Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 - Bài viết 1: Ngôi trường mới - Năm học 2022-2023

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 - Bài viết 1: Ngôi trường mới - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển năng lực đặc thù

1.1. Năng lực ngôn ngữ:

- Viết và nghe đọc lại chính xác đoạn văn Ngôi trường mới.

- Làm đúng bài tập điền s/ x, dấu hỏi/ dấu ngã.

1.2. Năng lực văn học:

- Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu văn nói về những chi tiết trong ngôi trường trong bài chính tả.

 

docx 8 trang Huy Toàn 23/06/2023 1600
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2 - Bài viết 1: Ngôi trường mới - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
SV dạy: Hoàng Thị Mai Sương
Lớp: Thực hành phương pháp dạy học bộ môn (122) _09_TH
Thứ 3 ngày 18 tháng 10 năm 2022
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
BÀI VIẾT 1: NGÔI TRƯỜNG MỚI (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực đặc thù
1.1. Năng lực ngôn ngữ:
- Viết và nghe đọc lại chính xác đoạn văn Ngôi trường mới.
- Làm đúng bài tập điền s/ x, dấu hỏi/ dấu ngã.
1.2. Năng lực văn học:
- Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu văn nói về những chi tiết trong ngôi trường trong bài chính tả.
2. Góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài và trả lời các câu hỏi. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm bài tập trong nhóm.
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, phẩm chất nhân ái: Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Yêu quý thầy cô và yêu trường lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Các mảnh ghép chữ s, x; dấu hỏi, dấu ngã.
- Tranh liên quan đến BT2.
- Phiếu bài tập 2
- Video bài hát “Em yêu trường em” 
2. Đối với học sinh
- Bút màu, bảng con
	- Vở Luyện viết 2, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (5 phút)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo nhạc bài “Em yêu trường em”
- GV hỏi: Các con có biết bài hát nói về điều gì không nào?
- GV nhận xét, dẫn vào bài: Bài hát vừa rồi nói về một bạn nhỏ rất yêu ngôi trường của bạn đang học, ngôi trường có bạn thân cùng cô giáo dịu hiền. Cũng như bạn nhỏ đã cất tiếng hát trong bài hát, hai bạn nhỏ trong bức tranh này cũng yêu quý ngôi trường của mình và các bạn ấy diễn tả tình yêu đó như thế nào, cô mời cả lớp cùng tìm hiểu bài: 
Nghe – viết: Ngôi trường mới”
- Lớp trưởng lên điều hành lớp 
- Cả lớp vận động theo nhạc
- HS trả lời: 
Bài hát nói về một bạn nhỏ rất yêu quý mái trường, thầy cô, bạn bè, 
- HS lắng nghe, đọc tên bài.
2. Khám phá: Nghe - viết chính tả bài “Ngôi trường mới” (20 phút)
- Mục tiêu: Nghe đọc và viết lại chính xác một đoạn trong bài: “Ngôi trường mới”
- Cách tiến hành:
* Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài chính tả
- GV chiếu bài chính tả: “Ngôi trường mới”
- GV đọc bài
- GV mời một 1-2 bạn HS đọc bài, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo
- GV chiếu bức tranh và bài chính tả, yêu cầu HS trả lời: 
+ Em thấy gì trong bức tranh trên?
+ Bài chính tả nói lên điều gì?
* Hướng dẫn HS nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài
+ Bài chính tả gồm mấy câu?
+ Những dấu câu được sử dụng trong bài là gì?
+ Những chữ nào được viết hoa? Tại sao?
+ Tên tác giả được viết như thế nào? Vì sao?
* GV hướng dẫn HS viết những từ ngữ khó và hay mắc lỗi
- GV cho HS nêu những từ các em thấy khó viết
- GV đọc lần lượt từng từ cho 2 HS viết lên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con
- GV nhận xét chữ viết, sửa sai cho HS
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài chính tả
* GV hướng dẫn trình bày
- Mời 1 HS nhắc lại cách trình bày
- GV nhắc nhở, lưu ý cho HS:
+ Lùi vào 5 ô li viết tên bài: “Ngôi trường mới”
+ Lùi vào 7 ô viết tên tác giả
* Viết bài
- GV yêu cầu HS gấp SGK. GV đọc chậm, thong thả từng câu văn (3 lần) cho HS viết vào vở Luyện viết
+ Lưu ý: GV đọc các cụm từ ngắn cho HS dễ nhớ, dễ viết đúng.
* Khảo bài
- GV đọc lại một lần cuối cho HS soát lỗi
- GV yêu cầu HS trong bàn đổi vở cho nhau khảo bài 
* Chấm bài, trả bài
- GV chấm nhanh, nhận xét, đánh giá 5-7 bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- HS quan sát
- Cả lớp lắng nghe GV đọc bài
- Cả lớp lắng nghe bạn đọc bài và đọc thầm
- HS quan sát tranh và trả lời:
+ Trong bức tranh là hình ảnh các bạn nhỏ mặc đồng phục, đeo cặp sách tới trường.
+ Bài chính tả nói lên ấn tượng của một bạn HS khi được học ở dưới một ngôi trường mới.
Dưới ngôi trường mới, bạn cảm thấy cái gì cũng thân thương, cũng mới lạ và cũng đáng yêu
+ Bài chính tả gồm 5 câu
+ Những dấu câu được sử dụng: “, ; . ; !”
+ Chữ “D, T, E, C” được viết hoa
Vì: chữ “D” đứng đầu câu, chữ “T, E, C” đứng sau dấu chấm, chấm than nên được viết hoa
+ Tên tác giả cũng được viết hoa vì là tên riêng chỉ người
- HS đọc lại đoạn văn, tìm những từ ngữ khó viết: mái trường, rung động, thân thương, trang nghiêm 
- HS viết các từ khó vào bảng con
- HS nhận xét bài viết
- HS lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm
- HS trả lời
+ Chữ đầu dòng viết hoa
+ Sau dấu chấm, chấm than viết hoa; sau dấu phẩy viết thường.
+ Tên tác giả viết hoa
- HS gấp SGK, chú ý lắng nghe, viết bài vào vở
- HS lắng nghe, đọc lại bài soát lỗi, đánh dấu lỗi bằng bút chì, ghi tổng số lỗi ra lề trái của vở
- HS lắng nghe
3. Thực hành: Điền chữ s/ x, dấu hỏi/ dấu ngã (8 phút)
- Mục tiêu: Làm đúng bài tập điền chữ “s/ x”; dấu hỏi, dấu ngã
- Cách tiến hành:
2. b) Em chọn dấu thanh (dấu hỏi hoặc dấu ngã) phù hợp với chữ in đậm. Giúp bạn Thủy tìm đường đến trường, biết rằng đường đến trường được đánh dấu bằng các tiếng có dấu hỏi.
- GV mời 2 HS đọc yêu cầu bài
- GV giải thích cách tìm đường giúp bạn Thủy đến trường học: Điểm xuất phát là vị trí của Thủy trên hình. Điểm đến là trường học. Đường đi ngoằn ngoèo, trên đó có hình các sự vật khác nhau. Để chỉ đúng đường đến trường cho Thủy, các em cần điền đúng dấu hỏi hoặc dấu ngã phù hợp với chữ in đậm. Và biết rằng, con đường đến trường của Thủy được đánh dấu bằng các tiếng có dấu hỏi.
- GV làm mẫu:
+ GV dán tranh lên bảng, chỉ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Ở vị trí này, bức tranh vẽ gì?
+ Vậy dấu thanh cần điền vào ô trống thứ nhất là dấu thanh gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu bài tập (2 phút) 
- Hết 2 phút, GV chia lớp thành 2 đội chơi, tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
- GV phổ biến luật chơi:
+ Mỗi đội cử ra 6 người chơi. Sau khi nghe hiệu lệnh “Bắt đầu” từ lớp trưởng, các đội chơi nhanh tay dán các mảnh ghép (có chứa dấu hỏi, dấu ngã) vào các ô trống sao cho phù hợp và sau đó dùng bút đỏ vẽ con đường đến trường của bạn Thủy.
+ Đội nào hoàn thành đúng, nhanh nhất đội đó sẽ giành chiến thắng
- GV nhận xét, chính xác hóa đáp án và khen thưởng
- GV cho HS đọc lại các từ trong bài tập 2b
2. a) Em chọn chữ (s hoặc x) phù hợp với ô trống. Giúp bạn Sơn tìm đường đến trường, biết rằng đường đến trường được đánh dấu bằng các tiếng có chữ s.
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành vào vở bài tập (3 phút)
- GV mời 1 HS lên làm trên bảng
- Sau 2 phút, GV mời HS nhận xét bài bạn làm trên bảng, bổ sung ý kiến và trình bày kết quả bài làm của mình
- GV nhận xét, chính xác hóa đáp án
- HS đọc yêu cầu
- HS lắng nghe
- HS làm theo gợi ý của GV, trả lời câu hỏi
+ Bức tranh vẽ “thước kẻ”. 
+ Dấu thanh cần điền vào ô thứ nhất là dấu hỏi.
- HS thảo luận nhóm, giải các chướng ngại vật.
- HS lắng nghe luật chơi 
- Lớp trưởng lên điều hành lớp
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe
- HS đọc lại
- HS đọc yêu cầu bài
- 1 HS lên bảng làm
- HS hoàn thành bài tập
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến
- 2-3 HS trình bày kết quả:
+ Ô trống có chứa chữ “s” là: quyển sách, hoa sen, bò sữa
+ Ô trống có chứa chữ “x” là: cây xanh, máy xay
+ Con đường tới trường của bạn Sơn là: quyển sách, hoa sen, bò sữa
- HS lắng nghe
4. Tổng kết bài học (2 phút)
- GV mời HS chia sẻ sau tiết học
- GV nhận xét, đánh giá tiết học
- Yêu cầu HS về nhà sửa lỗi chính tả và tập viết bài chính tả. Chuẩn bị cho bài học tiết sau.
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe
IV. ĐÁNH GIÁ SAU TIẾT DẠY (Nếu có)
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_2_bai_viet_1_ngoi_truong_moi.docx