Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 6, Bài 3: Mẹ (Tiết 3+4)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức:
- Viết đúng chữ E, Ê hoa và câu ứng dụng.
- Nhận diện được: từ ngữ chỉ người trong gia đình, câu kể và dấu chấm.
- Thực hiện được trò chơi Bàn tay diệu kì theo lệnh của quản trò, nói được 1-2 câu điều mình thích nhất ở trò chơi.
2. Kĩ năng:
- Viết đúng kích thước con chữ hoa.
- Nhận diện được câu và dấu chấm, nói câu theo chủ đề.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ E, Ê (in hoa); một số tranh ảnh minh hoạ
2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con,
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 06 CHỦ ĐỀ 3: BỐ MẸ YÊU THƯƠNG BÀI 3: MẸ Tiết 3 – 4: VIẾT CHỮ HOA E, Ê, EM LÀ CON NGOAN TỪ CHỈ SỰ VẬT, DẤU CHẤM (sách học sinh, trang 51-52) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: - Viết đúng chữ E, Ê hoa và câu ứng dụng. - Nhận diện được: từ ngữ chỉ người trong gia đình, câu kể và dấu chấm. - Thực hiện được trò chơi Bàn tay diệu kì theo lệnh của quản trò, nói được 1-2 câu điều mình thích nhất ở trò chơi. 2. Kĩ năng: - Viết đúng kích thước con chữ hoa. - Nhận diện được câu và dấu chấm, nói câu theo chủ đề. 3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết. 5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Thẻ chữ E, Ê (in hoa); một số tranh ảnh minh hoạ 2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 3 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KHỞI ĐỘNG: * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm tên chủ đề bài học. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm. * Cách tiến hành: - HS nhắc lại chủ điểm đang học. B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP (VIẾT): * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cấu tạo chữ E, Ê, viết được chữ E, Ê và câu ứng dụng. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm. * Cách tiến hành: 1. Luyện viết chữ E hoa - GV cho HS quan sát chữ E, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về: chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của E. - GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ E: + Đặt bút cao 2 ô li rưỡi giữa đường kẻ (ĐK) ngang 3 và 4 viết một nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp 2 nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ 2 lượn vòng lên đường kẻ 2 rồi lượn xuống, dừng bút ở đường kẻ 2. - GV cho học sinh quan sát và so sánh chữ E hoa và chữ Ê hoa. - GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Ê + Đặt bút cao 2 ô li rưỡi giữa đường kẻ (ĐK) ngang 3 và 4 viết một nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp 2 nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ 2 lượn vòng lên đường kẻ 2 rồi lượn xuống, dừng bút ở đường kẻ 2. Viết dấu mũ ở đầu con chữ - Yêu cầu HS viết lần lượt chữ E hoa và chữ Ê hoa vào bảng con. - GV nhận xét, sửa lỗi. - Cho HS tô và viết chữ E hoa và Ê hoa vào vở tập viết. - Hs nhắc lại. - HS thảo luận và nêu: + Chiều cao: 2,5 ô li. + Độ rộng: 1.5 ô li. + Cấu tạo: Chữ E hoa gồm nét cong dưới và 2 nét cong trái. - HS quan sát. - HS viết bảng con - HS viết vào vở. 2. Luyện viết câu ứng dụng - Mời 2 HS đọc câu ứng dụng “Em là con ngoan”. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của câu. - GV nhắc lại quy trình viết chữ E hoa và hướng dẫn cách nối từ chữa E hoa sang chữ m. - Yêu cầu HS viết vào VTV. 3. Luyện viết thêm - Mời 2 HS đọc câu ca dao: Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm như tiếng của bà năm xưa Trần Đăng Khoa - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của câu ca dao. - Yêu cầu HS viết vào VTV. 4. Đánh giá bài viết - HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. - HS nghe GV nhận xét một số bài viết. - 2 HS đọc. - HS tìm hiểu. - HS quan sát cách GV viết chữ Em - HS viết vào VTV. - 2 HS đọc. - HS tìm hiểu. - HS viết vào VTV. - HS tự đánh giá. - HS lắng nghe. TIẾT 4 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm tên chủ đề bài học. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm. * Cách tiến hành: - HS nhắc lại chủ điểm đang học. B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP * Mục tiêu: Nhận diện được: từ ngữ chỉ người trong gia đình, câu kể và dấu chấm. Thực hiện được trò chơi Bàn tay diệu kì theo lệnh của quản trò, nói được 1-2 câu điều mình thích nhất ở trò chơi. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi. * Cách tiến hành: 1. Luyện từ - Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3, đọc khổ thơ - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi. - Mời đại diện nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét kết quả. - HS đọc. - Mẹ, cháu, bà, ông. - HS lắng nghe. 2. Luyện câu a) Nhận diện câu kể - Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu BT4a - Gv hướng dẫn HS cách tìm câu kể. - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi thực hiện bài tập. - Yêu cầu HS trình bày kết quả - Gv nhận xét. b) Dấu câu - Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu BT4b - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi thực hiện bài tập - Yêu cầu HS trình bày kết quả. - GV nhận xét C. VẬN DỤNG 1.Chơi trò chơi: “Bàn tay diệu kì” - GV giới thiệu cách thực hiện trò chơi. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi theo nhóm. - GV tổ chức trò chơi trước lớp. - GV nhận xét 2. Nói điều thích nhất ở trò chơi Bàn tay diệu kì - GV yêu cầu HS đọc bài tập 2. - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm. - GV cho Hs chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét D. ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC - Yêu cầu HS tự đánh giá tiết học. - GV nhận xét, khen thưởng những HS đã học tốt - HS đọc. - HS lắng nghe. - Mẹ em đang nấu cơm. - HS đọc. - Em đi học về. - Bà tưới cây trong vườn. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe. - HS đọc bài - HS thảo luận nhóm. - HS tự đánh giá.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_6_bai.doc