Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 31 đến 35 - Năm học 2022-2023

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 31 đến 35 - Năm học 2022-2023

Tiết 2+3

TIẾNG VIỆT (305 + 306)

ĐỌC: CHẾC RỄ ĐA TRÒN

I. Yêu cầu cần đạt:

- Đọc đúng, rõ ràng câu chuyện Chiếc rễ đa tròn; phân biệt giọng người kể chuyện và giọng của các nhân vật (Bác Hồ, chú cần vụ); tốc độ đọc khoảng 60-65 tiếng/phút.

- Qua bài đọc và hình ảnh minh họa, hiểu được vì sao Bác Hồ cho trồng chiếc rễ đa tròn, hiểu được tình yêu thương Bác dành cho thiếu niên, nhi đồng.

II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Tranh bài đọc

2. HS: SGK, vở.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 61 trang Mạnh Bích 21/11/2023 8460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức - Tuần 31 đến 35 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Sáng - Thứ hai ngày 17 tháng 4 năm 2023
Tiết 2+3: 
TIẾNG VIỆT (301+302)
ĐỌC: BÓP NÁT QUẢ CAM 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện về một nhân vật lịch sử - Trần Quốc Toản; hiểu được nội dung câu chuyện và chí anh hùng của Trần Quốc Toản.
- Quan sát tranh và nhận ra được các chi tiết trong tranh ở bài đọc.
+ ANQP: Tích hợp giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ tổ quốc
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV : Tranh bài đọc
2. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Khởi động:
- Thảo luận nhóm đôi: Nói tên một người anh hùng nhỏ tuổi mà em biết
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- Đọc mẫu : đọc đúng lời người kể và lời nhân vật
- HDHS chia đoạn: 
• Đoạn 1: Từ đầu đến xăm xăm xuống bến.
• Đoạn 2: Tiếp theo cho đến xin chịu tội.
• Đoạn 3: Tiếp theo đến một quả cam.
• Đoạn 4: Phần còn lại.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ
- Luyện đọc đoạn: GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc lần lượt 5 câu hỏi trong sgk
- HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 vào vở
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
• Câu 1 Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì? 
• Câu 2: Tìm chi tiết cho thấy Trần Quốc Toản rất nóng lòng gặp vua.
• Câu 3: Vua khen Trần Quốc Toản thế nào? 
• Câu 4: Vì sao được vua khen mà Trần Quốc Toản vẫn ấm ức? 
• Câu 5: Việc Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam thể hiện điều gì? 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
+ ANQP: Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ tổ quốc
Tiết 2
Khởi động: Cho HS chơi TC chuyển tiết
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc toàn bài
- Nhận xét, khen ngợi.
Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. 
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk
- HDHS làm bài vào vở
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2: Kết hợp ô chữ bên trái với ô chữ bên phải để tạo câu nêu hoạt động. 
- Gọi HS nêu yêu cầu sgk
- Hướng dẫn cách thực hiện
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4. Vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- Bài chia làm 4 đoạn
- 4 HS đọc nối tiếp.(3 lần)
- Đọc từ khó CN - ĐT
- Đọc chú giải
- Đọc nối tiếp.
- Lần lượt chia sẻ ý kiến:
- Thực hiện.
- Trần Quốc Toản gặp vua để xin đánh giặc. 
- Đợi mãi không gặp được vua cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến. 
- Vua khen Trần Quốc Toản còn trẻ mà đã biết lo việc nước. 
- Vì nghĩ vua coi mình như trẻ con, không cho dự bàn việc nước. 
-Thể hiện Trần Quốc Toản là người rất yêu nước, căm thù giặc. 
+ Lắng nghe
- 4 HS đọc.
- Đọc yêu cầu
- Làm bài và chia sẻ
• Từ ngữ chỉ người: Trần Quốc Toản, Vua, Sứ thần, Lính. 
• Từ ngữ chỉ vật: Thuyền rồng, Quả cam, Thanh gươm
- 1-2 HS đọc yêu cầu, đọc cả phần ô chữ.
- Nhắc lại câu nêu hoạt động
- Hoạt động nhóm đôi để tìm trong 3 ô chữ bên phải xem ô chữ nào chứa các từ chỉ hoạt động.
- Đại diện trình bày kết quả trước lớp.
Trần Quốc Toản xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến để gặp vua 
- Chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
______________________________________
Sáng - Thứ ba ngày 18 tháng 4 năm 2023
Tiết 3: 
TIẾNG VIỆT (303)
VIẾT: CHỮ HOA Q ( kiểu 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết viết chữ viết hoa Q (kiểu 2) và viết câu ứng dụng "Xã Quy Mông thuộc huyện Trấn Yên". 
II. Đồ dùng dạy học: 
 1. GV: Mẫu chữ hoa"Q"
 2. HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- HD HS quan sát, nhận xét
• Độ cao, độ rộng chữ hoa Q.
• Chữ hoa Q gồm mấy nét?
- Chiếu video HD quy trình viết chữ hoa Q.
- Thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc từ và câu ứng dụng cần viết.
Xã uy ông thuộc huyện Trấn Yên 
mê
- Viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
• Viết chữ hoa X, Q đầu câu.
• Cách nối từ Q sang u.
• Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa Q và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- Quan sát chữ mẫu, nhận xét
- Quan sát.
- Quan sát, lắng nghe.
- Luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- Quan sát, lắng nghe.
- Thực hiện.
- Chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Tiết 4: 
TIẾNG VIỆT (304)
NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN BÓP NÁT QUẢ CAM 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết trao đổi về nội dung VB và các chi tiết trong tranh, đặc biệt là phần nói và nghe; biết dựa vào tranh và câu hỏi gọi ý dưới tranh để kể lại câu chuyện.
- Có tình cảm trân trọng đối với người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản, bồi dưỡng thêm lòng tự hào dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Tranh truyện
2.HS: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
- 1-2 HS chia sẻ.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Nêu sự việc trong từng tranh.
- Tổ chức cho HS quan sát thứ tự (Từ tranh 1 đến tranh 4) nhận xét các sự việc trong tranh, trả lời câu hỏi dưới tranh:
- Tranh 1: Trần Quốc Toản xô ngã mấy người lính gác để đi đâu?
- Tranh 2: Trần Quốc Toản nói với vua điều gì?
- Tranh 3: Vua nói với Trần Quốc Toản điều gì?
- Tranh 4: Quả cam trên tay Trần Quốc Toản thế nào?
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
3. Luyện tập, thực hành:
Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh. 
- Hướng dẫn cách thực hiện.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
Bước 2: HS tập kể chuyện theo cặp.
- Gọi HS kể 1-2 đoạn trong câu chuyện.
- Nhận xét.
4. Vận dụng:
- Kể cho người thân về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.
- Thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- Tranh 1: Trần Quốc Toản xô ngã mấy người lính gác để được vào gặp vua, xin đánh giặc. 
- Tranh 2: Trần Quốc Toản quỳ xuống tâu với vua: “Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!” và đặt thanh gươm lên gáy xin chịu tội. 
- Tranh 3: Vua nói: “Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.” và ban cho Quốc Toản một quả cam. 
- Tranh 4: Quốc Toản xòe tay cho mọi người xem quả cam vua ban nhưng quả cam đã nát từ bao giờ. 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Làm việc cá nhân, nhìn tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh để tập kể từng đoạn của câu chuyện.
- Tập kể chuyện theo cặp góp ý cho nhau.
- Kể 1-2 đoạn trong câu chuyện.
- Thực hiện.
- Chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
________________________________________________
Sáng - Thứ tư ngày 19 tháng 4 năm 2023
Tiết 2+3
TIẾNG VIỆT (305 + 306)
ĐỌC: CHẾC RỄ ĐA TRÒN
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc đúng, rõ ràng câu chuyện Chiếc rễ đa tròn; phân biệt giọng người kể chuyện và giọng của các nhân vật (Bác Hồ, chú cần vụ); tốc độ đọc khoảng 60-65 tiếng/phút. 
- Qua bài đọc và hình ảnh minh họa, hiểu được vì sao Bác Hồ cho trồng chiếc rễ đa tròn, hiểu được tình yêu thương Bác dành cho thiếu niên, nhi đồng. 
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Tranh bài đọc
2. HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS nghe nhạc bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng cảu nhạc sĩ Phong Nhã?
- YC HS quan sát tranh TLCH
• Các bạn nhỏ đang làm gì?Em đoán xem các bạn đang ở đâu? Coa điều gì đặc biệt trong bức tranh?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- Đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm.
- HDHS chia đoạn: 3 đoạn.
• Đoạn 1: Từ đầu đến mọc tiếp nhé.
• Đoạn 2: Tiếp theo cho đến chú sẽ biết.
• Đoạn 3: Phần còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: ngoằn ngoèo,cuốn,cuộn,chiếc rễ, 
- HD HS đọc những câu dài (Vd: Một sớm hôm ấy,/như thường lệ,Bác Hồ đi dạo trong vườn...)
- Luyện đọc đoạn theo nhóm 3: GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk.
- HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu..
Câu 1: Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác đã bảo chú cần vụ làm gì? 
Câu 2: Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào? 
Câu 3: Vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa như vậy?
Câu 4: Qua bài đọc, em thấy tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi như thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Tiết 2
Khởi động: Cho HS chơi TC chuyển tiết
3. Luyện tập, thực hành
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc lời của các nhân vật.
- HDHS đọc theo vai
- Nhận xét, khen ngợi.
Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk
- HDHS chọn từ
a. Chú (...) rễ này lại rồi (....) cho nó mọc tiếp nhé.
b. Chú cần vụ (...) đất, (...) chiếc rễ xuống.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
Bài 2: Tìm trong bài câu có dùng dấu chấm than. Câu đó dùng để làm gì? (chọn ý đúng)
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk
- HD HS xem lại đoạn 1 của bài để tìm câu có dấu chấm than.
- Cho HS thảo luận câu hỏi: Câu đó dùng để làm gì ?
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Hát theo
- 3-4 HS chia sẻ
- Cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe
- 3 HS đọc nối tiếp.
- Đọc nối tiếp.
- HS đọc
- Luyện đọc theo nhóm 3.
- Lần lượt chia sẻ ý kiến:
- Thực hiện.
- Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại rồi đem trồng cho nó mọc tiếp. 
- Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ lại thành một vòng tròn, buộc nó tựa vào hai cái cọc rồi vùi hai đầu rễ xuống đất. 
- Vì sau này nó mọc thành cây đa có vòng lá tròn, các em thiếu nhi có thể chui qua chui lại vòng lá ấy khi vào thăm vườn Bác. 
- Cho thấy Bác rất yêu thương các cháu thiếu niên, nhi đồng. 
- 2-3 HS đọc.
- Thực hiện.
- 2-3 HS đọc
- Làm bài
a. Chú cuốn rễ này lại rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé.
b. Chú cần vụ xới đất, trồng chiếc rễ xuống.
- Đọc yêu cầu.
- Đọc lại bài để tìm câu có dấu chấm than.
 Câu: “Chú cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!” 
- Thảo luận trình bày: Câu đó dùng để nêu yêu cầu, đề nghị.
- Chọn ý a.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Sáng - Thứ năm ngày 20 tháng 4 năm 2023
Tiết 3:
TIẾNG VIỆT (307)
NGHE – VIẾT: CHẾC RỄ ĐA TRÒN 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nghe – viết đúng chính tả một đoạn ngắn trong bài Chiếc rễ đa tròn; làm đúng các bài tập chính tả về viết hoa tên người, phân biệt iu/ưu; im/iêm.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Phiếu bài tập, tranh , ảnh
2. HS: Vở ô li; bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động
- Cho học sinh hát kết hơp vận động
- Nhận xét dẫn vào bài
2. Luyện tập, thực hành:
Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.
- Đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi: 
• Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?
• Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- Đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Hoạt động 2: Làm bài tập
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC 
- Bài yêu cầu gì?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: Chọn a hoặc b
a.Tìm từ có tiếng chứa iu hoặc ưu 
- Gắn nội dung BT3 phần a lên bảng
- HDHS nắm vững yêu cầu bài. 
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Gọi HS trình bày bài trước lớp.
- Nhận xét, góp ý, bổ sung 
3. Vận dụng
- Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” Chọn. im hay iêm thay cho ô vuông
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Hát kết hợp vận động
- Lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Luyện viết bảng con.
- Nghe viết vào vở ô li.
- Đổi chép theo cặp.
- 1-2 HS đọc.
- Viết vào vở tên của 2 nhân vật được nói đến trong chủ điểm Con người Việt Nam. 
- Làm bài sau đó chia sẻ
• Mai An Tiêm 
• Trần Quốc Toản
• Đọc lại toàn bài 
- Đọc yêu cầu
- Quan sát
- Làm bài vào vở
a. xe cứu thương, con cừu, cái địu. 
- Chơi trò chơi“Ai nhanh, ai đúng” 
 đàn chim đứng nghiêm
 quả hồng xiêm màu tím
- Chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
_______________________________________
Tiết 4: 
TIẾNG VIÊT (308)
LUYỆN TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ BÁC HỒ VÀ NHÂN DÂN
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Phát triển vốn từ về Bác Hồ và nhân dân
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Tranh BT1
2. HS: Vở, SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS hát bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh.
- Dẫn dắt giới thiệu bài.
2. Luyện tập, thực hành
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, thiếu nhi đối với Bác Hồ.
Bài 1: Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Chiếu các từ yêu thương, kính yêu, chăm lo, kính trọng, quan tâm lên bảng. HDHS sắp xếp các từ thành 2 nhóm
• Nhóm 1: Những từ chỉ tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi
• Nhóm 2: Những từ chỉ tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ
- YC HS làm bài vào vở
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Hoạt động 2: Viết câu giới thiệu.
Bài 2: Chọn từ phù hợp để hoàn thành câu: 
- Gọi HS đọc YC.
- Bài YC làm gì?
- Gọi HS giải nghĩa từ: anh dũng, cần cù, thân thiện
- HD đọc từng câu để chọn phương án đúng.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 3: Quan sát tranh. 
- Gọi HS đọc YC bài 3.
a) HDHS đặt tên cho bức tranh.
- Đưa ra các câu hỏi 
- Tranh vẽ gì?
- Bác Hồ đang làm gì?
- Em đoán Bác đang ở đâu?
- Em hãy đặt tên cho bức tranh?
b) HDHS nói 1 câu về Bác Hồ.
- YC HS làm việc nhóm 4.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Thực hiện
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 3-4 HS nêu.
- Thực hiện làm bài cá nhân.
• Nhóm 1: từ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi: chăm lo, yêu thương, quan tâm. 
• Nhóm 2: từ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ: kính yêu, nhớ ơn, kính trọng. 
- Đổi chéo kiểm tra theo cặp.
- 1-2 HS đọc.
- Chọn từ phù hợp để hoàn thành câu.
- Anh dũng: không sợ khó khăn, nguy hiểm khi làm những việc cao đẹp.
- Cần cù: chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên.
- Thân thiện: thể hiện sự tử tế và có thiện cảm với nhau.
- Chọn phương án đúng.
a) Người dân Việt Nam lao động rất cần cù.
b) Các chú bộ đội chiến đấu anh dũng để bảo vệ Tổ quốc.
c) Người Việt Nam luôn thân thiện với du khách nước ngoài.
- 1-2 HS đọc.
- Bác Hồ.
- Bác đang tưới nước cho cây.
- Bác đang ở trong vườn của Bác. 
- Bác Hồ tưới cây.
 Bác Hồ và cây xanh.
- Làm việc nhóm 4.
- Các nhóm đặt câu
VD: Bác Hồ rất yêu thiên nhiên. 
- Chia sẻ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
__________________________________________
Sáng - Thứ sáu ngày 21 tháng 4 năm 2023
Tiết 1: 
TIẾNG VIỆT (309)
LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ MỘT SỰ VIỆC
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Viết được đoạn văn kể lại một sự việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Tranh BT 3
2. HS: Vở , SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS hát bài bát Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ.
- Dẫn dắt giới thiệu bài.
2. Luyện tập, thực hành,
Hoạt động 1: Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Hướng dẫn HS làm việc nhóm cùng nhau kể về việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện theo gợi ý.
- Em muốn kể về việc làm nào của Bác Hồ?
- Bác đã làm việc đó như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì về việc làm của Bác?
- Gọi Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Viết 4-5 câu về việc em vừa kể.
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.
- Khi viết đoạn văn cần chú ý điều gì ?
- YC HS thực hành viết vào vở.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Thực hiện
- 1-2 HS đọc.
- Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.
- Làm việc theo nhóm cùng trao đổi và góp ý cho nhau.
- 1-2 HS đọc.
- Viết 4-5 câu về việc em vừa kể.
- Lắng nghe, hình dung cách viết.
- Viết đoạn văn liền mạch, ngăn cách nhau bằng dấu chấm .
- Viết bài vào vở.
- Chia sẻ bài.
VD:
 Bác Hồ cuộn chiếc đa thành một vòng tròn, cùng chú cần vụ buộc nó tựa vào cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Nhiều năm sau, chiếc rễ đã thành cây đa con có vòng lá tròn, cong cong như chiếc cổng chào. Vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Việc làm này của Bác đã thể hiện được tình yêu của Bác với thiếu nhi.
VD:
 Bác Hồ cho trồng chiếc rễ đa tròn xuống đất. Nhiều năm sau cây lớn lên tỏa bóng mát cho thiếu nhi. Bác dù bận việc nước, nhưng vẫn luôn yêu thương và quan tâm chăm sóc cho thiếu nhi. Thiếu nhi Việt Nam cũng luôn kính yêu và biết ơn Bác.
- Chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
______________________________________________
Tiết 2: 
TIẾNG VIỆT (310)
ĐỌC MỞ RỘNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Tìm đọc một câu chuyện kể về Bác Hồ. Kể lại câu chuyện đã đọc, nói cảm xúc của em sau khi đọc câu chuyện.
- Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản xúc của bản thân, khả năng làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Sách, báo, chuyện kể về Bác Hồ
2. HS: SGK, vở, bút
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS hát bài bát Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ.
- Dẫn dắt giới thiệu bài.
2. Khám phá
Bài 1: Tìm đọc một câu chuyện kể về Bác Hồ
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Tổ chức cho HS tìm đọc một câu chuyện kể về Bác Hồ.
- Theo dõi giúp đỡ HS.
- Tổ chức cho HS chia sẻ bài đọc trước lớp.
- Nhận xét.
- Thực hiện
- 1-2 HS đọc.
- Tìm đọc bài thơ, câu chuyện ở Thư viện lớp. 
- Chia sẻ theo nhóm 4.
 Câu chuyện: Quả táo của Bác Hồ
 Vào một chuyến sang Pháp đàm phán với chính phủ Pháp về những vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước năm 1946, Bác đã được thị trưởng thành phố Pari mở tiệc tiếp đãi rất long trọng. Khi ra về, Bác lấy trên bàn một quả táo bỏ vào túi khiến mọi người rất ngạc nhiên về hành động đó.
 Vừa ra đến cửa, Bác thấy có nhiều bà con Việt Kiều và người Pháp đến đón mừng Bác. Bác thấy một người mẹ bế cháu bé trên tay, Bác tiến lại gần bế cháu bé và cho bé quả táo mà Bác đã lấy trong bữa tiệc. Mọi người đều cảm động trước tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi.
Bài 2: Kể lại câu chuyện đã đọc. Nói cảm xúc của em sau khi đọc câu chuyện.
- Gọi HS đọc YC 
- Tổ chức cho HS kể lại câu chuyện đã đọc, chia sẻ tên câu chuyện, tên tác giả; Nói cảm xúc của em sau khi đọc câu chuyện.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
3. Vận dụng
- Về nhà chia sẻ những câu chuyện kể về Bác Hồ cho người thân nghe.
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Đọc yêu cầu
- Kể lại câu chuyện đã đọc, chia sẻ tên câu chuyện, tên tác giả.
- Cảm xúc của em sau khi đọc câu chuyện Quả táo của Bác Hồ: Bác Hồ luôn dành tình cảm cho thiếu nhi, dành sự quan tâm cho thiếu nhi từ những điều nhỏ nhất. 
- Thực hiện.
- Chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
******************************************
TUẦN 32
Sáng - Thứ hai ngày 24 tháng 4 năm 2023
Tiết 2+3: 
TIẾNG VIỆT (311+312)
ĐỌC: ĐẤT NƯỚC CHÚNG MÌNH 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc đúng rõ ràng một văn bản thông tin, nhận biết một số yếu tố của VB thông tin như trình tự và nội dung của các đoạn văn trong văn bản. Nắm được nội dung của VB là giới thiệu về đất nước Việt Nam với 4 chủ đề bộ phận (1. Gới thiệu chung, 2. Lịch sử đất nước, 3. Địa lí, khí hậu, 4. Trang phục truyền thống).
- Biết quan sát tranh, hiểu và nêu được các chi tiết trong tranh ứng với nội dung từng đoạn của bài đọc. Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh minh họa.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về đất nước và con người Việt Nam
+ ANQP: Tích hợp giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ tổ quốc. 
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV : Tranh bài đọc 
2. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
• Tay bạn nam áo kẻ đanng chỉ vào đâu?
• Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tranh đang nói gì?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- Đọc mẫu: giọng trung tính ha chút tự hào.
- HDHS chia đoạn: (4 đoạn)
• Đoạn 1: Từ đầu đến sao vàng năm cánh.
• Đoạn 2: Tiếp cho đến lịch sử nước nhà.
• Đoạn 3: Tiếp cho đến mùa khô.
• Đoạn 4: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: khí hậu 
- Luyện đọc câu dài: Việt Nam có những vị anh hùng/ có công lớn với đất nước như: /Hai Bà Trưng, / Bà Triệu,/ Trần Hưng Đạo, /Quang Trung,/ Hồ Chí Minh //
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr 111.
- HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.58.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
Câu 1: Sắp xếp các thẻ dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài đọc? 
Câu 2: Lá cờ tổ quốc ta được tả như thế nào? 
Câu 3: Bài học nói đén những vị anh hùng nào của dân tộc ta? 
Câu 4: Kể tên các mùa trong năm của ba miền đất nước. 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
+ ANQP: Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ tổ quốc.
Tiết 2
Khởi động: Cho HS chơi TC chuyển tiết
3. Luyện tập, thực hành
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.111.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào vở
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.111.
- HDHS nối kết hợp từ ngữ ở cột A với cột B sao cho phù hợp để tạo thành câu giới thiệu
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4. Vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Quan sát tranh
- Thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe
- Đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- Thực hiện theo nhóm bốn.
- 4 HS lần lượt đọc.
- Lắng nghe
- Lần lượt chia sẻ ý kiến:
- Theo thứ tự: 2 - 3 - 1 - 4
- Lá cờ tổ quốc ta hình chữ nhật, nền đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
- Bài học nói đến những anh hùng dân tộc là hai Bà Trưng, Bà Triệu Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh
- Miền Bắc và miền Trung 1 năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, miền Nam có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.
+ Lắng nghe
- Lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ 
Việt Nam, Hà Nội, Hai Bà Chưng,Bà Triệu, Trần Hưng Dạo, Quang Trung,Hồ Chí Minh, Bắc, Trung, Nam.
- 1-2 HS đọc.
- Hoạt động nhóm đôi, thực hiện luyện nói theo yêu cầu.
- 4-5 nhóm lên bảng.
Việt nam-đất nước tươi đẹp của chúng mình 
Thủ đô của nước mình-Hà Nội Trang phục truyền thống của Việt Nam-áo dài.
- Chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
______________________________________
Sáng - Thứ ba ngày 25 tháng 4 năm 2023
Tiết 3: 
TIẾNG VIỆT (313)
VIẾT: CHỮ HOA V (kiểu 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết viết chữ viết hoa V (kiểu 2) và viết câu ứng dụng "Bản Cu Vai có khung cảnh tuyệt đẹp".
II. Đồ dùng dạy học: 
 1. GV: Mẫu chữ hoa"V"
 2. HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- HD HS quan sát, nhận xét
• Độ cao, độ rộng chữ hoa V.
• Chữ hoa V gồm mấy nét?
- Chiếu video HD quy trình viết chữ hoa V.
- Thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc từ và câu ứng dụng cần viết.
- Viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
• Viết chữ hoa V đầu câu.
• Cách nối từ V sang chữ a.
• Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa V và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- Quan sát chữ mẫu, nhận xét
- 2-3 HS chia sẻ.
- Quan sát.
- Quan sát, lắng nghe.
- Luyện viết bảng con.
- 3- 4 HS đọc.
- Quan sát, lắng nghe
- HS thực hiện.
- Chia sẻ.
Bản Cu ai có phong cảnh tuyệt đẹp 
mê
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
______________________________________
Tiết 4: 
TIẾNG VIỆT (314)
NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN THÁNH GIÓNG 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nghe – kể câu chuyện Thánh Gióng; kể lại được từng đoạn của câu chuyện Thánh Gióng dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về đất nước và con người Việt Nam
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Tranh chuyện" Thánh Gióng" 
2.HS: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện
- Tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi bên dưới tranh:
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Tranh 1: Cậu bé Gióng có gì đặc biệt?
- Tranh 2: Gióng đã nói gì với sứ giả?
- Tranh 3: Gióng đã thay đổi như thế nào?
- Tranh 4: Sau khi đánh đuổi giặc Ân, Gióng đã làm gì? 
- Thống nhất đáp án, kể câu chuyện 2 lượt với giọng diễn cảm.
- Nhận xét, động viên HS.
3. Luyện tập, thực hành
Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
- Đọc yêu cầu
- YC HS nhẩm lại từng đoạn câu chuyện.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
4. Vận dụng:
- HDHS kể với người thân những điều mà em thấy thú vị nhất trong câu chuyện Thánh Gióng
- YCHS hoàn thiện bài tập trong vở
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Quan sát
- 1-2 HS chia sẻ.
- Thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- Tranh 1: Cậu bé gióng không biết nói không bt cười,không biết tự xúc ăn.
-Tranh 2: Gióng nói với sú giả: "Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một áo giáp sắt và một cái nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!".
-Tranh 3: Gióng lớn nhanh như thổi, người cao to sừng sững.
Tranh 4: Sau khi đánh đuổi giặc ân, Gióng cưỡi ngựa bay về trời.
- Lắng nghe
- Đọc thầm
- Suy nghĩ cá nhân 
- Chia sẻ với bạn theo cặp.
- Lắng nghe, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
- Chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
________________________________________________
Sáng - Thứ tư ngày 26 tháng 4 năm 2023
Tiết 2+3
TIẾNG VIỆT (315 + 316)
ĐỌC: TRÊN CÁC MIỀN ĐẤT NƯỚC 
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Đọc đúng, rõ ràng một VB ngắn có yếu tố biểu cảm và yếu tố thông tin đan xen; sử dụng ngữ liệu đọc phù hợp với những đoạn văn bản là văn xuôi và đoạn văn bản là thơ; làm quen với ca dao. Biết được một số địa danh tiêu biểu ở 3 miền đất nước được nhắc đến trong các bài ca dao và tranh minh họa.
+ ANQP: Tích hợp giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Tranh bài đọc
2. HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Kể lại những vùng miền của đất nước mà em đã đến thăm?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- Đọc mẫu: giọng đọc hào hứng sang phần ca dao đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
- HDHS chia đoạn: 3 đoạn
• Đoạn 1: Từ đầu đến những câu ca dao.
• Đoạn 2: Tiếp theo tới lóng lánh cá tôm.
• Đoạn 3: Còn lại
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: đi ngược về xuôi, quanh quanh 
- Luyện đọc đoạn: GV gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc lần lượt câu hỏi trong sgk/tr.114.
- HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.59.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
Câu 1: Tìm các câu thơ nói về:
a. Xứ nghệ
b. Ngày Dỗ Tổ Hùng Vương
c. Đồng Tháp Mười
Câu 2: Ngày Dỗ Tổ là ngày nào?
Câu 3: Tìm từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của xứ Nghệ?
Câu 4: Chọn ý giải thích đúng cho mỗi câu sau:
- Nhận xét, tuyên dương HS.
+ ANQP: Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ tổ quốc.
Tiết 2
Khởi động: Cho HS chơi TC chuyển tiết
3. Luyện tập, thực hành
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc hào hứng sang phần ca dao đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
- Gọi HS đọc
- Nhận xét, khen ngợi.
Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.115.
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong vở
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.115.
- Cho HS làm việc nhóm đôi: Đọc nội dung và tìm câu phù hợp.
- Gọi HS đọc
- Sửa cho HS cách diễn đạt.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe
- 3 HS đọc nối tiếp.
- Đọc nối tiếp.
- Luyện đọc theo nhóm ba.
- 4 HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
- Lắng nghe
a, Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
b, Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng Ba.
c, Đồng Tháp 10 thẳng cánh cò bay
 Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.
- Ngày Giỗ Tổ là ngày mùng Mười tháng Ba.
- Từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của xứ Nghệ là: non xanh nước biếc, tranh họa đồ.
- ý 1 - b ; ý 2 - b.
+ Lắng nghe
- Thực hiện.
- Luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- 2-3 HS đọc.
- Nêu nối tiếp.
 Những tên riêng được nhắc đến trong bài là: Việt Nam, Phú Thọ, Bắc Vua Hùng, Trung, N

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_31_den_3.doc