Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 14, Bài 1: Chuyện của thước kẻ - Tiết 1+2: Tập đọc ''Chuyện của thước kẻ''

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 14, Bài 1: Chuyện của thước kẻ - Tiết 1+2: Tập đọc ''Chuyện của thước kẻ''

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1.Kiến thức:

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện.

- Hiểu nội dung bài đọc: Mỗi đồ vật đều có ích, không nên kiêu căng, chỉ nghĩ đến ích lợi của bản thân, coi thường người khác; biết liên hê bản thân: không kiêu căng, tư phụ, biết quan tâm người khác. Biêt đọc phân vai cùng với bạn.

2. Kĩ năng:

- Viết đúng kiểu chữ hoa N và câu ứng dụng.

- Từ ngữ chỉ sự vật (đồ vật quen thuộc ở trường: tên, màu sắc); đặt và trả lời câu hỏi Ai thế nào ?

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Vẽ đồ dùng học tập, đặt tên và giới thiệu bức vẽ với người thân.

4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

 

docx 6 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 5260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 14, Bài 1: Chuyện của thước kẻ - Tiết 1+2: Tập đọc ''Chuyện của thước kẻ''", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 14
CHỦ ĐIỂM 7: BẠN THÂN Ở TRƯỜNG
BÀI 1: CHUYỆN CỦA THƯỚC KẺ 
Tiết 1 - 2 (TĐ): CHUYỆN CỦA THƯỚC KẺ (SHS, tr.114 - 116)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu nội dung bài đọc: Mỗi đồ vật đều có ích, không nên kiêu căng, chỉ nghĩ đến ích lợi của bản thân, coi thường người khác; biết liên hê bản thân: không kiêu căng, tư phụ, biết quan tâm người khác. Biêt đọc phân vai cùng với bạn.
2. Kĩ năng: 
- Viết đúng kiểu chữ hoa N và câu ứng dụng.
- Từ ngữ chỉ sự vật (đồ vật quen thuộc ở trường: tên, màu sắc); đặt và trả lời câu hỏi Ai thế nào ?
3.Thái độ: 
- Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Vẽ đồ dùng học tập, đặt tên và giới thiệu bức vẽ với người thân.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
+ Mẫu chữ viết hoa N .
+ Tranh ảnh minh hoạ thước kẻ, bút mực và bút chì (nếu có).
+ Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
Học sinh: mang bút màu để vẽ đồ dùng học tập em thích.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Khởi động (4 – 5 phút):
Mục tiêu: GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Bạn thân ở trường. 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, lưu ý tư thế cầm sách khi đọc.
Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng. Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, giới thiệu với bạn về một đồ dùng học tập mình thích: tên đồ dùng, miêu tả hình dáng, công dụng,...
-Đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, lời nói của các nhân vật, 
30’
2.Khám phá và luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ,câu, đoạn, bài.
Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân (từ khó, câu) , nhóm (đoạn) . 
Cách tiến hành: 
Hướng dẫn luyện đọc từ khó:
-Giáo viên đọc mẫu lần 1
-GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu.
-Nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai.
- Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài.
-Gạch dưới những âm vần dễ lẫn
-Cho HS đọc từ khó
Luyện đọc đoạn : 
-Gv hướng dẫn cách đọc.
- Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm giúp học sinh. 
Hướng dẫn ngắt giọng : 
-GV đọc mẫu câu dài, câu cần ngắt giọng, yêu cầu học sinh lắng nghe và đọc ngắt giọng lại.
- Mỗi hình vẽ đẹp,/ mỗi đường kẻ thẳng tắp/ là niềm vui chung của cả ba,//; Nhưng ít lâu sau,/ thước kẻ nghĩ/ bút mực và bút chì/ phải nhờ đến mình mới làm được việc. //; -Hướng dẫn học sinh rút ra từ cần giải nghĩa
-Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét bạn đọc .
Thi đọc:
 -Các nhóm thi đọc .
-GV lắng nghe và nhận xét.
- HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý: đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện với giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của đồ vật; giọng bút mực: nhẹ nhàng, chân thành; giọng thước kẻ: kiêu căng).
- HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: cặp sách, ưỡn, uốn ; 
- hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Mỗi hình vẽ đẹp,/ mỗi đường kẻ thẳng tắp/ là niềm vui chung của cả ba,//; Nhưng ít lâu sau,/ thước kẻ nghĩ/ bút mực và bút chì/ phải nhờ đến mình mới làm được việc. //; 
-HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
-Các nhóm tham gia thi đọc.
-Đại diện các nhóm nhận xét.
15’
Tiết 2:
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài.
Phương pháp,hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp, 
Cách tiến hành:
Giáo viên đặt câu hỏi: 
-Nội dung bài học là gì ?
-Nhận xét phần trả lời câu hỏi của học sinh.
- HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: ưỡn (làm cho ngực hay bụng nhô ra phía trước bằng cách hơi ngửa người về đằng sau), uốn (làm cho một vật từ thẳng thành cong hoặc ngược lại), thẳng tắp (thẳng thành một đường dài),...
- HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.
- HS nêu nội dung bài đọc: Mỗi đồ vật đều có ích, không nên kiêu căng, chỉ nghĩ đến ích lợi của bản thân, coi thường người khác.
- HS liên hệ bản thân: không kiêu căng, tự phụ, biết quan tâm người khác.
10’
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Giúp học sinh diễn cảm bài đọc 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
-Giáo viên đọc mẫu lại.
-Hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng nhân vật.
-Chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh.
- HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS nghe GV đọc lại đoạn từ Nhưng ít lâu sau đến cho thẳng.
- HS luyện đọc giọng của bút mực, thước kẻ và luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Nhưng ít lâu sau đến cho thẳng.
- HS khá, giỏi đọc cả bài.
10’
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những việc em đã làm ở nhà và ở trường.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
Giáo quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn học sinh tìm được từ ngữ kể các việc em đã làm.
Nhận xét-tuyên dương học sinh. 
- HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Giọng ai cũng.
- HS đọc phân vai theo nhóm nhỏ (HS luân phiên đổi vai đọc)
- HS nghe một vài nhóm đọc phân vai trước lớp và nghe GV nhận xét.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .. .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_14_bai.docx