Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Trường TH An Phước B

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Trường TH An Phước B

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nêu được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra và cách phòng tránh khi tham gia các hoạt động ở trường học.

- Thực hiện được việc giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.

2. Năng lực :Giao tiếp và hợp tác: Nhận biết được một số việc làm để chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

3. Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Các hình trong bài 8 SGK, SGK, SGV.

- HS: SGK, VBT.

 

docx 5 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 4190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Trường TH An Phước B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tự nhiên và xã hội 2
Chủ đề: Trường học
Tuần 7- Bài 8. An toàn và giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường- Tiết 1
Thời gian thực hiện: ngày . tháng . Năm ..
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra và cách phòng tránh khi tham gia các hoạt động ở trường học.
- Thực hiện được việc giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.
2. Năng lực :Giao tiếp và hợp tác: Nhận biết được một số việc làm để chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
3. Phẩm chất : Yêu nước, trách nhiệm .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Các hình trong bài 8 SGK, SGK, SGV.
- HS: SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên 
1. Hoạt động Mở đầu:
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về một số tình huống nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường.
Phương pháp: Trò chơi
Hình thức tổ chức: Cả lớp
+ Một HS lên làm các hành động gợi ý, các em còn lại đoán tên hoạt động. Ví dụ: HS làm động tác lườn, các em khác sẽ đoán đó là hoạt động tập thể dục.
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đoán tên hoạt động ở trường”
+ GV dẫn dắt vào bài học: “An toàn và giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường”.
2.Hoạt động Hình thành kiến thức mới: Một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thế xảy ra khi tham gia các hoạt động ở trường
Mục tiêu: HS xác định được một số nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra.
Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp
Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
- HS quan sát và kể: 
- HS kể lại câu chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi, bổ sung.
+ HS trả lời: 
+ Tú và Tuấn sẽ bị thương vì ném đá đùa nhau nhưng có thể trúng nhau thật
+ Không nên ném đá đùa nhau như thế vì có thể gây nguy hiểm
- Lớp lắng nghe.
GV cho HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 32 và kể lại câu chuyện.
- Nhận xét, chốt ý.
- GV hỏi HS:
+ Điều gì có thể xảy ra với Tú và Tuấn? Vì sao?
+ Em học được điều gì từ câu chuyện đó?
* KL: Khi tham gia học tập, hoạt động tại trường, em không nên đùa nghịch, chơi những trò chơi có thể gây nguy hiểm.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành: Tìm hiểu một số tình huống có thế gây nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường
Mục tiêu: HS nêu được một số hành động có thể gây nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường.
Phương pháp: Quan sát, Đàm thoại
Hình thức tổ chức: Cả lớp, 
HS quan sát hình 5, 6, 7, 8 trong SGK trang 33 và trả lời
+ Hình 5: Máy có thể bị hư, chân bạn bị đau, có thể bị va chạm điện rất nguy hiểm. Hình 6: Có thể sẽ đánh trúng mặt bạn và làm thức ăn bị đổ. Hình 7: Giờ chơi rất đông các bạn nên có thể ném trúng bạn. Hình 8: Sẽ làm bạn gái đau và té ngã.
- Lớp lắng nghe.
Cho HS quan sát và hỏi: 
+ Điều gì có thể xảy ra với các bạn trong mỗi hình? Vì sao? 
Nhận xét, kết luận.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: Liên hệ bản thân
Mục tiêu: HS chia sẻ được một số hành động nguy hiểm, rủi ro mà HS biết được.
Phương pháp: Đàm thoại, Giảng giải minh họa
Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
- HS trả lời: 
+ Tập thể dục, vui chơi, lao động, 
+ HS tự kể
- HS trả lời: Nhắc nhở bạn không nên làm như thế vì có thể nguy hiểm 
- HS lắng nghe.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Ở trường, em và các bạn thường tham gia các hoạt động nào?
+ Hãy kể một số tình huống nguy hiểm, rủi ro mà em biết hoặc chứng kiến.	
 Nếu có mặt trong mỗi tình huống trên, em sẽ nói gì với các bạn?
- GV nhận xét và rút ra kết luận.
- HS chú ý lắng nghe và thực hiện.
- DặnHS tránh những hành động có thế gây nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tự nhiên và xã hội 
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC
TUẦN 7 - BÀI 7: NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM - TIẾT 2
Thời gian thực hiện: ngày tháng . năm 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức, kĩ năng:
Nêu được tên, một số hoạt động và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam.
2. Năng lực : Tự chủ và tự học: HS nói được hiểu biết của bản thân, nêu được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam. HS chia sẻ với bạn về thầy, cô giáo và tình cảm dành cho thầy, cô giáo. 
3. Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm: Thực hiện giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; bài hát, tranh, ảnh trong bài 7 SGK.
2. Học sinh: SGK, VBT, vật liệu để làm thiệp chúc mừng thầy giáo, cô giáo.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, 
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động Mở đầu:
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung bài học của tiết học trước.
 Phương pháp: chia sẻ, đàm thoại..
Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
2 HS đọc đoạn văn (đã chuẩn bị) kể về những hoạt động mà em đã tham gia để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Lớp lắng nghe và nhận xét.
- HS trưng bày và bình chọn bức tranh đẹp nhất.
GV yêu cầu 2 HS đọc đoạn văn (HS đã chuẩn bị) kể về những hoạt động mà em đã tham gia để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
GV yêu cầu HS trưng bày bức tranh đã về thầy giáo, cô giáo mà em yêu thích.
GV nhận xét chung, giới thiệu bài “Ngày nhà giáo việt nam” (T2).
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
Hoạt động 1: Nêu ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam
Mục tiêu: HS nêu được ý ngliĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam.
* Phương pháp: Thảo luận, đóng vai, 
Hình thức tổ chức:
- HS thảo luận nhóm 4 tình huống trong tranh 9, thời gian 3 phút.
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
GV cho HS đóng vai với tình huống như trong hình 9 (SGK trang 30) 
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- GV cho HS nhận xét.
* Kết luận: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 là ngày các em HS thể hiện sự tri ân của mình với thầy cô đã dạy dỗ mình.
Hoạt động 2: Chia sẻ với bạn về thầy, cô giáo của em
Mục tiêu: HS chia sẻ với bạn về thầy, cô giáo và tình cảm dành cho thầy, cô giáo.
* Phương pháp: thảo luận, chia sẻ, 
Hình thức tổ chức:Cả lớp, Nhóm
- HS thảo luận nhóm đôi, thời gian 3 phút.
Đại diện các nhóm chia sẻ.
Lớp theo dõi, bổ sung
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Chia sẻ với bạn về thầy giáo, cô giáo của em.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày
GV và HS cùng nhận xét.
Kết luận: Các bạn HS thường thể hiện tình cảm với thầy cô thông qua những tấm thiệp, những bức thư, những bài hát,... Đây là những món quà tinh thần vô cùng quý giá mà các em HS gửi đến thầy cô.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 
Hoạt dộng 1: Trải nghiệm một số hoạt động và chia sẻ cảm nhận của bản thân về ngày Nhà giáo Việt Nam
*Mục tiêu: HS trải nghiệm các hoạt động để chúc mừng thầy cô và nêu được cảm nhận của bản thân về ngày Nhà giáo Việt Nam.
* Phương pháp: Quan sát, Thảo luận, trò chơi, chia sẻ , 
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân
- HS quan sát hình 11,12,13 trong SGK trang 31 và trả lời câu:
+ Bạn thì cắt hoa, bạn thì vẽ tranh, bạn thì làm thiệp chúc mừng 
+ Các bạn đã dùng giấy màu, bút chì màu 
- HS tự hành làm thiệp chúc mừng thầy giáo, cô giáo 
-1 HS đóng vai phóng viên hỏi: Bạn vui lòng cho mình biết cảm nhận của bạn về tấm thiệp mà bạn đã làm. 
HS được phỏng vấn trả lời: Mình vẽ cành hoa và ghi số 20-11, và viết lời chúc: Chúc mừng cô .
HS lắng nghe.
HS để rác đúng quy định.
HS nhắc lại ghi nhớ.
- GV cho HS quan sát hình 11,12,13 trong SGK trang 31 và trả lời câu hỏi: 
+ Các bạn trong hình đang làm gì? 
+ Các bạn đã sử dụng vật liệu nào để làm thiệp chúc mừng thầy giáo, cô giáo?
- GV tổ chức cho HS thực hành làm thiệp để chúc mừng thầy cô.
- GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Nêu cảm nhận của em về các tấm thiệp các bạn đã làm.
- GV giúp HS hiểu việc tích cực tham gia các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam để thể hiện lòng biết ơn, tri ân đến thầy cô giáo.
- GV lưu ý HS: Quan sát lớp học khi thực hành và cùng các bạn giữ vệ sinli lớp học.
* Kết luận: Chúng em tích cực tham gia các hoạt động để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
* Hoạt động 2: Vệ sinh lớp học khi thực hành
* Mục tiêu: HS quan sát và thực hiện giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.
* Phương pháp : gợi ý, đàm thoại 
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
- HS quan sát hình 14 trong SGK trang 31.
+ Các bạn thu gom giấy vụn, giấy không sử dụng để đúng nơi quy định.
+ Em cần cẩn thận gọn gàng không để giấy, vật dụng rơi xuống đất hay bay lung tung 
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại
- GV cho HS quan sát hình 14 trong SGK trang 31 và đặt câu hỏi:
+ Khi làm thiệp tặng thầy cô, các bạn lớp bạn An đã làm gì để giữ vệ sinh lớp?
+ Khi thực hành, các em nên làm gì để giữ vệ sinh lớp mình?
* Kết luận: Các em cần giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ khi tham gia các hoạt động.
- GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Biết ơn - Ngày Nhà giáo Việt Nam”.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: HS thể hiện lòng biết ơn, kính trọng thầy cô giáo bằng những việc đơn giảng hằng ngày.
* Phương pháp : gợi ý, đàm thoại 
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
- HS về nhà tự tay làm những món quà để tặng thầy, cô giáo.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- GV yêu cầu HS về nhà tự tay làm những món quà để tặng thầy, cô giáo.
- Đem vào lớp hoặc chụp hình sản phẩm để chia sẻ với bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tua.docx