Giáo án Tiếng Việt Lớp 2, Tuần 1 theo CV 2345- Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Tươi

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2, Tuần 1 theo CV 2345- Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Tươi

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù :

- Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp.

- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Tôi là học sinh lớp 2.

- Hiểu được cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2.

2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực:

-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.

3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất:

 - Yêu nước: Yêu trường, lớp, bạn bè, thầy cô.

 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.

 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.

 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Giáo án power point.

-Sách giáo khoa.

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

docx 19 trang Huy Toàn 23/06/2023 3863
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2, Tuần 1 theo CV 2345- Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Tươi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 2A2
Từ ngày 5/ 9 đến ngày 9/ 9 /2022)
Thời gian
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Thứ 2
Sáng
HĐTN
1
Lớp học xanh
Tiếng việt
2
Bài 23: Đọc: Bóp nát quả cam - T1
Tiếng việt
3
Bài 23: Đọc: Bóp nát quả cam – T2
TC TV
4
Bài 23: Đọc: Bóp nát quả cam
Thứ 2
Chiều
Toán
1
Bài 63: Luyện tập chung – T1
TC Toán
2
Bài 63: Luyện tập chung – T1
HĐTN
3
Bài 31: Lớp học xanh
Thứ 3
Sáng 
Toán
1
Bài 63: Luyện tập chung – T2
Tiếng việt
2
Bài 23: Viết: Chữ hoa 
Tiếng việt
3
Bài 23: Nói và nghe: Kể chuyện: Bóp nát quả cam
TC TV
4
Bài 23: Nói và nghe: Kể chuyện: Bóp nát quả cam
Thứ 3
Chiều
Mĩ thuật
1
GVBM
TNXH
2
GVBM
GDTC
3
GVBM
Thứ 4
Sáng
Toán
1
GVBM
2
Bài 64: Thu thập, phân loại, kiểm đếm số liệu
Tiếng việt
3
Bài 24: Đọc: Chiếc rễ đa tròn – T1
TNXH
4
Bài 24: Đọc: Chiếc rễ đa tròn – T2
Thứ 4
Chiều
Âm nhạc
1
GVBM
Đạo đức
2
GVBM
GDTC
3
GVBM
Thứ 5
Sáng
TĐ thư viện
1
Tiếng việt
2
Tiếng việt
3
TC TV
4
Thứ 5
Chiều
TC Toán
1
Bài 65: Biểu đồ tranh – T1
HĐTN
2
Sinh hoạt lớp
TC TV
3
Bài 24: Đọc: Chiếc rễ đa tròn
Thứ 6
Sáng
Toán
1
Bài 65: Biểu đồ tranh – T2 
TC Toán
2
Bài 65: Biểu đồ tranh – T2
Tiếng việt
3
Bài 24: Luyện tập: Viết đoạn văn kể về một sự việc 
Tiếng việt
4
Bài 24: Đọc mở rộng.
 BGH duyệt Giáo viên
 Nguyễn Thị Tươi
Bài 1. Tôi là học sinh lớp 2
Đọc ( Tiết 1+ 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù : 
- Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp.
- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Tôi là học sinh lớp 2. 
- Hiểu được cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2.
2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: 
-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	- Yêu nước: Yêu trường, lớp, bạn bè, thầy cô.
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Giáo án power point. 
-Sách giáo khoa.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động1. Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, thảo luận về nội dung tranh.
– GV dẫn dắt vào bài đọc bằng cách cho HS trả lời một số câu hỏi gợi ý:
+ Em đã chuẩn bị những gì để đón ngày khai giảng? (đồ dùng học tập, trang phục,...)
+Em chuẩn bị một mình hay có ai giúp em?
+ Em cảm thấy như thế nào khi chuẩn bị cho ngày khai giảng?
- GV giới thiệu về bài đọc (câu chuyện kể về một bạn học sinh lớp 2 rất háo hức đón ngày khai trường).
-HS chia sẻ trước lớp về nội dung tranh.
-HS chia sẻ trước lớp.
-HS lắng nghe.
Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc văn bản: 
a) Mục tiêu: 
- Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. 
- Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp.
b) Cách tiến hành: 
+ GV đọc mẫu toàn văn bản (rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn)
+GV cùng HS tìm một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, núm, vùng dậy 
+GV hướng dẫn cách đọc lời của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép (GV đọc giọng nhanh, thể hiện cảm xúc phấn khích, vội vàng).
+ GV yêu cầu HS tìm câu dài. 
+ GV hướng dẫn chia đoạn.
+ GV mời 3 em đọc nối tiếp đoạn.
+ GV HD tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải trong sgk và một số từ khác do HS tự tìm thông quan hình ảnh, hành động hoặc đặt câu. 
KL: Các em cần đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp.
-HS lắng nghe, đọc thầm theo.
-HS luyện phát âm các tiếng khó ( đọc theo nhóm đôi và tự sửa lỗi phát âm cho nhau/ đọc trước lớp) 
-HS luyện đọc nhóm đôi/ cả lớp.
-HS tự tìm câu dài và thảo luận với bạn cùng bàn tìm cách ngắt nghỉ hợp lí.
-HS chia đoạn 
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
-HS tìm hiểu nghĩa một số từ.
Hoạt động 3. Luyện đọc nhóm 
a) Mục tiêu: 
- Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. 
- Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp. Biết nhận xét, góp ý cho nhau.
b) Cách tiến hành: 
+ GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn trong nhóm. 
+ GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
KL: Các em cần đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp. Biết nhận xét, góp ý cho nhau.
+Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm (như 3 HS đã làm mẫu trước lớp). HS góp ý cho nhau.
Tiết 2
Hoạt động 4. Trả lời câu hỏi . 
a) Mục tiêu: 
- Hiểu được nội dung chính của văn bản.
b) Cách tiến hành: 
-GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 1.
-GV chốt câu TL đúng: a,b,c
- Nếu HS trả lời câu hỏi nhanh, GV có thể mở rộng câu hỏi: Em có cảm xúc gì khi đến trường vào ngày khai giảng?
-GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 2.
(GV gợi ý HS đọc đoạn 2 để tìm câu TL) 
-GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 3.
(GV gợi ý HS đọc đoạn 3 để tìm câu TL) 
- GV mở rộng câu hỏi liên hệ bản thân: Các em thấy mình có gì khác so với khi các em vào lớp 1/ so với các em lớp 1?
-GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4.
+ GV và HS thống nhất câu trả lời. GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi bằng cách sử dụng các từ liên kết đầu tiên, sau đó, cuối cùng (Đầu tiên là tranh 3: Bạn nhỏ đã chuẩn bị xong mọi thứ để đến trường; Sau đó là tranh 2: Bạn nhỏ chảo mẹ để chạy vào trong cổng trường; Cuối cùng là tranh 1: Các bạn nhỏ gặp nhau trên sân trường).
KL: Các em cần hiểu được nội dung chính của bài học
Câu 1. Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai giảng
a. vùng dậy
c. chuẩn bị rất nhanh
b, muốn đến sớm nhất lớp
d. thấy mình lớn bổng lên
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm, thảo luận nhóm 4, từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý.
 + Cả nhóm lựa chọn những đáp án đúng rồi chia sẻ kết quả trước lớp. 
Câu 2. Bạn ấy có thực hiện được mong muốn đến sớm nhất lớp không? Vì sao?
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm, vài em nêu ý kiến của mình, cả lớp thống nhất câu trả lời.
Câu 3. Bạn ấy nhận ra mình thay đổi như thế nào khi lên lớp 2?
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm, vài em nêu ý kiến của mình, cả lớp thống nhất câu trả lời.
Câu 4. Tìm tranh thích hợp với mỗi đoạn trong bài đọc. 
-HS thi xếp nhanh, đúng.
Hoạt động 5. Luyện đọc lại. 
a) Mục tiêu: 
- Đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu. 
b) Cách tiến hành: 
-GV đọc mẫu lần 2
-GV tổ chức đọc trong nhóm 4
-GV tổ chức thi đọc.
KL: Các em cần đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu.
-HS đọc thầm theo.
-HS đọc nhóm 4, chọn bạn đọc hay nhất.
-Cá nhân thi đọc hay trước lớp.
Hoạt động 6. Luyện tập theo văn bản đọc.
a) Mục tiêu: 
- HS thực hành luyện tập thực hành theo nội dung văn bản. 
b) Cách tiến hành: 
-GV yêu cầu học sinh đọc câu 1.
- Yêu cầu HS làm bảng con.
-GV chốt đáp án đúng. ( c ) 
-GV gọi HS đọc câu 2.
-GV tổ chức hoạt động nhóm đóng vai thực hiện từng yêu cầu. ( GV hướng dẫn, các nhóm gặp khó khăn) 
-GV kết luận, tuyên dương
Câu 1. Từ nào dưới đây nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường?
a. ngạc nhiên
b. háo hức
c. rụt rè
- Vài HS nêu lí do lựa chọn đáp án của mình.
Câu 2. Thực hiện các yêu cầu sau:
 a. Nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đến trường,
b. Nói lời chào thấy, cô giáo khi đến lớp
c. Cùng bạn nói và đáp lời chào khi gặp nhau ở trường.
-HS đóng vai, thực hiện từng yêu cầu. 
- 3 nhóm đại diện đóng vai trước lớp.
Hoạt động 7. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Tiếng Việt
Bài 1: ( Tiết 3) Viết chữ A
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù : 
- Viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ A.
- Viết đúng độ cao, độ rộng, khoảng cách và đúng mẫu cụm từ ứng dụng. 
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Giáo án power point. 
-Sách tập viết 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
- GV giới thiệu bài.
-HS hát kết hợp vận động
Hoạt động 2. Viết chữ hoa 
a) Mục tiêu: HS viết đúng kiểu chữ, độ cao, độ rộng của chữ A.
b) Cách tiến hành:
- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa A:
• Độ cao: 5 li; độ rộng: 5,5 li.
-GV cho HS xem video quy trình viết chữ A hoa và giới thiệu: 
• Chữ viết hoa A gồm 3 nét: nét 1 gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải, nét 2 là nét móc ngược phải và nét 3 là nét lượng ngang. 
+GV viết mẫu và nêu:
• Nét 1: đặt bút ở đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 5.
• Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải đến điểm giao đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 5,5 thì dừng lại. 
• Viết nét lượn ngang: Từ điểm kết thúc nét 2, lia bút lên đến phía trên đường kẻ ngang 3 và viết nét lượn ngang thân chữ.
-GV hướng dẫn viết bảng con.
-GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét phần viết của HS.
- GV hướng dẫn HS viết chữ A vào vở ( Chú ý hướng dẫn cách trình bày) 
- GV yêu cầu HS đánh giá đồng đẳng.
KL: Các em cần viết đúng kiểu chữ, độ cao, độ rộng của chữ A.
-HS quan sát chữ mẫu, nhận xét về độ cao, độ rộng các nét. 
-HS quan sát cấu tạo chữ A
-HS quan sát GV viết mẫu và video viết mẫu.
- HS tập viết chữ viết hoa A (trên bảng con) theo hướng dẫn.
- HS viết chữ viết hoa A (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một.
-HS đổi vở, nhận xét, góp ý cho nhau.
Hoạt động 3. Viết câu ứng dụng 
a) Mục tiêu: HS viết câu ứng dụng đúng kiểu, đúng độ cao, độ rộng và khoảng cách.
b) Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng 
 -GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp ( hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có).
-GV hướng dẫn HS:
+ Viết chữ viết hoa A đầu câu.
+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ " tiếp liền với điểm kết thúc nét 3 của chữ viết hoa A.
+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng khoảng cách viết chữ cái o 
+ Lưu ý HS độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa A, h, g cao 2,5 li (chữ g cao 1,5 li dưới đường kẻ ngang); chữ p cao 2 li (1 li dưới đường kẻ ngang); chữ t cao 1, 5 li; các chữ còn lại cao 1 li.
+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu sắc đặt trên chữ hoa A (Anh) và chữ ă (năng), dấu huyền đặt trên chữ cái a (tròn) và giữa ở (trường), dấu nặng đặt dưới chữ cái đ .
+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu ngay sau chữ cái g trong tiếng trường.
-GV yêu cầu HS viết vào vở.
– Yêu cầu HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.
- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.
KL: Các em cần viết câu ứng dụng đúng kiểu, đúng độ cao, độ rộng và khoảng cách.
-HS đọc: Ánh nắng tràn ngập sân trường.
- HS nêu cảm nghĩ về câu ứng dụng. 
- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp.
-HS quan sát, nắm quy trình viết.
-Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một.
- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.
Hoạt động 4. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học.
Tiếng Việt
Bài 1. ( Tiết 4 ) Nói và nghe: Những ngày hè của em
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù : 
- Kể được kỉ niệm đáng nhớ nhất của em trong kì nghỉ hè vừa qua.
- Biết lắng nghe và chia sẻ cảm xúc qua câu chuyện của bạn.
- Hiểu và thể hiện được cảm xúc háo hức, vui vẻ của em và các bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2.
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	- Yêu nước: Yêu trường, lớp, bạn bè, thầy cô.
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo án power point. 
Sách giáo khoa.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1. Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
-Tổ chức cho HS chơi trò “ Truyền điện ” 
-GV giới thiệu bài.
-HS tham gia trò chơi : Kể về những hoạt động của em trong kì nghỉ hè vừa qua.
 Hoạt động 2. Kể về điều đáng nhớ nhất trong kì nghỉ hè của em.
a) Mục tiêu: HS kể được điều đáng nhớ nhất trong kì nghỉ hè của em và nêu được cảm xúc của em về điều đó. 
b) Cách tiến hành: 
GV hướng dẫn HS cách thực hiện như sau:
– Làm việc chung cả lớp:
+ Quan sát tranh.
+ Nêu nội dung các bức tranh:
 *Tranh vẽ cảnh ở đâu?
 *Trong tranh có những ai? 
* Mọi người đang làm gì?
*Theo em, các bức tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào? (Trong kì nghỉ hè)
-GV giao nhiệm vụ: Các em vừa trải qua kì nghỉ hè sau 9 tháng học tập ở nhà trường. Các em hãy kể về kỉ nghỉ hè vừa qua của mình theo các câu hỏi gợi ý trong SHS, chỉ nên chọn kể về những gì đáng nhớ nhất.
KL: Các em cần kể được điều đáng nhớ nhất trong kì nghỉ hè của mình và nêu được cảm xúc của mình về kì nghỉ hè đó. 
-HS nêu yêu cầu BT
-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-Tranh 1 : vẽ cảnh cả nhà về thăm quê, mọi người có lẽ vừa xuống xe ô tô đi về phía cầu bắc qua con kênh nhỏ; 
-Tranh 2 : vẽ cảnh bãi biển, mọi người tắm biển, xây lâu đài cát, thả diều,... 
-Tranh 3 : vẽ các bạn trai chơi đá bóng.
- HS làm việc theo nhóm/ cặp:
+ Từng HS nói theo gợi ý trong SHS.
+ Mỗi bạn có thể kể trong 1 phút, tập trung vào điều đáng nhớ nhất.
+ Cả nhóm hỏi thêm để biết được rõ hơn về hoạt động trong kì nghỉ hè của từng bạn.
+ Nhóm nhận xét, góp ý
 Hoạt động 3. Chia sẻ cảm xúc khi quay lại trường sau kì nghỉ hè.
a) Mục tiêu: HS chia sẻ cảm xúc khi quay lại trường sau kì nghỉ hè.
b) Cách tiến hành: 
-GV hướng dẫn HS thực hiện.
-GV hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích để các em nhút nhát cũng tự tin nói được trước lớp, trước nhóm.
-GV chốt và tuyên dương những em thực hiện tốt.
KL: Các em cần chia sẻ cảm xúc khi quay lại trường sau kì nghỉ hè.
-HS nêu yêu cầu và thực hiện theo các bước sau: 
- Bước 1: Làm việc cá nhân. Nhớ lại những ngày sắp kết thúc kì nghỉ hè, nhớ lại suy nghĩ, cảm xúc của mình trong những ngày đầu trở lại trường đi học.
- Bước 2: Làm việc nhóm. Từng em phát biểu ý kiến, cần mạnh dạn nói lên suy nghĩ, cảm xúc thật của mình. Các bạn trong nhóm nhận xét những điểm giống hoặc khác nhau trong suy nghĩ, cảm xúc của các bạn trong nhóm.
- Bước 3: Một số HS trình bày trước lớp. 
+ Kể về điều nhớ nhất trong kì nghỉ hè.
+ Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc khi tạm biệt kì nghỉ hè để trở lại trường lớp.
Hoạt động 4. Viết 2-3 câu về những ngày hè của em
a) Mục tiêu: HS viết được 2-3 câu về những ngày nghỉ hè của mình.
b) Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện. 
- GV lưu ý: HS có thể vẽ tranh minh hoạ về ngày hè của mình (nếu thích).
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, sau đó làm việc nhóm.
-GV lưu ý học sinh cách trình bày bài trong vở.
-GV nhận xét bài làm của một số HS.
KL: Các em viết về những ngày hè của mình
– HS Viết 2 – 3 câu về kì nghỉ hè (có thể viết về: một hoạt động em thích nhất; một nơi em đã từng đến, một người em đã từng gặp trong kì nghỉ hè; cảm xúc, suy nghĩ của em về kì nghỉ hè,...).
-HS chia sẻ trong nhóm, chia sẻ trước lớp.
-Lớp nhậ xét.
Hoạt động 5. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Tiếng Việt
Bài 2. Ngày hôm qua đâu rồi ?
Đọc ( Tiết 1+ 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù : 
- Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi, biết ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng phù hợp.
- Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. 
- Học thuộc lòng 2 khổ thơ em thích. 
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : 
Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè, người thân.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp. 
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập và yêu lao động . Biết quý trọng thời gian và sắp xếp thời gian làm việc hợp lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Giáo án power point. 
-Sách giáo khoa.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động1. Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
-GV tổ chức cho 3 em thi Hái hoa dân chủ ( đọc đoạn văn trong cánh hoa mà mình hái được – Bài Tôi là HS lớp 2)
- GV nhận xét 
-GV yêu cầu học sinh kể cho các bạn nghe những việc em đã làm trong ngày hôm qua.
- GV kết nối vào bài mới: Vừa rồi chúng ta đã nói được rất nhiều việc mà các em đã làm được và chưa làm được của ngày hôm qua. Thời gian đã trôi đi thì không trở lại. Nhưng muốn thời gian ở lại, mọi người, mọi vật đều phải cố gắng làm việc hằng ngày. Một bạn nhỏ đã hỏi bố một câu hỏi rất ngộ nghĩnh: Ngày hôm qua đâu rồi? Chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? sẽ tìm được câu trả lời thú vị. 
- GV gt bài. 
-HS thi Hái hoa dân chủ
-HS lắng nghe và nhận xét bạn đọc
- HS đặt câu hỏi cho nhau về nội dung bài vừa đọc. 
-HS kể 
-HS lắng nghe.
Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc văn bản: 
a) Mục tiêu: 
- Đọc đúng, rõ ràng bài thơ , biết ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng phù hợp.
b) Cách tiến hành:
+ GV đọc mẫu bài thơ 
+GV cùng HS tìm một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương: lịch cũ, toả, hạt lúa, chín vàng, gặt hái, vẫn còn.
+GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng khổ thơ; GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt đúng nhịp thơ.
+ GV mời HS đọc nối tiếp khổ thơ
+ GV HD tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải trong sgk và một số từ khác do HS tự tìm thông quan hình ảnh, hành động hoặc đặt câu. 
KL: Các em cần đọc đúng, rõ ràng bài thơ , biết ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng phù hợp.
-HS lắng nghe, đọc thầm theo.
-HS luyện phát âm các tiếng khó ( đọc theo nhóm đôi và tự sửa lỗi phát âm cho nhau/ đọc trước lớp) 
-HS tự tìm câu thơ và thảo luận với bạn cùng bàn tìm cách ngắt nghỉ hợp lí.
Ngày hôm qua/ ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng/chờ gặt hái
Chín vàng / màu ước mong.
- HS đọc nối tiếp khổ thơ. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
-HS tìm hiểu nghĩa một số từ.
Hoạt động 3. Luyện đọc nhóm 
a) Mục tiêu: 
- Đọc đúng, rõ ràng bài thơ , biết ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng phù hợp.
- Biết sửa lỗi cho nhau và chia sẻ với nhau cách đọc hay.
b) Cách tiến hành: 
+ GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp khổ thơ trong nhóm. 
+ GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
KL: Các em cần đọc đúng, rõ ràng bài thơ , biết ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng phù hợp. Biết sửa lỗi cho nhau và chia sẻ với nhau cách đọc hay.
+Từng nhóm HS đọc nối tiếp khổ thơ trong nhóm (như nhóm HS đã làm mẫu trước lớp). 
- HS góp ý cho nhau.
Tiết 2
Hoạt động 4. Trả lời câu hỏi . 
a) Mục tiêu: 
- Hiểu được nội dung bài thơ: Em cần biết quý trọng thời gian. Dành thời gian làm những điều có ích.
b) Cách tiến hành: 
-GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 1.
-GV chốt câu TL đúng.
+ Bạn nhỏ hỏi bố : Ngày hôm qua đâu rồi? 
-GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 2.
-GV chốt câu TL đúng.
+ Trên cành hoa trong vườn
+ Trong hạt lúa mẹ trồng
+ Trong vở hồng của con.
-GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 3.
 -GV chốt câu TL đúng.
- GV sử dụng câu hỏi mở rộng : 
+ Bài thơ đã giúp em nhận ra điều gì về thời gian? 
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng khổ thơ bất kì. GV sử dụng hình thức xoá dẫn các chữ trong từng dòng thơ (Lưu ý, lần 1 xoá những chữ HS dễ nhớ; lần 2 xoá nhiều hơn; lần 3 xoá chỉ để lại 1 – 2 chữ làm điểm tựa để HS dễ nhớ và thuộc lòng: HS nối tiếp đọc thuộc lòng từng khổ thơ).
KL: Các em cần hiểu được nội dung bài thơ: Em cần biết quý trọng thời gian. Dành thời gian làm những điều có ích.
Câu 1. Bạn nhỏ đã hỏi bố điều gì 
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm, thảo luận nhóm 4, từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý.
 + Cả nhóm lựa chọn những đáp án đúng rồi chia sẻ kết quả trước lớp. 
Câu 2. Theo lời bố, ngày hôm qua ở lại những đâu? 
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm, vài em nêu ý kiến của mình, cả lớp thống nhất câu trả lời.
Câu 3. Trong khổ thơ cuối, bố dặn bạn nhỏ làm gì để “ ngày hôm qua vẫn còn” ? 
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm, vài em nêu ý kiến của mình, cả lớp thống nhất câu trả lời.
-HS suy nghĩ trả lời
- HS đọc thuộc lòng trong nhóm (nhóm 2)
- HS thi đọc thuộc lòng trước lớp cả 2 khổ thơ.
Hoạt động 5. Luyện đọc lại. 
a) Mục tiêu: 
- Đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu. 
b) Cách tiến hành: 
-GV đọc mẫu lần 2
-GV tổ chức đọc trong nhóm 4
-GV tổ chức thi đọc.
KL: Các em cần đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu.
-HS đọc thầm theo.
-HS đọc nhóm 4, chọn bạn đọc hay nhất.
-Cá nhân thi đọc hay trước lớp. Lớp bình chọn 
Hoạt động 6. Luyện tập theo văn bản đọc.
a) Mục tiêu: 
- HS thực hành luyện tập thực hành theo nội dung văn bản. 
b) Cách tiến hành: 
-GV yêu cầu học sinh đọc câu 1.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.
-GV chốt đáp án đúng. 
-GV gọi HS đọc câu 2.
-GV tổ chức làm việc nhóm đôi.
-GV kết luận, tuyên dương
Câu 1. Dựa vào tranh minh hoạ bài đọc, tìm từ ngữ chỉ người, chỉ vật. 
- HS thảo luận nhóm 4, TLCH.
Câu 2. Đặt 2 câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 1.
-HS thảo luận nhóm đôi, thực hiện từng yêu cầu. 
- Vài nhóm chia sẻ trước lớp. 
Hoạt động 7. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Tiếng Việt
Bài 2. (Tiết 3) Nghe – viết : Ngày hôm qua đâu rồi
Bảng chữ cái.
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù : 
- Viết chính tả một đoạn ngăn theo hình thức nghe – viết và hoàn thành bài tập chính tả âm vẫn. 
- Học thuộc tên các chữ trong bảng chữ cái và sắp xếp thứ tự chữ cái trong bảng.
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : 
Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Giáo án power point. 
-Vở Chính tả 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
- GV giới thiệu bài.
-HS hát kết hợp vận động: Chữ đẹp nết càng ngoan.
Hoạt động 2. Nghe – viết 
a) Mục tiêu: HS nghe- viết hai khổ thơ cuối. 
b) Cách tiến hành:
+ GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai) 
+GV hỏi: Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?
+ GV lưu ý HS cách phân biệt con chữ, vần, thanh dễ nhầm lẫn. 
 +GV hỏi:Khi viết đoạn thơ, cần viết như thế nào?
+ GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), đúng trọng âm; mỗi dòng thơ đọc 2 – 3 lần.
- GV đọc soát lỗi chính tả. 
- GV nhận xét bài viết của HS một số HS.
KL: Các em nghe viết hai khổ thơ cuối.
-HS nghe và quan sát đoạn viết trong SHS – hai khổ cuối bài thơ).
1 - 2 HS đọc lại đoạn thơ nghe – viết. 
-HS thảo luận với bạn cùng bạn, tìm những chữ dễ viết sai rồi viết bảng con những chữ đó.
-HS nêu cách trình bày câu thơ, khổ thơ.
-HS viết bài. 
-HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
Hoạt động 3. Học thuộc tên các chữ cái trong bảng theo thứ tự.
a) Mục tiêu: HS tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái. Sắp xếp các chữ cái theo thứ tự. 
b) Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. 
- GV chốt kết quả đúng. 
- GV hướng dẫn HS học thuộc bảng chữ cái: Trò chơi: Đố bạn. 
-GV nhận xét.
-GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” để hoàn thành bài tập số 3.
-GV nhận xét.
KL: Các em cần học thuộc tên các chữ cái trong bảng theo thứ tự
Bài 2. Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái. 
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài tập theo nhóm.
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. Lớp nhận xét. 
-HS chơi trò “ Đố bạn” : đọc được tên chữ cái bất kì mà bạn trong nhóm chỉ. 
Bài 3. Sắp xếp các chữ cái dưới đây theo đúng thứ tự bảng chữ cái 
đ; c ; b ; d ; a; e.
-HS tham gia trò chơi. 
Hoạt động 4. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Tiếng Việt
Bài 2 . (Tiết 4) Từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động . Câu giới thiệu.
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù : 
	-Tìm được từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động trong tranh và trong thực tế.
 - Nói được câu giới thiệu theo mẫu và biết sử dụng câu giới thiệu vào thực tế.
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : 
Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Giáo án power point. 
-Sách Tiếng Việt. 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
- GV giới thiệu bài.
-HS hát kết hợp vận động
Hoạt động 2. Nhìn tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ hoạt động. 
a) Mục tiêu: HS tìm được từ chỉ sự, từ chỉ hoạt động trong tranh và trong thực tế.
b) Cách tiến hành: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.
-GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.
GV hỏi thêm HS câu hỏi mở rộng. VD: Vì sao em biết tranh 1 là đi học? (Mục tiêu của câu hỏi nhằm kích thích HS nói được những suy luận của mình)
 - GV chốt (tranh 1: đi học; tranh 2: khăn mặt; tranh 3: cô giáo; tranh 4: quần áo; tranh 5: mũ; tranh 6: chải đấu; tranh 7: cặp sách; tranh 8: bác sĩ).
-GV yêu cầu HS tìm thêm một số từ chỉ hoạt động, từ chỉ sự vật xung quanh em
-GV nhận xét, kết luận.
KL: Các em cần tìm được từ chỉ sự, từ chỉ hoạt động trong tranh và trong thực tế.
Bài 1. Nhìn tranh, tìm từ ngữ : 
+Chỉ sự vật 
+Chỉ hoạt động.
- HS làm việc nhóm (2 nhóm), quan sát tranh và tìm từ ngữ thích hợp với mỗi hình. 
– HS trình bày kết quả trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS tìm thêm
Hoạt động 3. Tập nói câu giới thiệu 
a) Mục tiêu: HS nói được câu giới thiệu theo mẫu.
b) Cách tiến hành: 
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. 
- GV chốt kết quả đúng. 
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. 
- GV chốt kết quả đúng.
KL: Các em cần nói được câu giới thiệu theo mẫu.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
Bài 2. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu
– HS làm bài tập theo nhóm 4
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. Lớp nhận xét. 
Bài 3. Đặt một câu giới thiệu theo mẫu ở BT 2. 
- HS làm bài tập theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. Lớp nhận xét. 
Hoạt động 4. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Tiếng Việt
Bài 2. (Tiết 5) Viết đoạn văn giới thiệu bản thân
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù : 
	- Nói được 2-3 câu giới thiệu về bản thân.
 - Viết được 2-3 câu giới thiệu về bản thân. 
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : 
Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Giáo án power point. 
-Sách Tiếng Việt
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
- GV giới thiệu bài.
-HS hát kết hợp vận động
Hoạt động 2. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi 
a) Mục tiêu: HS tìm được từ chỉ sự, từ chỉ hoạt động trong tranh và trong thực tế.
b) Cách tiến hành: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.
-GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.
-GV chốt:
a. Bình và Khang gặp nhau và chảo nhau ở sân bóng.
b. Khang giới thiệu tên, lớp mình học (2C) và sở thích của bạn ấy (đá bóng).
KL: Các em cần tìm được từ chỉ sự, từ chỉ hoạt động trong tranh và trong thực tế.
Bài 1. Quan sát tranh và TLCH: 
Bình và Khang gặp nhau và chào nhau ở đâu?
Khang đã giới thiệu những gì về mình?
- HS làm việc nhóm (2 nhóm), quan sát tranh và TLCH 
- HS trình bày kết quả trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3. Viết 2-3 câu giới thiệu về bản thân 
a) Mục tiêu: HS biết viết 2-3 câu giới thiệu về bản thân.
b

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_1_theo_cv_2345_nam_hoc_2022_20.docx