Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 23, Bài 2: Ong xây tổ (Tiết 7+8)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 23, Bài 2: Ong xây tổ (Tiết 7+8)

I/ MỤC TIÊU

1.Yêu cầu cần đạt:

Nói được với bạn về nơi ở của các con vật em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.

 Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Nhờ đoàn kết, làm việc có kỉ luật, ong xây được tổ vững chãi, biết liên hệ bản thân: Yêu quý mọi vẻ đẹp của tự nhiên, biết đoàn kết, gắn bó, giữ gìn kỉ luật.

Nghe - viết đúng đoạn văn; phân biệt được ua/uơ; r/gi, ên/ênh.

Mở rộng được vốn từ về thiên nhiên (từ ngữ chỉ tên các mùa, các tháng của từng mùa); đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?.

Biết nói và đáp lời đồng ý, lời không đồng ý.

Nhận diện được kiểu bài thuật việc đã tham gia.

Chia sẻ được một truyện đã đọc về thiên nhiên.

Thực hiện được trò chơi Nhà thơ nhí, nói 1-2 câu về một loài vật được nhắc đến trong bài thơ.

2.Năng lực và phẩm chất

a-Năng lực

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

b -Phẩm chất

Yêu quý mọi vẻ đẹp của tự nhiên, biết đoàn kết, gắn bó, giữ gìn kỉ luật.

 

docx 3 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 5020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 23, Bài 2: Ong xây tổ (Tiết 7+8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 23	
TIẾT: 7 + 8	
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU
BÀI 2: ONG XÂY TỔ (SHS, tr.45 - 49)
I/ MỤC TIÊU
1.Yêu cầu cần đạt:
Nói được với bạn về nơi ở của các con vật em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.
 Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Nhờ đoàn kết, làm việc có kỉ luật, ong xây được tổ vững chãi, biết liên hệ bản thân: Yêu quý mọi vẻ đẹp của tự nhiên, biết đoàn kết, gắn bó, giữ gìn kỉ luật.
Nghe - viết đúng đoạn văn; phân biệt được ua/uơ; r/gi, ên/ênh.
Mở rộng được vốn từ về thiên nhiên (từ ngữ chỉ tên các mùa, các tháng của từng mùa); đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?.
Biết nói và đáp lời đồng ý, lời không đồng ý.
Nhận diện được kiểu bài thuật việc đã tham gia.
Chia sẻ được một truyện đã đọc về thiên nhiên.
Thực hiện được trò chơi Nhà thơ nhí, nói 1-2 câu về một loài vật được nhắc đến trong bài thơ.	
2.Năng lực và phẩm chất
a-Năng lực
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b -Phẩm chất
Yêu quý mọi vẻ đẹp của tự nhiên, biết đoàn kết, gắn bó, giữ gìn kỉ luật.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 GV: - Sách học sinh, sách giáo viên.	
 - Tranh ảnh minh họa nội dung bài đọc, video cho hoạt động khởi động. 
 Bảng phụ ghi đoạn từ: Những bác ong thợ già đến hết
Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT2b để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
HS: Bảng con; Vở tập viết, sách giáo khoa.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 7
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ thiên nhiên 
Mục tiêu: - Luyện nói – tìm từ ngữ theo gợi ý. Phát triển ý tưởng thông qua việc trao đổi với bạn.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận tìm từ ngữ theo kĩ thuật khăn trải bàn
* Cách tiến hành:
4. Luyện câu: Chọn từ ngữ phù hợp để thay thế.
4.1. Tìm từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào?
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4a, 
 - Cho HS tìm từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? trong từng câu.
- GV nhận xét và chốt: Khi các em trả lời câu hỏi Khi nào thì trong câu trả lời phải chứa bộ phận cho biết về thời gian.
4.2. Chọn từ ngữ phù hợp để thay thế
-Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4b
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4, chọn từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào thay thế * theo nhóm 4
-Đại diện lên trình bày
- Cho HS đọc lại câu văn sau khi đã điền từ ngữ, so sánh với câu ban đầu.
- Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu viết lại câu vào vở.
-GV tổ chức HS tự đánh giá, nhận xét
-GV thu 5 quyển vở chấm – nhận xét
TIẾT 8
NÓI VÀ ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý, LỜI KHÔNG ĐỒNG Ý
5. Nói và nghe
* Mục tiêu: Hs biết quan sát tranh và đóng vai phù hợp theo tình huống.
*Cách thực hiện
5.1. Nói và đáp lời đồng ý
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT 5a.
- Cho HS quan sát tranh và đọc lời của các nhân vật trong tranh theo nhóm đôi
- Yêu cầu HS đóng vai để nói và đáp lời đồng ý phù hợp với tình huống.
- Một số nhóm HS đóng vai trước lớp.
- GV nhận xét.
5.2. Nói và đáp lời không đồng ý
- Yêu cầu HS xác định yêu câu của BT 5b, đọc các tình huông. 
Tình huống: 
* Anh trai rủ em trèo cây hái quả chin
* Bạn rủ em đi tắm sông
- Cho một số nhóm HS nói và đáp trước lớp.
-Yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi:
+ Ta thường đáp lời không đồng ý khi nào?
+ Khi không đồng ý, em cần đáp với thái độ thế nào? Vì sao?
- GV nhận xét và chốt ý đúng
-HS xác định yêu cầu – HS đọc cá nhân đoạn văn.
- HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu BT theo nhóm đôi
- HS trinh bày trước lớp. ( Mùa đông – Xuân sang – Hè về - Thu đến)
- HS nhận xét
-HS xác định yêu cầu
-Học sinh thảo luận nhóm 4, chọn từ ngữ trả lời làm vào bảng phụ
Các nhóm lần lượt chia sẻ bài làm của nhóm mình.
-Các nhóm khác theo dõi nhận xét
-Học sinh viết vào vở
-Đọc câu em vừa viết cho các bạn nghe – nhận xét bổ sung (nếu sai).
-HS đọc và xác định yêu cầu bài
-HS thảo luận nhóm đôi
-HS đóng vai
-Đại diện một vài nhóm HS đóng vai trước lớp.
-HS lắng nghe
-HS xác định yêu cầu bài.
-HS phân vai anh trai, bạn của em và em để nói và đắp lời không đồng ý phù hợp với mỗi tình huống
-Một vài nhóm HS chia sẻ trước lớp
-HS trả lời câu hỏi
-HS lắng nghe
 RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_23_bai.docx