Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan hô hấp (2 tiết)

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan hô hấp (2 tiết)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:

- Phân biệt được một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.

 - Nêu được sự cần thiết và thực hiện được hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.

 - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.

 - Năng lực khoa học: Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.

- Phẩm chất: Biết quan tâm, chăm sóc yêu thương bản thân và gia đình.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1. Giáo viên: Các hình trong bài 22 SGK, trang phục, đồ chơi phục vụ cho việc đóng vai.

 2. Học sinh: SGK, khẩu trang y tế.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành.

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

 

doc 8 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 21715
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan hô hấp (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / ./20 ... Ngày dạy: ../ ../20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 – Tuần 22
CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI 22: CHĂM SÓC, BẢO VỆ CƠ QUAN HÔ HẤP (Tiết 1, SHS, trang 88, 89)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
- Phân biệt được một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.
	- Nêu được sự cần thiết và thực hiện được hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.
	- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
	- Năng lực khoa học: Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.
- Phẩm chất: Biết quan tâm, chăm sóc yêu thương bản thân và gia đình.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:	
	1. Giáo viên: Các hình trong bài 22 SGK, trang phục, đồ chơi phục vụ cho việc đóng vai.
	2. Học sinh: SGK, khẩu trang y tế.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Hoạt động khởi động và khám phá
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết của HS về lợi ích của việc tập thể dục buổi sáng, dẫn dắt vào bài mới.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, 
Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Tập thể dục buổi sáng”.
HS trả lời câu hỏi:
+ Bạn nhỏ làm gì vào buổi sáng?
+ Tập thể dục và hít thở sâu vào buổi sáng mang lại lơi ích gì cho cơ thể chúng ta?
GV mời 2 - 3 HS trả lời.
GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Chăm sóc, bảo vệ cơ quan hô hấp”.
HS trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ tập thể dục vào buổi sáng?
HS trả lời.
8’
2. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu: (25 -27’)
2.1. Hoạt động 1: Tác hại của khói bụi và thời tiết lạnh
Mục tiêu: HS nhận biết tác hại của khói bụi, thời tiết lạnh đối với cơ quan hô hấp và có ý thức tránh xa nơi khói bụi, giữ ấm cơ thể để bảo vệ cơ quan hô hấp.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, hỏi đáp.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 88 và trả lời các câu hỏi: Chuyện gì xảy ra với bạn Nam? Vì sao?
GV gợi mở để HS nêu lên được tác hại của việc hít phải khói bụi và không giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
Kết luận: Cần tránh xa nơi khói bụi và biết giữ ấm cơ thể khi trời lạnh để bảo vệ cơ quan hô hấp.
- HS suy nghĩ và thảo luận câu hỏi theo nhóm đôi.
12’
2.2. Hoạt động 2: Việc làm bảo vệ cơ quan hô hấp
Mục tiêu: HS phân biệt được một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.
Phương pháp, hình thức tổ chức: trực quan, kể chuyện, 
Cách tiến hành:
GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu HS quan sát các hình 4, 5, 6, 7 trong SGK trang 89 và trả lời câu hỏi: Các bạn trong từng hình đang làm gì? Việc làm đó có ích lợi hay tác hại đến cơ quan hô hấp? Vì sao? 
G V tổ chức cho HS trình bày trước lớp.
GV yêu cần HS liên hệ bản thân: Nêu những việc em đã làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.
G V và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
Kết luận: Để bảo vệ cơ quan hô hấp, em cần vệ sinh sạch mũi và miệng.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
- Đại diện học sinh trình bày trước lớp.
- HS trả lời.
7’
2.3. Hoạt động 3: Thực hành đeo khẩu trang
Mục tiêu: HS biết cách đeo khẩu trang y tế đúng cách và an toàn.
 Phương pháp, hình thức tổ chức: trực quan, vấn đáp, thực hành
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ các bước đeo khẩu trang trong SGK trang 89, nêu thứ tự các bước đeo khẩu trang y tế.
GV hướng dẫn và làm mẫu 4 bước đeo khẩu trang y tế đúng cách và an toàn. (Hoặc G V có thể cho HS xem video clip hướng dẫn cách đeo khẩu trang.)
GV yêu cầu HS thực hành đeo khẩu trang theo nhóm đôi.
G V tổ chức cho HS thực hành trước lớp
G V và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
 * Kết luận: Em cần đeo khẩu trang đúng cách để đảm bảo an toàn cho bản thân.
- GV chốt kiến thức của bài: Để bảo vệ cơ quan hô hấp, em cần vệ sinh sạch mũi và miệng, đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay thường xuyên và đúng cách, tránh tiếp xúc với những nơi có khói bụi,...
- HS trả lời các bước.
- HS thực hành đeo khẩu trang theo nhóm đôi.
3’
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học	
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục thực hành các bước đeo khẩu trang y tế đúng cách, an toàn và chia sẻ với người thân.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Ngày soạn: / ./20 ... Ngày dạy: ../ ../20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 – Tuần 22
CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI 22: CHĂM SÓC, BẢO VỆ CƠ QUAN HÔ HẤP (Tiết 2, SHS, trang 90, 91)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
- Phân biệt được một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.
	- Nêu được sự cần thiết và thực hiện được hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.
	- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
	- Năng lực khoa học: Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.
- Phẩm chất: Biết quan tâm, chăm sóc yêu thương bản thân và gia đình.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:	
	1. Giáo viên: Các hình trong bài 22 SGK, trang phục, đồ chơi phục vụ cho việc đóng vai.
	2. Học sinh: SGK, khẩu trang y tế.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Hoạt động khởi động và khám phá
Mục tiêu: Tạo hứng thú để HS bước vào bài.
Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành
Cách tiến hành:
- Đại diện các nhóm lên thực hiện động tác Vươn thở.
GV nhận xét, dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học.
- HS thực hiện theo.
9’
2. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu
2.1. Hoạt động 1: Chức năng của lông mũi
Mục tiêu: HS biết được chức năng của lông mũi giúp bảo vệ cơ quan hô hấp.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, vấn đáp, 
Cách tiến hành:
G V yêu cần HS quan sát hình 8a, 8b trong SGK trang 90 và trả lời câu hỏi:
+ Em nhìn thấy gì trong mũi? Bộ phận đó có tác dụng gì?
+ Khi dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy có gì trên khăn?
GV tổ chức cho HS trình bày kết quả trước lớp.
GV giải thích: Lông mũi có tác dụng như một màng lọc khí, giúp ngăn chặn các tác nhân có hại xâm nhập vào hệ hô hấp. Lông mũi trong mỗi lỗ mũi sẽ lọc nguồn khí hít vào, giúp hạn chế các tác nhân gây hại xâm nhập sâu bên trong gây các bệnh nguy hiểm cho đưòng hô hấp.
GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.
Kết luận: Lông mũi có tác dụng giúp ngăn chặn các tác nhân có hại xâm nhập vào hệ hô hấp. Nhờ vậy, cơ quan hô hấp sẽ được bảo vệ.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Lông mũi.
6’
2.2. Hoạt động 2: Hít thở đúng cách
Mục tiêu: HS biết được việc hít thở đúng cách.
Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại vấn đáp, thảo luận nhóm.
Cách tiến hành:
GV giới thiệu tình huống trong SGK (tranh 9). 
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao? 
GV gợi mở: Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào. Mũi còn có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ ẩm. Trong mũi còn chứa nhiều mao mạch để sưởi ấm không khí khi hít vào.
Đại diện nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
HS và GV cùng nhau nhận xét, rút ra kết luận.
Kết luận: Em thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng.
- HS xem sách.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- HS lắng nghe.
8’
2.3. Hoạt động 3: Đóng vai xử lí tình huống
Mục tiêu: HS liên hệ, phân tích và xử lí được tình huống về bảo vệ cơ quan hô hấp.
Phương pháp, hình thức tổ chức: dạy học nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, sắm vai 
Cách tiến hành:
GV giới thiệu tình huống trong hình 10 (SGK trang 91): Hai chị em đang chơi trong phòng khách. Chị gái nhìn thấy bố và bạn của bố đang hút thuốc.
G V yêu cầu HS đóng vai thể hiện cách ứng xử của em trong tình huống đó.
GV tổ chức cho HS đóng vai xử lí tình huống trước lớp. 
G V và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.
Kết luận: Chúng ta cần bày tỏ ý kiến hoặc khuyên bảo bạn bè, người thân để bảo vệ sức khoẻ cơ thể.
- Đại diện nhóm lên thực hiện.
- HS bày tỏ ý kiến.
4’
2.4. Hoạt động 4: Thực hành, tập hít thở
Mục tiêu: HS nêu được sự cân thiết và thực hiện được hít vào, thở ra đúng cách.
Phương pháp, hình thức tổ chức: thảo luận nhóm, thực hành, 
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu ý nghĩa của việc hít thở sâu.
GV hướng dẫn HS thực hành hít thở sâu.
GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.
* Kết luận: Tập hít thở sâu vào buổi sáng giúp cơ thể có sức khỏe tốt.
G V dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá: “Hít thở”.
- HS trả lời.
3’
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học
GV yêu cầu HS thực hành hít thở sâu mỗi ngày vào buổi sáng.
- HS thực hiện.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai.doc