Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 27: Ôn tập giữa học kỳ II (Tiết 5+6)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 27: Ôn tập giữa học kỳ II (Tiết 5+6)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Luyện đọc các bài thơ đã học từ đầu học kì II

2.Kĩ năng: Ôn luyện lại các bài thơ đã học từ đầu học kì I: đọc thuộc lòng đoạn thơ dựa vào tranh gợi ý; nêu tên bài thơ dựa vào hình ảnh và đoạn thơ đã đọc; trả lời câu hỏi về nội dung đoạn thơ; trao đổi với bạn về những câu thơ em thích.Nghe – kể: Món quà quê.

3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Biết tôn trọng những bạn biết đáp lời khen ngợi, chúc mừng.

4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

 

docx 10 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 6720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 27: Ôn tập giữa học kỳ II (Tiết 5+6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 – Tuần 27
ÔN TẬP GIỮA KÌ 2
ÔN TẬP 3 (Tiết 5, 6, SHS trang 77, 78, 79)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Luyện đọc các bài thơ đã học từ đầu học kì II
2.Kĩ năng: Ôn luyện lại các bài thơ đã học từ đầu học kì I: đọc thuộc lòng đoạn thơ dựa vào tranh gợi ý; nêu tên bài thơ dựa vào hình ảnh và đoạn thơ đã đọc; trả lời câu hỏi về nội dung đoạn thơ; trao đổi với bạn về những câu thơ em thích.Nghe – kể: Món quà quê.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Biết tôn trọng những bạn biết đáp lời khen ngợi, chúc mừng.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác. Tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
-Tranh/ số tranh bắt thăm đoạn đọc và câu hỏi (nếu có).
– Tranh ảnh, video clip truyện Món quà quê (nếu có).
2.Học sinh: Sách, vở tập viết, vở bài tập, bảng con, mang tới lớp bài thơ đã đọc.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc lưu loát các bài đọc
Phương pháp, hình thức tổ chức:
-Hỏi đáp, thực hành, thảo luận, 
Cách tiến hành:
-Giúp HS xác định yêu cầu của BT 1, trao đổi và thực hiện yêu cầu của BT trong nhóm nhỏ.
– Tổ chức cho HS chơi tiếp sức: chọn tranh, đọc thuộc lòng đoạn thơ phù̀ hợp với bức tranh và viết tên bài đọc.
–GV nhận xét – đánh giá. 
Ôn đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi
 Tìm từ ngữ phù̀ hợp với hình
– HS đọc yêu cầu BT1, đọc nội dung, trao đổi và thực hiện yêu cầu của BT trong nhóm nhỏ.
– HS chơi tiếp sức: chọn tranh, đọc thuộc lòng đoạn thơ phù̀ hợp với bức tranh và viết tên bài đọc.
– Một số HS đọc thuộc lòng những đoạn thơ em thích trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
Hoạt động 2: Nói về những câu thơ em thích
Mục tiêu: Giúp học sinh biết cảm nhận về những dòng thơ hay.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, vấn đáp, trực quan, thực hành 
Cách tiến hành:
-Giúp học sinh biết chia sẻ với bạn về những câu thơ hay
-Giáo viên nhận xét – đánh giá:
Nói về những câu thơ em thích
– HS đọc yêu cầu BT 2/77.
– HS trao đổi trong nhóm đôi về tên bài thơ, những câu thơ em thích, từ ngữ hoặc khuôn mặt thể hiện cảm xúc của em khi đọc bài thơ.
– HS viết vào Phiế́u đọc sách tên bài thơ, những câu thơ em thích, từ ngữ thể hiện cảm xúc của em khi đọc bài thơ.
TIẾT 2: KỂ CHUYỆN (Nghe kể): MÓN QUÀ QUÊ 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện
Mục tiêu: Giúp học sinh biết quan sát tranh,phán đoán câu chuyện. 
Phương pháp, hình thức tổ chức: kể mẫu, đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, phán đoán nội dung truyện, nêu nội dung mỗi bức tranh. 
Nghe kể chuyện
– HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.
– HS nghe GV kể chuyện lần thứ nhất (có thể dù̀ng tệp ghi âm giọng kể) để kiểm tra phán đoán. GV vừa kể vừa dù̀ng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung chú ý của HS.
– HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện.
– HS nghe GV kể chuyện lần thứ hai (có thể dù̀ng tệp ghi âm và ghi hình giọng kể phối hợp với tranh, hình ảnh động minh hoạ) kết hợp quan sát từng tranh minh hoạ để ghi nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện.
Hoạt động 2: Kể từng đoạn của câu chuyện.
Mục tiêu: Giúp học sinh biết kể từng đoạn theo tranh.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm ...
Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài.
-GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân vật.
-Nhận xét-đánh giá:
-HS quan sát tranh va dưa vao cum tư gơi y dươi tranh để kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
– HS kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm nhỏ. (GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân vật.).
– Nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện.
8’
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện
Mục tiêu: Giúp học sinh ghi nhớ nội dung câu chuyện, tự tin kể toàn bộ câu chuyện.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, kể chuyện
Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài.
-Chia nhóm, quan sát, giúp đỡ học sinh 
-Tổ chức thi kể chuyện trước lớp. 
-Giáo viên nhận xét – đánh giá bài làm của học sinh.
HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.
– Một vài HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện.
– HS nói về nhân vật em thích và giải thích lí do. Trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 27
ÔN TẬP 4 (tiết 7 - 8, SHS, tr.78, 79, 80, 81)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Ôn luyện lại các bài văn miêu tả đã học từ đầu học kì II: nhớ lại tên bài đọc dựa vào từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật có trong bài đọc; đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài; trao đổi với bạn về một hình ảnh em thích trong bài đọc.
2.Kĩ năng: Ôn tập từ ngữ chỉ đặc điểm (hình dáng, màu sắc); câu có bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào?, Để làm gì̀?; dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Biết tôn trọng những bạn biết đáp lời khen ngợi, chúc mừng.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.
-Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác.
– Thẻ từ ghi tên bài đọc và từ ngữ ở BT 1 cho HS chơi tiếp sức.
– Phiếu cho HS bắt thăm đoạn đọc và câu hỏi (nếu có).
– Bảng nhóm cho HS tìm từ ngữ.
– Bảng phụ chép các câu ở BT
2.Học sinh: SHS, VTV, VBT
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nhớ lại tên bài đọc
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc lưu loát các bài đọc
Phương pháp, hình thức tổ chức:
-Hỏi đáp, thực hành, thảo luận, 
Cách tiến hành:
– Giúp học sinh xác định bài đọc, nối hình ảnh miêu tả với tên bài đọc.
- GV quan sát - giúp đỡ.
Nhớ lại tên bài đọc
– HS xác định yêu cầu của BT 1; đọc tên bài đọc, từ ngữ có trong bài đọc; trao đổi và thực hiện yêu cầu của BT trong nhóm nhỏ.
– HS chơi tiếp sức: Nối hình ảnh miêu tả với tên bài đọc.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
Hoạt động 2: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc lưu loát, nắm nội dung bài đã học
Phương pháp, hình thức tổ chức: quan sát, vấn đáp, trực quan, thực hành 
Cách tiến hành:
-GV gợi ý giúp học sinh tự tin đọc to trước lớp, tham gia chia sẻ trong nhóm, trước lớp.
-Giáo viên nhận xét – đánh giá:
Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
– HS xác định yêu cầu của BT 2.
– Nhóm 4 HS đọc thành tiếng đoạn văn em yêu thích trong một bài văn ở BT 1 và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc tương ứng.
– Một số HS đọc bài trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
Hoạt động 3: Nói về hình ảnh em thích
Mục tiêu: Giúp học sinh biết chia sẻ với bạn một số hình ảnh em thích qua các bài đọc
Phương pháp, hình thức tổ chức: 
-Giúp học sinh trao đổi trong nhóm về một hình ảnh em thích, từ ngữ hoặc khuôn mặt thể hiện cảm xúc của em sau khi đọc bài.
-Nhận xét – đánh giá.
Nói về một hình ảnh em thích
– HS xác định yêu cầu của BT 3.
– HS trao đổi trong nhóm đôi về một hình ảnh em thích, từ ngữ hoặc khuôn mặt thể hiện cảm xúc của em sau khi đọc bài.
– HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, một hình ảnh em thích, từ ngữ hoặc khuôn mặt thể hiện cảm xúc của em sau khi đọc bài.
TIẾT 2: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn từ ngữ chỉ sự đặc điểm
Mục tiêu: Giúp học sinh biết tìm các từ chỉ đặc điểm để thực hiện đúng các bài tập.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi, kĩ thuật các mảnh ghép.
Cách tiến hành: Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
-Giáo viên hướng dẫn thực hành theo nhóm.
-Tổ chức cho học sinh trình bày trước lớp. 
Ôn từ ngữ chỉ đặc điểm
– HS xác định yêu cầu của BT 4.
– HS tìm từ ngữ theo yêu cầu trong nhóm nhỏ bằng kĩ thuật mảnh ghép (thực hiện giai đoạn 1 trong nhóm, giai đoạn 2 trước lớp), một phần tư số nhóm thực hiện một yêu cầu, ghi vào thẻ từ. Chia sẻ kết quả trước lớp.
– HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được (nếu cần).
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
.
Hoạt động 2: Ôn câu có bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào?, Để làm gì?
Mục tiêu: Giúp học sinh biết thay cụm từ thích hợp theo mẫu câu Khi nào, Để làm gì?.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: 
-Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài.
-Tổ chức cho học sinh thực hành bài tập 5/79.
Ôn câu có bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào?, Để làm gì?
– HS xác định yêu cầu của BT 5.
– HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.
– HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
– HS viết vào VBT câu vừa đặt.
Hoạt động 3: Ôn dấu câu
Mục tiêu: Giúp học sinh biết sử dụng dấu câu phù hợp để điền vào chỗ trống (ô vuông)
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm đôi, trò chơi.
Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài.
-Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Tiếp sức” .
-Nhận xét, đánh giá.
Ôn dấu câu
– HS xác định yêu cầu của BT 6.
– HS đọc đoạn văn, thảo luận trong nhóm đôi, thực hiện yêu cầu BT.
– HS chơi tiếp sức điền dấu câu phù̀ hợp vào ô trống.
– HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu câu và nêu tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_27_on.docx