Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 2 - Bài 17: Phòng tránh ngã khi trường

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 2 - Bài 17: Phòng tránh ngã khi trường

I/ MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

 Sau bài học HS có thể nêu được :

 + Kể tên những hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.

 2. Kĩ năng:

 + Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi đề phòng tránh ngã khi ở trường

3. Thái độ:

 + HS có ý thức thực hiện và thêm yêu mến môn TNXH

II/ ĐỒ DÙNG :

 + Giáo viên: bài giảng điện tử

 + Học sinh: SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

docx 12 trang haihaq2 3120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 2 - Bài 17: Phòng tránh ngã khi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 17: Phòng tránh ngã khi ở trường
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
 Sau bài học HS có thể nêu được :
 + Kể tên những hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
 2. Kĩ năng:
 + Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi đề phòng tránh ngã khi ở trường 
3. Thái độ:
 + HS có ý thức thực hiện và thêm yêu mến môn TNXH
II/ ĐỒ DÙNG :
 + Giáo viên: bài giảng điện tử
	+ Học sinh: SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
Nội dung dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
A. Bài cũ:
Các thành viên trong nhà trường
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Các hoạt động chính :
a, Hoạt động 1 Làm việc với SGK để nhận biết được các hoạt động nguy hiểm cần tránh
Mục tiêu : Kể tên những hoạt động hay trò chơi dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
b, Hoạt động 2 : Thảo luận lựa chọn trò chơi bổ ích
Mục tiêu : HS có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.
c, Hoạt động 3 : Làm bài tập
Mục tiêu : Củng cố bài.
C. Củng cố, dặn dò :
- Kể tên những thành viên trong trường và công việc của họ.
- Nhận xét, đánh giá.
 Trong bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về cách phòng tránh ngã khi ở trường. Ghi đầu bài.
+ GV yêu cầu HS làm việc theo cặp quan sát các hình 1, 2, 3, 4 ở trang 36, 37 theo gợi ý sau:
- Chỉ và nói các hoạt động của các bạn trong từng hình
- Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm ? 
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, phân tích mức độ nguy hiểm ở mỗi hoạt động và nêu kết luận.
* Kết luận : Những hoạt động : chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành cây qua cửa sổ trên gác... là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà đôi khi còn gây nguy hiểm cho các bạn khác 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : Mỗi nhóm tự chọn một trò chơi và tổ chức chơi theo nhóm. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau :
+ Nhóm em chơi trò gì ?
+ Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này ?
+ Theo em trò chơi này có gây ra tai nạn cho bản thân và các bạn khi chơi không ?
+ Em cần lưu ý điều gì trong khi chơi trò chơi này để khỏi gây ra tai nạn ?
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- GV tóm tắt ý chính.
- GV yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm 
- Các nhóm sau khi làm xong gắn lên bảng.
- GV gọi HS nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau Thực hành : Giữ trường học sạch đẹp.
3HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- Nghe + ghi vở
- HS làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện các nhóm trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- 2HS nhắc lại kết luận.
- HS làm bài tập.
-Đại diện nhóm gắn bài lên bảng.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Nghe
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 18: Thực hành : Giữ trường học sạch đẹp
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
 Sau bài học HS có thể nêu được :
 + Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp.
 + Biết tác dụng của việc giữ cho trường học sạch, đẹp đối vói sức khoẻ và học tập.
 2. Kĩ năng:
 + Làm một số công việc đơn giản để giữ gìn trường học sạch, đẹp nh : quét lớp, quét sân trường, tưới và chăm sóc cây xanh của trường, ...
 + Có ý giữ gìn trường lớp sạch, đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường học sạch, đẹp. 
3. Thái độ:
 + HS có ý thức thực hiện và thêm yêu mến môn TNXH
II/ ĐỒ DÙNG :
 + Giáo viên: bài giảng điện tử
	+ Học sinh: SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
Nội dung dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
A. Bài cũ:
Phòng tránh ngã khi ở trường
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Các hoạt động chính :
a, Hoạt động 1 Quan sát theo cặp
Mục tiêu : Biết nhận xét thế nào là trường học sạch, đẹp và biết giữ trường học sạch, đẹp.
b, Hoạt động 2 : Thực hành làm vệ sinh trường, lớp học
Mục tiêu : Biết sử dụng một số dụng cụ để làm vệ sinh trường, lớp học.
C. Củng cố, dặn dò:
- Khi chơi ở trường em cần chú ý điều gì ?
- Nêu những việc nên làm để phòng tránh ngã khi ở trường ?
- Nhận xét, đánh giá.
 Trong bài học hôm nay các em sẽ thực hành giữ trường học sạch đẹp. Ghi đầu bài.
+ GV yêu cầu HS làm việc theo cặp quan sát các hình ở trang 38, 39 theo gợi ý sau :
- Các bạn trong từng hình đang làm gì ?
- Các bạn đã sử dụng những dụng cụ gì ? 
- Việc làm đó có tác dụng gì ?
- Gọi một số HS lên trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tế và trả lời các câu hỏi sau :
+ Trên sân trường và xung quanh trường, xung quanh các phòng học sạch hay bẩn ?
+ Trên sân trường có nhiều cây xanh không ? Cây có tốt không ?
+ Khu vệ sinh đặt ở đâu ? Có sạch không ?
+ Trường học của em đã sạch, đẹp chưa ?
+ Làm thế nào để giữ trường học sạch, đẹp ?
+ Em đã làm gì để góp phần giữ trường học sạch, đẹp ?
- GV nhận xét và nêu kết luận.
* Kết luận : Để ttrường học sạch, đẹp mỗi HS phải luôn có ý thức giữ gìn trường như : không viết, vẽ bẩn lên tường, không vớt rác hay khạc nhổ bừa bãi, đại tiện và tiểu tiện đúng nơi quy định, không trèo cây, bẻ cành hoặc ngắt hoa... Tham gia tích cực vào các hoạt động như làm vệ sinh trường, lớp tưới và chăm sóc cây ...
- GV phân công công việc cho HS làm theo nhóm Và phát cho mỗi nhóm một số dụng cụ phù hợp với từng công việc.
- Các nhóm thực hiện công việc được phân công
- GV tổ chức cho cả lớp đi xem thành quả lao động và yêu cầu các nhóm nhận xét, tự đánh giá công việc của nhóm mình và nhóm bạn.
- GV tuyên dương những nhóm và cá nhân làm tốt và nêu kết luận.
* Kết luận : Trường, lớp học sạch, đẹp sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và học tập tốt hơn.
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau Đường giao thông.
2HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- Nghe + ghi vở
- HS làm việc theo yêu cầu.
- HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung.
- HS trả lời câu hỏi liên hệ thực tế, lớp nhận xét bổ sung
- Lắng nghe nhiệm vụ và nhận dụng cụ lao động
- HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm nhận xét, tự đánh giá.
- Nghe
 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 19: Đường giao thông
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
 + Có 4 loại đường giao thông : đường bộ, đường sắt. đường thuỷ, đường hàng không.
 + Kể tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông.
 2. Kĩ năng:
 + Nhận biết một số biển báo giao thông trên đường bộ và tại khu vực có đường sắt chạy qua. Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
3. Thái độ:
 + HS có ý thức thực hiện và thêm yêu mến môn TNXH
II/ ĐỒ DÙNG :
 + Tranh sgk, thẻ từ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Thời gian
Nội dung dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
A. Bài cũ:
Thực hành: Giữ trường học sạch, đẹp
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Các hoạt động chính :
a, Hoạt động 1 Quan sát và nhận biết các loại đường giao thông
Mục tiêu : Biết có 4 loại đường giao thông : đường bộ, đường sắt. đường thuỷ, đường hàng không.
b, Hoạt động 2 : Làm việc với SGK
Mục tiêu : Biết tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông.
c, Hoạt động 3 : Trò chơi “Biển báo nói gì” 
C) Củng cố, dặn dò:
- Em phải làm gì để trường lớp luôn sạch, đẹp ?
- Trường lớp sạch, đẹp có tác dụng gì ?
- Nhận xét, đánh giá.
Trong bài học hnay các em sẽ tìm hiểu về đg giao thông. Ghi đầu bài.
+ GV dán 5 bức tranh khổ A3 lên bảng, yêu cầu HS quan sát kĩ từng bức tranh.
- Gọi HS lên bảng, phát cho mỗi HS một tấm bìa (ghi tên từng loại đường giao thông), yêu cầu HS gắn tấm bìa vào dưới mỗi tranh cho phù hợp 
- GV nhận xét, và nêu kết luận.
* Kết luận : Có 4 loại đg giao thông là : đg bộ, đường sắt. đường thuỷ, đg hàng ko. Trong đó đường thuỷ có đường sông và đường biển. 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : quan sát tranh, thảo luận, TLCH :
+ Những phương tiện giao thông nào chạy trên đường bộ?
+ Loại phương tiện giao thông nào có thể chạy trên đường sắt?
+ Đường thuỷ dành cho những phương tiện giao thông nào ?
+ Đường hàng không dành cho những phương tiện giao thông nào ?
+ Ngoài các phương tiện giao thông đường bộ có ở BT1, em còn biết phương tiện nào khác?
+ Kể tên các loại đường giao thông và các phương tiện giao thông có ở địa phương em
- Gọi đại diện trình bày kết quả.
- GV kết luận : Đường bộ dành cho xe ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô ... Đường sắt dành cho tàu hoả. Còn tàu thuỷ, thuyền, ca nô, phà ... thì đi đường thuỷ. Đường hàng không dành cho máy bay.
- Yêu cầu HS quan sát 6 biển báo trong sgk, thảo luận theo cặp về màu sắc, nội dung mỗi biển báo, sau đó gọi HS nói về mỗi loại biển báo.
- Trên đường đi học em nhìn thấy biển báo nào?
- Tại sao chúng ta cần phải nhận biết được một số biển báo giao thông ?
+ Trò chơi “Biển báo nói gì”
- GV kết luận : Các biển báo được dựng lên ở các đoạn đường giao thông nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Có rất nhiều loại biển báo trên các loại đg g. thông khác nhau. 
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau An toàn khi đi các phương tiện giao thông.
- 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- Nghe + ghi vở.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
- HS quan sát và làm việc theo yêu cầu
- HS chơi trò chơi
- Nghe.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 20: An toàn khi đi các phương tiện giao thông
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
 + Nhận xét một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
 2. Kĩ năng:
 + Một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông.
 + Chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông.
3. Thái độ:
 + HS có ý thức thực hiện và thêm yêu mến môn TNXH
II/ ĐỒ DÙNG :
 + Tranh sgk, thẻ từ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Thời gian
Nội dung dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
A. Bài cũ:
Đường giao thông
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Các hoạt động chính :
a, Hoạt động 1 Thảo luận tình huống
Mục tiêu : Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
b, Hoạt động 2 : Quan sát tranh
Mục tiêu : Biết một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông.
c, Hoạt động 3 : Vẽ tranh 
Mục tiêu : Củng cố kiến thức hai bài 19, 20.
C) Củng cố, dặn dò:
- Có mấy loại đường giao thông ? Kể tên các loại đường đó ?
- Kể tên các phương tiện giao thông đi trên mỗi loại đường đó ?
- Hãy mô tả các loại biển báo giao thông đã học
- Nhận xét, đánh giá.
Trong bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu cách giữ an toàn khi đi các phương tiện giao thông. Ghi đầu bài.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Từng tranh vẽ gì ? Điều gì có thể xảy ra ? 
- Yêu cầu HS quan sát các tranh sgk và thảo luận theo câu hỏi trên.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét, và nêu kết luận.
* Kết luận : Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe máy, xe đạp phải bám chắc vào người ngồi phía trước. Không đi lại, nô đùa khi đi trên ô tô, tàu hoả, thuyền bè. Không bám ơ các cửa ra vào. Không thò đầu, thò tay ra ngoài... khi tàu, xe đang chạy. 
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp : quan sát tranh, 4, 5, 6, 7 sgk thảo luận và trả lời các câu hỏi sau 
+ Hình 4 : hành khách đang làm gì ? ở đâu ? Họ đứng gần hay xa mép đường ?
+ Hình 5 : hành khách đang làm gì ? họ lên xe khi nào (xe dừng hay xe chạy) ?
+ Hình 6 : hành khách đang làm gì ? theo bạn hành khách phải như thế nào khi ở trên xe ô tô ?
+ Hình 7 : hành khách đang làm gì ?
- Gọi một số HS trả lời các câu hỏi.
- Gọi một số HS nêu một số điểm cần chú ý khi đi xe buýt (hoặc xe khách)
- GV kết luận : Khi đi xe buýt (hoặc xe khách), chúng ta chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường ; đợi xe dừng hẳn mới lên ; không đi lại, thò đầu, thò tay ra ngoài trong khi xe đang chạy ; khi xe dừng hẳn mới xuống.
- Theo em điều gì sẽ xảy ra nếu có 1 em bé ngồi sau xe đạp của bố, đang đi em lại đứng lên ?
- Vẽ 1 phương tiện giao thông tự chọn rồi nói tên phương tiện giao thông mà mình vẽ.
- Phương tiện đó đi trên loại đường giao thông nào ? Nêu những điểm cần lưu ý khi đi loại phương tịên giao thông đó
- GV nhận xét đánh giá. 
- Nhận xét tiết học.
.
- 3HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- Nghe + ghi vở.
- HS làm việc theo yêu cầu, mỗi nhóm 1 tình huống.
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS làm việc theo cặp
- HSTL, lớp nhận xét.
- HS nêu theo yêu cầu.
- 2, 3 HS nói, lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS vẽ tranh sau đó cho bạn ngồi cạnh xem tranh và giới thiệu
- HS trả lời
Nghe
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 21: Cuộc sống xung quanh
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
 + Kể tên một số nghề nghiệp và nói về những hoạt động sinh sống của người dân địa phương.
 2. Kĩ năng:	
 + Có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
3. Thái độ:
 + HS có ý thức thực hiện và thêm yêu mến môn TNXH
II/ ĐỒ DÙNG :
 + Tranh sgk, thẻ từ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Thời gian
Nội dung dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
A. Bài cũ:
An toàn khi đi các phương tiện giao thông
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Các hoạt động chính :
a, Hoạt động 1 Làm việc với sgk
Mục tiêu : Nhận biết về nghề nghiệp và cuộc sống chính ở nông thôn và thành thị.
b, Hoạt động 2 : Nói về cuộc sống ở địa phương
Mục tiêu : HS có hiểu biết về cuộc sống sinh hoạt của người dân ở địa phương.
C) Củng cố, dặn dò:
- Để đảm bảo an toàn giao thông, chúng ta cần nhớ điều gì ?
- Nêu một số điểm cần lưu ý khi đi xe buýt ?
- Nhận xét, đánh giá.
Trong bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về cuộc sống xunh quanh. Ghi đầu bài.
+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 :
- Quan sát các tranh sgk tr 44, 45 và nói về những gì các em thấy
- Những hình trong sgk diễn tả cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết ?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét, và nêu kết luận.
- Yêu cầu HS tập trung các tranh ảnh sưu tầm được theo nhóm
- Gọi đại diện các nhóm giới thiệu tranh ảnh hoặc bài báo nói về cuộc sống hay nghề nghiệp của người dân địa phương.
- GV nhận xét khen ngợi các nhóm làm việc tốt
- Gọi HS thi nói về một nghề nghiệp nào đó
+ VD : 
Nghề thợ may : là nghề làm đẹp cho con người bằng những bộ quần áo
Nghề thợ xây : xây dựng những ngôi nhà mới
Nghề trồng lúa : cung cấp cho con người lương thực....
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau Cuộc sống xung quanh (tiếp).
- 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- Nghe + ghi vở.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS làm việc theo nhóm thảo luận, giới thiệu tranh ảnh hoặc bài báo nói về cuộc sống hay nghề nghiệp của người dân địa phương.
- Đại diện các nhóm đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu, lớp nhận xét.
- HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung
- Nghe.
 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 22: Cuộc sống xung quanh (tiếp)
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
 + Làm quen với một số nghề nghiệp và hoạt động sinh sống của người dân địa phương.
 2. Kĩ năng:
 + Có ý thức yêu quý các nghề lao động, yêu quê hương.
3. Thái độ:
 + HS có ý thức thực hiện và thêm yêu mến môn TNXH
II/ ĐỒ DÙNG :
 + Tranh sgk, thẻ từ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Thời gian
Nội dung dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
30’
5’
A. Bài cũ:
Cuộc sống xung quanh
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Các hoạt động chính :
a, Hoạt động 1 Làm việc với sgk
Mục tiêu : Nhận biết về nghề nghiệp và cuộc sống chính ở nông thôn và thành thị.
b, Hoạt động 2 : Nói về cuộc sống ở địa phương
Mục tiêu : HS có hiểu biết về cuộc sống sinh hoạt của người dân ở địa phương.
c, Hoạt động 3 : Vẽ tranh 
Mục tiêu : Biết mô tả bằng hình ảnh những nét đẹp của quê hương.
C) Củng cố, dặn dò :
- Hãy kể tên một số nghề nghiệp mà em biết ?
- Nói về một nghề nghiệp mà em biết?
- Nhận xét, đánh giá.
Trong bài học hôm nay các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về cuộc sống xunh quanh. Ghi đầu bài.
+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 :
- Quan sát các tranh sgk tr 46, 47 và nói về những gì các em thấy
- Những hình trong sgk diễn tả cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết ?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét, và nêu kết luận.
- Yêu cầu HS tập trung các tranh ảnh sưu tầm được theo nhóm
- Bạn đang sống ở quận, huyện nào ? Người dân nơi bạn sống thường làm những nghề gì ? Bạn có thể mô tả lại ngành nghề đó cho các bạn trong lớp biết được không ?
- Gọi đại diện các nhóm giới thiệu tranh ảnh hoặc bài báo nói về cuộc sống hay nghề nghiệp của người dân địa phương.
- GV nhận xét khen ngợi các nhóm làm việc tốt
- Vẽ quang cảnh nơi bạn sống (gợi ý : đường sá, nhà cửa, nghề nghiệp, chợ quê em, UBND, mọi người sinh hoạt)
- Yêu cầu HS vẽ 1 phương tiện giao thông tự chọn rồi nói tên phương tiện giao thông mà mình vẽ.
- GV nhận xét đánh giá. 
- Nhận xét tiết học.
- Ôn lại các bài trong chủ đề xã hội
- Bài sau Ôn tập : Xã hội
- 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- Nghe + ghi vở.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS làm việc theo nhóm thảo luận, giới thiệu tranh ảnh hoặc bài báo nói về cuộc sống hay nghề nghiệp của người dân địa phương.
- Đại diện các nhóm đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu, lớp nhận xét.
- HS vẽ tranh
Một số HS nêu
- Nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_2_bai_17_phong_tranh_nga_khi_tru.docx