Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 5, Bài 2: Cánh đồng của bố (Tiết 7+8)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 5, Bài 2: Cánh đồng của bố (Tiết 7+8)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh:

 1. Kiến thức: MRVT về gia đình (từ ngữ chỉ người trong gia đình); đặt và trả lời câu hỏi về từ chỉ người thân – câu giới thiệu Ai là gì?.Biết nói lời chia tay và đáp lời không đồng ý.

 2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ người trong gia đình; biết đặt câu với từ ngữ phù hợp; Biết nói lời bày tỏ thái độ khi nói lời chia tay, lời từ chối.

3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ thái độ khi nói lời chia tay, lời từ chối.

4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.

+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con,

 

docx 5 trang Hà Duy Kiên 7510
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 5, Bài 2: Cánh đồng của bố (Tiết 7+8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 5
CHỦ ĐIỂM 1: BỐ MẸ YÊU THƯƠNG
BÀI 2: CÁNH ĐỒNG CỦA BỐ (tiết 7 - 8, SHS, tr.47 - 48)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: MRVT về gia đình (từ ngữ chỉ người trong gia đình); đặt và trả lời câu hỏi về từ chỉ người thân – câu giới thiệu Ai là gì?.Biết nói lời chia tay và đáp lời không đồng ý.
2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ người trong gia đình; biết đặt câu với từ ngữ phù hợp; Biết nói lời bày tỏ thái độ khi nói lời chia tay, lời từ chối. 
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ thái độ khi nói lời chia tay, lời từ chối.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 7: MỞ RỘNG VỐN TỪ: GIA ĐÌNH
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tim từ ngữ tương ứng với nghĩa đã cho. Tìm từ (đơn tiết) chỉ người trong gia đình,
Mục tiêu: Giúp học sinh biết tìm từ ngữ chỉ người trong gia đình.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận tìm từ ngữ theo kĩ thuật mảnh ghép.
Cách tiến hành:
Bài tập 3a/47: 
– GV yêu câu HS xác định yêu cầu bài và thảo luận nhóm theo hình thức mảnh ghép.
– GV nhận xét kết quả.
Bài tập 3b/47: 
– GV yêu câu HS xác định yêu cầu bài và viết vào VBT.
GV nhận xét kết quả.
Bài tập 3/47: 
a.Tìm từ ngữ có nghĩa tương ứng với mỗi dòng:
Người sinh ra em : bố, mẹ
Người sinh a bố em: ông nội, bà nội.
Người sinh ra mẹ em: ông ngoại, bà ngoại.
b. Tìm thêm 3 – 5 từ chỉ người trong gia đình (theo mẫu)
 M: anh, em 
– HS xác định yêu cầu của BT 3a.
-HS tìm từ ngữ theo yêu cầu trong nhóm 3 theo hình thức mảnh ghép, mỗi HS tìm 2 từ ngữ thuộc một nhóm ghi vào thẻ từ. Thống nhất kết quả trong nhóm.
– Một số nhóm HS chữa bài bằng hình thức chữa/ bổ sung thẻ ghi từ ngữ trên bảng.
HS lắng nghe
– HS xác định yêu cầu của BT 3b.
– HS Tìm thêm 3 – 5 từ chỉ người trong gia đình dựa theo mẫu (bô/ ba/ cha; me/ ma/ bâm/ u/ vu, anh, chi, em, con, chau, ông, ba, ).
– HS viết các từ tìm được vào VBT.
– Vài HS đọc các từ tìm được trước lớp.
– HS nghe bạn và nhận xét bài bạn.
Hoạt động 2: Đặt câu giới thiệu người thân theo mẫu “ Ai là gì”
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đặt câu theo mẫu “ Ai là gì?” để giới thiệu người thân.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:	
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, thực hiện nhóm đôi dựa vào từ ngữ đã tìm được ở BT 3 để đặt và trả lời câu giới thiệu về người thân Ai là gì? và làm vào VBT
GV nhận xét kết quả.
là gì
Ai ( cái gì, con gì)
Bài tập 4/47: Đặt 1 – 2 câu giới thiệu một người thân của em ( theo mẫu).
VD: Bé Khuê là em gái của em.
– HS xác định yêu cầu của BT 4, quan sát mẫu.
– HS thảo luận, dựa vào từ ngữ đã tìm được ở BT 3 để đặt và trả lời câu giới thiệu về người thân Ai là gì? trong nhóm đôi.
– HS làm bài vào VBT.
– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
TIẾT 8: NÓI VÀ ĐÁP LỜI CHIA TAY, LỜI TỪ CHỐI
Hoạt động 1: Giúp học sinh biết nói và đáp lời chia tay. 
Mục tiêu: Giúp học sinh biết nói và đáp lời chia tay. 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi
Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi gởi ý để học sinh trả lời.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, thực hiện nhóm đôi để nói lời đáp.
Giáo viên nhận xét –GD: Khi nói và đáp lời chia tay bằng thái độ chân thành với những lời chúc tốt đẹp .
Bài tập 5/48: Nói và nghe
Nói lời cảm ơn và lời chào của bọ rùa với ong, kiến, rùa, rái cá trước khi cùng mẹ về nhà
– HS xác định yêu cầu của BT 5a.
– HS nói lời chia tay trong nhóm đôi theo yêu cầu BT.
– Một số nhóm HS nói trước lớp.
– HS nghe bạn và nhận xét.
Hoạt động 2: Giúp học sinh biết nói và đáp lời từ chối.
Mục tiêu: Giúp học sinh biết nói và đáp lời từ chối. 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm, sắm vai.
Cách tiến hành: 
-Giáo viên cho học sinh thảo luận, phân vai, sắm vai trước lớp.
-Giáo viên nhận xét –GD: Khi nói và đáp lời từ chối bằng thái độ lịch sự, nhã nhặn. 
b. Đóng vai để nói lời đáp của em:
Bố ơi, cuối tuần này bố đưa con đi nhà sách được không ạ?
Cuối tuần này bố đi công tác rồi, con ạ. Để tuần sau nhé.
– HS xác định yêu cầu của BT 5b, đọc lời của các nhân vật trong tình huống.
– HS đóng vai để nói và đáp lời từ chối trong nhóm đôi.
– Một số nhóm HS nói và đáp trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_5_bai.docx