Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 1

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 1

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức:

- Kể được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.

- Vẽ, viết hoặc dán ảnh được các thành viên trong gia đình có hai, ba thế hệ vào sơ đồ.

2. Phát triển cho học sinh các năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực đặc thù:

+ Bày tỏ được tình cảm của bản thân đối với các thành viên trong gia đình.

b.Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

c. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu yêu gia đình.

 

doc 9 trang Hà Duy Kiên 6840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN TNXH
TUẦN 1
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (TIẾT 1)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức:
- Kể được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.
- Vẽ, viết hoặc dán ảnh được các thành viên trong gia đình có hai, ba thế hệ vào sơ đồ.
2. Phát triển cho học sinh các năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực đặc thù: 
+ Bày tỏ được tình cảm của bản thân đối với các thành viên trong gia đình.
b.Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
c. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu yêu gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Một số tranh, ảnh về gia đình.
- Máy tính, máy chiếu
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3-5’)
- Cho Hs hát bài: “Ba ngọn nến lung linh”
- Trong bài hát này nhắc đến ai ?
- Vậy trong gia đình em có những ai ?
- Trong gia đình em,ai là người nhiều tuổi nhất ? Ai là người ít tuổi nhất ?
GTB : Gia đình là một cộng đồng người sống chung, gắn bó với nhau bởi các mỗi quan hệ tình cảm, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Các em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với gia đình mình, chúng ta cùng tìm hiểu trong chủ đề 1 và Bài 1: Các thế hệ trong gia đinh.
- Đây là bài đầu tiên các em cùng mở S/3 để xem các ký hiệu dùng trong sách, mở S/5 là trang chủ đề.
- Em nhìn thấy gì trong trang chủ đề ? 
=> Đây là gia đình bạn An 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (26 – 28’)
Hoạt động 1: Các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các thành viên trong gia đình bạn Hà và bạn An; giới thiệu được các thế hệ trong gia đình em;cắt,dán sơ đồ các thế hệ trong gia đình em.
b. Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ (12 – 13’)
-Cả lớp mở S/6
-Gv giải thích : Trong gia đình,những người ngang hàng là cùng một thế hệ , VD: Ông bà là thế hệ thứ nhất , bố mẹ là thế hệ thứ hai, đến các anh/chị hoặc em là thế hệ thứ ba 
Bước 1: Giao nhiệm vụ: 
Hãy quan sát ảnh gia đình bạn Hà và gia đình bạn An, thảo luận N2 để trả lời 2 câu hỏi ở phần quan sát (trong thời gian 5 phút)
Câu 1 : Gia đình bạn Hà và bạn An có mấy thế hệ ?
Câu 2 : Kể tên các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình bạn hà, gia đình bạn An ?
Bước 2: Học sinh làm việc nhóm
- Gv quan sát,nhận xét
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày:
- GV cho từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của mình.
- GV cùng HS nhận xét
-Yêu cầu Học sinh tự giới thiệu về các thế hệ trong gia đình em cho bạn nghe
-Gv đưa ra câu hỏi gợi ý :
1. Gia đình em gồm có mấy thế hệ ?
2. Kể tên các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình em ? Có thể giới thiệu thêm họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ ?
Kết luận :Gia đình có 2 thế hệ gồm :bố me, và các con , gia đình 3 thế hệ gồm có :ông bà, bố mẹ và các con.
Hoạt động 2: Thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình (13-16’)
Mục tiêu: Thông qua hoạt động này học sinh 
Bước 1:Giao nhiệm vụ.
- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ gia đình bạn Hà, gia đình bạn An để vẽ, viết hoặc cắt, dán sơ đồ các thế hệ trong gia đình em
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên quan sát Hs thực hành
Bước 3: Báo cáo kết quả: 
- Trao đổi sơ đồ của mình với bạn bên cạnh
- HS giới thiệu sơ đồ trước lớp.
- Nhận xét. Tuyên dương những Hs viết , vẽ tốt sơ đồ về gia đình mình .
Bước 4: Nhận xét kết quả học tập: 
-Gia đình hai thế hệ gồm có bố mẹ và các con.
-Gia đình ba thế hệ gồm có ông bà, bố mẹ và các con .
-Ngoài kiểu gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ các em vừa tìm hiểu thì còn có kiểu Gia đình có 4 thế hệ nữa .
-Các em hãy cho biết gia đình có bốn thế hệ gồm những ai và xưng hô với nhau như thế nào ?
- Nhận xét.
- Mở S/7 Đọc mục Em có biết
Kết luận chung : Mỗi gia đình có thể có nhiều thể hệ ở những độ tuổi khác nhau cùng chung sống với nhau trong một mái nhà .Các thế hệ trong gia đình có mối quan hệ ruột thịt,thân thiết với nhau.Do vậy các thành viên trong gia đình cần phải luôn quan tâm, chia sẻ ,chăm sóc ,yêu thương nhau hàng ngày .
Dặn dò :Về nhà các em hãy chuẩn bị ảnh chụp của gia đình em để giờ sau giới thiệu cho các bạn.
- Cả lớp hát bài :”Ba ngọn nến lung linh”
- Ba, mẹ, con
- Bố, mẹ, em ông, ....
- Ông
- em ít tuổi nhất.
-Hs lắng nghe .
-Hs mở sách trang 3
- Một bức tranh gia đình: ông, bà, bố, mẹ, hai anh em
-Hs mở sách trang 6
- Các nhóm quan sát ảnh, thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi :
N1: 1. GĐ bạn Hà: gồm 2 thế hệ, GĐ bạn An gồm 3 thế hệ.
2. Thế hệ thứ nhất trong gđ bạn Hà là bố, mẹ.
Thế hệ thứ hai trong gđ bạn Hà là Hà và em Hà. 
N2: 1.Thế hệ thứ nhất trong gđ bạn An là ông, bà.
2.Thế hệ thứ hai trong gđ bạn An là bố, mẹ.
3.Thế hệ thứ ba trong gđ bạn An là An và anh trai.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Hs giới thiệu với bạn về gia đình của. mình 
+ Giới thiệu về gia đình mình( Gia đình tớ gồm ..... thế hệ, đó là /......)......
+ HS còn lại phỏng vấn bạn mình về gia đình của bạn,
- Nhận xét về phần giới thiệu của các bạn.
-Hs lắng nghe.
-Hs thảo luận với bạn
-HS lựa chọn sơ đồ phù hợp với gia đình mình để thực hành vẽ, viết hoặc cắt,dán.
- Gia đình 4 thế hệ gồm có các cụ, ông bà, bố mẹ và con cái trong gia đình. Em sẽ gọi thế hệ thứ nhất là cụ.
-Nhận xét, bổ sung ý kiến .
- Học sinh đọc S/7
- Hs quan sát tranh, nêu tên các thế hệ trong gia đình .
-Hs lắng nghe.
-Hs thực hiện yêu cầu .
* Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có):
____________________________________________________
BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH
 (Tiết 2)
I. Yêu cần cần đạt
1. Kiến thức:
- Kể được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.
- Nói được sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình và thực hiện được những việc làm thể hiện điều đó.
2. Phát triển cho học sinh các năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực đặc thù: 
- Bày tỏ được tình cảm và các việc làm của bản thân đối với các thành viên trong gia đình.
b. Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: biết giao tiếp, ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò và các mối quan hệ của bản thân với các thành viên trong gia đình 
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
c. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu con người, yêu gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
1. Đối với giáo viên
- Giáo án điện tử, SGK, SGV.
- Máy tính, máy chiếu
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. Các hoạt động dạy - học:
A MỞ ĐẦU: ( 3 – 5’ )
- Gọi HS lên giới thiệu ảnh chụp các thế hệ trong gia đình của mình trước lớp.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Cô thấy các em đã biết kể về các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ của mình rồi. Vậy để thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương đối với các thành viên trong gia đình thì em sẽ làm gì, vì sao phải làm những việc làm đó? Cô và cả lớp sẽ tìm hiểu trong tiết tự nhiên xã hội hôm nay, bài: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 2)
- GV ghi tên bài, gọi HS nhắc lại.
B. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI :( 15’ – 17’ )
* Hoạt động 3: Nói về những việc làm thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình bạn Hà, bạn An
* Mục tiêu:
- Thông qua hoạt động, HS nêu được sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc giữa các thế hệ trong gia đình bạn Hà, bạn An; kể một số việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc trong gia đình em; lý do mọi người trong gia đình cần thể hiện điều đó.
* Cách tiến hành:
- S/8
- Bước 1: Làm việc cá nhân, nhóm 
+ Hãy quan sát ảnh gia đình bạn Hà và gia đình bạn An và trả lời câu hỏi phần quan sát.
- Gọi HS đọc to câu hỏi.
+ Để thực hiện tốt yêu cầu trên, cô cho lớp thảo luận N2 quan sát tranh và trả lời câu hỏi (trong thời gian 5 phút)
- Bước 2: Làm việc cả lớp
- Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày:
+ Gọi đại diện 4 nhóm lên bảng chỉ tranh và trình bày trước lớp
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương HS. 
? Các hoạt động, việc làm của từng thành viên trong mỗi bức tranh thể hiện điều gì?
- GV kết luận: Những việc làm mà mỗi thành viên trong gia đình của bạn Hà, bạn An dành cho nhau thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình.
? Mọi người trong gia đình em có quan tâm, chăm sóc cho nhau không?
- Hãy kể một số việc làm thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình em.
- GV trình chiếu câu hỏi 1.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV: Cô khen các em đã kể được rất nhiều việc làm thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình của mình. 
Vậy, vì sao mọi người trong gia đình cần chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau? - GV trình chiếu câu hỏi 2.
- Gọi HS trả lời
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV: Trong gia đình, có ông bà mới có bố mẹ, có bố mẹ mới có các con. Mọi người trong gia đình cần chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau vì có như vậy gia đình mới luôn hạnh phúc, ấm no và tràn ngập tiếng cười.
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 9 và thảo luận nhóm đôi cho biết: bạn An, bạn Hà đã làm gì để thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương với những thành viên thuộc các thế hệ trong gia đình?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.
C. LUYỆN TẬP VẬN DỤNG ( 10 – 15’ )
* Hoạt động 4: Thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình mình.
* Mục tiêu:
- HS biết thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình mình.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc nhóm 2
- HS thảo luận nhóm 2 trao đổi về những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với các thành viên trong gia đình, làm vào VBT
Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Đại diện một số nhóm lên bảng trình bày theo hình thức hỏi đáp
- Gọi HS nhận xét, đánh giá phần trình bày của các nhóm.
- GV tuyên dương HS đã biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với các thành viên trong gia đình mình.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: (2-3’)
- GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau - chốt: Mỗi gia đình có một hoặc nhiều thế hệ cùng chung sống. Những người trong gia đình cần chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau.
- Dặn HS về nhà làm nhiều việc làm để thể hiện tình yêu của mình với ông bà, cha mẹ; ghi nhớ và thực hiện tốt nội dung bài; chuẩn bị bài sau.
- 2 – 3 HS lên bảng trình bày.
- HS nhận xét phần trình bày của bạn.
- 2 HS nhắc lại tên bài học.
- HS mở SGK trang 8.
- Hãy nói về sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình bạn Hà, bạn An.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Đại diện các nhóm trình bày :
+ Trong gia đình bạn Hà thể hiện ở chỗ: Các thành viên trong gia đình cùng chơi cờ, mẹ đưa Hà đi khám răng
+ Trong gia đình bạn An thể hiện ở chỗ: Gia đình bạn An thăm ông bà nội, các thành viên trong gia đình cùng sum vầy ăn cơm.
- Đại diện các nhóm bổ sung ý kiến.
- thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình.
- Có ạ!
- 2 -3 hs trình bày:
+ Bố ẹm mua quần áo mới cho em vào dịp Tết; Ông chở em đi học.
+ Bố dạy em chơi cầu lông; em bóp lưng cho bà khi bà bị đau lưng
+ Các thành viên trong gia đình cùng dọn dẹp nhà cửa
+ Bố đưa ba chị em đi học mỗi ngày
+ Anh trai em thường nhường đồ ăn ngon cho em; Em thường nhổ tóc sâu cho bà 
 - HS nhận xét, bổ sung.
- 2 – 3 HS:
+ Có thế hệ này mới có thế hệ kia, ông bà sinh ra bố mẹ, bố mẹ sinh ra các con vì vậy mọi người phải quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau.
+ Bố mẹ sinh ra các con, luôn chăm sóc yêu thương cho con của mình vì vậy các con cũng phải chăm sóc,yêu thương ông bà bố mẹ 
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày :
+ Tranh 1 : bóp vai cho bà
+ Tranh 2 : giúp bố thu hoạch rau
+ Tranh 3 : xếp quần áo gọn gàng
+ Tranh 4 : Làm thiệp tặng mẹ 
- Nhận xét, bổ sung.
- HS tự liên hệ với bản thân, kể ra những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với các thành viên trong gia đình.
- 1 số nhóm lên bảng:
H1: Kể những việc bạn đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với các thành viên trong gia đình mình.
H2: Tớ giúp mẹ rửa bát, quét nhà/ Tớ giúp bà nội tưới cây/ Tớ cùng mọi người dọn dẹp nhà cửa/ Tớ cùng mẹ nấu ăn....
H1: Bạn thích việc làm nào nhất? Vì sao?
H2: Trả lời theo suy nghĩ của bản thân.
- Nhận xét, đánh giá.
* Điều chỉnh sau tiết dạy ( nếu có):

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_1.doc