Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Các thế hệ trong gia đình (Tiết 1) - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Hồng Hạnh

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Các thế hệ trong gia đình (Tiết 1) - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Hồng Hạnh

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nêu được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ (hai thế hệ, ba thế hệ, )

2. Năng lực

- Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

- Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ.

3. Phẩm chất

Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân đối với các thế hệ trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu nội dung bài; Phiếu học tập (sơ đồ gia đình có hai, ba thế hệ).

2. Học sinh: SGK; tranh (ảnh) về gia đình mình.

 

doc 7 trang Hà Duy Kiên 6451
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Các thế hệ trong gia đình (Tiết 1) - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Hồng Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 31 tháng 8 năm 2021
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI– LỚP 2
Bài 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nêu được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ (hai thế hệ, ba thế hệ, )
2. Năng lực
Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: 
- Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ. 
3. Phẩm chất
Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân đối với các thế hệ trong gia đình. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu nội dung bài; Phiếu học tập (sơ đồ gia đình có hai, ba thế hệ).
2. Học sinh: SGK; tranh (ảnh) về gia đình mình.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
Ngay bây giờ chúng mình cùng khởi động với giai điệu tươi vui của bài hát “Cả nhà thương nhau”
- Bạn nào cho cô biết bài hát nói đến những ai?
- Bài hát cho biết tình cảm của mọi người trong gia đình như thế nào?
- Vừa rồi cô thấy cả lớp mình hát rất hay. Cô khen các con. 
- Các con ạ! Bài hát về chủ đề gia đình bao giờ cũng rất ý nghĩa phải không nào? vì trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống như: ông bà, cha mẹ, anh chị em họ sẽ thuộc thế hệ nào trong gia đình? đó cũng chính là chủ đề Gia đình được tìm hiểu đầu tiên trong chương trình TNXH lớp 2 là bài. 
 Các thế hệ trong một gia đình (Tiết 1)
Các con mở vở ghi bài. 
Bạn nhắc lại tên bài.
Chuyển ý: Bây giờ chúng ta chuyển sang phần 2 khám phá tìm hiểu về các thế hệ trong gia đình bạn Hà và bạn An.
- HS hát bài: Cả nhà thương nhau.
- Bài hát nói đến ba, mẹ và con.
+ HS 1: Con thấy mọi người trong gia đình rất yêu thương nhau. Xa thì nhớ gần nhau thì vui cười.
+ HS 2: Mỗi khi con hát bài này con thấy con yêu bố mẹ nhiều hơn ạ.
- HS lắng nghe.
- HS mở vở ghi bài
- 1 bạn nhắc lại: Bài 1 Các thế hệ trong một gia đình
- HS lắng nghe.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thế hệ trong gia đình bạn Hà và bạn An
- Trước tiên các con hãy quan sát kĩ cho cô 2 bức tranh kể về gia đình nhà bạn Hà và gia đình nhà bạn An. Rồi cho cô biết gia đình nhà bạn Hà, gia đình bạn An có mấy người? Ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất? Gia đình nhà bạn Hà, bạn An gồm mấy thế hệ? Với 3 câu hỏi này cô sẽ cho các con thảo luận nhóm đôi trong vòng 1 phút. 
Trước khi thảo luận, đọc cho cô 3 câu hỏi trên.
1 phút thảo luận bắt đầu.
- Thời gian 1 phút đã hết
- Sau đây cô xin mời bạn bạn .giới thiệu gia đình nhà bạn Hà.
- .nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
Rất giỏi. Cô khen các con.
- Cô cũng đồng ý với các con đây là sơ đồ thể hiện các thế hệ trong gia đình nhà bạn Hà. Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng 1 thế hệ. Vậy thì thế hệ thứ nhất 1 của gia đình bạn Hà là bố mẹ còn thế thế hệ thứ 2 của gia đình bạn Hà là 2 anh em Hà.
- Tiếp theo là bức tranh gia đình nhà bạn An cô mời bạn lên trình bày.
- Nhận xét phần trình bày nhóm bạn Hương. Cô mời bạn .
- Cô cũng đồng ý với ý kiến của các con đấy. Đây là sơ đồ thể hiện các thế hệ trong gia đình nhà bạn An. Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng 1 thế hệ. Vậy thì thế hệ thứ nhất của gia đình bạn An là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, còn thế thế hệ thứ 3 của gia đình bạn An là 2 anh em An.
- Qua phần trình bày của 2 nhóm và phần giải thích của cô, các con có ý kiến gì nữa không? Cô mời bạn .
- À bạn .đã có câu hỏi rất là hay đấy. Các con ạ. Anh em bạn Hà là thế hệ thứ 2 vì bố và mẹ bạn Hà là thế hệ thứ nhất và là người sinh ra 2 anh em bạn Hà nên anh em bạn Hà là thế hệ thứ 2. 
Còn gia đình nhà bạn An thì ông bà là người cao tuổi trong gia đình và là thế hệ thứ nhất, ông bà sinh ra bố bạn An, bố mẹ bạn An là thế hệ thứ 2 và sinh ra 2 anh em bạn An. Vậy 2 anh em bạn An là thế hệ thứ 3.
Vậy, trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống như:
Ông bà, cha mẹ, anh chị em được gọi là: “Các thế hệ trong một gia đình”
Chẳng hạn:
Gia đình một thế hệ là gia đình chỉ có vợ chồng chưa có con.
Gia đình hai thế hệ là gia đình có bố mẹ và con cái.
Gia đình ba thế hệ là gia đình có ông bà, bố mẹ và con cháu cùng chung sống. Ngoài ra còn có những gia đình nhiều hơn ba thế hệ cùng chung sống.
Chốt 2 tranh SGK:
Vậy gia đình 2 thế hệ là gia đình có bố mẹ và các con cùng chung sống như là gia đình nhà bạn Hà. Gia đình 3 thế hệ là gia đình có ông bà, bố mẹ và các con cùng chung sống như gia đình nhà bạn An.
Cô thấy các con học tập rất căng thẳng, cô trò mình cùng thư giãn một chút nhé.
Giải lao
Chúng mình đã biết được các thế hệ trong gia đình bạn Hà và bạn An. Còn gia đình mỗi bạn ở lớp chúng ta có mấy thế hệ. Chúng mình cùng nhau tìm hiểu tiếp sang phần thực hành vận dụng giới thiệu về các thế hệ trong gia đình con nhé.
- HS đọc 3 câu trên màn hình.
- HS quan sát kĩ bức tranh, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
- Thay mặt nhóm, con xin kể về gia đình nhà bạn Hà như sau: gia đình nhà bạn Hà gồm có bố mẹ và 2 anh em bạn Hà. Bố mẹ bạn Hà là lớp người nhiều tuổi nhất, 2 anh em bạn Hà là lớp người ít tuổi nhất. Vậy gia đình bạn Hà gồm có 2 thế hệ.
- Nhóm bạn trình đúng rồi ạ. 
Nhưng con muốn hỏi bạn ..
 Tại sao bạn biết gia đình bạn Hà gồm có 2 thế hệ?
- Tôi biết gia đình bạn Hà gồm có 2 thế hệ. Vì trong tranh tôi thấy chỉ có bố mẹ bạn Hà 2 anh em bạn Hà.
- HS lắng nghe.
-Thưa cô thay mặt nhóm con xin kể về gia đình nhà bạn An như sau: gia đình nhà bạn An gồm có 6 người đó
 là: ông bà, bố mẹ và 2 anh em bạn An. Ông bà bạn An là lớp người nhiều tuổi nhất, bố mẹ bạn An là lớp người nhiều tuổi thứ hai và hai anh em An là lớp người ít tuổi nhất. Vậy gia đình bạn An gồm có 3 thế hệ ạ.
- Con thưa cô phần trình bày của nhóm bạn Hương kể rõ ràng về gia đình nhà bạn An rồi ạ. Con cũng đồng ý với ý kiến của nhóm bạn.
- HS lắng nghe.
- Con thưa cô qua 2 sơ đồ con thấy vì sao anh em bạn Hà là thế hệ thứ 2 còn an hem bạn An lại là thế hệ thứ 3 ạ.
- HS lắng nghe.
- HSQST
3. Thực hành và vận dụng:
Hoạt động 2: Giới thiệu về các thế hệ trong gia đình em
- Để biết được gia đình các bạn trong lớp mình có mấy thế hệ? Cô cho các con giới thiệu cho nhau nghe về các thế hệ trong gia đình mình theo nhóm 4 với các câu hỏi gợi ý sau: 
+ Gia đình bạn có mấy thế hệ?
+ Kể các thành viên của mỗi thế hệ trong gia bạn?
Cô lưu ý: Các con có thể giơ ảnh của gia đình mình để giới thiệu với các bạn nhé.
+ Thời gian 2 phút thảo luận nhóm 4 bắt đầu.
+ Thời gian đã hết.
+ Nhóm nào xung phong chia sẻ về các thế hệ trong gia đình mình. 
Cô xin mời nhóm bạn 
Bạn đã giới thiệu về gia đình mình rất tốt. Cô khen con.
- Tiếp theo cô xin mời nhóm bạn ...
Cô khen con.
- Vừa rồi chúng mình vừa được nghe các bạn giới thiệu về các thế hệ trong gia đình mình rất tốt. Nhưng lớp chúng ta rất đông nên các bạn chưa được nghe giới thiệu về gia đình của tất cả các thành viên trong lớp. Vậy chúng mình có muốn vẽ, viết hoặc cắt dán sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình vào giấy A4 hoặc vào vở và chia sẻ với các bạn không?
- GV chiếu bài mẫu cho HS xem:
+ Các con hãy lựa chọn vẽ một sơ đồ thế hệ phù hợp với gia đình mình sau đó dán ảnh, viết tên các thành viên lên từng thế hệ. Cả lớp đã rõ nhiệm vụ chưa nào?
+ Để giúp các con có thêm ý tưởng cho hoạt động này cô đã sưu tầm 1 vài hình ảnh bài đã vẽ, cắt, dán sơ đồ của gia đình cô muốn các con cùng quan sát trong đó có cả gia đình nhà của cô.
+ Hôm qua cô đã nhắc việc qua zalo lớp để chuẩn bị cho bài học hôm nay các con hãy để những dụng cụ màu vẽ, kéo, keo và giấy A4 lên bàn để chúng ta bắt đầu vẽ thôi nào.
+ Khi các con vẽ các con sử dụng các đồ dùng thật là cẩn thận, gọn gàng và ngăn nắp nhé!
GV bật nhạc bắt đầu làm việc.
- GV quan sát HS làm
 - À cô thấy chúng mình rất khéo tay, không những vẽ đẹp mà còn cắt dán sơ đồ về các thế hệ trong gia đình mình rất đẹp. Các con hãy nhanh chóng gửi hình ảnh sơ đồ của mình về zalo cho cô nhé!
- Cho HS chia sẻ sơ đồ của gia đình mình với các bạn. Và bình chọn 1 bạn có bài đẹp nhất và trình bày tự tin nhất
- GV nhận xét, tuyên dương
+ Các con có thể thấy đa số gia đình chúng ta đều là các gia đình 2 thế hệ, 3 thế hệ và một số gia đình có đến 4 thế hệ như mục em có biết. Gia đình 4 thế hệ có các cụ, ông bà, bố mẹ và con cùng chung sống trong một nhà.
- Các nhóm thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi gợi ý trong thời gian 2 phút.
+ Đại diện nhóm lên giới thiệu về gia đình mình trên ảnh
* Gia đình tớ có 3 thế hệ. Thế hệ thứ nhất trong gia đình tớ là bà, thế hệ thứ 2 là bố mẹ còn thế hệ thứ 3 là tớ và em trai tớ.
* Gia đình tớ có 2 thế hệ. Thế hệ thứ nhất trong gia đình tớ là bố mẹ, thế hệ thứ 2 trong gia đình tớ là tớ và anh trai tớ.
- Có ạ!
- Rõ ạ.
- HS quan sát.
- HS thực hiện.
- 3-4 HS chia sẻ sơ đồ gắn lên bảng và bình chọn phần trình bày đẹp nhất và tự tin nhất.
+ HS1: chỉ và trình bày: Con thưa cô cho con trình bày sơ đồ gia đình con ạ. Thế hệ thứ nhất là ông bà con, thế hệ thứ 2 là bố mẹ con và thế hệ thứ 3 là con ạ.
+ HS 2: Thưa cô hình sơ đồ này là gia đình con. Gia đình con gồm có 6 người ông bà, bố mẹ, con và em trai con. Thế hệ thứ nhất của gia đình con là ông bà, thế hệ thứ 2 là bố mẹ, thế hệ thứ ba là con và em trai con ạ
+ HS 3: Thưa cô cho con trình bày sơ đồ gia đình con ạ. Gia đình con gồm có 2 thế hệ. thế hệ thứ 1 là bố mẹ con và thế hệ thứ 2 là con ạ.
- HS lắng nghe.
4. Củng cố - dặn dò
- Qua bài học hôm nay các con đã hiểu đc các thế hệ trong gia đình. Cô thấy các con học bài rất tốt. 
- Các con có thích chơi trò chơi không? Hãy ấn vào biểu tượng trái tim nào.
Cô thấy các con rất hang hái muốn tham gia chơi. Trò chơi mang tên Ai là triệu phú
- Cách chơi như sau: Trò chơi “Ai là triệu phú có 4 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 đáp án bây giờ các con hãy chọn ra đáp án chính xác nhất nhé!
- Tham gia trò chơi là cả lớp. các con đã sẵn sàng chơi chưa? Trò chơi bắt đầu.
- Qua trò chơi cô thấy các con nắm bài rất tốt.
Cô khen lớp mình. 
- Sau bài học này các con hãy kể cho người thân nghe về các thế hệ trong gia đình hoặc vẽ tranh về các thành viên trong gia đình mình nhé!
- Bài học đến đây là kết thúc. 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS tham gia chơi trò chơi.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU HOẠT ĐỘNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai.doc