Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà (2 tiết)

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà (2 tiết)

I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:

1. Kiến thức: Kể được tên một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.

2. Kĩ năng: Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.

3. Thái độ: Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc. Đưa ra được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.

4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

5. Phẩm chất: Biết bảo vệ sức khỏe những người thân trong gia đình, phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; các tranh trong bài 3 sách học sinh,

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập;

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

 

doc 9 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 10910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / ./20 ... Ngày dạy: ../ ../20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 – Tuần 5
BÀI 3: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ ( Tiết 1, SHS, trang 16, 17)
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức: Kể được tên một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.
2. Kĩ năng: Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.
3. Thái độ: Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc. Đưa ra được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
5. Phẩm chất: Biết bảo vệ sức khỏe những người thân trong gia đình, phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:	
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; các tranh trong bài 3 sách học sinh, 
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Hoạt động khởi động và khám phá
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về việc sử dụng thức ăn, đồ uống hằng ngày.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, 
Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS nối tiếp kể nhanh tên những thức ăn, đồ uống mà gia đình thường sử dụng.
GV dẫn dắt vào bài học: “Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà”.
HS nối tiếp kể nhanh tên những thức ăn, đồ uống mà gia đình thường sử dụng.
Ghi tên bài học vào vở.
9’
2.Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu: (25 -27’)
2.1.Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: HS thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.
 Phương pháp, hình thức tổ chức: thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .
Cách tiến hành: GV chia lớp thành các nhóm 2 HS.
GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 16 (GV có thể phóng to hình hoặc trình chiếu hình và yêu cầu của hoạt động lên bảng).
HS hỏi - đáp theo các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ trong hình đang làm gì?
+ Điều gì có thể xảy ra với bạn? Vì sao?
GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ hình và hỏi - đáp trước lớp.
Kết luận: Một số tình huống có thể dẫn đến ngộ độc: nhầm thuốc với kẹo, nước uống; ăn phải hoa, quả,... của cây có độc; nhiễm chất độc từ các đồ dùng như thuỷ ngân trong nhiệt kế; ăn uống không hợp vệ sinh;...
HS hỏi - đáp theo các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ trong hình đang làm gì?
+ Điều gì có thể xảy ra với bạn? Vì sao?
 - Đại diện các nhóm trình bày.
10’
2.2.Hoạt động 2: Kể chuyện theo hình
Mục tiêu: HS bước đầu nhận biết những tình huống, việc làm có thể dẫn đến ngộ độc khi ở nhà.
Phương pháp, hình thức tổ chức: trực quan, kể chuyện, 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát các hình 5, 6, 7, 8 trong SGK trang 17 và thảo luận:
+ Kể lại câu chuyện của bạn Nam theo các hình.
+ Vì sao Nam bị ngộ độc? Khi bị ngộ độc, Nam có biểu hiện như thế nào?
+ Em học được điều gì từ câu chuyện đó?
GV và HS nhận xét và cùng rút ra kết luận.
Kết luận: Một số thức ăn, đồ uống nếu không bảo quản hoặc hết hạn sử dụng có thể gây ngộ độc khi chúng ta ăn, uống vào cơ thể, gây ra hiện tượng buồn nôn, hoa mắt, đau bụng,...
-HS quan sát các hình 5, 6, 7, 8, thảo luận nhóm 4, kể lại câu chuyện.
-Đại diện các nhóm trình bày.
8’
2.3.Hoạt động 3: Sưu tầm thông tin về những trường hợp bị ngộ độc
Mục tiêu: HS sưu tầm thông tin và tìm hiểu về những trường hợp bị ngộ độc qua đường ăn uống khi ở nhà.
Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, thực hành, điều tra đơn giản, thu thập thông tin, .
Cách tiến hành:
HS hỏi - đáp nhau theo các câu hỏi:
+ Tìm hiểu trên sách, báo, ti vi,. về những trường hợp bị ngộ độc ở nhà mà bạn biết.
+ Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc trong trường hợp đó là gì?
+ Người ngộ độc có biểu hiện như thế nào?
GV mời 2 đến 3 cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp.
* Kết luận: Một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống nếu không cất giữ, bảo quản cẩn thận, ăn không đúng cách hoặc không rõ nguồn gốc có thể gây ngộ độc và nguy hiểm đến sức khoẻ của bản thân.
- Học sinh chia sẻ với bạn về nguyên nhân gây ngộ độc trong những trường hợp các em đã được tìm hiểu trên sách, báo, ti vi, 
- Một số nguyên nhân có thể dẫn đến ngộ độc khi ở nhà: ăn, uống không hợp vệ sinh; bảo quản thức ăn, đồ uống không đúng cách; cất giữ đồ dùng không cẩn thận.
3’
3.Hoạt động tiếp nối sau bài học	
GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị: Sưu tầm thêm tranh, ảnh hoặc truyện kể về những trường hợp bị ngộ độc ở nhà qua sách báo, internet,...
-Học sinh sưu tầm thêm tranh, ảnh hoặc truyện kể về những trường hợp bị ngộ độc ở nhà qua sách báo, internet,...
V.RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .
Ngày soạn: / ./20 ... Ngày dạy: ../ ../20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 – Tuần 6
BÀI 3: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ (Tiết 2, SHS, trang 18, 19)
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức: Kể được tên một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.
2. Kĩ năng: Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.
3. Thái độ: Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc. Đưa ra được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
5. Phẩm chất: Biết bảo vệ sức khỏe những người thân trong gia đình, phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:	
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; các tranh trong bài 3 sách học sinh, 
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Hoạt động khởi động và khám phá
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về nguyên nhân dẫn đến ngộ độc.
Phương pháp, hình thức tổ chức: dạy học nêu vấn đề, thực hành, vấn đáp, 
Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS đứng nhún nhảy và hát theo bài “Chiếc bụng đói” (sáng tác: Nguyễn Thuỷ Tiên).
HS trả lời câu hỏi: Chúng ta có nên ăn tất cả mọi thứ cùng một lúc không? Vì sao?
GV nhận xét câu trả lời, dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học.
HS đứng nhún nhảy và hát theo bài “Chiếc bụng đói” (sáng tác: Nguyễn Thuỷ Tiên).
HS trả lời câu hỏi: Chúng ta có nên ăn tất cả mọi thứ cùng một lúc không? Vì sao?
7’
2.Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu
2.1.Hoạt động 1: Những việc làm để phòng tránh ngộ độc
Mục tiêu: HS nêu được những việc có thể làm để phòng tránh ngộ độc.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, vấn đáp, 
Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS quan sát các hình 9, 10, 11, 12 trong SGK trang 18 (hoặc có thể chiếu máy chiếu cho HS quan sát).
GV đặt câu hỏi: Mọi người trong hình đang làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì?
GV mời 4 HS lên bảng lần lượt chỉ vào các hình trên bảng và nói về nội dung các hình.
GV hỏi thêm: Chúng ta có thể làm gì để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà?
Kết luận: Thuốc nên để trên cao và ở vị trí riêng, ghi chú trên nhãn các loại thuốc độc, nguy hiểm; không ăn uống thức ăn bị ôi thiu; cất giữ, bảo quản thức ăn cẩn thận; rửa sạch hoa quả dưới vòi nước chảy trước khi ăn;...
Mọi người trong hình đang làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì?
GV mời 4 HS lên bảng lần lượt chỉ vào các hình trên bảng và nói về nội dung các hình.
8’
2.2.Hoạt động 2: Sắp xếp đồ dùng vào vị trí phù hợp
Mục tiêu: HS nêu được cách sắp xếp đồ dùng phù hợp trong nhà để phòng tránh ngộ độc.
Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại vấn đáp, thực hành, 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát hình có các đồ dùng để nêu cách sắp xếp các đồ dùng trong hình vào vị trí phù hợp trong nhà.
HS báo cáo trước lớp.
HS và GV cùng nhau nhận xét, rút ra kết luận
Kết luận: Chúng ta cần sắp xếp đồ dùng vào vị trí phù hợp để tránh sử dụng nhầm lẫn và gây nguy hiểm.
	HS quan sát hình có các đồ dùng để nêu cách sắp xếp các đồ dùng trong hình vào vị trí phù hợp trong nhà.
HS báo cáo trước lớp.
8’
2.3.Hoạt động 3: Đóng vai xử lí tình huống
Mục tiêu: HS đưa ra được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.
Phương pháp, hình thức tổ chức: dạy học nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở-vấn đáp, 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát hình 13 và 14 trong SGK trang 19 và thực hiện yêu cầu:
+ Chuyện gì xảy ra với bạn nhỏ trong hình?
+ Đóng vai thể hiện cách ứng xử của em trong mỗi tình huống đó.
HS đóng vai, giải quyết tình huống
HS và GV cùng nhau nhận xét.
Kết luận: Khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc, cần báo ngay với người lớn hoặc gọi điện thoại đến số 115. Nếu có thể, nên mang theo những thức ăn, đồ uống, đồ dùng mà bản thân nghi ngờ gây ra ngộ độc khi đi cấp cứu.
HS đóng vai, giải quyết tình huống
HS và GV cùng nhau nhận xét.
4’
2.4.Hoạt động 4: Liên hệ
Mục tiêu: HS liên hệ về cách sắp xếp các đồ dùng trong gia đình.
Phương pháp, hình thức tổ chức: thảo luận nhóm, thực hành, 
Cách tiến hành:
HS thảo luận theo các câu hỏi:
+ Gia đình bạn đã sắp xếp đồ dùng như thế nào? Thức ăn được bảo quản ở đâu?
+ Cách sắp xếp đồ dùng và bảo quản thức ăn đã hợp lí chưa? Có cần thay đổi gì để phòng tránh ngộ độc xảy ra không? Vì sao?
Kết luận: Cần sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, để riêng các loại thuốc, chất nguy hiểm; thức ăn, đồ uống nên được bảo quản cẩn thận trong tủ lanh,... để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống.
GV dẫn dắt để HS đọc nội dung trọng tâm của bài học.
GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Bảo quản - Thức ăn”.
	HS thảo luận nhóm đôi:
+Gia đình bạn đã sắp xếp đồ dùng như thế nào? Thức ăn được bảo quản ở đâu?
+ Cách sắp xếp đồ dùng và bảo quản thức ăn đã hợp lí chưa? Có cần thay đổi gì để phòng tránh ngộ độc xảy ra không? Vì sao?
3’
3.Hoạt động tiếp nối sau bài học
Quan sát cách sắp xếp các đồ dùng trong gia đình và nói với người thân nếu em thấy việc sắp xếp các đồ dùng và bảo quản thức ăn, đồ uống chưa phù hợp.
Học sinh trao đổi cùng người thân trong gia đình về sự cần thiết phả sắp xếp các đồ dùng trong gia đình ngăn nắp, bảo quản cẩn thận.
V.RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai.doc