Bài soạn giáo án Lớp 2 - Tuần 19

Bài soạn giáo án Lớp 2 - Tuần 19

Tập đọc

Chuyện bốn mùa (tiết 1)

 I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. (trả lời được câu hỏi 1,2,4)

 HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3.

 2. Kỹ năng : Đọc rành mạch toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

 3. Thái độ : Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.

*GDBVMT ( Khai thc trực tiếp): Mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu Đông đếu có những vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ MT thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ.

II. Chuẩn bị :

 - Giáo viên : Tranh minh họa bài đọc trong sgk. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng. Bút dạ+ 3, 4 tờ giấy khổ to kẻ bảng gồm 3 cột (mùa hạ, mùa thu, mùa đông) để hs trả lời câu hỏi 3.

 - Học sinh : SGK.

 

doc 42 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 1400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn giáo án Lớp 2 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ ngày tháng năm 
Tập đọc
Chuyện bốn mùa (tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. (trả lời được câu hỏi 1,2,4)
 HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3.
 2. Kỹ năng : Đọc rành mạch toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
 3. Thái độ : Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
*GDBVMT ( Khai thác trực tiếp): Mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu Đông đếu có những vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ MT thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng. Bút dạ+ 3, 4 tờ giấy khổ to kẻ bảng gồm 3 cột (mùa hạ, mùa thu, mùa đông) để hs trả lời câu hỏi 3. 
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Ôn tập học kì I.
- GV giới thiệu 7 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2, tập hai: Từ học kì II, sách Tiếng Việt 2 sẽ đưa các em đến với thế giới tự nhiên xung quanh qua các chủ điểm: Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối. Sách còn cung cấp cho các em những hiểu biết về Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, và về nhân dân Việt Nam qua các chủ điểm Bác Hồ, Nhân dân.
3. Bài mới:(1’) Giới thiệu: Chuyện bốn mùa mở đầu chủ điểm Bốn mùa. HS quan sát tranh minh họa trong sách, trả lời câu hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? 
- Muốn biết bà cụ và các cô gái là ai, họ đang nói với nhau điều gì, các em hãy đọc : Chuyện bốn mùa.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (30’) Luyện đọc
Ÿ Mục tiêu : Đọc rành mạch toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
- GV đọc mẫu toàn bài:
- Chú ý phát âm rõ, chính xác, giọng đọc nhẹ nhàng, đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời Đông khi nói với Xuân trầm trồ, thán phục. Giọng Xuân nhẹ nhàng. Giọng Hạ tinh nghịch, nhí nhảnh. Giọng Đông nói về mình lặng xuống, vẻ buồn tủi. Giọng Thu thủ thỉ. Giọng bà Đất vui vẻ, rành rẽ. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: sung sướng nhất là, ai cũng yêu, đâm chồi nẩy lộc, đơm trái ngọt, nghỉ hè, tinh nghịch, thích, chẳng ai yêu, đều có ích, đều đáng yêu, . . .
- HS luyện đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:
a) Đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- Các từ có vần khó: Vườn bưởi, tựu trường.
- Các từ dễ viết sai do ảnh hưởng của phướng ngữ: sung sướng, nảy lộc, trát ngọt, rước, bếp lửa, . .nhất, tinh nghịch, vườn bưởi, cỗ, thủ thỉ, ấp ủ, . . 
- Từ mới: bập bùng.
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Hướng dẫn ngắt hơi và nhấn giọng các câu sau:
+ Có em/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấy ngủ ấm trong chăn.//
+ Cháu có công ấm ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc.//
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài đọc. Giải nghĩa thêm từ thiếu nhi (trẻ em dưới 16 tuổi).
 Chú ý: Chướng trình lớp 2 không đặt yêu cầu dạy HS đọc diễn cảm, nhưng GV vẫn cần hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung bài. Với một số câu văn, câu thơ dài hoặc có những hiện tượng đặc biệt. GV đánh dấu chỗ ngắt giọng, nhấn giọng để giúp HS nắm được cách đọc. Cần chú ý hướng dẫn các em đọc ngắt giọng, nhấn giọng một cách tự nhiên, không biến thành đọc nhát gừng (vì hiểu ngắt giọng một cách máy móc) hoặc đọc quá to những tiếng cần nhấn.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN: từng đoạn, cả bài)
e) Cả lớp đọc ĐT (1 đoạn)
5. Củng cố – Dặn dò :(3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tiết 2 
- Hát
- HS mở mục lục sách Tiếng Việt 2, tập hai. 1 em đọc tên 7 chủ điểm ; quan sát tranh minh họa chủ điểm mở đầu – Bốn mùa.
- Tranh vẽ một bà cụ béo tốt, vẻ mặt tươi cười ngồi giữa bốn cô gái xinh đẹp, mỗi người có cách ăn mặc riêng.
ị ĐDDH: SGK, bảng cài, từ câu.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc từng đoạn
- HS đọc từng câu.
- Nêu từ khó
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc từng đoạn.
- Thi đua đọc giữa các nhóm.
Tập đọc
Chuyện bốn mùa (tiết 2)
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Chuyện bốn mùa (Tiết 1)
- GV yêu cầu HS đọc lại bài.
3. Bài mới :(1’) Giới thiệu: Chuyện bốn mùa.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn tìm hiểu bài
Ÿ Mục tiêu : Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, phân tích.
- GV hướng dẫn HS đọc (chủ yếu là đọc thầm) từng đoạn, cả bài và trao đổi về nội dung bài văn theo các câu hỏi cuối bài. 
- GV chốt lại từng câu hoặc ghi nhận ý kiến đúng của HS.
- Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
- HS quan sát tranh, tìm các nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và nói rõ đặc điểm của mỗi người. 
- Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông? 
- GV hỏi thêm các em có biết vì sao khi xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc không? 
- Mùa xuân có gì hay theo lời bà Đất? 
- Theo em lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có khác nhau không? 
- Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay? 
Mùa hạ
Mùa thu
Mùa đông
- Có nắng làm cho trái ngọt, hoa thơm.
- Có những ngày nghỉ hè của học trò
-Có vườn bưởi tím vàng.
Có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ.
Trời xanh cao HS nhớ ngày tựu trường.
- Có bập bùng bếp lửa nhà sàn, giấc ngủ ấm trong chăn
-Aáp ủ mầm sống để xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
- Em thích nhất mùa nào? Vì sao? 
- GV hỏi HS về ý nghĩa bài văn.
v Hoạt động 2: (10’) Luyện đọc.
Ÿ Mục tiêu : HS đọc lại toàn bài rành mạch.
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại.
- GV hướng dẫn 2, 3 nhóm HS 
- Thi đọc truyện theo vai.
-GV nhắc các em chú ý đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật như đã hướng dẫn.
- GV cho HS nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay.
5. Củng cố – Dặn dò :(3’)
*GDBVMT ( Khai thác trực tiếp): Mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu Đông đếu có những vẻ đẹp riêng nhưng đều gắn bó với con người. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ MT thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Thư Trung thu
- Hát
- 2 HS đọc lại bài.
ị ĐDDH: Bảng cài, từ khó, câu.
- Chia nhỏ lớp cho HS thảo luận theo bàn, nhóm. Đại diện nhóm trình bày, cả lớp thảo luận.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1
- Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông.
- HS quan sát tranh
- Nàng Xuân cài trên đầu 1 vòng hoa. Nàng Hạ cầm trên tay 1 chiếc quạt mở rộng. Nàng Thu nâng trên tay mâm hoa quả. Nàng Đông đội mũ, quàng 1 chiếc khăn dài để chống rét.
- Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
- Vào xuân thời tiết ấm áp, có mưa xuân, rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc.
- Xuân làm cho cây lá tươi tốt.
-Không,vì đều nói điều hay của mùa xuân: Xuân về cây lá tốt tươi, đâm chồi nảy lộc.
- Chia lớp thành 3 nhóm, trả lời vào bảng tổng hợp.
- Em thích mùa xuân vì mùa xuân có ngày Tết.
- Em thích mùa hè vì được cha mẹ cho đi tắm biển.
- Em thích nhất mùa thu vì đó là mùa mát mẻ nhất trong năm.
- Em thích mùa đông vì được mặc quần áo đẹp.
- Bài văn ca ngợi 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
ị ĐDDH: SGK.
-Mỗi nhóm 6 em phân các vai: Người dẫn chuyện, 4 nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất.
- Các nhóm thi đua.
Toán
Tổng của nhiều số
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nhận biết tổng của nhiều số.
 Biết cách tính tổng của nhiều số.
 2. Kỹ năng : Tính chính xác tổng của nhiều số.
 3. Thái độ : Ham thích học môn Toán.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bộ thực hành toán.
 - Học sinh : SGK. Vở , bảng con.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’)
- Ôn tập học kì I.
- GV nhận xét.
3. Bài mới :(1’) Giới thiệu: GV giới thiệu rồi ghi tên lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1:(12’) Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính
 Ÿ Mục tiêu : Biết cách tính tổng của nhiều số.
Ÿ Phương pháp: : Trực quan, thực hành.
a) GV viết lên bảng : 2 + 3 + 4 = và giới thiệu đây là tổng của các số 2, 3 và 4. 
- GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của 2+3+4 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính
 b) GV giới thiệu cách viết theo hàng ngang của tổng 12 + 34 + 40 rồi cho HS đặt tính nêu cách tính và tính.
 c) GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của 15 + 46 + 29 + 8 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính
- HS đặt tính nhưng trong quá trình dạy học bài mới, nếu có điều kiện thì GV nên khuyến khích HS tự đặt tính (viết tổng của nhiều số theo cột dọc: Viết số này dưới số kia sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục, rồi kẻ vạch ngang, viết dấu + và cộng từ phải sang trái)
v Hoạt động 2: (15’)Thực hành tính tổng của nhiều số.
Ÿ Mục tiêu : 
Ÿ Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, thực hành.
 + Bài 1: (cột 2) GV gọi HS đọc từng tổng rồi đọc kết quả tính.
 + Bài 2: (cột 1,3) HS tự làm bài vào vở 
- GV nhận xét.
 + Bài 3: (a) Hướng dẫn HS nhìn hình vẽ để viết tổng và các số thiếu vào chỗ chấm (ở trong vở).
- Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng.
5. Củng cố – Dặn dò :(3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Phép nhân.
- Hát
- HS làm bài tự kiểm tra.
- 1 HS nhắc lại tựa
Ÿ ĐDDH: Bộ thực hành toán.
- 2 + 3 + 4 = 9
- HS đặt tính và thực hiện phép tính vào bảng con.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
- HS làm bài trong vở. HS tính nhẩm. HS tự nhận xét tổng 6 + 6 + 6 + 6 có các số hạng đều bằng nhau.
- HS nêu cách tính và nhận ra tổng có các số hạng bằng nhau (trong bài 2) đó là: 15+15+15+15 
- HS đọc từng tổng “12kg cộng 12kg cộng 12kg bằng 36kg” Nhận ra tổng này có các số hạng bằng nhau “Tổng 12kg + 12kg + 12kg có 3 số hạng đều bằng 12kg” 
- HS làm bài, sửa bài.
- HS thi đua giữa 2 dãy.
- HS làm bài, sửa bài, bạn nhận xét.
Đạo đức
Trả lại của rơi (tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất.
 Biết trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng.
 2. Kỹ năng : Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
 3. Thái độ : KNS: Kĩ năng xác định giá trị bản thân (giá trị của sự thật thà)
 Kĩ năng giải quyết vấn đề trong tình huống nhặt được của rơi.
	* GD TGĐĐ HCM (Liên hệ): Trả lại của rơi thể hiện đức tính thật thà, thực hiện theo 5 điều BH dạy.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Nội dung tiểu phẩm cho Hoạt động 1 - Tiết 1. Phiếu học tập ( Hoạt động 2 – Tiết 1). Các mảnh bìa cho Trò chơi “Nếu thì”. Phần thưởng.
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (4’) Ôn tập
- GV nhận xét.
3. Bài mới :(1’) Giới thiệu: 
- Giới thiệu ngắn gọn và ghi tựa bài lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (10’) Diễn tiểu phẩm.
Ÿ Mục tiêu : Biết khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất.
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
- GV yêu cầu một nhóm HS chuẩn bị trước tiểu phẩm lên trình bày trước lớp.
- Hai bạn HS phải làm gì bây giờ?
- Nhận xét cách giải quyết tình huống của các nhóm.
- Đưa ra đáp án đúng: Ở trong tình huống này, hai bạn HS nên trả lại ví cho người phụ nữ. Nếu không kịp đưa ngay cho người phụ nữ thì hai bạn có thể đứng chờ hoặc đưa cho bác bán hàng, nhờ bác trả lại giúp cho người phụ nữ.
 * Kết luận: Khi nhặt được của rơi, cần trả lại cho người mất.
v Hoạt động 2: (8’) Nhận xét hoạt động.
Ÿ Mục tiêu : Biết trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng.
Ÿ Phương pháp: Thảo luận nhóm.
- Phát phiếu cho các nhóm HS.
- GV nhận xét các ý kiến của HS.
 * Kết luận: Nhặt được của rơi cần trả lại cho người mất. Làm như thế sẽ không chỉ mang lại niềm vui cho người khác mà còn mang lại niềm vui cho chính bản thân mình.
v Hoạt động 3: (10’) Trò chơi “Nếu Thì”
Ÿ Mục tiêu : HS tích cực tham gia trò chơi
Ÿ Phương pháp: Thực hành. Thi đua.
- GV phổ biến luật chơi:
+ Hai dãy chia làm 2 đội. Dãy bìa làm Ban giám khảo.
+ GV phát cho 2 dãy các mảnh bìa ghi sẵn các câu; nhiệm vụ của các đội phải tìm được cặp tương ứng để ghép thành các câu đúng.
5. Củng cố – Dặn dò :(3’)
* GD TGĐĐ HCM (Liên hệ): Trả lại của rơi thể hiện đức tính thật thà, thực hiện theo 5 điều BH dạy.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Tiết 2
- Hát
ị ĐDDH: Nội dung tiểu phẩm. Vật dụng.
- Một nhóm HS trình bày tiểu phẩm.
Nội dung: Hai bạn HS vào cửa hàng mua sách báo. Một người phụ nữ sau khi mua, đánh rơi ví tiền. Trong lúc đó sạp báo lại rất đông khách, chẳng ai để ý đến hai bạn cả.
- Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách giải quyết tình huống và chuẩn bị sắm vai.
- Một vài nhóm HS lên sắm vai.
- Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung.
ị ĐDDH: Phiếu học tập.
- Các nhóm HS nhận phiếu, thảo luận cùng làm phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP
Đánh dấu x vào ô t trước ý kiến em cho là đúng (giải thích).
Trả lại của rơi là thật thà, tốt bụng.
Trả lại của rơi là ngốc nghếch.
Chỉ trả lại của rơi khi món đồ đó có giá trị.
Trả lại của rơi sẽ mang lại niềm vui cho người mất và cho chính bản thân mình.
 Không cần trả lại của rơi.
- Các nhóm HS trình bày kết quả và có kèm giải thích.
- Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung
ị ĐDDH: Các mảnh bìa.
Thứ ba ngày tháng năm 
Chính tả
Tập chép : Chuyện bốn mùa
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
 2. Kỹ năng : Làm được BT2 a/b, hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
 3. Thái độ : GD HS viết sạch, đẹp.
 II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ.
 - Học sinh : Bảng con, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Ôn tập
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
3. Bài mới :(1’) Giới thiệu: Chuyện bốn mùa.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn tập chép.
Ÿ Mục tiêu : Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
- GV đọc đoạn chép.
- Đoạn chép này ghi lời của ai trong Chuyện bốn mùa?
- Bà Đất nói gì?
- Đoạn chép có những tên riêng nào?
- Những tên riêng ấy phải viết thế nào?
- Hướng dẫn HS viết từ khó vào bảng con.
- Hướng dẫn HS chép bài vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Chấm, sửa bài.
- GV nhận xét.
v Hoạt động 2: (7’) Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 
Ÿ Mục tiêu : Làm được BT2 a/b 
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành, thi đua.
 + Bài tập 2: HS đọc yêu cầu.
- Chọn 2 dãy HS thi đua.
 (Trăng) Mồng một lưỡi trai
 Mồng hai lá lúa
 Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Kiến cánh vỡ tổ bay ra
Bão táp mưa sa gần tới.
Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu, bừa kĩ, phân gio cho nhiều.
- GV nhận xét – Tuyên dương.
+ Bài tập 3:
- Hướng dẫn HS đọc thầm Chuyện bốn mùa và viết các chữ cho hoàn chỉnh bài tập 3.
- Chữ bắt đầu bằng l:
- Chữ bắt đầu bằng n:
- Chữ có dấu hỏi:
- Chữ có dấu ngã:
- GV nhận xét – Tuyên dương.
5. Củng cố – Dặn dò :(3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Thư Trung thu.
- Hát
ị ĐDDH: Bảng phụ.
- HS đọc thầm theovà TLCH:
- Lời bà Đất.
- Bà Đất khen các nàng tiên mỗi người mỗi vẻ, đều có ích, đều đáng yêu.
- Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Viết hoa chữ cái đầu.
- HS viết vào bảng con: tựu trường, ấp ủ, 
- HS chép bài.
- Sửa bài.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
- Đọc yêu cầu bài 2.
- HS 2 dãy thi đua.
- là, lộc, lại, làm, lửa, lúc, lá.
- năm, nàng, nào, nảy, nói.
- bảo, nảy, của, nghỉ, bưởi, chỉ, thủ thỉ, lửa, ngủ, mải, vẻ.
- cỗ, đã, mỗi.
Toán
Phép nhân
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nhận biết tổng của nhiều số hạng bằng nhau.
 Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân.
 Biết đọc, viết kí hiệu của phép nhân
 Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
 2. Kỹ năng : Tính đúng nhanh, chính xác.
 3. Thái độ : Ham thích học môn Toán.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh ảnh hoặc mô hình, vật thực của các nhóm đồ vật có cùng số lượng phù hợp với nội dung SGK .
 - Học sinh :vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Tổng của nhiều số.
7 + 7 + 7 + 7 ; 25 + 25 + 25 + 25
- Nhận xét.
3. Bài mới :(1’) Giới thiệu: Giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tựa bài lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (12’) Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân
 Ÿ Mục tiêu : Nhận biết phép nhân và biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân. Biết đọc, viết kí hiệu của phép nhân
Ÿ Phương pháp: Trực quan, phân tích.
- GV lấy tấm bìa có 2 chấm tròn đính lên bảng và hỏi : Tấm bìa có mấy chấm tròn ? 
- Cho HS lấy 5 tấm bìa mỗi tấm đều có 2 chấm tròn 
- Như vậy có tất cả bao nhiêu chấm tròn ? 
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta phải làm sao ? 
- GV hướng dẫn 
- GV giới thiệu : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2, ta chuyển thành phép nhân, viết như sau : 2 x 5 = 10 ( viết 2 x 5 dưới tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 và viết số 10 dưới số 10 ở dưới số 10 ở dòng trên : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 
 2 x 5 = 10 
- GV nêu tiếp cách đọc phép nhân 2 x 5 = 10 ( đọc là “ Hai nhân năm bằng mười ” ) và giới thiệu dấu x gọi là dấu nhân 
- GV giúp HS tự nhận ra, khi chuyển từ tổng : 
 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 
thành phép nhân 2 x 5 = 10 
thì 2 là một số hạng của tổng, 5 là số các số hạng của tổng, viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần. Như vậy, chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân 
v Hoạt động 2: (15’) Thực hành.
Ÿ Mục tiêu : Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
 Ÿ Phương pháp: Thực hành.
 + Bài 1:
- GV hướng dẫn HS xem tranh vẽ để nhận ra : 
a) 4 được lấy 2 lần, tức là : 4 + 4 = 8 và chuyển thành phép nhân sau : 4 x 2 = 8 
b) làm tương tự như phần a 
- GV hướng dẫn HS biết cách tìm kết quả của phép nhân 
c) Muốn tính 4 x 2 = 8 ta tính tổng 4 + 4 = 8 , vậy 4 x 2 = 8 
 + Bài 2: GV hướng dẫn HS viết được phép nhân
- Nhận xét 
5. Củng cố – Dặn dò :(5’)
- GV chia lớp làm 3 tổ 
Tổ 1 : Mỗi nhóm 3 HS, lấy 4 nhóm. 
Tổ 2 : Mỗi nhóm 2 HS, lấy 5 nhóm. 
Tổ 3 : Mỗi nhóm 5 HS, lấy 2 nhóm. 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Thừa số- Tích.
- Hát
- Học sinh thực hiện các phép tính.
* ĐDDH: Các tấm bìa có 2 chấm tròn.
- 2 chấm tròn 
- HS lấy 5 tấm bìa mỗi tấm đều có 2 chấm tròn để lên bàn.
- 10 chấm tròn 
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta tính nhẩm tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 ( chấm tròn ) 
- HS nhận xét 
- HS thực hành đọc, viết phép nhân 
- Học sinh đọc.
* ĐDDH: Bảng phụ.
- HS đọc “ Bốn nhân hai bằng tám ” 
- HS viết được phép nhân (theo mẫu) 
- Các tổ thực hành .
- HS nhận xét.
Kể chuyện
Chuyện bốn mùa
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được đoạn 1 (BT1); biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện (BT2)
 HS khá, giỏi thực hiện được BT3.
 2. Kỹ năng : Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn và kể tiếp được lời của bạn.
 3. Thái độ : Giáo dục HS ý thức bảo vệ các loài vật nuôi.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : 4 tranh minh họa đoạn 1. Một vài trang phục đơn giản cho HS đóng vai các vai nhân vật để dựng lại câu chuyện.
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Ôn tập
- GV yêu cầu 4, 5 HS nói lên câu chuyện đã học trong học kì I mà em thích nhất. Sau đó kiểm tra khả năng nhớ truyện đã đọc
- GV nhận xét.
3. Bài mới :(1’) Giới thiệu: Trong giờ kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể lại chuyện 4 mùa theo 3 cách: 
 + Cách 1: Dựa vào tranh và gợi ý dưới tranh, kể lại đoạn 1 của câu chuyện.
 + Cách 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
 + Cách 3: Khó và thú vị hơn - dựng lại câu chuyện theo vai: Người dẫn chuyện, Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất. Chúng ta sẽ xem bạn nào, nhóm nào đạt danh hiệu cá nhân và nhóm kể chuyện hay nhất trong tiết học hôm nay.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (15’) Hướng dẫn kể chuyện.
Ÿ Mục tiêu : Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được đoạn 1, biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện
Ÿ Phương pháp: Thảo luận nhóm.
- Hướng dẫn kể lại đoạn 1 theo tranh.
- GV hướng dẫn HS quan sát 4 tranh trong SGK, đọc lời bắt đầu đoạn dưới mỗi tranh; nhận ra từng nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông qua y phục và cảnh làm nền trong từng tranh.
- Kể lại toàn bộ câu chuyện
- GV mời đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét.
v Hoạt động 2: (12’) Dựng lại câu chuyện theo vai.
Ÿ Mục tiêu : HS biết dựng lại câu chuyện theo vai
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
- GV mời 1 HS nhắc lại thế nào là dựng lại câu chuyện theo vai.
- GV cùng 2 HS thực hành dựng lại nội dung 4 dòng đầu.
- GV nhập vai người kể.
- GV công bố số điểm của các giám khảo trước lớp cùng với điểm của mình, kết luận nhóm kể hay nhất.
5. Củng cố – Dặn dò:(3’) 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Ông Mạnh thắng Thần Gió.
- Hát
- Từng cặp HS đối đáp, 1 em HS nói tên truyện, em kia nói tên nhân vật chính của truyện hoặc ngược lại.
VD:
HS 1 hỏi: Truyện bà cụ mài thỏi sắt là truyện gì?
HS 2 đáp: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
HS 2 hỏi: Truyện “Bông hoa Niềm Vui” có những nhân vật nào?
HS 1 đáp: Chi, cô giáo và bố.
ị ĐDDH: Tranh
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2, 3 HS kể đoạn 1 câu chuyện trước lớp. Bạn nhận xét. 
- Từng HS kể đoạn 1 trong nhóm
- Từng HS lần lượt kể đoạn 2 trong nhóm.
ị ĐDDH: SGK.
- Dựng lại câu chuyện theo vai là kể lại câu chuyện bằng cách để mỗi nhân vật tự nói lời của mình. VD:
- Để dựng lại Chuyện 4 mùa cần có 6 người nhập 6 vai: Người kể chuyện, bốn nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất. Mỗi nhân vật sẽ nói lời của mình
- 1 em là Đông, em kia là Xuân
- Từng nhóm HS phân vai thi kể chuyện trước lớp
Toán
Thừa số - Tích
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết thừa số, tích
 Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại.
 Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
 2. Kỹ năng : Tính đúng nhanh, chính xác.
 3. Thái độ : Ham thích học môn Toán.
II. Chuẩn bị :
Thừa số
Tích 
 - Giáo viên : Viết sẵn một số tổng, tích trong các bài tập 1 , 2 lên bảng. Các tấm bìa ghi sẵn 
 ,	
 - Học sinh : Vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (5’) Phép nhân
4 + 4 = ; 4 x 2 = ; 6 + 6 = ; 6 x 2 
- Nhận xét.
3. Bài mới :(1’) Giới thiệu: 
 Thừa số – Tích.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (10’) Nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân. 
 Ÿ Mục tiêu : Biết thừa số, tích. Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
- GV viết 2 x 5 = 10 lên bảng, gọi HS đọc (hai nhân năm bằng mười ) 
- GV nêu : Trong phép nhân hai nhân năm bằng mười, (chỉ vào 2) gọi là thừa số (gắn tấm bìa “thừa số ” ngay dưới hoặc viết thừa số ngay dưới, 5 cũng gọi là thừa số (làm ương tự như với 2), 10 gọi là tích (gắn tấm bìa “ tích ” ngay dưới 10 hoặc viết như SGK). Chỉ vào từng số 2, 5, 10 gọi HS nêu tên của từng thành phần (thừa số) và kết quả (tích) của phép tính.
 Lưu ý : 2 x 5 = 10 , 10 là tích 2 x 5 cũng gọi là tích, như vậy ta sẽ có : 
 Thừa số thừa số 
 2 x 5 = 10 
 Tích Tích 
v Hoạt động 2: (17’) Thực hành.
 Ÿ Mục tiêu : Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại. Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
 Ÿ Phương pháp: Thực hành.
 + Bài 1: (b,c)
- GV hướng dẫn HS chuyển tổng thành tích rồi tính tích bằng cách tính tổng tương ứng . 
- GV viết lên bảng : 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = , cho HS đọc rồi viết thành tích ( 3 được lấy 5 lần nên viết 3 x 5 sau dấu = ). 
- GV viết bảng : 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 ; 3 x 5 = 15 
- Phần b, c làm tương tự 
 + Bài 2: (b) GV hướng dẫn HS chuyển tích thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính tích đó theo mẫu 
 6 x 2 = 6 + 6 = 12 vậy 6 x 2 = 12 
Lưu ý : Trong quá trình chữa bài nên cho HS đọc phép nhân và nêu tên gọi từng thành phần (thừa số) và kết quả (tích) của phép nhân 
 + Bài 3: 
- Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng.
- GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài . 
- Nhận xét – Tuyên dương.
5. Củng cố – Dặn dò :(2’) 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bảng nhân 2.
- Hát
- Học sinh thực hiện. Bạn nhận xét. 
* ĐDDH: Bộ thực hành Toán.
- Học sinh quan sát. Học sinh đọc. 
- Học sinh nêu : 2 x 5 =10 ; 10 gọi là tích , 2 x 5 cũng gọi là tích 
* ĐDDH: Bảng phụ.
- HS tự tính tích 3 x 5. Muốn tính tích 3 x 5 ta lấy 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15, vậy 3 x 5 = 15 
- HS làm bài. Sửa bài 
- HS làm bài. Sửa bài 
- HS tính nhẩm các tổng tương ứng 
- Chia 2 dãy thi đua.
Thứ tư ngày tháng năm 
Tập đọc
Thư Trung thu
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Hiểu ND: Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam (trả lời được các câu hỏi và học thuộc đoạn thơ trong bài)
 2. Kỹ năng : Biết ngắt, nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài, đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí.
 3. Thái độ : KNS: Tự nhận thức
 Xác định giá trị bản thân
 Lắng nghe tích cực.
* GDTGĐĐ HCM (bộ phận): Giúp HS hiểu được tình cảm âu yếm, yêu thương đặc biệt của BH với TN và của NT với BH. Nhớ lời khuyên của Bác. Yêu Bác.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh minh họa bài tập đọc. Thêm tranh, ảnh Bác Hồ với thiếu nhi. 
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Chuyện bốn mùa
- Bốn nàng tiên trong chuyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
- Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông?
- Em thích nhất mùa nào? Vì sao?
- GV nhận xét.
3. Bài mới :(1’) Giới thiệu: Thư Trung thu 
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (15’) Luyện đọc.
Ÿ Mục tiêu : Biết ngắt, nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài, đọc ngắt nhịp các câu thơ hợp lí.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
GV đọc diễn cảm bài văn:
- Giọng vui, đầm ấm, đầy tình thương yêu.
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ trong bài. Những từ ngữ cần chú ý: năm, lắm, trả lời, làm việc, yêu, ngoan ngoãn, tuổi nhỏ, việc nhỏ, 
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV chia bài làm 2 đoạn (phần lời thư và lời bài thơ); hướng dẫn HS ngắt nhịp ở cuối mỗi dòng thơ.
- GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới trong bài (Trung thu, thi đua, hành, kháng chiến, hòa

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_giao_an_lop_2_tuan_19.doc