Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 21: Đọc "Giọt nước và biển lớn" (Tiết 1+2)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 21: Đọc "Giọt nước và biển lớn" (Tiết 1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài thơ Giọt nước và biển lớn, biết ngắt hơi phù hợp với nhịp thơ.

- Hiểu nội dung bài: Hiểu dược mối quan hệ giữa giọt nước, suối, sông, biển và chỉ ra được hành trình giọt nước đi ra biển.

2. Năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các diễn biến các sự vật trong chuyện.

- Có tình cảm quý mến và tiết kiệm nước; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

 

doc 3 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 17593
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 21: Đọc "Giọt nước và biển lớn" (Tiết 1+2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiếng Việt
Đọc: GIỌT NƯỚC VÀ BIỂN LỚN ( Tiết 1 +2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài thơ Giọt nước và biển lớn, biết ngắt hơi phù hợp với nhịp thơ.
- Hiểu nội dung bài: Hiểu dược mối quan hệ giữa giọt nước, suối, sông, biển và chỉ ra được hành trình giọt nước đi ra biển. 
2. Năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các diễn biến các sự vật trong chuyện.
- Có tình cảm quý mến và tiết kiệm nước; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Em nhìn thấy những sự vật nào trong tranh?
+ Theo em, nước mưa rơi xuống sẽ đi đâu?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Theo em, nước mưa rơi xuống sẽ xuống suối, sông, ao hồ, ra biển.
- HS nghe, ghi bài
2.2. Khám phá:
a. Luyện đọc văn bản.
* GV đọc mẫu: giọng đọc nhanh, vui tươi
 * HDHS chia đoạn: (4 đoạn). Mỗi khổ thơ là 1 đoạn
- Gọi hs đọc nối tiếp từng khổ thơ.
* Hướng dẫn hs luyện đọc từng khổ thơ.
- Khổ thơ 1+ 2 
+ Luyện đọc từ khó : mưa rơi, dòng suối, lượn
+ Gọi hs luyện đọc khổ thơ 1+2
+ HDHS cách đọc ngắt, nghỉ ở mỗi khổ thơ.
+ Giải nghĩa từ: lượn.(SGK)
 đồi: gò đất nổi cao, có sườn thoải.
- Khổ thơ 3+ 4 
+ Luyện đọc từ khó : giọt nước, làm nên
+ Luyện đọc khổ thơ : Biển ơi,/ có biết/
 Biển lớn vô cùng/
 Từng giọt nước trong/
 Làm nên, biển đấy!//
* Đọc trong nhóm
- Chia nhóm đôi
- Thi đọc giữa các nhóm
- Gọi hs đọc toàn bài
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Cả lớp đọc thầm.
- 4 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- HS đọc
- 2, 3 HS luyện đọc từ khó.
- 2, 3 hs luyện đọc khổ thơ 1 + 2
- HS nghe, luyện đọc khổ thơ 1+2
- HS đọc.
- 2, 3 hs luyện đọc từ khó
- 2, 3 hs luyện đọc khổ thơ 4
- HS luyện đọc nhóm đôi
- 2 nhóm thi đọc
- 1 hs đọc toàn bài
b. Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt các câu hỏi trong sgk, HDHS trả lời từng câu hỏi 
1. Kể tên các sự vật được nhắc đến trong bài thơ? 
2. Những gì góp phần tạo nên dòng suối nhỏ? 
3. Những dòng sông từ đâu mà có? 
4. Nói về hành trình giọt nước đi ra biển.
* Bài thơ giúp con biết thêm được điều gì?
=> Nội dung: Bài thơ kể về hành trình của giọt nước đi ra biển. 
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
+ Mưa, dòng suối, bãi cỏ, chân đồi, suối, bạn, sông, biển, giọt nước. 
+ Những giọt mưa góp lại bao ngày thành dòng suối nhỏ. 
+ Những dòng suối nhỏ góp thành sông. + Mưa rơi xuống các con suối nhỏ. Các con suối men theo chân đồi chảy ra sông. Sông đi ra biển, thành biển mênh mông..
- HS trao đổi trong nhóm, nêu.
- 2, 3 hs nhắc lại nội dung.
c. Luyện đọc lại.
- Gọi hs đọc nối tiếp đoạn
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, tuyên dương
- 2 hs đọc 
- 1 HS đọc
- HS nghe
d. Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Các từ: nhỏ, lớn, mênh mông là từ chỉ gì?
- Yêu cầu hs tìm từ chỉ sự vật có trong bài thơ phù hợp với mỗi từ chỉ đặc điểm trên.
- GV nhận xét, chốt: Nhỏ: suối
 Lớn: sông
 Mênh mông: biển
* Mở rộng: Nối từ ở cột A cho phù hợp với từ ở cột B
 A B
1. Cánh đồng a. hùng vĩ
2. Đồi núi b. bát ngát
3. Núi non c. trập trùng
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
- Mỗi từ dưới đây tả sự vật nào trong bài thơ: nhỏ, lớn, mênh mông 
- Các từ: nhỏ, lớn, mênh mông là từ chỉ đặc điểm. 
- HS nêu
- HS làm nháp
- Đóng vai biển, nói lời cảm ơn giọt nước.
- HS nói nhóm đôi, các nhóm đóng vai thể hiện
+ Cảm ơn các bạn đã góp phần tạo nên mình nhé.
+ Cảm ơn cậu nhé!....
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Bài sau: Mùa vàng
- HS chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC.(Nếu có)
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.doc