo ĐK dọc 2, viết tiếp luôn nét thắt và lượn ngang, dừng bút trên ĐK dọc 3, dưới ĐK ngang 2 (Lưng nét cong trái chạm ĐK dọc 1; Chỗ bắt đầu viết nét lượn dọc phải ngang bằng với điểm đặt bút). 
10’
2.2. Luyện viết câu ứng dụng
* Mục tiêu: HS hiểu được nghĩa của câu ứng dụng và cách nối nét của các chữ.
* Cách tiến hành:
– HD HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “Lên rừng, xuống biển.”
– GV nhắc lại quy trình viết chữ L hoa và cách nối từ chữ L hoa sang chữ ê.
– GV viết chữ Lên.
–HD HS viết chữ Lên và câu ứng dụng “Lên rừng, xuống biển.” vào VTV. 
– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng 
– HS nghe GV nhắc lại quy trình viết 
– HS viết vào vở BT
7’
2.3. Luyện viết thêm
– Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu tục ngữ:
 Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
 Tục ngữ
–Hd HS viết chữ L hoa, chữ Lời và câu tục ngữ vào VTV. 
– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao
HS viết 
5’
2.4. Đánh giá bài viết 
– GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
– GV nhận xét một số bài viết.
– HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
– HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
12’
Luyện từ
* Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo và cách viết chữ hoa L.
* Cách tiến hành:
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3.
– HS quan sát tranh, tìm cặp từ phù hợp, chia sẻ kết quả trong nhóm đôi/ nhóm nhỏ 
(Đáp án: dày – mỏng, to – nhỏ, mới – cũ)
– GV nhận xét kết quả.
– HS viết các cặp từ tìm được vào VBT.
– HS tìm thêm một số cặp từ trái nghĩa và đặt câu. 
- GV nhận xét – chốt
– HS xác định yêu cầu 
– HS tìm từ ngữ 
– Một vài HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS thực hiện
- HS nêu
13’
4.Luyện câu 
* Mục tiêu: HS bước đầu nói được câu bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp và nắm được cách sử dụng dấu chấm than.
- HS tham gia trò chơi Bàn tay dịu dàng, nói về những việc người thân chăm sóc em. 
* Cách tiến hành:
4.1. Nhận diện câu thể hiện cảm xúc
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4a.
– GV hướng dẫn cách tìm câu thể hiện cảm xúc (GV gợi ý cho HS: “Câu thể hiện cảm xúc là câu dùng để bộc lộ trạng thái, cảm xúc một cách trực tiếp như vui vẻ, phấn khích, buồn bã, đau xót, ngạc nhiên, của người nói đối với sự vật, hiện tượng nào đó, VD: A, mẹ đã về!”).
– HD HS thảo luận trong nhóm nhỏ để tìm câu thể hiện cảm xúc.
– HS chia sẻ đáp án với bạn trong nhóm nhỏ và trình bày trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét. 
– HS xác định yêu cầu của BT 4
– HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi
- HS trình bày
– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn
4.2. Dấu chấm than
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4b.
– HS thảo luận trong nhóm đôi để tìm dấu câu phù hợp với mỗi ô vuông.
– HS nhận biết dấu câu kết thúc câu thể hiện cảm xúc – dấu chấm than.
– HS chia sẻ đáp án với bạn trong nhóm nhỏ và trình bày trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét 
– HS xác định yêu cầu của BT 
– HS thảo luận trong nhóm đôi
– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn
4.3. Viết câu thể hiện cảm xúc
– HS xác định yêu cầu của BT 4c.
– HS viết câu thể hiện cảm xúc ở BT 4b vào VBT.
– HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu.
– HS nghe bạn và GV nhận xét. 
– HS xác định yêu cầu của BT
– HS viết câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi
– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn
7’
C. Vận dụng 
Chơi trò chơi Bàn tay dịu dàng
– HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chơi nói nối tiếp trong nhóm nhỏ những việc người thân làm cho em theo hướng dẫn của GV:
+ HS thứ nhất hỏi: Tay mẹ dịu dàng 
+ HS thứ hai: Chải tóc cho em.
+ HS thứ 3: Tay bà dịu dàng
+ 
– Một vài nhóm HS thực hiện trước lớp.
– HS nnghe bạn và GV nhận xét. 
– HS chơi theo HD của GV
– HS nói trước lớp và chia sẻ 
3’
C.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_12_bai.doc