Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 32, Bài 2: Bạn có biết (Tiết 5+6)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 32, Bài 2: Bạn có biết (Tiết 5+6)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

1.1. Năng lực ngôn ngữ:

- Nói: Chia sẻ được với bạn một điều thú vị về một loài vật mà em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.

- Đọc: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng đấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Thế giới thiên nhiên vô cùng diệu kì. Từ đó thể hiện tình yêu thiên nhiên và kích thích sự ham hiểu biết, tìm hiểu về thiên nhiên.

- Nghe : Lắng nghe và nhận xét phần đọc bài, trả lời câu hỏi của bạn.

- Viết: nghe - viết đúng đoạn văn; phân biệt eo/oe; ch/tr, an/ang.

1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

2. Phẩm chất:

- Nhân ái: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

 

docx 5 trang Hà Duy Kiên 7560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 32, Bài 2: Bạn có biết (Tiết 5+6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Vân Anh 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 32
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2
CHỦ ĐIỂM : BÀI CA TRÁI ĐẤT
BÀI 2: BẠN CÓ BIẾT (tiết 5, 6, SHS, tr.117 - 118)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực ngôn ngữ: 
- Nói: Chia sẻ được với bạn một điều thú vị về một loài vật mà em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Đọc: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng đấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Thế giới thiên nhiên vô cùng diệu kì. Từ đó thể hiện tình yêu thiên nhiên và kích thích sự ham hiểu biết, tìm hiểu về thiên nhiên. 
- Nghe : Lắng nghe và nhận xét phần đọc bài, trả lời câu hỏi của bạn.
- Viết: nghe - viết đúng đoạn văn; phân biệt eo/oe; ch/tr, an/ang.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Phẩm chất: 
- Nhân ái: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. Phương tiện dạy học
- Giáo viên: Giáo án điện tử
- Học sinh: SGK, Vở
III. Các hoạt động dạy học
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
A. Khởi động (5’)
 Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và dẫn dắt vào bài mới.
 Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm đôi.
 Cách tiến hành:
– GV cho HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với bạn về một điều thú vị trong thế giới loài vật mà em biết. 
VD: loài động vật cao nhất; loài chim chạy nhanh nhất; loài vật có chiếc mũi thính nhất; loài vật biết bắt chước tiếng người; 
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nói về con vật gì, 
- GV giới thiệu bài mới Bạn có biết?.
B. Khám phá và luyện tập
HĐ1: Luyện đọc thành tiếng (14’)
Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng, lưu loát từ ngữ, câu, đoạn, bài.
Phương pháp, hình thức tổ chức: rèn luyện theo mẫu, đọc cá nhân, nhóm 2(từ khó, câu), nhóm 3(đoạn). 
Cách tiến hành:
- Đọc mẫu toàn bài.
- Nêu cách đọc: giọng thong thả, chậm rãi, nhấn mạnh những điểm thú vị, độc đáo của từng loài vật được giới thiệu.
- Yêu cầu HS đọc bài theo nhóm 2 và lưu ý các từ khó đọc.
- Yêu cầu HS nêu từ khó đọc 
- Hướng dẫn cách đọc từ khó và giải nghĩa từ.
cao nhỏng: cao quá mức bình thường và gầy.
- Mời một số HS luyện đọc lại 
- Nhận xét
- Hướng dẫn đọc câu cần lưu ý:
Những cú bắn mình ra khỏi mặt nước của cá / có vận tốc lên đến một trăm ki-lô-mét một giờ.
Cơ thể nó thon gọn, mảnh mai và cao nhỏng.
- Yêu cầu HS luyện đọc câu theo nhóm 2.
- Mời 1, 2 nhóm đọc lại.
- Yêu cầu HS đọc đoạn theo nhóm 3. 
- Yêu cầu 2 nhóm đọc lại (HS-GV nhận xét sau mỗi nhóm đọc)
- 1 HS đọc lại toàn bài. 
HĐ2: Luyện đọc hiểu (8’)
Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi trong sách. Biết liên hệ bản thân
Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm 4.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu thảo luận nhóm 4 và thực hiện các yêu cầu sau:
* Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1: 
+ Chi tiết nào cho thấy chim ruồi rất nhỏ?
* Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2: + Vì sao loài cá bơi nhanh nhất có tên là cá buồm?
* Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3: + Nhờ đâu báo săn có thể chạy nhanh?
* Nhóm trưởng cho các bạn trả lời câu 4.
- Yêu cầu lớp phó học tập điều khiển các nhóm báo cáo kết quả
- GV nhận xét, gợi mở : Thế giới thiên nhiên vô cùng diệu kì. Yêu thiên nhiên và tìm hiểu về thiên nhiên sẽ đem đến cho các em nhiều điều bổ ích và thú vị.
Thư giãn : - GV cho HS xem đoạn phim về hình ảnh chim ruồi, cá buồm, báo. (2’)
HĐ3: Luyện đọc lại (8’)
Mục tiêu: HS nêu được nội dung bài, đọc bài lưu loát, giọng thong thả, chậm rãi, nhấn mạnh những điểm thú vị, độc đáo của từng loài vật được giới thiệu.
Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, trực quan, thi đọc.
Cách tiến hành:
- GV hỏi: Qua bài Bạn có biết, em hiểu được điều gì?
- GV: Vậy các em cần đọc bài với giọng thế nào?
- GV đọc mẫu lại đoạn 3 từ Con vật nào chạy đến hết và yêu cầu HS đọc lại đoạn 3 trong nhóm 2.
- GV cho HS thi đọc đoạn 3 trước lớp, HS khá, giỏi thi đọc cả bài.
- HS chia sẻ nhóm 2 với bạn về điều thú vị mình biết.
VD: Hươu cao cổ là loài vật cao nhất, đà điểu là loài chim chạy nhanh nhất, chó có mũi thính nhất, vẹt biết bắt chước tiếng người, 
- HS trả lời câu hỏi của GV.
VD: Bài đọc nói về chim ruồi, cá buồm và báo săn.
- Lắng nghe và nhắc lại tựa bài
- Lắng nghe
- HS đọc nối tiếp trong nhóm 2
- HS nêu từ khó đọc. 
VD: ki-lô-mét, buồm, cao nhỏng, 
- HS nắm nghĩa từ
- HS luyện đọc từ khó đọc.
- Lắng nghe, theo dõi SGK
- HS luyện đọc
- HS đọc câu
- Luyện đọc theo nhóm 3, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- Đọc trước lớp.
- HS đọc lại
- Thảo luận nhóm 4
- Đọc thầm đoạn 1 và trả câu hỏi: ( mỗi bạn làm việc cá nhân – thảo luận nhóm 4)
- Chi tiết cho thấy chim ruồi rất nhỏ
là chim ruồi là loài chim nhỏ nhất, trứng nó chỉ lớn bằng hạt lạc.
- Nó tên là cá buồm vì nó có vây xoè ra như một cánh buồm.
- Báo săn có thể chạy nhanh là nhờ
cơ thể nó thon gọn, mảnh mai và cao nhỏng.
- HS trả lời theo sở thích.
- Các nhóm trao đổi thông tin
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm còn lại nhận xét – bổ sung.
- HS xem đoạn phim.
- HS nêu cách hiểu của mình. 
VD: Em thấy thế giới loài vật thật đáng yêu, thú vị. 
- HS: Em đọc bài với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhấn giọng những từ thể hiện điểm hay, thú vị của loài vật.
- HS đọc lại đoạn 3 trong nhóm 2.
- HS thi đọc, nhận xét bài đọc của bạn.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
HĐ1: Nghe – viết (25’)
Mục tiêu: HS nghe – viết đúng 1 đoạn trong bài Cây nhút nhát từ Các cây cỏ xuýt xoa đến hết.
Phương pháp, hình thức tổ chức: rèn luyện theo mẫu, thực hành, vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm 4.
Cách tiến hành:
- Cho HS đọc đoạn văn và hỏi về nội dung:
. Các cây cỏ xuýt xoa về con vật nào?
. Nghe các bạn trầm trồ thán phục, cây xấu hổ càng thêm tiếc điều gì?
- Cho HS tìm từ khó trong nhóm 4.
- Lưu ý âm, vần HS dễ viết sai. 
VD: xuýt xoa, trầm trồ, huyền diệ̣u, 
- Cho HS đánh vần các từ trên.
- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con
- Nhắc HS cách trình bày bài.
- Đọc từng cụm từ cho HS viết bài
- Đọc xong, cho HS đổi bài, soát lỗi.
- GV chấm và nhận xét một số bài, tuyên dương HS viết chữ rõ ràng, trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả. Động viên những em có chữ viết chưa đẹp, còn sai nhiều lỗi.
HĐ2: Luyện tập chính tả (10’)
Mục tiêu: HS phân biệt eo/oe; an/ang.
Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:
*Phân biệt eo/oe
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 2 trong Vở BT
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm đám mây có từ ngữ viết đúng.
- GV sửa bài và cho HS chữa lại từ viết sai cho đúng.
- Cho HS giải nghĩa và đặt câu với các từ ngữ.
vàng choé: có màu vàng tươi, trông loá mắt
vàng hoe: vàng nhạt, tươi và ánh lên.
- Cho HS chia sẻ trước lớp
- Nhận xét
*Phân biệt an/ang
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 3b trong Vở BT
- Cho HS làm cá nhân, sau đó chia sẻ trong nhóm 2
- GV sửa bài, nhận xét, nói thêm về nội dung đoạn thơ.
- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi 
. Các cây cỏ xuýt xoa về con chim xanh tuyệt đẹp.
. Cây xấu hổ thêm tiếc vì không biết có bao giờ con chim xanh huyền diệu kia sẽ quay trở lại.
- HS tìm từ khó viết
- HS lắng nghe
- HS đánh vần
- HS viết vào bảng con
- HS nắm cách trình bày
- HS nghe GV đọc và viết vào VBT.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
- HS nghe bạn và GV nhận xét một số bài viết.
- HS xác định yêu cầu của BT 2/tr.83.
- HS thảo luận nhóm đôi, tô màu vào đám mây có từ ngữ viết đúng (khoé mắt, khéo tay, vàng choé)
- HS sửa lại từ ngữ viết sai: vàng heo; chữa lại: vàng hoe).
- HS giải nghĩa và đặt câu với các từ ngữ.
VD: - Khoé mắt cô bé đỏ lên vì cô khóc quá nhiều.
- Bạn Lan rất khéo tay.
- Chiếc xe taxi kia có màu vàng choé.
- Nắng chiều vàng hoe rọi vào cửa sổ nhà em.
- HS chia sẻ trước lớp
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT 3b/tr.84.
- HS làm cá nhân, sau đó chia sẻ trong nhóm 2. (ran, nan, làng)
- Một vài HS chia sẻ trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
 RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_32_bai.docx