Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 1
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
Sau bài học, HS:
- Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.
- Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.
- Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.
- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học.Nhận thức cách ứng xử của mọi người xung quanh, nêu và thực hiện cách ứng xử phù hợp
- Nhân ái: Yêu thương những người thân trong gia đình
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về các thế hệ trong gia đình.
- HS: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thứ ngày tháng năm 20 Tự nhiên và xã hội: Các thế hệ trong gia đình (Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng Sau bài học, HS: Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ. Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước. Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình. Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình. 2. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; Nhận thức cách ứng xử của mọi người xung quanh, nêu và thực hiện cách ứng xử phù hợp - Nhân ái: Yêu thương những người thân trong gia đình II. THIẾT BỊ DẠY HỌC GV: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về các thế hệ trong gia đình. HS: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 27’ 3’ 1. Hoạt động khởi động và khám phá GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”. HS trả lời câu hỏi: + Gia đình bạn nhỏ trong bài hát gồm những ai? + Tình cảm của bạn nhỏ đối với các thành viên trong gia đình như thế nào? + Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất? GV mời 2 - 3 HS trả lời. GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Các thế hệ trong một gia đình”. - GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Các thành viên trong gia đình hai thế hệ GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 8 và trả lời các câu hỏi: + Mọi người trong gia đình bạn An đang làm gì? + Em hãy giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn An theo thứ tự từ người nhiều tuổi đến người ít tuổi. GV đặt câu hỏi: Quan sát hình đố các em biết: Gia đình An có mấy thế hệ? Mỗi thế hệ có những ai? GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận. Kết luận: Gia đình hai thế hệ là gia đình gồm bố mẹ và các con. Trong đó: thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là các con trong gia đình. Hoạt động 2: Các thành viên trong gia đình ba thế hệ GV treo sơ đồ hình 2 trong SGK trang 9 (phóng to) hoặc trình chiếu sơ đồ và yêu cầu của hoạt động lên bảng. HS thảo luận nhóm theo các yêu cầu: + Quan sát sơ đồ và giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Hoà? + Gia đình bạn Hoà có mấy thế hệ cùng chung sống? + Mỗi thế hệ gồm những ai? GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ và trình bày theo sơ đồ trên bảng. Kết luận: Gia đình bạn Hoà có 3 thế hệ cùng chung sống. Gia đình 3 thế hệ gồm ông bà, bố mẹ, các con. Thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là chị em Hoà. Hoạt động 3: Thực hành liên hệ gia đình của bản thân HS làm việc cặp đôi, hỏi - đáp nhau theo các câu hỏi: Gia đình bạn có mấy thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ có những ai? GV mời các cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp. So sánh các thế hệ trong gia đình mình và bạn. * Kết luận: Mỗi gia đình thường có các thế hệ ở những độ tuổi khác nhau, cùng chung sống. Có gia đình hai thế hệ, có gia đình ba thế hệ hoặc bốn thế hệ. 3. Hoạt động tiếp nối sau bài học GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị: + Tranh vẽ hoặc ảnh chụp của từng thành viên cùng chung sống trong gia đình mình. + Bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy, hồ dán. - Cả lớp hát bài hát - 2-3 HS trả lời. - HS nghe. - Vài HS nhắc lại tựa bài. -HS quan sát hình trả lời -HS tham gia nhận xét -HS lắng nghe - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi. - 2-3 cặp HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét. - HS nghe. - Vài HS đọc yêu cầu. -Vài cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp -HS lắng nghe - HS chú ý lắng nghe. Tự nhiên và xã hội: Các thế hệ trong gia đình (Tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng Sau bài học, HS: Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ. Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước. Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình. Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình. 2. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học.Nhận thức cách ứng xử của mọi người xung quanh, nêu và thực hiện cách ứng xử phù hợp - Nhân ái: Yêu thương những người thân trong gia đình II. THIẾT BỊ DẠY HỌC GV: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về các thế hệ trong gia đình. HS: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 27’ 3’ 1. Hoạt động khởi động và khám phá Một số HS lên bảng giơ tranh vẽ hoặc hình ảnh về gia đình để cả lớp quan sát và đặt câu hỏi: Đố bạn biết, gia đình mình có mấy thế hệ? GV nhận xét, dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học. - GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình GV tổ chức cho HS quan sát một số sơ đồ các thế hệ trong gia đình có sẵn (hoặc có thể chiếu máy chiếu cho HS quan sát). GV đặt câu hỏi: Trong gia đình này có mấy thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ có những ai? GV đặt câu hỏi: Các em cần chuẩn bị những gì để làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình? GV yêu cầu HS thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình theo các gợi ý: + Gia đình em có mấy thế hệ? + Vẽ, viết tên hoặc dán ảnh từng thế hệ vào sơ đồ. GV mời HS giới thiệu sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình trước lớp. HS và GV cùng nhận xét và bình chọn những sơ đồ đúng và đẹp mắt. Kết luận: Mỗi gia đình có nhiều thế hệ ở những độ tuổi khác nhau cùng chung sống. Các thế hệ trong gia đình có mối quan hệ ruột thịt, thân thiết với nhau. Hoạt động 2: Sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình. GV yêu cầu HS quan sát hình 4, 5, 6, 7 trong SGK trang 10 và thảo luận để trả lời các câu hỏi: Hành động nào thể hiện sự quan tâm, yêu thương giữa các thế hệ trong gia đình? Vì sao? GV mời HS trình bày ý kiến của mình. HS và GV cùng nhau nhận xét, rút ra kết luận. Kết luận: Mọi người trong gia đình cần phải yêu thương và quan tâm lẫn nhau. Con cháu cần phải yêu quý và quan tâm đến ông bà, cha mẹ vì đó là những thế hệ đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta. Hoạt động 3: Đóng vai xử lí tình huống GV yêu cầu HS quan sát hình 8 và 9 trong SGK trang 11 và cho biết nội dung của hình là gì. GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và cùng đóng vai, giải quyết tình huống. HS đóng vai, giải quyết tình huống HS và GV cùng nhau nhận xét. GV dặn dò HS cùng chia sẻ với bạn bè, người thân về những việc cần làm để thể hiện sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình. Kết luận: Tất cả mọi người nên bày tỏ tình cảm của mình với người thân; đề nghị hoặc bày tỏ ý kiến khi cần thiết để thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc và gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Hoạt động 4: Liên hệ bản thân GV đặt câu hỏi liên hệ: + Em cảm thấy như thế nào khi mọi người trong gia đình em chia sẻ, dành thời gian cho nhau? + Em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, yêu thương giữa các thế hệ trong gia đình của mình? GV dẫn dắt để HS rút ra bài học. GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Chia sẻ - Thế hệ - Yêu thương”. 3. Hoạt động tiếp nối sau bài học GV yêu cầu HS thực hiện những hành động thể hiện sự yêu thương và quan tâm với bố mẹ, ông bà trong gia đình và chia sẻ những việc đã thực hiện vào tiết học sau. -Nhận xét tiết học, tuyên dương. -HS giới thiệu hình ảnh gia đình mình - HS chia sẻ với bạn - Vài HS nhắc lại tựa bài. -HS quan sát hình trả lời -HS trả lời -HS trả lời và kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của nhau. -HS trao đổi sơ đồ của mình với bạn bên cạnh. -HS chia sẻ trước lớp -HS tham gia nhận xét -HS lắng nghe - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi. -HS chia sẻ trước lớp - HS khác nhận xét. - HS nghe. -HS quan sát hình 8 và 9 trong SGK trang 11 và cho biết nội dung -HS thảo luận nhóm đôi và cùng đóng vai, giải quyết tình huống. -HS lắng nghe - HS trả lời câu hỏi -HS lắng nghe - Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một cách trung thực, trình bày chính xác nội dung thảo luận. - Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ cơ quan hô hấp. 3. Năng lực - Tự chủ và tự học: tự giác học tập cá nhân. - Giao tiếp và hợp tác: thực hiện các hoạt động thảo luận nhóm và báo cáo kết quả trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học. - Nhận thức khoa học: biết được tên và chức năng của cơ quan hô hấp, hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: phân tích được một số tình huống liên quan đến bài học.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tua.docx