Giáo án tổng hợp Lớp 2 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Long Tân
.
Tiết : 2+3 Tiếng Việt
PPCT:111+112 ĐỌC: THẢ DIỀU
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.
2. Năng lực:
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất :
Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất:
- Yêu quý và biết chia sẻ với bạn bè; Biết tham gia các trò chơi giải trí lành mạnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo án.
Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 2 - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Long Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khối 2 LỊCH BÁO GIẢNG NĂM HỌC: 2022 – 2023 Tuần lễ thứ 12 - Từ ngày 21/ 11 đến ngày 25/ 11 năm 2022 Thứ Buổi Tiết Môn Tiết PPCT Tên bài dạy Hai 21/11 Sáng 1 CC +HĐTN 12;34 Tham gia tổng kết tháng hành động “Em là HS thân thiện” 2 Tiếng việt 111 Đọc: Thả diều 3 Tiếng việt 112 Đọc: Thả diều 4 Toán 56 Phép trừ (có nhớ) số co hai chữ số cho số có một chữ số Chiều 1 Tin học 2 Tiếng anh 3 Đạo đức 12 Bài 6: Nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 1) Ba 22/11 Sáng 1 Toán 57 Luyện tập 2 Tiếng anh 3 Tiếng việt 113 Viết: Chữ hoa 4 Tiếng việt 114 Nói và nghe: Kể chuyện Chúng mình là bạn Chiều 1 Tiếng Việt 118 Từ ngữ chỉ sự vật; Câu nêu đặc điểm 2 TNXH 23 Bài 11: Hoạt động mua bán hàng hóa (tiết 1) 3 KNS Tư 23/11 Sáng 1 Tiếng việt 115 Đọc: Tớ là lê - gô 2 Tiếng việt 116 Đọc: Tớ là lê - gô 3 Toán 58 Luyện tập 4 Âm nhạc Chiều 1 ÔnTiếng Việt TH: Thả diều 2 Ôn TV Viết: Thả diều 3 HĐTN 35 Hoạt động giáo dục theo chủ đề Năm 24/11 Sáng 1 Mĩ thuật 12 Cổng trường nhộn nhịp(T2) 2 Toán 59 Luyện tập 3 Tiếng việt 117 Nghe -viết: Đồ chơi yêu thích 4 TNXH 24 Hoạt động mua bán hàng hóa (tiết 2) Chiều 1 Ôn Toán Luyện tập 2 GDTC 3 Ôn Toán Luyện tập Sáu 25/11 Sáng 1 Toán 60 Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số 2 GDTC 3 Tiếng Việt 119 Viết đoạn văn giới thiệu một đồ chơi 4 Tiếng Việt 120 ĐMR Chiều 1 ÔnTiếng Việt Câu nêu đặc điểm- giới thiệu về một đồ chơi yêu thích. 2 ÔnTiếng Việt Câu nêu đặc điểm- giới thiệu về một đồ chơi yêu thích. 3 SHHL+HĐTN 12; 36 Tham gia “Hái hoa dân chủ” Đánh giá hoạt động Ngày soạn: 17/11/2022 Ngày dạy: 21/11/2022 Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2022 Buổi sáng Tiết 1: Chào cờ + HĐTN .. Tiết : 2+3 Tiếng Việt PPCT:111+112 ĐỌC: THẢ DIỀU I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ. - Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài. 2. Năng lực: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Yêu quý và biết chia sẻ với bạn bè; Biết tham gia các trò chơi giải trí lành mạnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo án. Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động1. Khởi động : a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học. b) Cách tiến hành: - GV cho lớp hoạt động tập thể. - GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước. - GV cho HS nêu và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ ở phần khởi động. + Các bạn trong tranh đang chơi trò chơi gì? + Em biết gì về trò chơi này? - Một số (2 – 3) HS trả lời. - GV nhận xét và gợi ý trả lời: Các bạn trong tranh đang chơi thả diều; Trò chơi này cần có cánh diều; Diều được làm từ một khung tre dán kín giấy có buộc dây dài. Cầm dây kéo diều ngược chiều gió thì diều sẽ bay lên cao. Một số điều còn được gắn cây sáo, gọi là diều sáo. Khi lên cao, gió thổi qua ống sáo khiến diều phát ra tiếng kêu “vu vu” rất vui tai. Trò chơi thả diều thường diễn ra ở không gian rộng như triền đê, cánh đồng lúa, bãi cỏ,.... - GV cho HS xem lại tranh minh hoạ cánh diều và giới thiệu kết nối vào bài đọc: Bài thơ Thả diều như một bức tranh vẽ hình ảnh cánh diều qua nhiều thời điểm. Cánh diều đã mang lại vẻ đẹp thanh bình, trong sáng cho thôn quê. Bài thơ thể hiện tình yêu của nhàthơ đối với thiên nhiên, đối với quê hương của mình. - GV ghi đề bài: Thả diều. - HS hát và vận động theo bài hát: Bảng chữ cái Tiếng Việt - HS nhắc lại tên bài học trước: Nhím nâu kết bạn. - 1-2 HS nói về điều thú vị mà mình cảm nhận được qua bài học. - HS quan sát tranh minh hoạ và làm việc theo cặp đôi để trả lời các câu hỏi. + Các bạn đang chơi thả diều. + Em . - Một số (2 – 3) HS trả lời. - HS xem lại tranh minh hoạ cánh diều và giới thiệu về bài đọc Thả diều. - HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài. Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc văn bản: a) Mục tiêu: - Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. - Bước đầu biết đọc đúng ngữ điệu VB. b) Cách tiến hành: GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh. - GV đọc mẫu toàn bài, chú ý đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ, nhấn giọng đúng những từ ngữ được xem là tín hiệu nghệ thuật. - GV HD HS chia đoạn. + Bài thơ có mấy khổ thơ? - GV cùng HS thống nhất. - GV mời 5 HS đọc nối tiếp. - GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc? - GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương. - GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó. - GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ có thể khó hiểu đối với HS. - GV dùng hình ảnh để giải thích nghĩa từ nong, lưỡi liềm. - Em hãy nói câu có chứa từ ngữ lưỡi liềm. KL: Các em cần biết đọc đúng ngữ điệu VB -HS quan sát và nêu nội dung tranh: Các bạn đang thả diều ở cánh đồng làng. Bạn nào cũng vui và chăm chú nhìn theo cánh diều,.. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm, gạch chân từ khó. VD: hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ: Trời/ như cánh đồng; Xong mùa gặt hái; Diều em/- lưỡi liềm; Ai quên/ bỏ lại. - Bài thơ có 5 khổ thơ. - HS đọc nối tiếp lần 1. - HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm. + VD: no gió, lưỡi liềm, nong trời, nhạc trời,. - HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT). - HS đọc chú giải SHS. + Sông Ngân (dải ngân hà): dải bạc trắng vắt ngang bầu trời, được tạo nên từ nhiều ngôi sao, trông giống như một con sông. + Nong: vật dụng có hình tròn được làm bằng tre nứa, dùng để phơi lúa + lưỡi liềm: dụng cụ làm bằng sắt dùng để cắt lúa - VD: Trăng đầu tháng giống như lưỡi liềm. - HS cùng GV nhận xét góp ý. Hoạt động 3. Luyện đọc nhóm a) Mục tiêu: - Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. - Bước đầu biết đọc có ngữ điệu. - GV hướng dẫn HS cách đọc VB + GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp khổ thơ trong nhóm. + GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ. KL: Các em cần biết đọc đúng ngữ điệu VB. -HS nghe. +Từng nhóm 5 HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ trong nhóm . HS góp ý cho nhau. Tiết 2 Hoạt động 4. Trả lời câu hỏi . a) Mục tiêu: - Hiểu được nội dung chính của văn bản:Trò chơi thả diều thật vui và thú vị. b) Cách tiến hành: GV cho HS đọc lại toàn bài. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi. - GV gọi HS đọc câu hỏi. - Cho HS làm việc cá nhân. - GV và HS thống nhất câu trả lời. + Những sự vật giống cánh diều được nhắc tới trong bài thơ là trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm.. - GV nhận xét câu trả lời của các nhóm, khen tất cả các nhóm đã có câu trả lời tốt. - GV nêu câu hỏi 2. + HS xem lại khổ thơ đầu và hình ảnh minh hoạ trăng vàng. - GV đưa câu hỏi gợi ý: Vào thời điểm nào thì bầu trời có trăng, sao? + GV và HS thống nhất câu trả lời. + Hai câu thơ đó tả cánh diều vào ban đêm. - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 3. - GV đưa câu hỏi gợi ý: + Ở khổ thơ cuối, làng quê hiện lên qua những cảnh vật quen thuộc nào? + Cùng với tiếng sáo diều, cảnh vật đó biến đổi ra sao? + Cảnh vật như thế có đẹp không? +Trong khổ thơ có từ ngữ nào thể hiện sự đông vui, giàu có không? - GV và HS nhận xét. - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV cho HS đọc lại toàn bài thơ, chọn khổ thơ thích nhất. - GV gợi ý để HS giải thích được vì sao thích khổ thơ đó: Nội dung khổ thơ thế nào? Có hình ảnh nào đẹp? Có từ ngữ nào hay? Em cảm thấy thế nào khi đọc khổ thơ đó?.... - GV nhận xét, động viên HS và nhóm HS. Lớp bình chọn nhóm trình bày hay nhất. KL: Các em cần hiểu được nội dung chính của văn bản:Trò chơi thả diều thật vui và thú vị. - HS đọc câu hỏi. Câu 1. Kể tên những sự vật giống cánh diều được nhắc tới trong bài thơ là trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm.. + HS đọc lại dòng thơ 3, 4 của 4 khổ thơ đầu và quan sát tranh minh hoạ. + Từng HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. + HS trả lời trước lớp. Câu 2. Hai câu thơ “ Sáo trời trôi qua/ Diều thành trăng vàng”tả cánh diều vào lúc nào? - HS làm việc nhóm 4, cùng xem lại khổ thơ 1 và hình ảnh minh họa trăng vàng để tìm câu trả lời.. - Đại diện các nhóm nêu câu trả lời. - HS nhận xét nhóm bạn và tự đánh giá phần hoạt động của nhóm mình. - Một HS đọc to câu hỏi. Các HS khác đọc thầm theo. Câu 3. Khổ thơ cuối bài muốn nói lên điều gì? - HS đọc lại khổ thơ cuối, tìm câu trả lời. + Có cánh đồng xanh lúa và lũy tre làng. + . + .. + Đại diện nhóm trả lời trước lớp. + Khổ thơ cuối bài muốn nói: Cánh diều làm cảnh thôn quê tươi đẹp hơn. - HS đọc lại toàn bài thơ, chọn khổ thơ thích nhất. - HS trao đổi theo nhóm. + Từng HS nêu khổ thơ mình thích và giải thích lí do chọn. + Nhóm góp ý. + 1 – 2 nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Hoạt động 5. Luyện đọc lại. a) Mục tiêu: - Đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu. b) Cách tiến hành: -GV đọc mẫu lần 2 -GV tổ chức đọc trong nhóm 4 - GV cho HS tự nhớ hoặc giữ lại một số từ trong từng dòng thơ làm điểm tựa” để HS dễ nhớ. - GV cho HS thi đọc thuộc lòng (nếu có thời gian), sử dụng trò chơi “Biết một từ, đọc cả dòng thơ”. - GV chuẩn bị một số thẻ thăm có ghi một số từ trong mỗi dòng, HS bốc được từ nào sẽ đọc cả dòng thơ. - GV cho HS đọc lại toàn bài. - GV theo dõi chỉnh sửa (nếu có). KL: Các em cần đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu. -HS đọc thầm theo. -HS đọc nhóm 4 - HS học thuộc lòng khổ thơ mà mình yêu thích dựa vào gợi ý hoặc tự nhớ. - HS tham gia trò chơi “Biết một từ, đọc cả dòng thơ”. - HS bốc được từ nào sẽ đọc cả dòng thơ. Hoạt động 6. Luyện tập theo văn bản đọc. a) Mục tiêu: - HS bổ sung vốn từ về từ ngữ chỉ đặc điểm. b) Cách tiến hành: - GV nêu câu hỏi 1, thảo luận nhóm 4 TLCH. - GV gợi ý: no gió và uốn cong có thể hiện âm thanh không? - GV và HS nhận xét. + GV và HS thống nhất câu trả lời. + Từ trong ngần được dùng để diễn tả âm thanh của sáo diều. -Gọi HS đọc câu hỏi 2, thảo luận nhóm TL - GV có thể đưa câu hỏi gợi ý: + Cánh diều giống sự vật nào?Ở đâu? + Vào thời điểm nào? + Cánh diều có điểm gì giống sự vật đó?... + HS trong nhóm góp ý cho nhau. + Đại diện nhóm HS trình bày. GV và HS nhận xét. + GV nhận xét, động viên HS và ghi nhận những câu HS đặt khá hay. - HS đọc lại cả bài. - Cả lớp đọc thầm theo. Câu 1. Từ ngữ nào nói về âm thanh của sáo diều? no gió ; trong ngần; uốn cong. - Thảo luận nhóm 4 TLCH. -Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. -HS đọc yêu cầu bài 2. Câu 2: Dựa theo khổ thơ thứ tư, nói một câu tả cánh diều. + HS xem lại khổ thơ 4. + HS thảo luận nhóm đôi để đặt câu tả cánh diều - HS chia sẻ suy nghĩ của mình. VD: Cánh diều giống cái lưỡi liềm; Cánh diều cong cong thật đẹp; Cánh diều cong cong như cái lưỡi liềm; Cánh diều giống hệt như cái lưỡi liềm bị bỏ quên sau mùa gặt;... Hoạt động 7. Tổng kết -GV tổng kết chung nội dung tiết học: - Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. Tiết 4 TPPCT: 56 Toán PHÉP TRỪ CÓ NHỚ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: HS biết cách thực hiện phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số và vận dụng thực hành trực tiếp các kiến thức đó. 2. Năng lực: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực Toán học. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. - Trung thực : Trung thực khi làm bài. - Chăm chỉ : Chăm chỉ học và thực hành bài học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, ... Bộ đồ dùng học Toán 2, 2 tranh B2 phục vụ cho trò chơi. 2. Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, bảng con, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Khởi động: (3 phút) a.Mục tiêu: Tạo không khí cho HS trước khi vào bài mới b. Cách tiến hành: - GV cho HS làm trên bảng con phép tính 27 + 15 theo cột dọc. - GV cùng HS nhận xét, kết nối vào bài. - Lớp vận động theo nhạc bài hát Em học toán. - Lớp làm bảng con. - HS lắng nghe ghi vở. - GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em biết cách thực hiện phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số và vận dụng thực hành trực tiếp các kiến thức đó. .- GV ghi tên bài: Phép trừ (có nhỏ) số có hai chữ số cho số có một chữ số - HS lắng nghe. - HS ghi tên bài vào vở. Khám phá: (27 phút) a.Mục tiêu: HS biết cách thực hiện phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số và vận dụng thực hành trực tiếp các kiến thức đó. b. Cách tiến hành: - Gv cho HS quan sát tranh minh hoa phần khám phá, GV gthiệu bối cảnh tranh để kết nối tri thức với cuộc sống - GV giới thiệu cho HS về xe rùa và các loại quả trong hình (quả bơ và quả dưa hấu). - GV cho HS đọc lời thoại của hai bạn. - GV cho HS nêu lời thắc mắc của bạn Rô-bốt. GV kết nối và bài toán: Trên xe rùa có 32 quả dưa hấu và bơ, trong đó có 7 quả dưa hấu. Hỏi có bao nhiêu quả bơ? - GV cho HS nhắc lại cách đặt phép tính theo cột dọc. Với trường hợp phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số thì số trừ phải được đặt thẳng cột với chữ số hàng đơn vị của số bị trừ. - GV hướng dẫn chi tiết kĩ thuật tính trên bảng (tách một chục sang hàng đơn vị của số bị trừ) từ đó dẫn đến quy tắc tính (như trong SGK). - GV vừa trình bày quy tắc tính, vừa kết hợp thực hiện phép tính trên bảng. - HS lắng nghe: tranh vẽ các bạn nhỏ người miên nam đang giúp người lớn thu hoạch trái cây. Các bạn đang đẩy xe rùa rên xe rùa, có hai loại trái cây là bơ và dưa hấu. + xe rùa: hay xe cút kít là một chiếc xe thô sơ có kích thước nhỏ để vận chuyển bằng tay và thường sử dụng trong xây dựng để chuyên di chuyển, thồ, chở những vật liệu xây dựng như vôi, vữa, gạch, đá. - HS đọc lời thoại của nhân vật. Nêu lời thắc mắc của bạn Rô-bốt. - HS suy nghĩ tìm ra phép tính để giải đáp thắc mắc của bạn Rô-bốt. - HS nêu được phép tính là: 32 – 7=? - HS nhắc lại cách đặt tính theo cột dọc và tự đặt tính trên nháp. 1 HS lên bảng đặt tính. - HS lắng nghe GVHD kĩ thuật tính. 3.Luyện tập – Vận dụng a.Mục tiêu: thực hiện phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số và vận dụng thực hành trực tiếp các kiến thức đó. b. Cách tiến hành: *Bài 1: - GV nêu BT1. - GV yêu cầu HS tính. - Cho cả lớp làm vào vở, sau đó gọi một số em lên bảng làm và nhận xét. Đáp án: 42-8=34 56-9=47 60-5=55 75-6=69 - GV chốt: vận dụng kĩ thuật tính đã học ở phần khám phá để tính. *Bài 2: đặt tính rồi tính 64-8 70-7 83-4 41-5 - GV nêu BT2. - GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính. - Cho cả lớp làm vào vở, sau đó gọi một số em lên bảng làm và nhận xét. Đáp án 64-8=56 70-7=63 83-4=79 41-5=36 - GV chốt: Khi đặt tính theo cột dọc cần lưu ý gì? *Bài 3: Ngày thứ nhất, Mai An Tiêm thả 34 quả dưa hấu xuống biển. Ngày thứ hai, Mai An Tiêm thả ít hơn ngày thứ nhất 7 quả. Hỏi ngày thứ hai Mai An Tiêm thảo bao nhiêu quả dưa hấu xuống biển? - GV cho HS quan sát tranh, GV kể vắn tắt câu chuyện “Sự tích quả dưa hấu” để dẫn đến đề bài được đưa ra trong sách. - GV cho HS trao đổi nhóm 2 để xác định yêu cầu bài. Thực hiện giải theo các bước của bài toán có lời văn để giải bài toán. - Sau khi đã giải quyết được bài tập, GV có thể mở rộng bằng cách đặt thêm câu hỏi: “Trong cả hai ngày, Mai An Tiêm thả bao nhiêu quả dưa hấu xuống biển?”. - GV bao quát lớp. - Gọi các nhóm báo cáo. *Chốt: Giúp HS phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề gắn với việc giải bài toán lời văn từ một tình huống thực tế - HS đọc đề. - HS xác định yêu cầu bài tập. - HS làm việc cá nhân trong vở. - HS cùng GV nhận xét. - HS đọc đề. - HS xác định yêu cầu bài tập. - HS làm việc cá nhân trong vở. - 2HS lên bảng chữa bài. - HS cùng GV nhận xét. - HS nêu: cần chú ý đặt tính thẳng cột, tính từ phải sang trái. - HS lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài toán. - Đại diện các nhóm nêu đáp án. - Lớp cùng GV nhận xét. - Một HS đọc đề bài tập 3. - HS trao đổi nhóm 2 nêu cách làm. - HS làm bài vảo vở Bài giải Số quả dưa hấu Mai An Tiêm thả xuống biển vào ngày thứ hai là: 34 – 7 = 27 (quả) Đáp số: 27 quả dưa hấu. - 1 HS lên bảng chữa bài. - Lớp nhận xét, góp ý. 3. Tổng kết: (3 phút) - Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. BUỔI CHIỀU Tiết 3 Đạo Đức TPPCT: 12 NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (T1) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: '- Nêu được một số biểu hiện của nhận lỗi, sửa lỗi. - Biết vì sao phải nhận lỗi, sửa lỗi. - Thực hiện được việc nhận lỗi và sửa lỗi. - Đồng tình với việc biết nhận lỗi và sửa lỗi; không đồng tình với việc không biết nhận lỗi, sửa lỗi. 2. Năng lực: - Thông qua các hoạt động học, HS phát triển các năng lực sau: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Yêu nước; Yêu quê hương - Nhân ái: Biết chia sẻ với người xung quanh - Trách nhiệm: Biết nhận lỗi và sửa lỗi. - Chăm chỉ : Chăm chỉ giúp đỡ mọi người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo án. Sách Đạo đức, Phiếu thảo luận. III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Khởi động : a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học. b) Cách tiến hành: - GV cho HS chia sẻ trải nghiệm về một lần mắc lỗi mà em nhớ nhất. - GV đặt câu hỏi: Em đã làm gì khi mắc lỗi đó? - GV khen ngợi HS và kết luận. HS chia sẻ trải nghiệm về một lần mắc lỗi mà em nhớ nhất - HS trả lời theo cảm xúc thật của mình. B. Khám phá Hoạt động 1. Khám phá biểu hiện của biết nhận lỗi và sửa lỗi a) Mục tiêu:. HS nêu được một số biểu hiện của việc biết nhận lỗi và sửa lỗi. b) Cách tiến hành: - GV treo tranh/chiếu hình để HS quan sát, mời HS kể nội dung các bức tranh và cho biết: + Các bạn trong tranh đã mắc lỗi gì? + Các bạn đã nhận lỗi và sửa lỗi như thế nào? - GV mời các nhóm lên trình bày theo thứ tự từng tranh. - GV khen ngợi HS và nhắc lại nội dung các bức tranh. - GV mời HS chia sẻ: Theo em, cần làm gì khi mắc lỗi? - GV khen ngợi các ý kiến của HS và kết luận: Các bạn trong tranh khi mắc lỗi đã biết nhận lỗi, xin lỗi và đã có hành động kịp thời để sửa lỗi của mình. Chúng ta nên học tập những việc làm của các bạn. Kết luận: Các bạn trong tranh khi mắc lỗi đã biết nhận lỗi, xin lỗi và đã có hành động kịp thời để sửa lỗi của mình. Chúng ta nên học tập những việc làm của các bạn. Khám phá biểu hiện của biết nhận lỗi và sửa lỗi. - HS kể nội dung các bức tranh. - HS hoạt động theo nhóm. - Các nhóm lên trình bày theo thứ tự từng tranh. - HS và nhắc lại nội dung các bức tranh. - HS chia sẻ: Theo em, cần làm gì khi mắc lỗi? Hoạt động 2. Làm gì khi bị mắc lỗi ? a) Mục tiêu: HS biết khi bị mắc lỗi cần phải làm gì? b) Cách tiến hành: -GV cho HS quan sát tranh và kể lại câu chuyện “Làm thế nào là đúng?”, mời HS kể tiếp sức từng bức tranh (ở từng tranh, nếu HS kể thiếu ý, GV cho các bạn trong lớp bổ sung). HS hoặc GV kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV cho HS quan sát tranh, mời hai nhóm HS đã được chuẩn bị trước (nhóm thứ nhất đóng vai trong tranh 1 và 2, nhóm thứ hai đóng vai trong tranh 3 để minh hoạ nội dung câu chuyện). GV hoặc một HS là người dẫn chuyện. Kết luận: Các bạn trong tranh khi mắc lỗi đã biết nhận lỗi, xin lỗi và đã có hành động kịp thời để sửa lỗi của mình. Chúng ta nên học tập những việc làm của các bạn. - HS hoạt động theo nhóm. - HS quan sát tranh, kể nội dung các bức tranh. - Các nhóm lên trình bày theo thứ tự từng tranh. - Cả lớp lắng nghe, góp ý cho bạn. Hoạt động 3. Tìm hiểu ý nghĩa của việc biết nhận lỗi và sửa lỗi. a) Mục tiêu: HS hiểu ý nghĩa của việc biết nhận lỗi và sửa lỗi. b) Cách tiến hành: GV mời HS cả lớp chia sẻ: + Vì sao mẹ của Nam vui vẻ tha lỗi còn bố của Huy lại tức giận? + Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ mang lại điều gì? + Nếu không biết nhận lỗi và sửa lỗi, điều gì sẽ xảy ra? - GV khen ngợi, tổng kết ý kiến của HS và kết luận. Kết luận: Mẹ Nam vui vẻ tha lỗi vì Nam đã nhận lỗi và hứa sẽ không mắc lỗi. Còn bố Huy rất tức giận khi biết Huy đã nói dối. Biết nhận lỗi và sửa lỗi là việc làm cần thiết để được mọi người tin tưởng. Không biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ luôn lo lắng sợ bị người khác phát hiện, mọi người xung quanh sẽ không tin tưởng mình -HS quan sát tranh, mời hai nhóm HS đã được chuẩn bị trước (nhóm thứ nhất đóng vai trong tranh 1 và 2, nhóm thứ hai đóng vai trong tranh 3 để minh hoạ nội dung câu chuyện). Một HS là người dẫn chuyện. + Tranh 1: Tan học đã lâu, Huy và Nam vẫn mải mê chơi, bác bảo vệ thấy vậy đến nhắc nhở: Muôn rồi, các cháu về nhà đi. + Tranh 2: Nam nói: Tớ sẽ nói thật với mẹ. Còn Huy nói: Tớ sẽ nói là ở lại làm bài tập cùng các bạn. +Tranh 3: Về nhà, Nam nói: Con xin lỗi mẹ, lần sau tan học con sẽ về ngay ạ! Mẹ Nam vui vẻ vỗ vai con, nói: Lần sau, con không được về muộn nữa nhé! Trong khi ấy, bố Huy rất tức giận khi bạn hàng xóm cùng lớp nói: Cô giáo có giao bài đâu mà cậu lại nói vậy! - HS chia sẻ trước lớp. C. Tổng kết - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. Ngày soạn: 17/11/2022 Ngày dạy: 22/11/2022 Thứ ba, ngày 22 tháng 11 năm 2022 Buổi sáng Tiết 1 Toán PPCT: 57 LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Ôn tập, củng có kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số, vận dụng giải các bài toán thực tế. 2. Năng lực: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực Toán học. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. - Trung thực : Trung thực khi làm bài. - Chăm chỉ : Chăm chỉ học và thực hành bài học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, ... Bộ đồ dùng học Toán 2, 2 tranh B2 phục vụ cho trò chơi. 2. Học sinh: SHS, vở ô li, VBT, bảng con, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Khởi động: (3 phút) a.Mục tiêu: Tạo không khí cho HS trước khi vào bài mới b. Cách tiến hành: - GV cho HS làm trên bảng con phép tính 64-6 theo cột dọc. - GV cùng HS nhận xét, kết nối vào bài. - Lớp vận động theo nhạc bài hát Em học toán. - Lớp làm bảng con. - HS lắng nghe ghi vở. - GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em ôn tập, củng có kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số, vận dụng giải các bài toán thực tế. .- GV ghi tên bài: Luyện tập - HS lắng nghe. - HS ghi tên bài vào vở. 2.Luyện tập – Vận dụng : (27 phút) a.Mục tiêu: Ôn tập, củng có kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số, vận dụng giải các bài toán thực tế. b. Cách tiến hành: *Bài 1: Đặt tính rồi tính 42-5 51-9 63-7 86-8 - GV cho HS nêu yêu cầu bài. - Cho HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính. - GV nêu BT1. - Cho HS làm việc cá nhân, làm bài vào vở. - GV quan sát cả lớp và giúp đỡ HS làm bài. - Gọi 2 HS lên bảng làm và chữa bài. Đáp án: 42-5=37 51-9=42 63-7=56 86-8=78 - GV chốt ý: củng cố về thực hiện phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số. *Bài 2: Cắm hoa vào lọ thích hợp - GV nêu BT2. - GV dẫn dắt bài toán: “Em hãy giúp Nam tìm lọ hoa cho mỗi bông hoa. Biết số trên mỗi bông hoa là kết quả phép tính ghi trên lọ hoa tương ứng”. - GV cho HS trao đổi trong nhóm, tính nhẩm để tìm ra ra kết quả giúp Nam cắm hoa vào các lọ cho đúng. - GV cho đại diện HS nêu kết quả. Đáp án: 46-7=39 50-2=48 64-8=56 - GV chốt ý: ôn tập, củng có kiến thức về thực hiện phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số *Bài 3 - GV cho HS quan sát tranh bài tập 3. - GV cho HS dự đoán đâu là nhà của sóc nâu. + Để biết chính xác đâu là nhà của sóc nâu ta làm như thế nào? - GV cho HS làm việc nhóm 2. Tính và tìm nhà cho sóc nâu. - Tại ngã rẽ thứ nhất có hai phép tính đều có kết quả là 46, GV hỏi HS: Làm thế nào để biết được chính xác đường đi? - GV cho các nhóm tiếp tục trao đổi. Đáp án: 54-8=22+24=50-4 *Chốt: Ôn tập kiến thức về thực hiện phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số, phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số *Bài 4: Trong vườn có 30 cây hoa hồng và hoa cúc. Mi đếm được có 9 cây hoa cúc. Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây hoa hồng? - GV cho HS quan sát tranh minh họa, GV giới thiệu bài toán: Hôm nay, Rô-bốt Mi đi ra vườn hoa chơi. Thấy có nhiềubông hồng thắm đỏ, bông cúc vàng rực, Mi say sưa đếm hoa. Hãy giúp Mi đếm số cây hoa hồng nhé. GV chiếu BT4, cho HS đọc bài toán. - GV cùng HS nhận xét bài làm của HS. - GV mở rộng thêm câu hỏi cho HSNK: “Số cây hoa hồng hay số cây hoa cúc nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu cây?”. *Chốt: Giúp HS phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề gắn với việc giải bài toán lời văn có một bước tính. - HS đọc bài tập 1. - HS xác định yêu cầu. - HS làm việc cá nhân vào vở. - 2 HS lên bảng làm. - HS chữa bài. - HS lớp nhận xét, góp ý. - HS đọc bài tập 2. - HS xác định yêu cầu. - HS trao đổi trong nhóm để xác định yêu cầu bài. + Từng HS nói cách làm và phép tính. + Cả nhóm góp ý. - HS báo cáo kết quả - Lớp nhận xét, đánh giá. - HS quan sát tranh và nêu bài toán. - 3-4 HS nêu dự đoán. + Ta phải tính các phép tính và tìm ra các kết quả bằng nhau để dẫn đường cho sóc nâu về nhà. - HS lắng nghe, tương tác với GV. - HS: Tính tiếp các phép tính ôn lại tìm ra các kết quả bằng nhau để tìm được đường. - Đại diện HS báo cáo kết quả. - Lớp cùng GV nhận xét, đánh giá. - HS quan sát tranh, nghe giới thiệu bối cảnh của tranh. - HS đọc đề bài. - HS đọc và xác định yêu cầu. - HS lắng nghe HD và tự làm vào vở. - HS giải và trình bày bài giải trong vở. Bài giải Số cây hoa hồng trong vườn có là: 30 – 9 = 21 (cây) Đáp số: 21 cây hoa hồng. - 2 HS đọc bài giải của mình. - HS tương tác. - Lớp chữa bài và nhận xét. 3. Tổng kết : (3 phút) - Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. Tiết 3 Tiếng Việt PPCT: 113 Chữ hoa L I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Biết viết chữ viết hoa L cỡ vừa và cỡ nhỏ, viết câu ứng dụng Làng quê xanh mát bóng tre. - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. 2. Năng lực: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Yêu quê hương, yêu quang cảnh thiên nhiên của quê hương, Biết bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo án. Sách TV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 . Khởi động : a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học. b) Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân. - GV giới thiệu bài. -HS hát kết hợp vận động Hoạt động 2. Viết chữ hoa a) Mục tiêu: HS viết đúng kiểu chữ, độ cao, độ rộng của chữ L b) Cách tiến hành: - GV cho HS hát bài hát tập thể. - GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa L và câu ứng dụng. - GV ghi bảng tên bài. - GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa L và hướng dẫn HS: + Quan sát mẫu chữ L: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa L. + GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu. + GV viết mẫu. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ L hoa (nếu có). - GV cho HS tập viết chữ hoa L trên bảng con (hoặc nháp). - GV cho HS viết vở TV. - GV theo dõi HS viết bài trong VTV2/T1. - GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. KL: Các em cần viết đúng kiểu chữ, độ cao, độ rộng của chữ L - HS hát và vận động theo bài hát chữ A. - HS lấy vở TV2/T1. - HS quan sát chữ viết mẫu: + Quan sát chữ viết hoa L: Cao 5 li (cỡ vừa), 2,5 li gồm 3 nét cơ bản: cong dưới, lượn dọc và lượn ngang. - HS quan sát và lắng nghe cách viết chữ hoa L: -Đặt bút trên đường kẻ ngang 6, viết một nét cong lượn dưới như viết phần đầu các chữ C và G; sau đó, đổi chiều bút, viết nét lượn ngang, tạo một vòng xoắn nhỏ chân chữ. Điểm dừng bút là giao điểm của đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 5. - HS tập viết trên bảng con (hoặc nháp) chữ l hoa. - HS nêu lại tư thế ngồi viết. - HS viết chữ viết hoa L (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một. - HS góp ý cho nhau theo cặp. Hoạt động 3. Viết câu ứng dụng a) Mục tiêu: HS viết câu ứng dụng đúng kiểu, đúng độ cao, độ rộng và khoảng cách. b) Cách tiến hành: -GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Làng quê xanh mát bóng tre. - GV hướng dẫn viết câu ứng dụng: + Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó? + Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu). + Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu? + Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu? + Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái. + Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu? - GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em. KL: Các em cần viết câu ứng dụng đúng kiểu, đúng độ cao, độ rộng và khoảng cách. -HS đọc câu ứng dụng. - HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có). + Viết chữ viết hoa L đầu câu. + Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. + Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong cấu bằng khoảng cách viết chữ cái o.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_2_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2022_2023.docx