Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 17, Bài 3: Cô giáo lớp em (Tiết 3+4)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 17, Bài 3: Cô giáo lớp em (Tiết 3+4)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

- Viết đúng kiểu chữ hoa P và câu ứng dụng.

- Nhận biết từ chỉ người và hoạt động của người;Câu chỉ hoạt động;Đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?

- Hát bài hát về thầy cô giáo và nói về bài hát.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

+ Lắng nghe và nhận xét bạn.

+ Liên hệ đến bản thân điều thú vị và học được trong bài.

+ Chia sẻ với bạn những gì em biết qua bài học.

 3. Phẩm chất

+ Bồi dưỡng tình yêu trường trường lớp, bạn bè.

+ Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện .

+Trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

 

docx 10 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 5470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 17, Bài 3: Cô giáo lớp em (Tiết 3+4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 17
CHỦ ĐIỂM 1: NGHỀ NÀO CŨNG QUÝ
BÀI 3: CÔ GIÁO LỚP EM (TIẾT 3, 4)
MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
- Viết đúng kiểu chữ hoa P và câu ứng dụng.
- Nhận biết từ chỉ người và hoạt động của người;Câu chỉ hoạt động;Đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?
- Hát bài hát về thầy cô giáo và nói về bài hát.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng: 
+ Lắng nghe và nhận xét bạn.
+ Liên hệ đến bản thân điều thú vị và học được trong bài.
+ Chia sẻ với bạn những gì em biết qua bài học.
	3. Phẩm chất
+ Bồi dưỡng tình yêu trường trường lớp, bạn bè.
+ Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện .
+Trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
 II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên : Mẫu chữ P hoa. Bảng phụ, tranh, clip bài hát.
2.Học sinh : Vở tập viết, bảng con.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 3: VIẾT CHỮ HOA: P
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa P
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ P hoa
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu:
+ Nêu cấu tạo chữ hoa P. .
- GV HD cách viết: 
+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét móc ngược trái. Dừng bút trên đường kẻ 2.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 5, viết nét cong trên có 2 đầu uốn vào trong, dừng bút ở đường kẻ 4 và đường kẻ 5.
- GV cho HS tập viết trên không
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
-Giáo viên lưu ý tư thế ngồi viết.
-Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
– HS quan sát mẫu chữ P hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ P hoa.
Cấu tạo: 
Gồm 2 nét: nét 1 giống nét 1 chữ hoa B, nét 2 là nét cong trên có hai đầu uốn vào trong không đều nhau
Cách viết: 
- HS tập viết trên không.
- HS nêu lại quy trình viết chữ P hoa.
- HS viết chữ P hoa vào bảng con.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ P hoa, câu ứng dụng “ Phố xá nhộn nhịp” 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu câu ứng dụng: Phố xá nhộn nhịp
- Yêu cầu HS nêu độ cao các con chữ, cách đặt dấu thanh, các chữ viết cách nhau khoảng bao nhiêu?
- GV viết mẫu chữ “ Phố” lưu ý HS cách nối nét.
Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
-Học sinh quan sát chữ mẫu
P: 5 ô li
h: 2,5 ô li
p: 2 ô li
o,n,a: 1 ô li
Dấu nặng đặt dưới chữ ô, i
Dấu sắc trên chữ a
Khoảng cách các chữ cách nhau con chữ o
- HS viết bảng con chữ Phố
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ P hoa, đọc, viết và hiểu câu ca dao : 
“ Quảng Bình có động Phong Nha
Có đèo Mụ Giạ có phà sông Gianh”
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
Giáo viên hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao.
HS viết chữ P hoa, chữ Phố và câu ca dao vào VTV:
“ Quảng Bình có động Phong Nha
Có đèo Mụ Giạ có phà sông Gianh”
- HS nêu ý nghĩa câu ca dao
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đánh giá bài viết của bản thân và của bạn bè.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp.
Cách tiến hành:
-Giáo viên lắng nghe học sinh nhận xét bài viết của bạn bên cạnh.
-Giáo viên nhận xét,tuyên dương bài viết của học sinh. 
HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
Tiết 4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện từ 
Mục tiêu: GiúpHS xác định yêu cầu của BT 3; Nhận biết từ chỉ người và hoạt động của người. 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm 2, trò chơi.
Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, đọc yêu cầu bài. 
- GV yêu cầu HS đọc bài thơ.
- GV yêu cầu HS nêu mẫu 1từ chỉ người, từ chỉ hoạt động của người.
- GV HD HS quan sát khai thác thông tin từ 2 bức tranh và cho HS TLN 2 tìm các từ.
- GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn” , lớp chia thành 2 đội lần lượt các bạn nối tiếp nhau lên gạch dưới từ cần tìm, đội nào tìm đúng, nhanh hơn là đội chiến thắng.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS giải thích nghĩa các từ vừa tìm.
Bài tập 3:
-Học sinh đọc yêu cầu bài, xác định yêu cầu bài.
- 1 HS đọc bài thơ
- HS nêu từ mẫu: thợ nề, xây
- HS TLN đôi
- HS tham gia trò chơi
Từ chỉ người: bé, thợ nề, thợ hàn, thợ mỏ, thầy thuốc.
Từ chỉ hoạt động của người: chơi, xây , đào, nối, chữa bệnh.
- HS nêu lại các từ vừa tìm.
- HS giải thích nghĩa các từ 
Hoạt động 2: Luyện câu (Bài tập 4)
Mục tiêu: HS biết đặt câu chỉ hoạt động. Đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:
Câu a
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS nêu lại từ người ở BT3
- GV HD HS chọn 1 - 2 từ chỉ người và đặt câu nói về hoạt động của người đó, trao đổi với bạn theo nhóm đôi.
- GV tổ chức cho HS chơi Truyền điện.
- GV Nhận xét
Câu b:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài
- GV hỏi:
+ Những từ in đậm hỏi về điều gì?
+ Từ nào dùng để hỏi về nơi chốn?
- GV HD HS đặt câu hỏi và yêu cầu HS làm vào VBT
- GV nhận xét, kết luận: Khi nào chúng ta sẽ sử dụng cụm từ “Ở đâu” đặt trong câu hỏi?
-HS xác định yêu cầu của BT 4
- HS nêu: bé, thợ nề, thợ hàn, thợ mỏ, thầy thuốc.
- HS trao đổi qua nhóm đôi.
 -HS chơi trò chơi Truyền điện để nói câu vừa đặt.
- HS đọc
- HS nêu các từ in đậm: trên sân trường, ở phòng khám, trên sân bóng.
- HS TL: nơi chốn
- Ở đâu?
- HS lần lượt nêu 3 câu hỏi đã đặt.
- Lớp nhận xét
- HS TL: Khi hỏi về nơi chốn sẽ sử dụng cụm từ “Ở đâu”
- HS viết vào VBT
Hoạt động 3:Vận dụng
Mục tiêu: Chia sẻ với bạn về bài hát
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho cả lớp hát bài hát về thầy cô giáo.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh chia sẻ với bạn về bài hát theo nhóm đôi.
- GV nhận xét
Hoạt động nối tiếp
- GV yêu cầu HS chuẩn bị một đồ chơi mà mình thích để giới thiệu cho các bạn trong lớp.
- Hát
- HS TLN đôi nói về bài hát
- Vài nhóm trình bày trước lớp.
.
- HS lắng nghe
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_17_bai.docx