Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 2 - Tuần 14, Tiết 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Liên

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 2 - Tuần 14, Tiết 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Liên

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.

- Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc.

- Nêu được một số lí do khiến bị ngộ độc qua đường ăn, uống như thức ăn ôi, thiu, ăn nhiều quả xanh, uống nhầm thuốc,

* KNS: Kĩ năng ra quyết định ; Kĩ năng tự bảo vệ ; Phát triển kĩ năng thông qua hoạt động học tập.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Vỏ hộp hóa chất, thuốc tây.

 - Học sinh : SGK

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 3 trang haihaq2 5440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 2 - Tuần 14, Tiết 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 07 tháng 12 năm 2020
Môn: Tự nhiên và xã hội 
TUẦN 14 – Tiết 14: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ 
(CKTKN: 87 ; SGK: 30 )
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc.
- Nêu được một số lí do khiến bị ngộ độc qua đường ăn, uống như thức ăn ôi, thiu, ăn nhiều quả xanh, uống nhầm thuốc, 
* KNS: Kĩ năng ra quyết định ; Kĩ năng tự bảo vệ ; Phát triển kĩ năng thông qua hoạt động học tập. 
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Vỏ hộp hóa chất, thuốc tây.
 - Học sinh : SGK
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ.
 - Gọi HS trả lời câu hỏi:
 + Em thường làm gì ở nhà để môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ?
 + Giữ sạch vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở có lợi ích gì ?
 - Nhận xét – Tuyên dương
3. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài: Giới thiệu – Ghi tựa
 b) Hoạt động:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận những thứ có thể gây ngộ độc.
Bước 1: Đưa tình huống xuất phát:
 + Khi bị bệnh, các em phải làm gì ? 
 + Nếu uống nhầm thuốc thì hậu quả gì sẽ xảy ra ?
- Như vậy, việc dùng nhầm thuốc gây một tác hại rất lớn. Nếu không cẩn thận, dù ở đâu, chúng ta cũng rất dễ bị ngộ độc. Bợi vậy, việc phòng tránh ngộ độc khi ở nhà là rất cần thiết. Để hiểu rõ điều đó, thầy trò mình sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm ngay. 
Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS:
- GV yêu cầu HS kể những thứ có thể gây ngộ độc cho cơ thể con người mà em biết. Sau đó thảo luận nhóm 4 để ghi vào bảng nhóm. 
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi:
- Từ việc suy đoán của HS, giáo viên giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình. 
- GV tổng hợp và chỉnh sửa các câu hỏi để đưa ra câu hỏi cần có: 
 + Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn, uống.
 + Trong những thứ kể trên thì thứ nào thường được cất giữ trong nhà?
 + Ngoài việc dựa vào hiểu biết bản thân, em cần làm gì để giải đáp thắc mắc của mình ? 
 + Theo em cách nào là thuận tiện nhất ? 
- GV định hướng cho HS chọn cách quan sát hình vẽ. 
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi:
- Phát phiếu học tập có in hình như SGK 
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi đưa ra. 
Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức:	
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- GV khắc sâu kiến thức: 
 - Một số thứ trong nhà có thể gây ngộ độc là: thuốc trừ sâu, dầu hỏa, thuốc tây, thức ăn bị ôi thiu, hay thức ăn có ruồi đậu vào.
 - Lí do bị ngộ độc:
 + Uống nhầm dầu hỏa, thuốc trừ sâu,..do chai không nhãn hoặc để lẫn với các thứ ăn uống thường ngà.
 + Ăn những thức ăn ôi thiu hoặc những thức ăn có ruồi, gián chuột bâu vào.
 + Ăn hoặc uống thuốc tây quá liều vì tưởng là kẹo hay nước ngọt.
* Hoạt động 2: Quan sát hình vẽ và thảo luận cần làm gì để phòng tránh ngộ độc
 - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS quan sát các tranh 5, 6 và trả lời câu hỏi: 
 + Chỉ và nói mọi người đang làm gì ?(HS HT) 
 + Nêu tác dụng của việc làm đó ? (HS HT) 
 - Đại diện nhóm trình bày.
 - Nhận xét – Tuyên dương.
Kết luận: Để phòng tránh ngộ độc chúng ta cần:
 + Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp những thứ thường dùng trong gia đình. Thuốc men để đúng quy định xa tầm tay trẻ em và nên có tủ thuốc gia đình.
 + Thức ăn không nên để lẫn với các hóa chất tẩy rửa hoặc các hóa chất khác.
 + Không nên ăn thức ăn ôi thiu. Phải rửa sạch thức ăn trước khi chế biến và không để ruồi, gián chuột, đụng vào thức ăn dù còn sống hay đã chín.
 + Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, bả chuột, dầu hỏa, xăng, cần dược cất giữ riêng và có nhãn để tránh sử dụng nhầm lẫn.
* Hoạt động 3: Đóng vai.
 - Chia lớp thành 4 nhóm để đóng vai tình huống: “Em của bạn tình cờ uống phải một thứ độc hại ở nhà. Bạn đang chơi ngoài sân thì nhìn thấy em khóc, kêu đau bụng và rất sợ hãi hướng về phía mình. Đóng vai thể hiện những gì bạn sẽ làm.”
 - Đại diện các nhóm trình bày và đóng vai. 
 - Nhận xét – Tuyên dương.
Kết luận:
 - Khi bản thân bị ngộ độc phải tìm cách nói cho người nhà hay và cho biết mình đã ăn hoặc uống nhầm thứ gì.
 - Khi người thân bị ngộ độc thì nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đi cấp cứu, báo cho nhân viên y tế biết người đó bị ngộ độc thứ gì.
4. Củng cố - Dặn dò:
 + Ta cần làm gì để phòng tránh ngộ độc ở nhà ? (HS HT) 
 - Nhắc nhở HS thực hiện điều đã học vào cuộc sống.
 - Xem bài tiếp theo.
 - Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát
- HS trả lời câu hỏi
+ Phát quang bụi rậm, quét dọn nhà cửa, dọn hè phố, lau chùi bàn ghế,...
+ Bảo vệ môi trường sạch đẹp, bảo vệ sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.
- Nhắc lại tựa bài
- HS trả lời
 + Khi bị bệnh, em phải uống thuốc, 
 + Bệnh sẽ nặng thêm, phải đi bác sĩ. Nếu chữa trị không kịp thời thì sẽ chết. 
- HS chú ý 
- HS thảo luận nhóm 4 
- HS trình bày trước lớp 
- HS thảo luận nhóm 4 để đưa ra các câu hỏi: 
 + Nêu những lí do khiến chúng ta bị ngộ độc 
 + Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn, uống ? 
 + Những thứ đó thường được cất giữ ở đâu ? 
- HS thảo luận trong nhóm 4, đề xuất trước lớp phương án tìm tòi để trả lời câu hỏi: Thảo luận nhóm, tìm hiểu qua sách báo, quan sát hình vẽ, hỏi người lớn...
- HS trả lời
- HS quan sát các hình trong phiếu học tập và thảo luận nhóm. 
- Các nhóm báo cáo kết quả 
 + Bạn nhỏ ăn bắp thiu có thể bị đau bụng, tiêu chảy.
 + Trên bàn đang có những thứ thuốc, kẹo.. Em bé có thể bị ngộ độc.
 + Nơi góc nhà đang để dầu hỏa, nước mắm, dầu ăn lẫn lộn, có thể gây ngộ độc nặng cho mọi người trong gia đình và có thể chết. 
- Chú ý.
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm
 + Bỏ thức ăn ôi thiu, cất thuốc lên cao xa tầm tay trẻ em, để riêng các hóa chất với các vật dụng ăn uống hàng ngày.
 + Phòng tránh được ngộ độc.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. 
- Chú ý. 
- HS thảo luận nhóm để đóng vai
 + Hỏi em uống gì, nhờ người lớn chở em đến trạm y tế, đem theo thứ em đã dùng đến trạm y tế. 
- HS đóng vai. 
- Chú ý.
 + ... sắp xếp gọn gàng những thứ đồ dùng trong nhà, ....
- Chú ý. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_2_tuan_14_tiet_14_phong_tranh_ng.doc