Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 26, Bài 3: Mùa lúa chín - Tiết 3+4: Tập đọc ''Mùa lúa chín''

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 26, Bài 3: Mùa lúa chín - Tiết 3+4: Tập đọc ''Mùa lúa chín''

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1.Kiến thức:

- Viết đúng kiểu chữ hoa Y và câu ứng dụng.

- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật và màu sắc tương ứng của sự vật. Đặt câu tả cảnh đẹp có sử dụng từ ngữ chỉ màu sắc.

- Hát bài hát Em đi giữa biển vàng. Nói câu thể hiện cảm xúc của em khi hát.

2. Kĩ năng:

- Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa Y và câu ứng dụng; thực hành được bài tập tìm từ ngữ và đặt câu với từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động.

3.Thái độ:

-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt;

4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

● Giáo viên: SHS, VBT, SGV.

- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác.

– Mẫu chữ viết hoa Y. Bảng phụ : Yêu nước thương nòi.

– Bài hát về mùa lúa chín.

 Học sinh: Vở tập viết, bảng con.

 

doc 6 trang Hà Duy Kiên 8910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 26, Bài 3: Mùa lúa chín - Tiết 3+4: Tập đọc ''Mùa lúa chín''", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 26
CHỦ ĐỀ: SẮC MÀU QUÊ HƯƠNG
BÀI 3: MÙA LÚA CHÍN
Tiết 3, 4: MÙA LÚA CHÍN (SHS, tr.67 - 68)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- Viết đúng kiểu chữ hoa Y và câu ứng dụng.
- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật và màu sắc tương ứng của sự vật. Đặt câu tả cảnh đẹp có sử dụng từ ngữ chỉ màu sắc.
- Hát bài hát Em đi giữa biển vàng. Nói câu thể hiện cảm xúc của em khi hát.
2. Kĩ năng: 
- Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa Y và câu ứng dụng; thực hành được bài tập tìm từ ngữ và đặt câu với từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động. 
3.Thái độ: 
-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: SHS, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác.
– Mẫu chữ viết hoa Y. Bảng phụ : Yêu nước thương nòi.
– Bài hát về mùa lúa chín.
Học sinh: Vở tập viết, bảng con. 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 3
10’
Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa Y
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ Y hoa
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết chữ hoa Y. 
-Giáo viên lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
-Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
– HS quan sát mẫu chữ Y hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ Y hoa.
Cấu tạo: Chữ Y hoa cấu tạo gồm 2 nét: nét móc và nét khuyết
Cách viết: 
Nét 1: nét móc
Đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét móc hai đầu, đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài. Dừng bút giữa đường kẻ 2 và đường kẻ 3.
Nét 2: khuyết ngược
Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút thẳng lên đường kẻ 6 rồi chuyển hướng ngược lại viết nét khuyết ngược kéo dài xuống đường kẻ 4(dưới) dừng bút ở đường kẻ 2 (trên).
– HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Y hoa.
– HS viết chữ Y hoa vào bảng con.
– HS tô và viết chữ Y hoa vào VTV.
10’
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ Y hoa, câu ứng dụng “Yêu nước thương nòi” 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
Học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết.
-Học sinh luyện viết bảng con chữ “Y” hoa; chữ “Yêu nước thương nòi”;
-HS viết chữ A hoa, chữ Yêu và câu ứng dụng vào VTV:
 “Yêu nước thương nòi”
10’
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ Y hoa, đọc, viết và hiểu câu thơ : 
“Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại
Như võng trên sông ru người qua lại.”
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ:
Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại
Như võng trên sông ru người qua lại.
Phạm Tiế́n Duật
HS viết chữ Y hoa, chữ Yêu và câu thơ vào VTV:
Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại
Như võng trên sông ru người qua lại.
Phạm Tiế́n Duật
5’
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đánh giá bài viết của bản thân và của bạn bè.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp.
Cách tiến hành:
-Giáo viên lắng nghe học sinh nhận xét bài viết của bạn bên cạnh.
-Giáo viên nhận xét,tuyên dương bài viết của học sinh. 
HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
Tiết 4 : TỪ VÀ CÂU
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
14’
Hoạt động 1: Luyện từ (Bài tập 3)
Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của BT 3; HS quan sát tranh, đọc từ và chọn từ phù hợp với từng tranh; chia sẻ kết quả trong nhóm đôi/ nhóm nhỏ.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm 4
Cách tiến hành:
– HS xác định yêu cầu của BT 3.
– HS đọc đoạn thơ, thảo luận nhóm 4 để tìm cặp từ ngữ chỉ sự vật và màu sắc tương ứng. Chia sẻ kết quả trước lớp.
– HS tìm thêm một số cặp từ ngữ chỉ sự vật và màu sắc tương ứng.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
Bài tập 3/68: 
-Học sinh đọc yêu cầu bài, xác định yêu cầu bài, thảo luận nhóm 4 gắn từ ngữ phù hợp với tranh. 
-Đại diện các nhóm trình bày.
Ví dụ:
tre
xanh
lúa
xanh
Trường học
Đỏ thắm
Sông máng
Xanh mát
-Học sinh nhận xét.
13’
Hoạt động 2: Luyện câu (Bài tập 4)
Mục tiêu: Giúp HS biết đặt câu nói về cảnh đẹp em thích.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:
– HS xác định yêu cầu của BT 4, đọc lại các từ ngữ tìm được ở BT 3.
– HS thảo luận nhóm đôi, đặt câu tả cảnh đẹp em thích có sử dụng từ ngữ chỉ màu sắc.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
– HS viết câu vào VBT.
-HS xác định yêu cầu của BT 4, quan sát câu mẫu.
-HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.
-HS chơi trò chơi Truyền điện để nói miệng câu vừa đặt.
-HS nghe bạn và GV nhận xét câu.
-HS viết vào VBT 1 – 2 câu có chứa một từ ngữ tìm được ở BT 3.
-HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
9’
Hoạt động 3: Vận dụng
Mục tiêu: Giúp HS xác 
định yêu cầu của hoạt động: Hát bài hát Em đi giữa biển vàng. Nói một câu thể hiệ̣n cả̉m xúc của em khi hát bài hát đó.
Phương pháp, hình thức 
tổ chức: Thảo luận nhóm đôi
Cách tiến hành:
– GV cho HS nghe nhạc và hướng dẫn HS hát.
– HS hát tập thể bài hát Em đi giữa biển vàng.
– 1 – 2 HS nói trước lớp về cảm xúc của mình khi hát bài hát đó.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
- HS lắng nghe và hát theo.
- Cả lớp cùng hát.
- 1 – 2 HS nói trước lớp về cảm xúc của mình khi hát bài hát đó.( HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.)
- HS nói trước lớp và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về những việc nhà mình đã làm, được người thân khen ngợi, cảm nghĩ khi được khen ngợi.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_26_bai.doc