Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 30, Bài 2: Sóng và cát ở Trường Sa (Tiết 5+6)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức:
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp đặc biệt của sóng và cát ở các đảo Trường Sa; thể hiện tình cảm trân trọng của tác giả đối với những người làm nhiệm vụ canh giữ biển đảo; biết liên hệ bản thân: Yêu quý thiên nhiên, trân trọng những người làm nhiệ̣m vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Biết liên hệ bản thân: Kể được những điều em biết về Trường Sa
- Nói với bạn về màu sắc của những sự vật trong thiên nhiên; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Nghe – viết đúng đoạn văn: Chim rừng Tây Nguyên
2.Kĩ năng:
- Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
- Luyện tập nói về những điều em biết về Trường Sa
- Phân biệt d/gi; iêu/ươu, oan/oang.
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 . Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 30 CHỦ ĐIỂM: VIỆT NAM MẾN YÊU BÀI 2: SÓNG VÀ CÁT Ở TRƯỜNG SA (tiết 5, 6, SHS, tr.101 - 102) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1.Kiến thức: - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp đặc biệt của sóng và cát ở các đảo Trường Sa; thể hiện tình cảm trân trọng của tác giả đối với những người làm nhiệm vụ canh giữ biển đảo; biết liên hệ bản thân: Yêu quý thiên nhiên, trân trọng những người làm nhiệ̣m vụ bảo vệ Tổ quốc. - Biết liên hệ bản thân: Kể được những điều em biết về Trường Sa - Nói với bạn về màu sắc của những sự vật trong thiên nhiên; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ. - Nghe – viết đúng đoạn văn: Chim rừng Tây Nguyên 2.Kĩ năng: - Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. - Luyện tập nói về những điều em biết về Trường Sa - Phân biệt d/gi; iêu/ươu, oan/oang. 3.Thái độ: Có thái độ yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên Việt Nam, có ý thức bảo vệ biển đảo Việt Nam, trân trọng những người làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. . 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết. 5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên: SHS, VBT, SGV, tranh về cảnh mây, trời, cầu vồng, cát, sóng biển 2.Học sinh: Sách, vở bài tập, bảng con, III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 2.Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 5 (TĐ): SÓNG VÀ CÁT Ở TRƯỜNG SA (trang 101, 102) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động (4 – 5 phút): Mục tiêu: HS nói với bạn về màu sắc của các sự vật trong thiên nhiên. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: GV cho HS quan sát tranh về cảnh mây, trời, cầu vồng, cát, sóng biển suy nghĩ 1 phút về màu sắc của các sự vật và trao đổi đôi bạn. Giới thiệu bài Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, lưu ý tư thế cầm sách khi đọc. Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng. Giáo viên nêu mục tiêu của bài học. -HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về một việc em làm trong ngày theo gợi ý: sáng, trưa, chiều, tối Quan sát và thảo luận đôi bạn Đại diện một số nhóm trình bày – Nhận xét Lắng nghe 2.Khám phá và luyện tập: Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ,câu, đoạn, bài. Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân (từ khó, câu) , nhóm (đoạn) . Cách tiến hành: Hướng dẫn luyện đọc từ khó: - Giáo viên đọc mẫu lần 1, nêu giọng đọc - GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu theo hàng dọc. - Nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai. - Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài. - Gạch dưới những âm vần dễ lẫn - Cho HS đọc từ khó Luyện đọc đoạn : - Gv hướng dẫn cách đọc. - Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm giúp học sinh. Hướng dẫn ngắt giọng : -GV đọc mẫu câu dài, câu cần ngắt giọng, yêu cầu học sinh lắng nghe và đọc ngắt giọng lại. - Sáng/ 7 giờ 30 đến 10 giờ 30/ Học ở trường/ (Thứ bảy, chủ nhật:/ tham gia Câu lạc bộ Bóng đá)// -Hướng dẫn học sinh rút ra từ cần giải nghĩa (bổ sung thêm 1 số từ nều cần thiết). -Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm. - Hướng dẫn học sinh nhận xét bạn đọc . Thi đọc: -Các nhóm thi đọc . -GV lắng nghe và nhận xét. - HS nghe GV đọc mẫu - HS đọc nối tiếp - HS nghe giáo viên hướng dẫn đọc và luyện đọc 1 số từ/ cụm từ khó: vẽ quanh chân đảo, doi cát, hòa quyện -HS đọc đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - HS nghe GV đọc mẫu - HS đọc chú giải (SGK trang 101) - HS luyện đọc - Đại diện 2 nhóm đọc trước lớp – Nhận xét -Đại diện 1 - 2 nhóm thi đọc - nhận xét. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài. Phương pháp,hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp, Cách tiến hành: Giáo viên đặt câu hỏi: - Sóng ở các đảo được tả như thế nào? - Trên các đảo ở Trường Sa, cát có gì lạ? - BTTN: Nhờ đâu các hòn đảo ở Trường Sa có vẻ đẹp rất riêng? a. Nhờ san hô trắng b. Nhờ nước biển xanh c. Nhờ màu áo chú bộ đội d. Tất cả các ý trên - Kể những điều em biết về Trường Sa? -Nhận xét phần trả lời câu hỏi của học sinh. - GDBVMT: Yêu quý thiên nhiên, trân trọng những người làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. - Sóng ở các đảo được tả như một họa sĩ “bền bỉ vẽ quanh chân đảo một viền hoa như một dải đăng ten mềm mại” - Trên các đảo ở Trường Sa, cát là những vụn san hô nên rất tơi nhẹ. - HS làm bảng con: d. Tất cả các ý trên - HS thảo luận đôi bạn (2 phút) – Báo cáo -HS rút ra nội dung bài , rút ra bài học: Miêu tả̉ vẻ đẹp đặc biệt của sóng và cát ở các đảo Trường Sa; thể hiện tình cảm trân trọng của tác giả đối với những người làm nhiệm vụ canh giữ biển đảo. Hoạt động 3: Luyện đọc lại Mục tiêu: Giúp học sinh đọc diễn cảm bài đọc Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu 1 HS đọc mẫu lại. - Hướng dẫn học sinh đọc bài thể hiện cảm xúc. - Chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh (nếu có). - HS thi đua đọc lại 1 đoạn của bài -1 Học sinh đọc – Nhận xét -Học sinh đọc nối tiếp đọc lại bài – Nhận xét -Học sinh nêu bài học và liên hệ bản thân: lập thời gian biểu để thực hiện các công việc trong ngày. - 2 HS – Nhận xét TIẾT 6: NGHE – VIẾT CHÍNH TẢ: Chim rừng Tây Nguyên Phân biệt d/gi; iêu/ươu, oan/oang TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả Mục tiêu: Giúp học sinh nghe – viết đúng bài “Chim rừng Tây Nguyên” Phương pháp, hình thức tổ chức: Đọc mẫu thực hành, đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: - Giáo viên yêu cầu 1 HS đọc mẫu bài chính tả. - Giáo viên chia lớp thành 4 tổ, thảo luận tìm từ khó: Tổ 1: câu 2, tổ 2: câu 2; tổ 3 + tổ 4: câu 3 -Nhận xét, tuyên dương học sinh viết bảng đẹp. -Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi viết . -Giáo viên đọc mẫu lần 2. -Giáo viên đọc từng từ ngữ,học sinh viết -Giáo viên đọc mẫu lần 3. -GV nhận xét một số vở - Tổng kết lỗi – nhận xét, tuyên dương học sinh viết chữ rõ ràng, trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả. Động viên những em có chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lỗi. -Học sinh đọc thầm theo, gạch chân dưới từ khó cần luyện viết. - HS báo cáo + phân tích từ khó: chao lượn, che rợp, bơi lội, ríu rít, -Viết bảng con từ khó – Nhận xét, tuyên dương HS viết bảng đẹp - HS nêu - HS lắng nghe - HS viết - Học sinh kiểm tra lỗi. Đổi vở - Nhận xét Hoạt động 2: Bài tập chính tả Mục tiêu: Giúp học sinh biết tìm và học thuộc bảng chữ cái từ 1 đến 9; Chọn đúng chữ c/k để điền vào chỗ trống. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài. -Thực hành bài tập 2b (trang 102): * Trò chơi: Chuyền lá - Nhận xét -Thực hành bài tập 2c (trang 102): GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài. - Sửa bài: Trò chơi Hái quả - Nhận xét - Dặn dò: Sửa lại lỗi sai - HS suy nghĩ 1 phút - HS hát + Chuyền lá: chọn lá có ghi từ đúng gắn lên bảng – Nhận xét. - Giải thích vì sao không gắn những lá còn lại – nêu cách sửa sai – Nhận xét -Học sinh thực hành vở bài tập: năng khiếu, con khướu, cái bướu, biếu quà, khoang táu, mũi khoan, huy hoàng, hoàn lại – Nhận xét V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_30_bai.docx