Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài 4: Út Tin (Tiết 7+8)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài 4: Út Tin (Tiết 7+8)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: MRVT về trẻ em (từ ngữ chỉ hoạt động,tính nết của trẻ em); đặt câu với từ ngữ tìm được. Nghe – kể truyện Thử tài.

2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ hoạt động,tính nết của trẻ em;biết đặt câu với từ ngữ tìm được; Kể lại được câu truyện Thử tài.

3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.

+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con,

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi,

2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp

 

docx 5 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 13180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài 4: Út Tin (Tiết 7+8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 2
CHỦ ĐIỂM 1: EM ĐÃ LỚN HƠN
BÀI 4: ÚT TIN (tiết 7 - 8, SHS, tr.23 - 24)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: MRVT về trẻ em (từ ngữ chỉ hoạt động,tính nết của trẻ em); đặt câu với từ ngữ tìm được. Nghe – kể truyện Thử tài.
2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ hoạt động,tính nết của trẻ em;biết đặt câu với từ ngữ tìm được; Kể lại được câu truyện Thử tài. 
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 7: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ theo đúng yêu cầu.
Mục tiêu: Giúp học sinh biết tìm từ ngữ đúng yêu cầu.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận tìm từ ngữ theo kĩ thuật khăn trải bàn.
Cách tiến hành:	
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, tìm từ ngữ đúng theo yêu cầu.
Bài tập 3/23: Tìm các từ ngữ:
a.Có tiếng sách:
M: sách vở, đọc sách, sách vẽ, 
b.Có tiếng học:
M: học bài, học tâp, học múa, học đàn 
– HS xác định yêu cầu của BT 3, quan sát mẫu.
– HS tìm từ ngữ theo yêu cầu trong nhóm nhỏ bằng kĩ thuật Khăn trải bàn, mỗi HS tìm 2 từ cho mỗi nhóm, ghi vào thẻ từ. Chia sẻ kết quả trước lớp.
– HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được (nếu cần).
– HS nghe GV nhận xét kết quả.
Hoạt động 2: Đặt câu với từ ngữ đã tìm được ở bài tập trên.
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đặt câu với từ ngữ đã tìm được ở bài tập 3.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:	
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, đặt câu với từ ngữ đã tìm được ở bài tập 3.
Bài tập 4/23: Đặt một câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 3.
– HS xác định yêu cầu của BT 4.
– HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi
– HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu
– HS nghe bạn và GV nhận xét câu.
– HS viết vào VBT một câu có chứa từ ngữ tìm được ở BT 3.
– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
TIẾT 8: NGHE – KỂ THỬ TÀI
Hoạt động 1: Nghe GV kể chuyện Thử tài
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững chủ điểm
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: Giáo viên kể cho học sinh nghe về câu chuyện
- GV cho HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện 
- GV kể câu chuyện ( lần 1) kiểm tra phán đoán của HS.
- GV kể câu chuyện ( lần 2) kết hợp với tranh 
- HS quan sát tranh và phán đoán nội dung câu chuyện.
- HS nghe và chia sẻ với bạn về nội dung phán đoán
- HS nghe GV kể và quan sát tranh.
Hoạt động 2: Kể từng đoạn của câu chuyện 
Mục tiêu: Nghe – kể được từng đoạn của câu chuyện Thử tài theo tranh và câu hỏi gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm.
Cách tiến hành: 
- GV cho HS quan sát tranh, câu hỏi gợi ý để kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp
- GV cho HS kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm nhỏ.
- GV cho HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện 
Mục tiêu: Xem – kể được toàn bộ câu chuyện Thử tài 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS kể toàn bộ câu chuyện
- Yêu cầu 1 số HS kể chuyện trước lớp
- GV khen ngợi, khích lệ HS.
Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi gợi ý
HS kể lại trước lớp
- HS kể từng đoạn trong nhóm.
- HS kể trước lớp
- HS lắng nghe.
- HS kể toàn bô câu chuyện theo nhóm đôi
- 1 số HS kể toàn bộ câu chuyện.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_2_bai.docx