Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu ý nội dung: Phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp.

(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 4 (M3, M4))

2. Kỹ năng: Đọc đúng, và rõ ràng toàn bài, nghỉ hơi hợp lý sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. Chú ý các từ: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu thích môn học, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.

*THGDBVMT (Khai thác trực tiếp): Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp.

*GDKNS: Tự nhận thức,thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực cho HS như năng lực tự chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL ngôn ngữ; NL văn học; NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, T/C học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

 - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

2. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.

 - Học sinh: Sách giáo khoa

 

doc 47 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 1640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 6 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6:
Thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 2018
TẬP ĐỌC (2 TIẾT):
MẨU GIẤY VỤN
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu ý nội dung: Phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp.
(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 4 (M3, M4))
2. Kỹ năng: Đọc đúng, và rõ ràng toàn bài, nghỉ hơi hợp lý sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. Chú ý các từ: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu thích môn học, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
*THGDBVMT (Khai thác trực tiếp): Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp.
*GDKNS: Tự nhận thức,thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực...
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực cho HS như năng lực tự chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL ngôn ngữ; NL văn học; NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, T/C học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TIẾT 1:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV kết hợp với HĐTQ tổ chức T/C “ Hái hoa dân chủ”
- TBHT điều hành trò chơi
-ND chơi bài: “Mục lục sách” và yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài. 
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: “Mẩu giấy vụn”
Học sinh chủ động tham gia T/C
- Học sinh thực hiện theo YC
- Học sinh bóc thăm ->đọc và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: rộng rãi, sáng sủa, mẩu giấy, xì xào, nổi lên, 
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Lưu ý giọng đọc cho học sinh. 
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
-Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: rộng rãi, sáng sủa, mẩu giấy, xì xào, nổi lên, 
Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa từ: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.
- Giáo viên hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp:
*Dự kiến một số câu:
+ Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá!// Thật đáng khen!// 
+ Các em hãy lắng nghe và cho cô biết/ mẩu giấy đang nói gì nhé.// 
e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm
g. Đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
-Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm
+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp).
-HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm)
+Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó
- Học sinh hoạt động theo cặp, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Học sinh chia sẻ cách đọc
+ Giọng khen ngợi
+ Giọng nhẹ nhàng, dí dỏm.
- Các nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
- Lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc.
TIẾT 2:
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp.
*Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ
-YC trưởng nhóm điều hành chung
- GV trợ giúp nhóm đối tượng M, M2
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp.
- Mời đại diện các nhóm chia sẻ
* Đoạn 1: 
+ Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không?
* Đoạn 2: 
+ Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
* Đoạn 3:
+ Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì? 
+ Có thật đó là lời của mẩu giấy nói không? Vì sao? 
- Em hiểu ý cô giáo muốn nhắc nhở học sinh điều gì? 
µ GV kết luận: Trường lớp là nơi chúng ta học được biết bao kiến thức mỗi ngày. Các em phải biết giữ gìn vệ sinh trường lớp luôn sạch đẹp, không vứt rác, xả rác bừa bãi.
- HS nhận nhiệm vụ
- Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm
-HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo
- Dự kiến ND chia sẻ:
+ Ở ngay giữa lối ra vào, rất dễ thấy.
+ Lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy nói gì.
- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác. 
+ Không. Vì mẩu giấy không biết nói.
- Phải giữ vệ sinh trường lớp luôn sạch đẹp.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
4. HĐ Đọc diễn cảm: (10 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc mẫu lần hai 
- Giáo viên chia 4 nhóm, yêu cầu các nhóm tự phân vai (cô giáo, bạn gái, bạn trai, học sinh cả lớp, người dẫn chuyện) để thi đọc toàn truyện.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt nhất. 
Lưu ý:
- Đọc đúng: HS M1,.2
- Đọc hay: HS M3,4. 
- Lớp theo dõi
- 4 học sinh của mỗi nhóm tự chọn vai lên thi đọc toàn truyện.
- Lớp lắng nghe, nhận xét.
5. HĐ vận dụng, ứng dụng (3 phút)
- Trong câu chuyện em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ trường lớp sạch đẹp?
- Liên hệ thực tiễn – Giáo dục học sinh: Không vứt rác bừa bãi, phải giữ gìn trường lớp luôn sạch, đẹp.
6.HĐ sáng tạo (2 phút)
- Đọc theo vai nhân vật
- Cần giữ vệ sinh môi trường: nơi ở, đường làng ngõ xóm,...luôn xanh- sạch và đẹp.
- Nhận xét tiết học 
- Dặn học sinh về luyện đọc bài và chuẩn bị bài: “Ngôi trường mới”
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 .
TOÁN:
7 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 7 + 5
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7+5, lập được bảng 7 cộng với một số. 
	- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
2. Kỹ năng: 
	- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
	- Rèn kĩ năng làm tính, giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
 	*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4.
4.Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học, NL vận dụng tình huống thực tiễn,...
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Que tính, bảng gài, sách giáo khoa.
	- Học sinh: Sách giáo khoa, que tính.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3phút)
- Cho học sinh hát bài: Em học phép cộng
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: 
+ 1 học sinh làm bài 3/25
- 1 học sinh lên bảng đặt tính và tính:
18 + 35
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- GV kết nối ND bài và ghi đầu bài lên bảng
- Học sinh hát tập thể.
- Học sinh thực hiện yêu cầu.
- Học sinh nhận xét, sửa sai (nếu có)
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7+5, lập được bảng 7 cộng với một số.
*Cách tiến hành:
Việc 1: Giới thiệu phép cộng 7 + 5.
- Giáo viên nêu bài toán: Có 7 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu tính ?
- Muốn biết có có tất cả bao nhiêu que tính em làm phép tính gì?
- Yêu cầu học sinh thực hiện trên que tính.
- Vậy: 7 + 5 = ?
- Hướng dẫn học sinh nêu cách đặt tính và tính 
+
- Đặt tính:	 7
	 5
	 12
- Yêu cầu học sinh khác nhắc lại cách đặt tính.
Việc 2: Lập bảng cộng 7 cộng với một số.
- Chia 3 nhóm học sinh thảo luận tìm kết quả.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh bảng cộng.
- Xóa dần bảng cho học sinh đọc thuộc. 
Ò Nhận xét, tuyên dương.
Lưu ý giúp đỡ đối tượng HS hạn chế..
- Lắng nghe.
- Phép cộng 7 + 5
- Thao tác trên que tính và đưa ra kết quả là: 12 que tính. (đếm thêm hoặc gộp)
- 7 + 5 = 12
- Lắng nghe.
- Vài học sinh nhắc lại: Viết7 rồi viết 5 dưới 7 sao cho 5 thẳng cột với 7. Viết 1 dấu cộng và kẻ vạch ngang:
 7 
 + 5 
 12 
- Mỗi nhóm tìm kết quả 2 phép tính.
- Nối tiếp nhau nêu kết quả từng phép tính.
- Đọc thuộc lòng.
- Lắng nghe.
3. HĐ thực hành: (14 phút)
*Mục tiêu: 
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Đặt tính và làm tính đúng.
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Yêu cầu học sinh tự làm bài tập.
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
/?/ Trong phép cộng khi thay đổi các vị trí số hạng cho nhau thì kết quả như thế nào?
=>GVKL: Trong phép cộng khi thay đổi các vị trí số hạng cho nhau thì kết quả không thay đổi.
Bài 2: HĐ cá nhân
- Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Gọi học sinh làm phiếu HT
- Gọi HS chia sẻ cách làm.
- Yêu cầu học sinh khác nhận xét.
- Giáo chữa bài, nhận xét chung.
Bài 4: HĐ cặp đôi
- Gọi 1 học sinh đọc bài toán.
- Hướng dẫn tóm tắt: 
Em : 7 tuổi. 
Anh hơn em: 5 tuổi. 
Anh : tuổi?
- Yêu cầu học sinh nhìn tóm tắt nêu lại bài toán.
- Hướng dẫn học sinh giải bài toán.
 + Giúp đỡ để học sinh hoàn thành bài tập:M1,M2.
- Giáo viên chấm nhanh bài làm của 1 số học sinh.
- Gọi 1 học sinh lên bảng chia sẻ bài làm.
- Cho cầu học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài:
µBài tập chờ: 
Bài tập 3 (M3, M4): Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh đọc nối tiếp.
- Lắng nghe.
- Không thay đổi.
- 1 học sinh nêu yêu cầu của bài: Tính.
- 1 học sinh làm phiếu lớn, dưới lớp làm bài vào vở.
- Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe.
- Học sinh đọc bài toán.
- Lắng nghe.
- Trao đổi nhóm đôi
- Đại diện 2 nhóm học sinh nhìn tóm tắt nêu lại đề toán.
- HS giải bài
- 1 học sinh lên bảng chia sẻ, các bạn tương tác, thống nhất KQ
*Dự kiến KQ chia sẻ:
 Anh có số tuổi là:
 7 + 5 = 12 (tuổi)
 Đáp số: 12 tuổi
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Gọi 1 học sinh đọc lại bảng cộng 7 cộng với một số.
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng 
+ Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh lên chơi tiếp sức, luân phiên nhau điền kết quả. Nhóm nào làm đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc. 
- 6 học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ và làm ban giám khảo:
7 + 5 = 12
7 + 3 + 5 = 15
5 + 7 +3 = 15
- Giáo viên cùng học sinh tổng kết trò chơi, chọn ra nhóm thắng cuộc.
4.HĐ sáng tạo (2 phút)
- Mẹ mua 7 quả trướng gà và 5 quả trứng vịt ( ). Hãy thêm ngữ liệu vào chỗ chấm để hoàn thiện bài toán đúng và giải bài toán vừa hoàn thiện.
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài: “47 + 5”
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
ĐẠO ĐỨC
BÀI 3: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (Tiết 2)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh thực hiện lối sống gọn gàng, ngăn nắp.
3. Thái độ: Biết tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
*KNS:
- Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp.
- Kĩ năng quản lí thời gian để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp.
4.Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực cho HS như năng lực tự học, NL giao tiếp - hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy, NL quan sát ,... 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đóng vai.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, khăn trải bàn, động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, đồ dùng cho học sinh đóng vai.
	- Học sinh: Vở bài tập Đạo đức
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- TBVN cho học sinh hát bài:Nết chữ nết người.
-TBHT điều hành HĐ ôn bài: “Gọn gàng, ngăn nắp”
+ Tính bừa bãi khiến nhà cửa của em như thế nào?
+ Sống gọn gàng, ngăn nắp có lợi gì?
- Nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- GV kết nối nội dung bài mới, ghi tựa bài lên bảng.
- HS hát tập thể
- 2 học sinh trả lời câu hỏi.
+ Khiến nhà cửa không gọn gàng, ngăn nắp.
+ Học sinh nêu: Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho khuôn viên, nhà cửa thêm gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, góp phần làm sạch đẹp môi trường, bảo vệ môi trường.
- Lắng nghe
- Quan sát và lắng nghe
2. HĐ thực hành: (27 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
*Cách tiến hành: HĐ nhóm – Cả lớp
Việc 1: Đóng vai theo các tình huống.
- Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm có nhiệm vụ tìm cách ứng xử trong 1 tình huống và thể hiện qua trò chơi đóng vai.
 - Mời 3 nhóm lên trình bày.
+ Nhóm1: Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi. Em sẽ 
 + Nhóm 2: Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem phim hoạt hình. Em sẽ 
 + Nhóm 3: Bạn được phân công xếp gọn chiếu sau khi ngủ dậy nhưng em thấy bạn không làm. Em sẽ 
/?/ Em nên cùng mọi người làm gì với nơi ở của mình?
µ GV kết luận: Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình.
Việc 2: Tự liên hệ.
- Yêu cầu học sinh giơ tay theo 3 mức độ a,b,c. 
+ a: Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học chỗ chơi.
+ b: Chỉ làm khi được nhắc nhở.
+ c: Thường nhờ người khác làm hộ. 
- Giáo viên đếm số học sinh theo mỗi mức độ và ghi bảng số liệu vừa thu được. 
- Yêu cầu học sinh so sánh số liệu giữa các nhóm.
- Khen các học sinh nhóm a và nhắc nhở, động viên các nhóm khác. 
- Đánh giá tình hình giữ gọn gàng, ngăn nắp của học sinh ở nhà và ở trường.
- Hướng dẫn rút ra kết luận chung (như SGV).
Khuyến khích bày tỏ ý kiến (đối tượng HS nhút nhát)
- Làm việc theo nhóm (3 nhóm).
-Làm việc CN-> chia sẻ trong nhóm
-Đại diện các nhóm chia sẻ;3 nhóm lần lượt lên đóng vai.
*Dự kiến ND báo cáo:
+ Em cần dọn mâm trước khi đi chơi.
+ Em cần quét nhà xong rồi mới xem phim.
+ Em cần nhắc và giúp bạn xếp gọn chiếu.
- Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Giơ tay chọn 1 trong 3 mức độ.
- So sánh các số liệu.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
3. Hoạt động vận dụng, ứng dụng (3 phút)
- Vì sao cần sống gọn gàng, ngăn nắp?
- Tổ chức cho HS thi kể những mẩu chuyện,tấm gương về sắp xếp sách vở, đồ dùng, gọn gàng, ngăn nắp.
4. HĐ sáng tạo(2 phút)
- Dặn học sinh về sắp xếp nơi học, nơi sinh hoạt cho gọn gàng ngăn nắp.
- Giáo viên tổng kết bài, giáo dục học sinh: Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp,...
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về làm vở bài tập. Chuẩn bị bài: “Chăm làm việc nhà”.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 .. ..
Thứ ba ngày 8 tháng 10 năm 2018
TOÁN:
47 + 5
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47+5.
	- Biết giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
	*Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1,2,3), bài 3.
	*KNS: Giao tiếp, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực...
4.Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, que tính, bảng gài.
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
µ GV kết hợp với HĐTQ tổ chức T/C “Gọi thuyền”
- TBHT điều hành trò chơi
-ND chơi bài:
+ 2 học sinh đọc thuộc lòng bảng cộng 7. 
+ Đặt tính và tính:
 5 + 7 8 + 7 7 + 9
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng
µ Học sinh chủ động tham gia T/C
-Lắng nghe phổ biến cách chơi, luật chơi
- Học sinh thực hiện theo YC
- Học sinh nhận xét, sửa sai (nếu có).
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)
*Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47+5.
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
- Giáo viên nêu bài toán: Có 47 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu tính?
- Muốn biết có có tất cả bao nhiêu que tính em làm phép tính gì?
-Yêu cầu học sinh thực hiện trên que tính tìm kết quả.
- Vậy: 47 + 5 = ?
- Hướng dẫn học sinh nêu cách đặt tính và tính 
+
 	47
	 5
	52
- Yêu cầu học sinh nhắc lại.
*GV lưu ý cách đặt tính cho đối tượng HS hạn chế
-GV khẳng định từng bước thực hiện
- Lắng nghe.
- Phép cộng 47 + 5.
-HS trải nghiệm thao tác trên que tính và trả lời câu hỏi.
- 52.
- Lắng nghe.
- Vài học sinh nhắc lại: Viết 47 rồi viết 5 dưới 47 sao cho 5 thẳng cột với 7. Viết 1 dấu cộng và kẻ vạch ngang. Thực hiện tính từ phải sang trái: 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 nhớ 1. 4 thêm 1 bằng 5, viết 5.
3. HĐ thực hành: (14 phút)
*Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47+5.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
*Cách tiến hành:
Bài 1 (cột 1,2,3): Cá nhân- cặp đôi
- Nêu yêu cầu của bài 1 
- Gọi học sinh lên bảng chia sẻ cách làm.
- Cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả.
Bài 3: Cá nhân- Cả lớp
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Ghi tóm tắt lên bảng (như sách giáo khoa).
- Cho học sinh đọc lại bài toán theo tóm tắt.
- Hướng dẫn học sinh giải bài toán.
- Gọi 1 học sinh lên bảng giải.
- Yêu cầu học sinh tương tác, nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét chung.
* Gv Giúp đỡ để học sinh hoàn thành bài tập: M1, M2
µBài tập chờ: (M3, M4)
Bài tập 1 (cột 4); Bài tập 2: Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên
- Học sinh nêu yêu cầu của bài 
-HS chia sẻ N2
*Dự kiến ND chia sẻ:
HS1: Bạn thực hiện tính theo thứ tự nào?
HS 2:Tính từ phải sang trái bắt đầu từ hàng đơn vị.
- Học sinh làm vào vở.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh quan sát. 
- 2 em nhìn tóm tắt nêu lại đề toán.
- Lắng nghe.
- 1 học sinh lên bảng, lớp làm vở:
*Dự kiến KQ chia sẻ:
Đoạn thẳng AB dài số xăng-ti-mét là:
17 + 8 = 25 (cm)
Đáp số: 25 cm
-HS đọc kĩ YC, thực hiện
-Báo cáo KQ với GV
4. HĐ ứng dụng, vận dụng: (3 phút)
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đặt tính và cách tính kết quả của phép cộng: 47 + 5.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Bắn tên với nội dung sau:
 47 + 5 = ? 5 + 47 = ?
 7 + 55 = ? 55 + 7 = ?
 25 + 8 = ? 28 + 5 = ?
4.HĐ sáng tạo (2 phút)
- Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 ? dm
 A 35cm B 5cm C
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài: “47 + 25”
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................
CHÍNH TẢ: (Tập chép)
MẨU GIẤY VỤN
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	- Chép chính xác, trình bày đúng bài chính tả trong sách giáo khoa. Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả
	- Làm được bài tập 2 (phần a, b), bài tập 3 (phần a)
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng trình bày bài, phân biệt được ai/ay, s/x
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
*KNS: Giao tiếp, lắng nghe tích cực, tìm kiếm và xử lí thông tin...
 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn viết; phiếu học tập.
	- Học sinh: Vở bài tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát
- Yêu cầu học sinh viết bảng: tìm kiếm, ngẫm nghĩ, tiếng ve.
- Nhận xét bài làm của học sinh, khen những em tuần trước viết tốt.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan
- 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Lắng nghe
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài chép để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả: Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.
-Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm tương tác nội dung bài để học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày bài qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
+ Đoạn văn chép trong bài tập đọc nào?
+ Bạn gái đã làm gì?
+ Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì?
+ Câu đầu tiên có mấy dấu phẩy?
+ Tìm thêm những dấu câu khác có trong bài?
- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con: bỗng, mẩu giấy, nhặt lên, sọt rác, 
- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.
- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.
- Học sinh nêu những điểm (âm, vần) hay viết sai.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được nội dung đoạn viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý:
-Dự kiến ND chia sẻ:
+ Mẩu giấy vụn
+ Bạn gái đã nhặt mẩu giấy và bỏ vào thùng rác.
+ Mẩu giấy nói: “Các bạn ơi ! Hãy bỏ tôi vào sọt rác”
+ Hai dấu phẩy. 
+ Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu chấm than.
- Luyện viết vào bảng con, 1 học sinh viết trên bảng lớp.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Học sinh nêu.
- Học sinh lắng nghe.
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh viết lại chính xác một đoạn trong bài:
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Cho học sinh viết bài (viết từng câu theo hiệu lệnh của giáo viên)
Lưu ý: 
- Tư thế ngồi: Tuấn Anh, Trâm Anh, Thịnh
- Cách cầm bút: Tuệ, Thuý, Tuấn Anh
- Tốc độ: Trâm anh, Bảo Trâm, Hiếu A
- Lắng nghe
- Học sinh viết bài vào vở 
4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)
*Mục tiêu: 
- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình.
*Cách tiến hành:
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo bài trong sách giáo khoa.
- Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài 
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Lắng nghe
5. HĐ làm bài tập: (6 phút)
*Mục tiêu: Phân biệt được ai/ay, s/x
*Cách tiến hành:
Bài 2 (phần a, b): Cặp đôi
- Yêu cầu 2 nhóm học sinh làm PHT.
- Nhận xét -> K.Luận: 
a) mái nhà, máy cày
b) thính tai, giơ tay
Bài 3a: Cá nhân
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
- GV trợ giúp HS còn lung túng
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại đáp án đúng.
- Khuyến khích trả lời: Hiếu B, Hoàng, Trung,...
- Học sinh nêu yêu cầu của bài: Điền vào chỗ trống ai/ay:
- 2 nhóm học sinh làm phiếu HT, lớp làm vào vở:
-HS chia sẻ bài
*Dự kiến KQ chia sẻ:
a) mái nhà, máy cày
b) thính tai, giơ tay
- Lắng nghe.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài:
- 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Học sinh nhận xét, sửa sai (nếu có).
- Lắng nghe.
6. Hoạt động vận dụng,ứng dụng : (2 phút) 
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học 
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp xem. 
- Tổ chức cho HS chơi TC Truyền điện với nội dung : Tìm những từ chứa tiếng có vần ai hoặc ay.
7. Hoạt động sáng tạo(1 phút) 
- Nhắc HS xem lại những từ khó và từ viết sai chính tả để ghi nhớ, tránh viết sai lần sau. 
- Viết tên chỉ sự vật có vần ai, ay.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai (10 lần). Xem trước bài chính tả sau: “Ngôi trường mới”
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................
.......................................................................................
KỂ CHUYỆN:
MẨU GIẤY VỤN
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện “Mẫu giấy vụn”. Một số học sinh biết phân vai, dựng lại câu chuyện BT2 (M3, M4)
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện. 
*GDBVMT: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp.
*KNS: Tự nhận thức,thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực...
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát ,...
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:	
- Giáo viên: Tranh minh họa từng đoạn câu chuyện. Bảng phụ viết ý chính của từng đoạn câu chuyện.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát 
- Tiết trước, các em học kể lại chuyện gì?
- Gọi 3 học sinh lên bảng nối tiếp nhau kể câu chuyện “Chiếc bút mực”.
- Giáo viên nhận xét chung.
- GV kết nối nội bài - Ghi đầu bài lên bảng
- HS 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_6_nam_hoc_2018_2019.doc