Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 6 - Năm học 2022-2023 - Mai Hoa
SÁCH BÚT THÂN YÊU, TỰ CHĂM SÓC, TỰ BẢO VỆ
==================================
Tiết 2 + 3: Tiếng Việt - Đọc:
CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Đọc rõ ràng bài thơ 4 chữ, biết cách ngắt nhịp thơ bài “Cái trống trường em”, giọng đọc nhẹ nhàng, trìu mến. Hiểu nội dung bài: tình cảm gắn bó, thân thiết của các bạn học sinh với trống trường.
- Đọc lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Có tình cảm thương yêu, gắn bó đối với trường học, cảm nhận được niềm vui khi đến trường
- Phát triển năng lực văn học, giao tiếp, hợp tác: hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, nhận biết được tình cảm của các nhân vậy qua nghệ thuật nhân hóa trong bài thơ, biết chia sẻ, lắng nghe bạn trình bày ý kiến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ghi đầu bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TUẦN 6: So¹n: Ngày 8 tháng 10 năm 2022 Giảng: Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2022 TiÕt 1: Hoạt động tập thể SINH HOẠT DƯỚI CỜ SÁCH BÚT THÂN YÊU, TỰ CHĂM SÓC, TỰ BẢO VỆ ================================== Tiết 2 + 3: Tiếng Việt - Đọc: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Đọc đúng các tiếng trong bài. Đọc rõ ràng bài thơ 4 chữ, biết cách ngắt nhịp thơ bài “Cái trống trường em”, giọng đọc nhẹ nhàng, trìu mến. Hiểu nội dung bài: tình cảm gắn bó, thân thiết của các bạn học sinh với trống trường. - Đọc lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Có tình cảm thương yêu, gắn bó đối với trường học, cảm nhận được niềm vui khi đến trường - Phát triển năng lực văn học, giao tiếp, hợp tác: hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, nhận biết được tình cảm của các nhân vậy qua nghệ thuật nhân hóa trong bài thơ, biết chia sẻ, lắng nghe bạn trình bày ý kiến. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở ghi đầu bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Tổ chức cho HS hát và vận động theo nhạc “ Em yêu trường em” - Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài hát. - Cho HS quan sát tranh, (Màn hình) thảo luận theo cặp, TLCH: + Tranh vẽ gì? + Thời điểm em nghe thấy tiếng trống trường khi nào? + Vào thời điểm đó, tiếng trống trường báo hiệu điều gì? + Em cảm thấy như thế nào khi nghe tiếng trống trường ở các thời điểm đó? + Ngoài các thời điểm có tiếng trống trường trong tranh minh họa, em còn nghe thấy tiếng trống trường vào lúc nào? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá. a) Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Đọc ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3 các câu trong bài thơ. Giọng nhẹ nhàng, trìu mến. - HS hát và vận động theo nhạc. - HS chia sẻ. - HS quan sát và thảo luận. - HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - Tổ chức cho học sinh đọc nối tiếp câu. - Yêu cầu HS đọc đoạn kết hợp luyện đọc từ khó. - Yêu cầu học sinh chia đoạn. - Gọi HS nêu cách chia đoạn. - Nhận xét thống nhất cách chia đoạn - Hướng dẫn luyện đọc câu văn dài. - Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ ngữ. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4. - Tổ chức cho HS đọc trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - Đọc nối tiếp câu - Đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp từ khó. - Trao đổi theo cặp thống nhất cách chia đoạn. - Chia sẻ trước lớp. + Khổ thơ 1: Từ đầu đến ngẫm nghĩ. + Khổ thơ 2: Tiếp cho đến tiếng ve. + Khổ thơ 3: Tiếp cho đến vui quá. + Khổ thơ 4: Khổ còn lại. - Nêu cách đọc, ngắt nghỉ, nhận giọng. Cái trống/ lặng im/ Nghiêng đầu/ trên giá/ Kìa/ trống đang gọi:/ Tùng!// Tùng!//Tùng!// Tùng!// - HS luyện đọc. - HS đọc nối tiếp. - Đọc theo nhóm 4 - Các nhóm thi đọc trước lớp. Nhận xét bạn đọc. b) Trả lời câu hỏi. - Yêu cầu HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr. 49 - Gọi HS báo cáo kết quả. - Hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. Câu 1: Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè? Câu 2: Tiếng trống trường trong khổ thơ cuối báo hiệu điều gì? Câu 3: Khổ thơ nào cho thấy bạn học sinh trò chuyện với trống như một người bạn thân? Câu 4: Em thấy tình cảm của bạn học sinh với trống trường như thế nào? - Theo em, nội dung chính của bài đọc nói về điều gì? - Nhận xét, tuyên dương HS. - HS thực hiện theo nhóm ba. - HS lần lượt đọc. HS lần lượt chia sẻ ý kiến: - Cái trống cũng nghỉ, trống nằm ngẫm nghĩ, trống buồn vì vắng các bạn học sinh - Tiếng trống báo hiệu một năm học mới bắt đầu. - Khổ thơ 2. - Bạn học sinh rất gắn bó, thân thiết với trống, coi trống như một người bạn. - Nội dung: Tình cảm gắn bó, thân thiết của các bạn học sinh với trống trường. - Nhận xét Tiết 2: 3. Luyện tập: * Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý - HS lắng nghe, đọc thầm. giọng của nhân vật. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. * Luyện tập theo văn bản đọc - Gọi HS đọc yêu cầu 1/SGK/49 - Yêu cầu HS trao đổi, nói theo cặp - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. * Giải thích: ngẫm nghĩ, mừng vui là từ nhân hoá tác giả sử dụng các từ đó làm cho câu văn sinh động, kết nối sự vật với con người thêm gần gũi. - Yêu cầu HS đóng vai để luyện nói lời chào tạm biệt bạn trống, lời chào tạm biệt bạn bè. - Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - HS đọc. Bài 1: Những từ ngữ nào dưới đây nói về trống trường như nói về con người? - HS đọc yêu cầu BT. - Trao đổi, tập nói trong nhóm 2. Sau đó HS chia sẻ: + Từ ngữ nói về trống trường như nói về con người là: ngẫm nghĩ, mừng vui - Các nhóm chia sẻ, nhận xét. - HS lắng nghe. Bài 2. Nói và đáp. - HS đọc yêu cầu BT. - HS thảo luận nhóm 4 thực hiện nói theo yêu cầu. Một số nhóm trình bày a) Lời tạm biệt của HS với trống trường + Tạm biệt bạn trống nhé! + Tạm biệt bạn trống, hẹn gặp bạn sau kì nghỉ hè nhé! b) Lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè. + Tạm biệt các bạn nhé! + Tạm biệt các bạn. Chúc các bạn có kì nghỉ hè thật vui vẻ - Các nhóm nhận xét, chia sẻ. 4. Vận dụng - Tổ chức cho HS thi hát hoặc đọc thơ, kể chuyện, đọc bài báo nói về thầy cô giáo. - Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học + Nêu cảm nhận của em về cái trống trường? - Liên hệ giáo dục học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. - Nhắc HS về nhà đọc bài Cái trống trường em cho người thân nghe. - HS chia sẻ. - HS chia sẻ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có ): =================================== Tiết 4: Toán: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Ôn tập củng cố bảng cộng (qua 10) trong phạm vi 20, vận dụng vào giải bài toán về thêm, bớt một số đơn vị. - Rèn kĩ năng tính nhẩm, giải toán có lời văn nhanh, chính xác. - Ham học hỏi, yêu toán học, tích cực học tập. - Phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học: Biết trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác, nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề giao tiếp toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - GV: Ti vi, máy tính, PBT. - HS: Bộ đồ dùng học Toán 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Bắn tên” và đọc các bảng cộng (qua 10 ) - Nhận xét trò chơi, liên kết giới thiệu bài học - Ghi tên bài học trên bảng 2. Luyện tập. - Tổ chức cho HS hoạt động N2 làm vào PBT. - GV tổng hợp ý kiến, chia sẻ, tuyên dương. - Cho HS quan sát hình ảnh trên màn hình, phân tích đề toán, nêu tóm tắt. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán cho biết gì thêm? + Bài toán hỏi gì? + Bài toán thuộc dạng toán gì? - Tổ chức cho HS làm bài vào nháp. - HS tham gia trò chơi và đọc bảng cộng. Bài 1: Số? - HS đọc yêu cầu BT. - HS thảo luận N2 làm PBT, sau đó các nhóm chia sẻ kết quả. + 4 7 6 8 5 7 8 6 9 4 6 5 12 13 15 12 11 12 - Các nhóm chia sẻ, bổ sung. Bài 2. - HS đọc yêu cầu BT. - HS thực hiện theo yêu cầu và nêu tóm tắt. Tóm tắt: Có : 6 bạn đang chơi Thêm : 3 bạn Có tất cả: ... bạn đang chơi bóng rổ? - Bài toán thuộc dạng thêm một số đơn vị. - HS làm bài vào nháp, sau đó HS lên bảng chia sẻ. Bài giải: Số bạn chơi bóng rổ có tất cả là: 6 + 3 = 9 ( bạn ) - GV tổng hợp ý kiến, tuyên dương. Đáp số: 9 bạn. - HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung. - HD HS quan sát tranh, nêu tóm tắt và cách giải bài toán. + Bài toán thuộc dạng toán gì? Bài 3. - HS đọc yêu cầu BT. - Thực hiện và nêu tóm tắt bài toán. - Bài toán thuộc dạng bớt đi một số đơn vị. - HS làm bài vào vở, sau đó 1 HS chia - Yêu cầu HS giải bài toán, HD HS làm vào vở. - Tổng hợp ý kiến, chia sẻ, tuyên dương. 3. Vận dụng. - Tổ chức cho HS tham gia trò chơi. “Bắt vịt” - GV nêu mục tiêu của trò chơi, luật chơi: Để củng cố kiến thức về phép cộng (qua 10) trong phạm vi 20, giúp các bạn vui hơn, gắn kết với nhau chúng ta cùng thực hiện trò chơi “Bắt vịt”. - GV phổ biến luật chơi: + Trò chơi được thực hiện theo nhóm đôi, người chơi bắt đầu từ ô Xuất phát, Oẳn tù tì để chọn người gieo xúc xắc đầu tiên. Đếm số chấm ở mặt trên xúc xắc rồi di chuyển số ô bằng số chấm đó. Nêu phép tính, tính nhanh kết quả rồi bắt một con vịt ghi số bằng kết quả đó. + Người thắng cuộc trò chơi là người bắt được 5 con vịt. - GV nhận xét trò chơi, khen ngợi HS. sẻ kết quả. Bài giải: Số cá sấu còn lại dưới hồ nước là: 15 - 3 = 12 ( con ) Đáp số: 12 con cá sấu. - Đổi vở kiểm tra chéo. - Nhận xét, chia sẻ - HS tham gia trò chơi. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - Cho HS nhắc lại cách thực hiện với các bài giải toán thêm hoặc bớt một số đơn vị. - Liên hệ, giáo dục HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. - HS chia sẻ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có ): ================================= Tiết 5: Giáo dục thể chất Đ/C Dũng dạy =============================================== So¹n: Ngày 8 tháng 10 năm 2022 Giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2022 Tiết 1 + 2: Tiếng Việt - Đọc: DANH SÁCH HỌC SINH I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Đọc đúng, đọc rõ ràng danh sách học sinh, biết cách đọc các cột theo hàng ngang từ trái qua phải, biết ngắt hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng, trả lời được các câu hỏi của bài. Hiểu nội dung bài: Hiểu thông tin trong từng cột, từng hàng và toàn bộ danh sách, biết sắp xếp danh sách học sinh theo bảng chữ cái. - Đọc lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng, mỗi cột. Lập được danh sách HS của một nhóm, tổ. - Yêu thích môn học, có tình cảm thương yêu, gắn bó với các bạn trong lớp, trong trường. - Phát triển năng lực văn học, giao tiếp, hợp tác như: Đọc lưu loát và đúng ngữ điệu, có thái độ tích cực trong khi nghe; có phản hồi phù hợp, biết chia sẻ, lắng nghe bạn trình bày ý kiến. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - GV: Ti vi, máy tính. - HS: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Tập tầm vông” và đọc thuộc lòng bài thơ cái trống trường em. - HS tham gia trò chơi và đọc bài. - Nhận xét, tuyên dương HS đọc bài tốt. - Tổ chức cho HS chia sẻ sau trò chơi. - Em đã được đọc bản danh sách học sinh nào dưới đây? + Danh sách học sinh đi tham quan. + Danh sách học sinh dự thi vẽ tranh. + Danh sách Sao nhi đồng - Em biết được thông tin gì khi đọc bản danh sách đó? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá. a) Đọc văn bản. - Đọc mẫu: giọng đọc chậm rãi, đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, nghỉ hơi sau khi đọc xong từng cột, từng dòng. - Tổ chức cho HS đọc nối tiếp câu từng cột trong thời khóa biểu. - Yêu cầu HS chia đoạn - GV nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS luyện đọc đoạn. Kết hợp luyện đọc từ khó - GV nhận xét, uốn nắn. - HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - Đọc nối tiếp câu. - Chia đoạn - Bài được chia làm 3 đoạn. + Đoạn 1: Đọc từ đầu đến của tổ tôi + Đoạn 2: Đọc danh sách HS tổ 2 + Đoạn 3: Đọc từ Dựa vào danh sách đến hết - Đọc nối tiếp đoạn kết hợp đọc từ khó. - Hướng dẫn HS đọc câu văn dài: - Gọi HS nêu cách đọc phần danh sách HS tổ 2 lớp 2C đăng kí đọc truyện. - Chốt cách đọc trên màn hình. - Yêu cầu HS luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ. - Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm 3 - Tổ chức cho các nhóm thi đọc - GV nhận xét, tuyên dương b) Trả lời câu hỏi. - Gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.52 Sau đó chia sẻ trước lớp. - Hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. Câu 1: Trong bản danh sách, tổ 2 lớp 2C có bao nhiêu bạn? Câu 2: Bạn đứng ở vị trí thứ 6 đăng kí đọc truyện gì? Câu 3: Những bạn nào đăng kí đọc cùng truyện với bạn ở vị trí thứ 6? Câu 4: Bản danh sách có tác dụng gì? - Nội dung của bài muốn nói lên điều gì? - Nhận xét, tuyên dương HS. - Đọc thầm, nêu cách đọc ngắt, nghỉ, nhấn giọng. - HS đọc. + Một (1)/ Trần Trường An/ truyện/ Ngày khai trường// + Hai/ Nguyễn Hà Anh/ truyện/ Ếch xanh đi học// - Đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ mới. - Luyện đọc theo nhóm 3 - Đọc trước lớp (3 nhóm đọc) - Chia sẻ - HS đọc và sau đó HS thảo luận N2, HS chia sẻ ý kiến. - Trong bản danh sách, tổ 2 lớp 2C có 8 bạn. - Bạn đứng ở vị trí số 6 - bạn Lê Thị Cúc, đăng kí đọc truyện Ngày khai trường. - Các bạn cùng đọc truyện Ngày khai trường: Trần Trường An, Đỗ Duy Bắc. - Biết thông tin của từng người. - HS nhận xét, bổ sung - Nội dung bài: Hiểu thông tin trong từng cột, từng hàng và toàn bộ danh sách, biết sắp xếp danh sách học sinh theo bảng chữ cái. Tiết 2: 3. Luyện tập. * Luyện đọc lại - Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc chậm rãi, rõ ràng. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. * Luyện tập theo văn bản đọc. - HS luyện đọc. - HS thi đọc. - Tổ chức cho HS thảo luận N2 làm PBT. - GV nhận xét, chia sẻ, tuyên dương. - Yêu cầu HS học thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt. - GV sửa cho HS cách diễn đạt. - GV nhận xét, đánh giá chung. Bài 1: Tên HS trong bản danh sách được sắp xếp thế nào? - HS đọc yêu cầu BT. - HS thảo luận N2 trao đổi làm PBT, nói theo cặp sau đó chia sẻ trước lớp. + Tên HS trong bản danh sách được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái Tiếng Việt. - HS chia sẻ, bổ sung. Bài 2. Học thuộc lòng bảng chữ cái. - HS đọc yêu cầu BT. - HS làm việc các nhân, sau đó đọc thuộc bảng chữ cái. 4. Vận dụng - Cho HS đọc danh sách HS của lớp tham gia bảo hiểm y tế trên màn hình. - Tổ chức cho HS đọc danh sách HS theo tổ (Theo mẫu đã chuẩn bị). Lập danh sách các bạn cùng tổ em - Mỗi bản danh sách trên cho em biết điều gì? - Tổng kết tiết học. Giáo dục HS yêu thích môn học, có tình cảm thương yêu, gắn bó với các bạn trong lớp, trong trường. - HS đọc. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có ): =================================== Tiết 3: Toán PHÉP TRỪ ( qua 10 ) TRONG PHẠM VI 20 I. MỤC TIÊU. - HS biết được ý nghĩa của phép trừ, thực hiện các phép trừ 11,12, ,19 trừ đi một số, giải được một số bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ qua 10 trong phạm vi 20. - Kĩ năng trừ nhẩm, giải toán có liên quan đến phép tính trừ nhanh, chính xác - Yêu thích môn học, hăng say học hỏi và nhiệt tình trong các hoạt động học tập ở lớp. - Phát triển năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học thông qua các hoạt động học tập trên lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: Bài giảng điện tử, phiếu học tập ( Bài 1), tranh tổ chức trò chơi (Bài 3) - HS: Bộ đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Tổ chức cho HS khởi động theo nhạc bài hát “Thật là hay”. - Chia sẻ sau bài hát: - Chúng mình có thích bài bài hát vừa rồi không? - Sau khi được khởi động các em cảm thấy thế nào? - GV giới thiệu bài học. - HS hát và vận động theo nhạc. - HS chia sẻ. 2. Khám phá. - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.41 yêu cầu đọc bài toán. - GV YC HS hướng lên màn hình hướng dẫn HS phân tích bài toán. + Bài toán cho biết điều gì? + Bài toán hỏi điều gì? + Muốn tìm số viên bi còn lại của Việt chúng mình thực hiện phép tính gì? + GV YC HS thảo luận nhóm đôi, tìm ra kết quả của phép tính 11 - 5 - GV nhận xét kq của HS - GV Hướng dẫn cách nhẩm tìm KQ của phép tính 11 - 5 theo hai cách tính: Đếm lùi của bạn Việt và cách tách số của bạn Mai 3. Luyện tập. - Tổ chức cho HS thảo luận N2, làm PBT. - 2 HS đọc bài toán + Việt có 11 viên bi, Việt cho Mai 5 viên bi. Hỏi Việt còn lại mấy viên bi? - HS quan sát. - Bài toán cho biết bạn Việt có 11 viên bi và bạn Việt đã cho bạn Mai 5 viên bi. - Việt còn lại mấy viên bi + Thực hiện phép tính trừ, lấy: 11 - 5 =? - HS chia sẻ cách làm. - HS lắng nghe. Bài 1. - HS đọc yêu cầu BT. - HS trao đổi, thảo luận N2 làm PBT, - GV tổng kết, chia sẻ, tuyên dương. - GV yêu cầu HS làm bài tập 2 vào vở . sau đó chia sẻ cách làm trước lớp: (Có thể tách số hoặc nhẩm theo cách của riêng mình) a) Tính 11 - 6 b) 13 - 5 Tách: 11 =10 + 1 Tách: 13 = 10 + 3 10 - 6 = 4 10 - 5 = 5 4 + 1 = 5 5 + 3 =8 11 - 6 = 5 13 - 5= 8 - Các nhóm chia sẻ, nhận xét, bổ sung. Bài 2: Tính nhẩm. - HS đọc yêu cầu BT. - HS làm bào vào vở, sau đó HS chia sẻ - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Tổng kết, chia sẻ, nhận xét, tuyên dương. kết quả. 11- 2 = 9 11- 3= 8 11 - 4 = 7 11- 5 = 6 11 - 6 = 5 11 - 7 = 4 11- 8 = 3 11 - 8 = 3 - HS chia sẻ, bổ sung. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tìm chuồng cho mỗi chú thỏ - Nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. (Trên màn hình) + Cách chơi: Sẽ có 2 đội, mỗi đội sẽ có 6 thành viên, từng thành viên sẽ nối chú thỏ với chuồng sao cho đúng kết quả của phép tính. Đội nào nhanh nhất sẽ thắng cuộc. - Nhận xét, công bố kết quả, tuyên dương đội thắng cuộc. 4. Vận dụng. - Yêu cầu HS tự viết các phép tính trừ (qua 10) trong phạm vi 20 trong vòng 2 phút. - Gọi HS báo cáo kết quả, nêu cách thực hiện. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp sau bài học. - Nhận xét, tuyên dương. - Tổng kết giờ học. Nhắc HS vận dụng bài học để tính toán trong các trường hợp liên quan đến phép trừ. Bài 3: Tìm chuồng cho mỗi chú thỏ. - HS đọc yêu cầu BT. - HS tham gia trò chơi. - Nghe phổ biến luật chơi trên màn hình. - Hai đội tham gia chơi. Sử dụng tranh đã chuẩn bị - Đại diện mỗi đội báo cáo kết quả, nêu cách thực hiện - HS thực hiện. - HS chia sẻ. - HS thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có ): =================================== Tiết 4: Đạo đức KÍNH TRỌNG THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 1) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Bước đầu nhận biết biết những việc cần làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo - Nêu được những việc mà thầy giáo, cô giáo đã làm cho em. - Hình thành phẩm chất nhân ái, chăm chỉ. - Có năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Bông hồng tặng cô. - Bạn nhỏ trong bài hát đã làm gì để thể hiện sự kính yêu cô giáo? - Nhận xét, tuyên dương - Dẫn dắt, giới thiệu bài mới, viết đầu bài lên bảng. 2. Khám phá * Tìm hiểu những việc thầy giáo, cô giáo đã làm cho em. - Cho HS quan sát tranh sgk tr.14-15, tổ chức thảo luận nhóm 4, YC HS trả lời câu hỏi: + Em hãy nêu những việc làm của thầy giáo, cô giáo trong các bức tranh trên. + Những việc làm của thầy cô giáo đem lại điều gì cho em? - Nhận xét. Chốt nội dung: Thầy giáo, cô giáo dạy em biết đọc, biết viết, biết những kiến thức trong cuộc sống; thăm hỏi, động viên, 3. Luyện tập. *Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. - Cho HS quan sát tranh sgk/tr.14-15, YC thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc đó thể hiện điều gì? - Tổ chức cho HS chia sẻ. + Em cần làm gì để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo? - Nhận xét, tuyên dương. - Chốt nội dung: + Những việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo: chào hỏi, chú ý nghe giảng, học hành chăm chỉ, lễ phép, +Những việc làm không thể hiện sự tôn trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo: không chào hỏi, cãi lời, nói trống không, nói chuyện trong giờ học, không học bài, không làm bài tập, không vâng lời, . 4. Vận dụng: + Em hãy kể những việc làm mà thầy cô giáo đã làm cho em? + Những việc làm nào thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo? - Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống. - Vận động theo nhạc - Chia sẻ - Lắng nghe - Ghi đầu bài vào vở. - Quan sát - Thảo luận nhóm 4 - HS chia sẻ. - Thầy cô hỏi thăm HS khi HS bị ốm hoặc gặp chuyện buồn; dạy HS múa, giảng bài cho HS - Đem lại cho HS kiến thức, niềm vui - Lắng nghe - Quan sát - Thảo luận theo cặp. - Chia sẻ. - HS chia sẻ. - Lắng nghe. - Chia sẻ. - Thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có ): ==================================== BUỔI CHIỀU: Tiết 1: Tiếng Việt - Nói và nghe: NGÔI TRƯỜNG CỦA EM I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nhận biết được các sự việc trong một số hoạt động, cảm nhận của bản thân về ngôi trường của mình. - Nói được những điều em thích về ngôi trường của em. - Tình cảm thương yêu, gắn bó với trường, lớp. Cảm nhận được niềm vui khi đến trường. - Phát triển kĩ năng chia sẻ, trình bày ý kiến trước lớp, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - Tổ chức cho HS hát và vận động theo nhạc bài hát “ Vui đến trường” - Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài hát. + Vì sao bạn nhỏ rất vui khi đến trường? + Khi đến trường em cảm thấy thế nào? - Nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt, giới thiệu bài. - Cho HS quan sát một số hoạt động - HS hát và vận động theo nhạc. - HS chia sẻ. - Bài 1: Nói những điều em thích về trường của em. - HS đọc yêu cầu BT. - HS quan sát. của nhà trường trên màn hình. - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, trả lời câu hỏi: + Trường em tên là gì? Ở đâu? + Điều gì khiến em cảm thấy yêu thích, muốn đến trường hằng ngày? - Hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. - Yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi nhóm 4 về những điều trong trường mình muốn thay đổi. - Gọi HS chia sẻ trước lớp, sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. - Trao đổi theo cặp, trả lời câu hỏi: Chia sẻ trước lớp. - Trường em là Trường TH Phù Loan, nằm trên thôn Bưa, xã Phù Lưu, HY,TQ - HS chia sẻ. - Nhận xét, bổ sung Bài 2: Em muốn trường mình có những thay đổi gì? - HS đọc yêu cầu BT. - Suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo nhóm 4. - Chia sẻ trước lớp - Lắng nghe, nhận xét. 3. Luyện tập - Tổ chức cho HS vẽ tranh về ngôi trường mình (Có thể vẽ thêm phần mình muốn thay đổi) - Tổ chức cho HS giới thiệu tranh vừa vẽ. - Nhận xét, tuyên dương. - Vẽ tranh - Giới thiệu tranh vẽ. - Nhận xét bạn. 4. Vận dụng - Tổ chức cho HS kể về ngôi trường của mình, lưu ý chọn những điều nổi bật, đáng nhớ nhất. + Em sẽ làm gì để ngôi trường mình luôn sạch đẹp? - Nhận xét, tuyên dương HS. - Tổng kết giờ học. Giáo dục HS tình cảm thương yêu, gắn bó với trường, lớp. Cảm nhận được niềm vui khi đến trường. - Nhắc HS về nhà kể về ngôi trường của mình cho người thân nghe. - HS chia sẻ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có ): ====================================== Tiết 2: Tiếng Việt (TC): TIẾT 1: VỞ BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC KĨ NĂNG ===================================== Tiết 3: Toán (TC): TIẾT 1: VỞ BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC KĨ NĂNG ================================================== So¹n: Ngày 8 tháng 10 năm 2022 Giảng: Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2022 Tiết 1: Tiếng Việt - Nghe viết: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nghe viết đúng bài thơ Cái trống trường em ( Từ Buồn không hả trống... đến Tùng! Tùng! Tùng! ). Trình bày đúng khổ thơ, biết viết hoa các chữ cái đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ và làm đúng các bài tập trong vở luyện viết. - Kĩ năng viết liền nét, viết nét nối, chữ viết đều nét, trình bày sạch sẽ. - HS luôn có ý thức cẩn thận khi viết bài và giữ gìn vở sạch, chữ đẹp. - Phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC. - GV: Máy tính, tivi . Bảng phụ. - HS: Vở ô ly. Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - GV cho HS nghe bài hát “ Chữ đẹp mà nết càng ngoan”. - Chia sẻ sau bài hát. + Em hãy tìm các tiếng, từ bắt đầu s/x, ch/tr. - GV nhận xét, giới thiệu bài mới. - HS nghe bài hát - HS chia sẻ trước lớp. - VD: Sáng nay, học sớm, xanh xanh, trường làng, xứng đáng, chữ đẹp, chăng dây, trò ngoan,... - HS lắng nghe. 2. Khám phá: - GV đọc bài thơ 1 lần. - Nội dung của đoạn thơ nới lên điều gì? - HS lắng nghe. - ND của đoạn thơ nói về cái trống trường - Có bao nhiêu chữ phải viết hoa ? Vì sao phải viết hoa ? - Đoạn thơ có những chữ nào dễ viết sai ? - Hướng dẫn HS luyện viết từ dễ viết sai vào bảng con. - Gọi các em HS nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương các HS viết tốt và giúp đỡ các HS viết chưa đúng, chưa đẹp. - Hướng dẫn HS tư thế ngồi viết, cách trình bày viết. - Gọi HS đọc bài bài. 3. Luyện tập. lúc các bạn HS nghỉ hè. - Có 13 chữ phải viết chữ hoa, vì đó là những chữ đầu tiên của tên bài và của mỗi dòng thơ. Viết hoa các chữ sau dấu chấm than. - Các từ dễ viết sai: Trên giá, lặng im, nghiêng,... - HS luyện viết bảng con. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS quan sát, lắng nghe. - 1 HS đọc lại bài a) Nghe- viết. - GV đọc cho HS viết bài vào vở. - GV đọc lại bài, HS đổi chéo vở soát lỗi - GV thu vở một số bài nhận xét, chữa lỗi. b) Bài tập. - HS nghe và viết bài vào vở. - HS đổi chéo vở soát lỗi, dùng bút chì, thước kẻ gạch chân những chữ viết sai và ghi lỗi ra lề vở. - HS lắng nghe. Bài tập 2: Điền g hoặc gh - HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài. - HS làm bài vào VBT, sau đó HS chia sẻ - GV gọi HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá chung. kết quả. + Ghế xoay, gà chọi, cái gối - Ngoài các từ các em vừa nêu, cô đố các em biết trong cuộc sống xung quanh chúng ta còn có những từ nào có tiếng bắt đầu g hoặc gh? - Tổ chức cho HS thảo luận N2 làm vào PBT. - GV gọi các nhóm nhận xét. - GV tổng hợp ý kiến, chia sẻ, tuyên dương. 4. Vận dụng: - GV tổ chức, hướng dẫn cho HS tham gia chơi trò chơi “ Hái hoa ” và điền các âm còn thiếu vào trong các từ sau để đúng chính tả: ....i nhớ; ....ánh mạ; ....óm làng - GV cùng HS nhận xét, đánh giá chung. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp sau bài học. - Về nhà viết lại bài thơ cho đúng, sạch, đẹp. - VD: ghé vào, gợi ý, gợi tả, ghi nhớ,... Bài tập 3: Điền s hoặc x: - HS đọc yêu cầu. - Hoạt động nhóm 2 làm PBT, sau đó đại diện 1 nhóm làm PBT lớn đính bảng. Cam sành có hương vị ngọt ngào, thanh mát. Người Hàm Yên trồng và chăm sóc theo quy trình VietGAP. Nhờ đó, trái cam sành ngày càng tự tin vươn xa hơn. - Các nhóm chia sẻ, nhận xét, bổ sung. - HS tham gia trò chơi và điền các âm đầu còn thiếu: ghi nhớ; gánh mạ; xóm làng; - HS lắng nghe. - HS chia sẻ trước lớp. - HS nhận nhiệm vụ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có ): =================================== Tiết 2: Mĩ thuật Đ/C Trang dạy =================================== Tiết 3: Tự nhiên và xã hội Đ/C Lan Anh dạy =================================== Tiết 4: Toán: PHÉP TRỪ ( qua 10 ) TRONG PHẠM VI 20 (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Biết tính nhẩm phép trừ qua 10 trong phạm vi 20. - Thực hiện được các phép trừ dạng 12,13 trừ đi một số. Trình bày được các bài toán có lời giải. - Yêu thích môn toán, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Phát triển năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học thông qua việc trình bày, diễn đạt, nói, viết khi giải toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Ti vi, máy tính, PBT. - HS: Bộ đồ dung học toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh 1. Khởi động. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Chuyền quả ” - Nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - Luật chơi: Có một loại quả cầm trên tay sẽ truyền qua các bạn nhạc dừng ở bạn nào bạn đó phải trả lời 1 phép tính trên bảng. - Nhận xét trò chơi, liên kết giới thiệu bài học - Nhận xét, tuyên dương, giới thiệu bài. - HS tham gia trò chơi. 2. Luyện tập. - Tổ chức cho HS làm PBT cá nhân. - Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV tổng kết, chia sẻ, tuyên dương. - Tổ chức cho HS làm bài vào vở nháp. - Tổng hợp ý kiến, chia sẻ, tuyên dương. Bài 1: - HS đọc yêu cầu BT. - HS làm bài vào PBT cá nhân, sau đó HS chia sẻ kết quả. a) Tính 12 - 4 b) 13 - 6 Tách: 12 =10 + 2 Tách: 13 = 10 + 3 10 - 4 = 6 10 - 6 = 4 6 + 2 = 8 4 + 3 = 7 Vậy 12 - 4 = 8 Vậy 13 - 6 = 7 - HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung. Bài 2. Tính nhẩm - HS đọc yêu cầu BT. - HS làm bài vào nháp, sau đó HS nối tiếp nêu miệng. 12- 3= 9 12- 4 = 8 12- 5 = 7 12- 6 = 6 12- 7 = 5 12- 8 = 4 12- 9 = 3 12- 2 = 10 - HS chia sẻ, nhận xét. Bài 3: số? - Yêu cầu HS thảo luận N2. - Tổ chức cho HS chia sẻ. - GV tổng hợp ý kiến, chia sẻ, tuyên dương. - HS đọc yêu cầu BT. - HS thảo luận N2 làm PBT lớn, sau đó đại diện 1 nhóm đính bảng. - 13 13 13 13 13 13 4 5 6 7 8 9 9 8 7 6 5 4 - HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung. Bài 4 - HS đọc yêu cầu BT. - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. + Trò chơi: Ong đi tìm hoa. + Cách chơi: Sẽ có 2 đội, mỗi đội sẽ có 6 thành viên, từng thành viên sẽ nối chú ong nối bông hoa sao cho đúng kết quả của phép tính. Khoang tròn vào bông hoa có nhiều ong đậu nhất. Đội nào nhanh nhất sẽ là người thắng cuộc. - GV tổ chức cho HS chơi. - GV nhận xét, tuyên bố kết quả. - HS tham gia trò chơi. - Yêu cầu HS phân tích, tóm tắt và nêu cách làm BT. - GV tổng hợp ý kiến, chia sẻ, tuyên dương. 4. Vận dụng. - Yêu cầu HS lấy ví dụ về phép tính trừ qua 10 trong phạm vi 20. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp sau bài học. - Liên hệ giáo dục học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Bài 5. - HS đọc yêu cầu BT. - HS phân tích, tóm tắt và nêu cách làm bài tập. - HS làm vào vở, sau đó 1 HS lên bảng chia sẻ kết quả. Bài giải: Số tờ giấy màu của Mai còn lại là: 13 - 5 = 8 ( tờ) Đáp số: 8 tờ giấy màu. - Nhận xét, bổ sung. Đổi chéo vở kiểm tra - HS lần lượt lấy các ví dụ về phép tính trừ qua 10 trong phạm vi 20. - HS chia sẻ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( Nếu có ): ====================================== Tiết 5: Tiếng Việt – Viết: CHỮ HOA Đ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Nắm được quy trình viết chữ hoa Đ ; bước đầu biết cách nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong phần viết câu ứng dụng:" Đền cấm nổi tiếng là linh thiêng” . - Viết được chữ hoa Đ cỡ nhỡ và cỡ nhỏ theo đúng quy trình, đúng mẫu. Viết được câu ứng dụng. Chữ viết rõ ràng, đều nét. - Giáo dục HS ý thức chăm chỉ, trách nhiệm rèn chữ, giữ vở. - Phát triển năng lực quan sát, thẩm mỹ. Rèn tính kiên trì, cẩn thận, cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC. - GV: Ti vi, máy tín
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_2_tuan_6_nam_hoc_2022_2023_mai_hoa.doc