Giáo án Các bộ môn Lớp 2 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019

Giáo án Các bộ môn Lớp 2 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019

I/ Mục tiêu:

 - Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia. Biết tìm X trong các bài tập dạng: X : a = b (với a, b là các số bé và phép tính để tìm X là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học). Biết giải bài toán có 1 phép nhân.

 - Kĩ năng biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia.

 - Tính toán cẩn thận, chính xác.

II/ Đồ dùng:

 - GV: Các tấm bìa hình vuông (hoặc hình tròn) bằng nhau.

 - HS : bảng con

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra: VBT của HS

3. Bài mới:

 

doc 34 trang haihaq2 5730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các bộ môn Lớp 2 - Tuần 26 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 26
 (từ 6/3/2019 đến 12/3/2019)
NGÀY
BUỔI 
MƠN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
Thứ Tư
6/3/2019
Sáng
CC
26
Chào cờ
T
126
Luyện tập
TĐ
76
Tôm Càng và Cá Con
TĐ
77
Tôm Càng và Cá Con
Chiều
ĐĐ
26
Lịch sự khi đến nhà người khác (tiết 1)
Ơn Tốn
Ơn tập
Ơn Tiếng Việt
Luyện đọc
Thứ Năm
7/3/2019
Sáng
T
127
Tìm số bị chia
TĐ
78
Sông Hương
KC
26
Tôm Càng và Cá Con
CT
51
Tập chép: Vì sao cá khơng biết nĩi ?
Chiều
Ơn Tốn
Ơn tập
Ơn Tiếng Việt
Ơn tập
HĐTT
Thực hiện chủ điểm tháng 3
Thứ Sáu
8/3/2019
Sáng
T
128
Luyện tập
CT
52
Nghe – viết: Sông Hương
LTVC
26
Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy.
TLV
26
Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển.
Tập viết
26
Chữ hoa X
Chiều
Nghỉ
Thứ Hai
11/3/2019
Sáng
T
129
Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác
TNXH
26
Một số loài cây sống dưới nước
TD
GV Giang dạy
TĐTV
Đọc cá nhân
Tâm lý học đường
Chủ đề 6. Hay cáu giận (tiết 2)
Chiều
Ơn Tốn
Ơn tập
Ơn Tiếng Việt
Ơn tập
TC
Cơ Thu dạy
Thứ Ba
12/3/2019
Sáng
AN
GV Thi dạy
TD
GV Giang dạy
T
130
Luyện tập
SHTT
26
Tổng kết tuần 26
Chiều
Anh Văn
GV Khéo dạy
Mĩ thuật
GV Nhàn dạy
Anh Văn
GV Khéo dạy
Ngày dạy: Thứ Tư, 6/3/2019
CHÀO CỜ
______________________________________
Toán (tiết 126)
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
 - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, kim giờ chỉ vào số 6. Biết thời điểm, khoảng không gian. Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày.
 - Kĩ năng nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày.
 - Tính cẩn thận chính xác.
II/ Đồ dùng :
 - GV: Mô hình đồng hồ.
 - HS : Đồng hồ
III/ Các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:
 Kiểm tra:
 - Nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 12 và kim giờ chỉ vào số 3.
 3. Bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
v Bài 1: (miệng)
 - Cho HS đọc y/c bài - nêu kết quả - Nx
a. Nam cùng các bạn đến vườn thú lúc mấy giờ?
b. Nam và các bạn đến chuồng voi lúc mấy giờ?
c. Nam cùng các bạn đến chuồng hổù lúc mấy giờ?
d. Nam và các bạn ngồi nghỉ lúc mấy giờ?
e. Nam và các bạn ra về lúc mấy giờ?
v Bài 2: So sánh các thời điểm nêu trên để trả lời câu hỏi của bài toán (miệng)
+ Hà đến trường sớm hơn Toàn bao nhiêu phút?
+ Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc bao nhiêu phút?
- HS nêu
+ Lúc 8 giờ 30 phút, Nam cùng các bạn đến vườn thú. Đến 9 giờ thì các bạn đến chuồng voi để xem voi. Sau đó, vào lúc 9 giờ 15 phút, các bạn đến chuồng hổ xem hổ. 10 giờ 15 phút, các bạn cùng nhau ngồi nghỉ và lúc 11 giờ thì tất cả cùng ra về.
- HS nêu
a) Hà đến trường sớm hơn. Hà đến trường sớm hơn Toàn 15 phút.
b) Quyên đi ngủ muộn hơn. Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc 30 phút
 4. Củng cố – dặn dò:
 - Về tập xem giờ trên đồng hồ cho thành thạo.
 - Xem trước bài: Tìm số bị chia.
 - Nx tiết học.
Tập đọc (tiết 76-77)
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON
I/ Mục tiêu:
 - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài. Hiểu ND: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5).
 - Rèn KN đọc hiểu và đọc trơn.
- Yêu quý tình bạn.
II/ Đồ dùng:
 - GV: Bảng phụ ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc. 
III/ Các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra:
 - Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Bé nhìn biển và TLCH. 
 3. Bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
v Luyện đọc: 
- GV đọc mẫu + Tóm ND. 
- Yêu cầu HS đọc từng câu. 
- Bài tập đọc này có mấy đoạn, mỗi đoạn từ đâu đến đâu?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1. 
+ Hướng dẫn HS đọc lời của Tôm Càng hỏi Cá Con.
+ Hướng dẫn HS đọc câu trả lời của Cá Con với Tôm Càng.
- Gọi HS đọc lại đoạn 1.
- Gọi HS đọc đoạn 2.
. Khen nắc nỏm có nghĩa là gì?
. Bạn nào đã được nhìn thấy mái chèo? Mái chèo có tác dụng gì?
. Bánh lái có tác dụng gì?
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
+ Cần chú ý ngắt giọng cho chính xác ở vị trí các dấu câu.
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn 3.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4.
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp theo đoạn, đọc từ đầu cho đến hết bài.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
v Thi đọc: 
- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai. Tổ chức cho các cá nhân thi đọc đoạn 2.
- Đọc đồng thanh.
 Tiết 2
v Tìm hiểu bài: 
- Gọi 1 HS đọc+TLCH
- Tôm Càng đang làm gì dưới sông?
1/Khi đang tập dưới đáy sông. Tôm Càng gặp chuyện gì?
+ Khi đó cậu ta đã gặp một con vật có hình dáng như thế nào?
2/ Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào?
3/ Đuôi và vẩy của Cá Con có ích lợi gì?
+ Những từ ngữ cho thấy tài riêng của Cá Con.
+ Tôm Càng có thái độ như thế nào với Cá Con?
- Gọi 1 HS đọc phần còn lại.
+ Khi Cá Con đang bơi thì có chuyện gì xảy ra?
3/ Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen?
=> Tôm Càng rất thông minh, nhanh nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn và luôn quan tâm lo lắng cho bạn.
- Gọi HS chỉ vào tranh và kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con.
 =>KNS: Tự nhận thức, ra quyết định, Thể hiện sự tự tin.
 GDMT: không vứt rác, thuốc trừ sâu xuống sông, không đánh bắt cá con.
- HS đọc lại.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- Dùng bút chì để phân chia đoạn 
+ Đoạn 1: Một hôm có loài ở biển cả.
+ Đoạn 2: Thấy đuôi Cá Con Tôm Càng thấy vậy phục lăn.
+ Đoạn 3: Cá Con sắp vọt lên tức tối bỏ đi.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
-1 HS đọcđoạn 1. 
+ Luyện đọc câu: 
 Chào Cá Con.// Bạn cũng ở sông này sao?// (giọng ngạc nhiên)
 Chúng tôi cũng sống ở dưới nước/ như 
nhà tôm các bạn.// Có loài cá ở sông ngòi,/ có loài cá ở hồ ao,/ có loài cá ở biển cả.// (giọng nhẹ nhàng, thân mật?)
- HS đọc.
-1 HS đọc đoạn 2.
. Nghĩa là khen liên tục, không ngớt và tỏ ý thán phục.
. Mái chèo là một vật dụng dùng để đẩy nước cho thuyền đi. 
. Bánh lái là bộ phận dùng để điều khiển hướng chuyển động (hướng đi, di chuyển) của tàu, thuyền.
+ Luyện đọc câu: 
 Đuôi tôi vừa là mái chèo,/ vừa là bánh lái đấy.// Bạn xem này!//
- 1 HS đọc lại đoạn 2.
- 1 HS đọcđoạn 3.
 Cá Con sắp vọt lên/ thì Tôm Càng thấy một con cá to/ mắt đỏ ngầu,/ nhằm Cá Con lao tới.// Tôm Càng vội búng càng, vọt tới,/ xô bạn vào một ngách đá nhỏ.// Cú xô làm Cá Con va vào vách đá.// Mất mồi,/ con cá dữ tức tối bỏ đi.//
- HS đọc đoạn 3.
- 1 HS đọc đoạn 4.
- 4 HS đọc bài theo yêu cầu.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Thi đọc theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2, 3.
- HS đọc+TLCH
+ Tôm Càng đang tập búng càng. Gặp con vật lạ bơi đến
+ Con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, người phủ 1 lớp vẩy bạc óng ánh.
+ Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng lời chào và tự giới thiệu tên mình: “Chào bạn. Tôi là cá Con. Chúng tôi cũng sống dưới nước như họ nhà tôm các bạn ”
+ Đuôi của Cá Con vừa là mái chèo, vừa là bánh lái.
+ Lượn nhẹ nhàng, ngoắt sang trái, vút cái, quẹo phải, quẹo trái, uốn đuôi.
+ Tôm Càng nắc nỏm khen.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
+Tôm Càng thấy một con cá to, mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con lao tới.
-Tôm Càng rất dũng cảm./ Tôm Càng lo lắng cho bạn./ Tôm Càng rất thông minh./ 
- 3 đến 5 HS kể.
 4. Củng cố – dặn dò:
 - Gọi HS đọc lại truyện theo vai.
 + Con học tập ở Tôm Càng đức tính gì?
___________________________________________________________________________
BUỔI CHIỀU
Đạo đức (Tiết 26)
LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
 - Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác. Biết cư xử phù hợp khi ến chơi nhà bạn bè, người quen.
 - Kĩ năng biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
 - GD các em khi đến nhà người khác phải lịch sự.
II/ Đồ dùng:
 - GV: Phiếu thảo luận.
III/ Các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:
Bài cũ: Ôn tập
 - Khi nhặt của rơi em phải làm gì?
 - Khi gọi và nhận điện thoại em nên nói năng như thế nào?
 3. Bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
v Hoạt động 1: Thảo luận phân tích truyện (BT1)
- Bước 1: GV Kể chuyện “Đến chơi nhà bạn” 
 - Bước 2: Thảo luận theo lớp
 + Mẹ bạn Toàn đã nhắc nhở Dũng điều gì?
 + Sau khi nhắc nhở, bạn Dũng có thái độ cử chỉ như thế nào?
 + Qua câu chuyện trên em có thể rút ra điều gì?
 => KL: Các em phải luôn cư xử lịch sự khi đến chơi nhà người khác: Gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà .
v Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (BT2)
- Chia nhóm phát phiếu BT - Cho HS thảo luận ghi vào ô trống Đ,S vào các ý phù hợp.
 a. Hẹn hoặc gọi điện thoại trước khi đến chơi.
 b. Gõ cửa hoặc bám chuông trước khi vào nhà.
 c. Lễ phép chào hỏi mọi người trong nhà.
 d. Nói năng lễ phép, rõ ràng.
 đ. Tự mở cửa vào nhà.
 e. Xin phép chủ nhà hki muốn xem hoăc sử dụng đồ vật trong nhà.
 g. Ra về mà không chào hỏi.
- Cho đại diện các nhóm trình bày - Nx
- Cho HS tự liên hệ: Em đã thực hiện được những viêc nào?
=>KL: Phải lịch sự khi đến nhà người khác.
v Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ BT3
- GV lần lượt nêu từng ý kiến và y/c HS bày tỏ thái độ bàng cách giơ tay tán thành hay không tán thành.
=> KL: ý kiến đúng là a,c; ý b sai
=> GDKNS: Kĩ năng giao tiếp lịch sự, KN thể hiện sự tự tin, KN tư duy đánh giá hành vi .
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Nx bổ sung
- HS thực hiện
- HS giải thích vì sao tán thành và không tán thành.
 4. Củng cố – dặn dò: 
 - Khi đến nhà người khác cần cư xử thế nào?
 - Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện điều gì?
 - Thực hiện như bài học.
 - Xem trước bài tập (T2).
 - Nx tiết học.
_______________________________________
ƠN TỐN
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức số cĩ hai dấu phép tính nhân, chia 
- Biết tìm số hạng của một tổng; tìm thừa số. Rèn kỹ năng tính nhanh, đúng.
- Hs làm tốn cẩn thận. 
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 1: Tính (theo mẫu )
 3 x 4 : 2 = 12 : 2 6 : 2 x 4 =
 = 6
5 x 4 : 2 = 10 : 5 x 7 =
Bài 2 : Tìm x 
 X + 3 = 6 4 + x = 12 
 X x 3 = 6 4 x X = 12 
Bài 3
Có một số bông hoa chia đều vào 4 lọ hoa, mỗi lọ có 5 bông. Hỏi cĩ tất cả bao nhiêu bơng hoa?
Tóm tắt :
1 lọ : 5 bơng hoa
4 lọ :... ?bơng hoa 
Bàai 4: Số?
Nhân
2 x 3 = 
 3 x 4 =
 4 x 5 =
Chia 
6 : 2 =
12 : 3 =
20 : 4 =
Chia 
6 : 3 = 
12 : 4 =
20 : 5 =
Củng cố 
- 2 HS đọc lại bảng chia 3 , chia 4 
Dặn dị – nhận xét 
- Về nhà học lại các bảng nhân , chia 
- Chuẩn bị bài “ Tìm số bị chia
Bài 1:
 3 x 4 : 2 = 12 : 2 6 : 2 x 4 = 3 x 4
 = 6 = 12
 5 x 4 : 2 = 20 : 2 10 : 5 x 7 = 2 x 7
 = 10 = 14
Bài 2 
 X + 3 = 6 X x 3 = 6 
 X = 6 – 3 X = 6 :3 
 X = 3 	 X = 2 
Bài 3 
Bài giải
Số bơng hoa cĩ tất cả là:
5 x 4 = 20 ( bơng hoa)
Đáp số: 20 bơng hoa
Bài 4 : Số 
Nhân
2 x 3 = 6 
3 x 4 = 12
4 x 5 = 20
Chia 
6 : 2 = 3
12 : 3 = 4 
20 : 4 = 5 
Chia 
6 : 3 = 2
12: 4 = 3 
20 : 5 = 4 
_______________________________________
ƠN TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC: TƠM CÀNG VÀ CÁ CON
I. MỤC TIÊU:
 - Luyện đọc đúng và rõ ràng: nắc nỏm, uốn đuơi, ngoắt
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý: bước đầu biết đọc trơi chảy được tồn bài. 
- GD hs giúp đỡ bạn bè.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ ghi các câu từ cần luyện đọc 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Câu 1. Luyện đọc đúng và rõ ràng: nắc nỏm, uốn đuơi, ngoắt
Câu 2. Đọc những câu văn sau, chú ý ngắt hơi ở những chỗ cĩ dấu /
 - Cá Con sắp vọt lên / thì Tơm Càng thấy một con cá to / mắt đỏ ngầu nhằm Cá Con lao tới.
- Đĩ là bộ áo giáp bảo vệ / nên tơi cĩ va vào đá / cũng khơng đau.
Câu 3. Dịng nào dưới đây nêu đủ những việc Cá Con làm quen với Tơm Càng.
a – Tự giới thiệu mình là Cá Con.
b – Tự giới thiệu mình, hỏi về chỗ ở của Tơm Càng.
c – Tự giới thiệu mình, hỏi thăm nơi Tom Càng ở, giải thích Cá Con cùng ở dưới nước với Tơm Càng.
Câu 4. Điền vào chỗ trống:
- Từ ngữ chỉ 2 tác dụng của đuơi Cá Con: ........................
...........................................................................................
- Từ ngữ chỉ tác dụng của vẩy Cá Con: ........................
...........................................................................................
Câu 5. Gạch dưới những từ ngữ nĩi về đức tính tốt của Tơm Càng.
 a) Yêu quý bạn b) nhanh nhẹn c) dũng cảm
d) thơng minh e) thật thà g) tài giỏi
- Luyện đọc theo hướng dẫn
- Luyện đọc theo hướng dẫn
c – Tự giới thiệu mình, hỏi thăm nơi Tơm Càng ở, giải thích Cá Con cùng ở dưới nước với Tơm Càng.
- Từ ngữ chỉ 2 tác dụng của đuơi Cá Con: vừa là mái chèo, vừa là bánh lái.
- Từ ngữ chỉ tác dụng của vẩy Cá Con: là bộ áo giáp bảo vệ cho Cá Con.
a) Yêu quý bạn b) nhanh nhẹn c) dũng cảm
________________________________________________________________________________
Ngày dạy: Thứ Năm, 7/3/2019
Toán (tiết 127)
TÌM SỐ BỊ CHIA
I/ Mục tiêu:
 - Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia. Biết tìm X trong các bài tập dạng: X : a = b (với a, b là các số bé và phép tính để tìm X là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học). Biết giải bài toán có 1 phép nhân.
 - Kĩ năng biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia.
 - Tính toán cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng:
 - GV: Các tấm bìa hình vuông (hoặc hình tròn) bằng nhau.
 - HS : bảng con
III/ Các hoạt động dạy học: 
Ổn định lớp:
Kiểm tra: VBT của HS
Bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
v Ôn lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia:
 * Gắn 6 ô vuông lên bảng thành 2 hàng 
- GV nêu: Có 6 ô vuông xếp thành 2 hàng đều nhau. Mỗi hàng có mấy ô vuông?
- GV gợi ý để HS tự viết được:
 6	 :	 2	 =	 3
 Số bị chia	Số chia	Thương
- Yêu cầu HS nhắc lại: số bị chia là 6; số chia là 2; thương là 3.
Mỗi hàng có 3 ô vuông. Hỏi 2 hàng có tất cả mấy ô vuông?
 HS trả lời và viết: 3 x 2 = 6.
- Tất cả có 6 ô vuông. Ta có thể viết: 6 = 3 x 2.
b) Hướng dẫn HS đối chiếu, so sánh sự thay đổi vai trò của mỗi số trong phép chia và phép nhân tương ứng:
 6 : 2 = 3 6 = 3 x 2 Số bị chia Số chia Thương	
- Số bị chia bằng thương nhân với số chia.
* Giới thiệu cách tìm số bị chia chưa biết:
 Có phép chia X : 2 = 5
- Giải thích: Số X là số bị chia chưa biết, chia cho 2 được thương là 5.
- Dựa vào nhận xét trên ta làm như sau:
+ Lấy 5 (là thương) nhân với 2 (là số chia) được 10 (là số bị chia).
+ Vậy X = 10 là số phải tìm vì 10 : 2 = 5.
Trình bày:	X : 2 = 5
	 X = 5 x 2
	 X = 10
=> Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
v Bài 1: Tính nhẩm (SGK) 
 6 : 3= 8 : 2= 12 : 3= 15 : 3=
2 x 3= 4 x 2= 4 x 3= 5 x 3=
- Hướng dẫn tính nhẩm - nêu kết quả
v Bài 2: Tìm X (bảng con) 
X : 2= 3 b)X : 3= 2 c)X : 3= 4
- Hướng dẫn tính - nêu cách tính- Nx
v Bài 3: Bài toán
- Hướng dẫn HS tóm tắt, phân tích BT - cho HS tự giải vào vở (Hỗ trợ HS tìm lời văn)
Tóm tắt
 1 em: 5 chiếc kẹo
 3 em: chiếc kẹo?
- HS quan sát
- HS trả lời: Có 3 ô vuông.
- HS tự viết
 6	 :	 2 = 3
Số bị chia	 Số chia Thương
- HS nhắc lại: số bị chia là 6; số chia là 2; thương là 3.
- 2 hàng có tất cả 6 ô vuông
HS viết: 3 x 2 = 6.
- HS viết: 6 = 3 x 2. 
- HS đối chiếu, so sánh sự thay đổi vai trò của mỗi số trong phép chia và phép nhân
- HS quan sát cách trình bày
- HS nhắc lại
- HS tính
6 : 3=2 8 : 2=4 12 : 3=4 15 : 3=5
2 x 3=6 4 x 2=8 4 x 3=12 5 x 3=15
- HS tìm 
a)X : 2= 3 b)X : 3= 2 c)X : 3= 4
 X = 3 x 2 X =2 x 3 X =4 x 3
 X = 6 X = 6 X = 12
- HS giải
 Bài giải
Số chiéc kẹo có tất cả là:
5 x 3 = 15 (chiếc)
 Đáp số: 15 chiếc kẹo
 4. Củng cố – dặn dò:
 - Muốn tìm số bị chia ta làm sao?
 - Tập giải toán dạng vừa học.
 - Xem trước bài: Luyện tập.
 - Nx tiết học.
_________________________________
Tập đọc (tiết 78)
SÔNG HƯƠNG
I/ Mục tiêu:
 - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài. Hiểu ND: Vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi sắc màu của dòng sông Hương. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 - Rèn KN đọc hiểu và đọc trơn.
- Yêu vẻ đẹp của Sông Hương.
II/ Đồ dùng:
 - GV: Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra:
 - HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Tôm Càng và Cá Con.
 + Cá Con có đặc điểm gì?
 + Tôm Càng làm gì để cứu bạn?
 + Tôm Càng có đức tính gì đáng quý?
 3. Bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
v Luyện đọc: 
- GV đọc mẫu + Tóm ND
 Chú ý: giọng nhẹ nhàng, thán phục vẻ đẹp của sông Hương.
- Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. 
- HS đọc từng đoạn, tìm cách ngắt giọng các câu dài.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai. Tổ chức cho các cá nhân thi đọc đoạn 2.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
v Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải
1/ Yêu cầu HS đọc thầm và gạch chân dưới những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương?
- Những màu xanh ấy do cái gì tạo nên?
2/ Vào mùa hè, sông Hương đổi màu như thế nào?
- Do đâu mà sông Hương có sự thay đổi ấy?
- Vào những đêm trăng sáng, sông Hương đổi màu như thế nào?
. Lung linh dát vàng có nghĩa là gì?
- Do đâu có sự thay đổi ấy?
3/ Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế? 
=> BĐKH: có ý thức giữ gìn tài nguyên nước, không xả rác, đánh bắt thủy hải sản .
- HS đọc lại.
- Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu.
+ Đoạn 1: Sông Hương trên mặt nước.
 Đoạn 2: Mỗi mùa hè dát vàng.
 Đoạn 3: Phần còn lại.
- Tìm cách ngắt và luyện đọc các câu: 
Bao trùm lên cả bức tranh/ là một màu xanh/ có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau:/ màu xanh thẳm
của da trời,/ màu xanh biếc của cây lá,/ màu xanh non của những bãi ngô,/ thảm cỏ in trên mặt nước.//
 Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày/ thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.//
-3 HS đọc bài theo yêu cầu.
- Luyện đọc theo nhóm.
-Thi đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc.
- 1 HS đọc.
- Đọc thầm tìm và dùng bút chì gạch chân dưới các từ chỉ màu xanh: Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non.
- Màu xanh thẳm do da trời tạo nên, màu xanh biếc do cây lá, màu xanh non do những thảm cỏ, bãi ngô in trên mặt nước tạo nên.
- Sông Hương thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
- Do hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ sông in bóng xuống mặt nước.
- Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
. Aùnh trăng vàng chiếu xuống làm dòng sông ánh lên một màu vàng lóng lánh.
- Do dòng sông được ánh trăng vàng chiếu vào.
- Vì sông Hương làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.
 4. Củng cố – dặn dò:
 - HS đọc bài
 + Em cảm nhận được điều gì về sông Hương?
 - Ôn tập các bài Tập đọc HKII tiếât sau ôn tập
 - Nx tiết học.
______________________________________
Kể chuyện (tiết 26)
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON
I/ Mục tiêu:
 - Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 - Kể lại đúng từng đoạn của câu chuyện.
- yêu quý tình bạn.
II/ Đồ dùng :
 - GV: Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi gợi ý. 
III/ Các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra:
 - 3 HS: mỗi HS kể nối tiếp nhau từng đoạn trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
 + Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nói lên điều gì có thật
3. Bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
v Hướng dẫn kể chuyện: 
* Kể lại từng đoạn truyện: 
Bước 1: Kể trong nhóm.
- GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể lại nội dung 1 bức tranh trong nhóm.
Bước 2: Kể trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
Chú ý: Với HS khi kể còn lúng túng, GV có thể gợi ý: 
 Tranh 1
- Tôm Càng và Cá Con làm quen với nhau trong trường hợp nào?
- Hai bạn đã nói gì với nhau?
- Cá Con có hình dáng bên ngoài như thế nào?
 Tranh 2
- Cá Con khoe gì với bạn?
- Cá Con đã trổ tài bơi lội của mình cho Tôm Càng xem ntn?
 Tranh 3
- Câu chuyện có thêm nhân vật nào?
- Con Cá đó định làm gì?
- Tôm Càng đã làm gì khi đó?
 Tranh 4
- Tôm Càng quan tâm đến Cá Con ra sao?
- Cá Con nói gì với Tôm Càng?
- Vì sao cả hai lại kết bạn thân với nhau?
- Cho các nhóm cử đại diện lên thi kể.
 =>GDMT: không vứt rác, thuốc trừ sâu xuống sông, không đánh bắt cá con.
- Kể lại trong nhóm. Mỗi HS kể 1 lần. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi HS kể 1 đoạn.
- Chúng làm quen với nhau khi Tôm đang tập búng càng.
- Họ tự giới thiệu và làm quen.
Cá Con: Chào bạn. Tớ là Cá Con. 
Tôm Càng: Chào bạn. Tớ là Tôm Càng.
Cá Con: Tôi cũng sống dưới nước như bạn.
-Thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, mình có lớp vảy bạc óng ánh.
- Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy.
- Nó bơi nhẹ nhàng, lúc thì quẹo phải, lúc thì quẹo trái, bơi thoăn thoắt khiến Tôm Càng nể phục.
- Một con cá to đỏ ngầu lao tới.
- Aên thịt Cá Con.
- Nó búng càng, đẩy Cá Con vào ngách đá nhỏ.
- Nó xuýt xoa hỏi bạn có đau không?
- Cảm ơn bạn. Toàn thân tôi có một áo giáp nên tôi không bị đau.
-Vì Cá Con biết tài của Tôm Càng. Họ nể trọng và quý mến nhau.
- Mỗi nhóm kể 1 lần: mỗi lần 3 HS. 
 4. Củng cố – dặn dò:
 - Về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - Xem trước các chuyện đã học tiết sau ôn tập.
 - Nx tiết học.
__________________________________________
Chính tả (tiết 51)
VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI ?
I/ Mục tiêu:
 - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức mẩu chuyện vui. Làm được BT(2)a 
 - Kĩ năng viết sạch, đẹp.
 - Tính cẩn thận 
II/ Đồ dùng:
 - GV: Bảng phụ chép sẵn truyện vui. Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 2. 
 - HS : Bảng con
III/ Các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra:
 - HS viết: Bãi giằng, gọng vó.
 3. Bài mới:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
v Hướng dẫn tập chép: 
- GV đọc bài chép
- Câu chuyện kể về ai?
- Việt hỏi anh điều gì?
- Lân trả lời em như thế nào?
- Câu trả lời ấy có gì đáng buồn cười?
- Câu chuyện có mấy câu?
- Hãy đọc câu nói của Lân và Việt?
- Lời nói của hai anh em được viết sau những dấu câu nào?
- Trong bài những chữ nào được viết hoa? Vì sao?
- Yêu cầu HS đọc rút từ dễ viết sai- cho viết bảng con
- Yêu cầu HS chép bài vào vở.
- Thu bài nhận xét – chữa bài. 
v Bài 2: Điền vào chỗ trống (lựa chọn)
r hay d?
- Hướng dẫn HS làm BT - Nx 
- HS đọc lại bài.
- Câu chuyện kể về cuộc nói chuyện giữa hai anh em Việt.
- Việt hỏi anh: “Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ?”
- Lân trả lời em: “Em hỏi thật ngớ ngẩn. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không?”
- Lân chê Việt ngớ ngẩn nhưng thực ra Lân cũng ngớ ngẩn khi cho rằng cá không nói được vì miệng nó ngậm đầy nước.
- Có 5 câu.
- Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ?
Em hỏi thật ngớ ngẩn. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không?
- Dấu hai chấm và dấu gạch ngang.
- Chữ đầu câu: Anh, Em, Nếu và tên riêng: Việt, Lân.
- HS đọc rút từ dễ viết sai- viết bảng con
VD: 
 + say sưa, bỗng, ngớ ngẩn, miệng.
- HS nhìn bảng chép vào vở.
- HS làm BT
 Lời ve kêu da diết
 Xe sợi chỉ âm thanh
 Khâu những đường rạo rực
 Vào nền mây trong xanh.
 4. Củng cố – dặn dò 
 - Viết lỗi sai lại cho đúng. 
 - Xem trước bài: Sông Hương.
 - NX tiết học.
______________________________________________________________
BUỔI CHIỀU
ƠN TỐN
ƠN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố lại mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Biết cách tìm số bị chia. Giải được bài tốn cĩ lời văn. Rèn kỹ năng tính nhanh, đúng. 
- Cẩn thận khi làm tính.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1. Tính nhẩm :
12 : 4 = 20 : 4 = 15 : 5 = 20 : 5 =
 3 x 4 = 5 x 4 = 3 x 5 = 4 x 5 =
Bài 2. Viết số thích hợp vào ơ trống (theo mẫu) :
Số bị chia
12
Số chia
4
5
2
3
4
5
Thương
3
2
4
3
2
4
Bài 3.
 Mẹ cĩ một số quả cam chia đều vào 3 đĩa, mỗi đĩa 5 quả. Hỏi mẹ cĩ tất cả bo nhiêu quả cam?
Củng cố :
- HS thi đua tính : x : 3 = 4, x : 2 = 5
Dặn dị – nhận xét :
- Về nhà học thuộc các bảng nhân, chia.
- Làm thêm bài tập vở BT.
Bài 1. Tính nhẩm :
12 : 4 = 3 20 : 4 = 5 15 : 5 = 3 20 : 5 = 43 x 4 =12 5 x 4 = 20 3 x 5 = 15 4 x 5 =20
Bài 2. Viết số thích hợp vào ơ trống (theo mẫu) :
Số bị chia
12
10
8
9
8
20
Số chia
4
5
2
3
4
5
Thương
3
2
4
3
2
4
Bài giải
Số quả cam mẹ cĩ tất cả là:
 5 x 3 = 15 (quả cam)
 Đáp số : quả cam
________________________________________
ƠN TIẾNG VIỆT
LUYỆN VIẾT: TƠM CÀNG VÀ CÁ CON
 I. MUC TIÊU: 
- Nghe – viết chính xác bài chinh tả (Cá Con sắp vọt lên .... tức tối bỏ đi).
- Trình bày đúng hình thức đoạn văn xuơi. Làm được BT phân biệt d, r. Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.
- Yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên. GD bảo vệ nguồn nước ở dòng sông
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hướng dẫn nghe viết.
- Giáo viên đọc 1 lần bài chính tả.
- Đoạn viết nĩi về điều gì?
- Đoạn viết có mấy câu?
- Hết một câu phải chú ý điều gì, tên riêng viết như thế nào?
- Gợi ý cho HS viết từ khó.
- Hướng dẫn phân tích từ khó.
- Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng.
- Đọc cho HS viết
- Đọc lại cả bài. Nhận xét.
Bài tập.
Bài 2: Yêu cầu gì?
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng 
a/ ru con, nĩi dối, du lịch, múa rối, tiêu dùng, tách rời, rùng rợn, rời chỗ.
Bài 3a: HS nêu miệng.
- Chơi cĩ ngày đứt tay
- ... như bèo
- Rét như cắt....
- .... mưa dãi nắng
 ( rẻ, dao, ruột, dầm)
Củng cố
- HS viết lại vài từ viết sai 
Dặn dị – nhận xét 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết chính tả đúng chữ đẹp, sạch.
– Sửa lỗi viết sai thành dòng viết đúng.
- Theo dõi. 2 em đọc lại.
- Kể về việc Tơm Càng cứu Cá Con
- Có 4 câu.
- Viết hoa.
- HS tìm từ khó phân tích, đọc, viết bảng con.
- HS viết từ khó: vọt, mắt đỏ ngầu, ngách đá, tức tối,...
- HS viết bảng con
- Nghe và viết vở.
- Soát lỗi, sửa lỗi.
- Điền vào chỗ trống d hoặc r
- Đại diện nhóm lên viết.
- Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
- Chơi dao cĩ ngày đứt tay
- Rẻ như bèo
- Rét như cắt ruột
- Dầm mưa dãi nắng
- HS lên viết lại. Nhận xét, bổ sung.
- Xem bài viết đẹp.
- Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng
____________________________________
HĐNGLL
Yêu quý mẹ và cơ
I. Mục tiêu:
- HS biết ngày 8/3 là ngày Tết của mẹ và cơ hay cịn gọi là ngày Quốc tế phụ nữ.
- HS tích cực học tập để chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ. HS hiểu ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
- Kính trọng, biết ơn mẹ và cơ giáo và tơn vinh những người phụ nữ.
II. Chuẩn bị:
GV: Ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ.
HS: Bài hát, bài thơ về mẹ và cơ giáo.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
- Giới thiệu: Ý nghĩa ngày 8/3
- Thảo luận nhĩm 
+ Trong tháng 3 cĩ những ngày lễ nào?
+ Lễ kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày nào?
+ Để ngày Quốc tế phự nữ cĩ ý nghĩa thiết thực các em cần phải làm gì?
+ Vì sao em phải quý trọng mẹ và cơ giáo?
+ Những việc làm nào thể hiện lịng quý mến, kính trọng và biết ơn mẹ và cơ giáo?
- Vui văn nghệ
- Kết luận: ngày 8/3 hàng năm, ngày lễ và cũng là ngày vui của mẹ và cơ giáo – những người đã sinh và dày cơng vun đắp, nuơi nấng cho chúng ta nên người, ngày để chúng ta bày tỏ lịng biết ơn đến những người mẹ, người cơ đã dạy dỗ chúng ta nên người.
- Tuyên dương HS học tốt, ngoan, lễ phép.
- Dặn HS tích cực học tập đạt được nhiều lời nhận xét tốt, lễ phép, vâng lời mẹ và cơ giáo, đĩ là những việc làm thiết thực để chào mừng 8/3
Củng cố:
- Để tỏ lịng biết ơn mẹ và cơ giáo em cần phải làm gì?
Dặn dị: 
- Tìm những bài hát, thơ, ca dao, tục ngữ về mẹ và cơ giáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_bo_mon_lop_2_tuan_26_nam_hoc_2018_2019.doc