Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 5, Bài 1: Bọ rùa tìm mẹ (Tiết 3+4)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức:
- Viết đúng kiểu chữ hoa D, Đ và câu ứng dụng; Phân biệt được từ chỉ màu sắc, hình dáng, tính tình; câu kể và câu miêu tả đặc điểm (màu sắc); đặt được 1 – 2 câu miêu tả màu sắc.
2. Kĩ năng:
- Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa D, Đ và câu ứng dụng; Tham gia trò chơi Tìm đường về nhà, nói được 1 – 2 câu có sử dụng từ ngữ tìm được trên đường về nhà của bọ rùa.
3.Thái độ:
-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt;
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 . Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 5 CHỦ ĐIỂM 2: BỐ MẸ YÊU THƯƠNG BÀI 1: BỌ RÙA TÌM MẸ (TIẾT 3, 4/SGK trang 43, 44) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1.Kiến thức: - Viết đúng kiểu chữ hoa D, Đ và câu ứng dụng; Phân biệt được từ chỉ màu sắc, hình dáng, tính tình; câu kể và câu miêu tả đặc điểm (màu sắc); đặt được 1 – 2 câu miêu tả màu sắc. 2. Kĩ năng: - Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa D, Đ và câu ứng dụng; Tham gia trò chơi Tìm đường về nhà, nói được 1 – 2 câu có sử dụng từ ngữ tìm được trên đường về nhà của bọ rùa. 3.Thái độ: -Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết. 5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên : Mẫu chữ D, Đ hoa. Bảng phụ : Đi hỏi về chào, ... 2.Học sinh : Vở tập viết, bảng con. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 2.Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 3: VIẾT CHỮ HOA: D, Đ TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa D, Đ Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ D, Đ hoa Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: -Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết chữ hoa D. -Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và so sánh chữ D hoa và chữ Đ hoa. -Giáo viên lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết. -Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh. – HS quan sát mẫu chữ D hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ D hoa. Cấu tạo: Nét viết chữ hoa D là kết hợp của hai nét cơ bản. Nét lượn hai đầu dọc và cong phải nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. Cách viết: Đặt bút cao 2,5 ô ly, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc. Sau đó chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. Phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong. Dừng bút trên đường kẻ 3. Chú ý phần cuối nét cong rộng vừa phải, cân đối với chân chữ. – HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ D hoa. – HS quan sát và so sánh chữ D hoa và chữ Đ hoa. – HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Đ hoa. Cấu tạo: Chữ hoa Đ gồm 2 nét. Nét 1, tương tự khi viết chữ hoa D. Đó là kết hợp của hai nét cơ bản lượn hai đầu (dọc) và cong phải nối liền nhau. Hai nét tạo thành vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. Nét 2, thẳng ngang ngắn. Cách viết: Nét 1, viết liền một nét để tạo thành chữ hoa D. Đặt bút trên đường kẻ 6. Viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc. Sau đó chuyển hướng viết tiếp nét cong phải tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. Phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 3. Chú ý, phần cuối nét cong rộng vừa phải, cân đối với chân chữ. Nét 2, từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống đường kẻ 2 (gần ở thân chữ) viết nét thẳng ngang ngắn. Nét viết trùng đường kẻ để thành chữ hoa Đ. – HS viết chữ D, Đ hoa vào bảng con. – HS tô và viết chữ D, Đ hoa vào VTV. 10’ Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ D, Đ hoa, câu ứng dụng “Đi hỏi về chào” Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết. Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh. -Học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết. -HS nghe GV nhắc lại quy trình viết chữ Đ hoa và cách nối từ chữ Đ hoa sang chữ i. -Học sinh luyện viết bảng con chữ “ Đ” hoa; chữ “Đi”; -HS quan sát cách GV viết chữ Đi. -HS viết chữ Đ hoa, chữ Đi và câu ứng dụng vào VTV: “Đi hỏi về chào” 10’ Hoạt động 3: Luyện viết thêm Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ D, Đ hoa; đọc, viết và hiểu nghĩa câu thơ: “Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết. Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh. Giáo viên hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ: “Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” Trần Quốc Minh Lưu ý: ngủ giấc tròn: ngủ ngon giấc không thức dậy giữa chừng. HS viết chữ Đ hoa, chữ Đêm và câu thơ vào VTV: “Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” 5’ Hoạt động 4: Đánh giá bài viết Mục tiêu: Giúp học sinh biết đánh giá bài viết của bản thân và của bạn bè. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp. Cách tiến hành: -Giáo viên lắng nghe học sinh nhận xét bài viết của bạn bên cạnh. -Giáo viên nhận xét,tuyên dương bài viết của học sinh. HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. HS nghe GV nhận xét một số bài viết. Tiết 4 : TỪ VÀ CÂU TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 14’ Hoạt động 1: Luyện từ (Bài tập 3) Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của BT 3 HS xếp từ ngữ đã cho và chia thành 3 nhóm; chia sẻ kết quả trong nhóm đôi/ nhóm nhỏ. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm 4 Cách tiến hành: -Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, đọc yêu cầu bài cá nhân, nhóm 4. -Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi tiếp sức viết từ ngữ chỉ màu sắc, hình dáng, tính tình. -Giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm một số từ ngữ chỉ màu sắc, hình dáng, tính tình. -GV chốt –nhận xét: Bài tập 3/44: Xếp các từ ngữ trong khung vào 3 nhóm: a. Chỉ màu sắc của vật b. Chỉ hình dáng của người, vật c. Chỉ tính tình của người ( vàng, cao, hiền, ngoan, xanh, tím, tròn, vuông) -Học sinh đọc yêu cầu bài, xác định yêu cầu bài, thảo luận nhóm xếp từ ngữ đã cho và chia thành 3 nhóm từ chỉ màu sắc: vàng, xanh, tím; từ chỉ hình dáng: cao, tròn, vuông; từ chỉ tính tình: hiền, ngoan – HS chơi tiếp sức viết từ ngữ chỉ màu sắc, hình dáng, tính tình. -Học sinh nhận xét. – HS nghe GV nhận xét kết quả. 13’ Hoạt động 2: Luyện câu (Bài tập 4) Mục tiêu: Giúp HS biết nhận diện câu chỉ đặc điểm (chỉ màu sắc); Luyện tập đặt câu chỉ đặc điểm (chỉ màu sắc) Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: -Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu BT 4a và đọc các đáp án cho trước và trình bày trước lớp. - -Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu BT 4b và đặt câu nói về màu sắc của một vật. -Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu vừa đặt ở bài tập 4. – HS xác định yêu cầu của BT 4a, đọc các đáp án cho trước. – HS chia sẻ đáp án với bạn trong nhóm nhỏ và trình bày trước lớp câu chỉ màu sắc: Bông hoa cúc vàng tươi. – HS xác định yêu cầu của BT 4b. – HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. -HS chơi trò chơi Truyền điện để nói miệng câu vừa đặt. -HS nghe bạn và GV nhận xét câu. -HS viết vào VBT 2 câu chỉ màu sắc. -HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. 9’ Hoạt động 3: Vận dụng Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của hoạt động: Củng cố các từ ngữ chỉ màu sắc, hình dáng và tính tình. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi Cách tiến hành: -Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện trò chơi. – HS xác định yêu cầu: Chơi trò chơi Tìm đường về nhà và GV định hướng cho hoạt động nhóm. – HS tìm hiểu cách thực hiện trò chơi: chia nhóm nhỏ, hoặc nhóm đôi, thi tìm, nói câu có từ ngữ tìm được trên đường bọ rùa về nhà. – HS thực hiện trò chơi: Thi tìm nhanh đường về nhà. Thi nói câu có từ ngữ đã tìm được, VD: nói câu có từ xanh biếc, chăm chỉ, dịu dàng, chăm chỉ, v.v.. – HS khá giỏi có thể viết 1 – 2 câu đã nói vào VBT -> trình bày trong nhóm -> trước lớp -> nghe các bạn và GV nhận xét. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_5_bai.docx