Giáo án Lớp 2 (Bản 2 cột) Tuần 7

Giáo án Lớp 2 (Bản 2 cột) Tuần 7

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng từ ngữ, đọc rõ ràng bài thơ Yêu lắm trường ơi!, ngữ điệu phù hợp với cảm xúc yêu thương của bạn nhỏ dành cho ngôi trường.

- Hiểu được nội dung bài đọc: Từ bài thơ và tranh minh hoạ nhận biết được tình cảm yêu thương và gắn bó của bạn nhỏ dành cho ngôi trường, thầy cô và bạn bè.

2. Năng lực:

- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, (hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm,cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hoá trong bài thơ); phát triển năng lực văn học trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè.

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- Bài hát Em yêu trường em của nhạc sĩ Hoàng Vân, tranh minh họa.

 

docx 22 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Bản 2 cột) Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Tiếng Việt
 CHỦ ĐỀ ĐI HỌC VUI SAO
Tiết 61+62: BÀI 13: YÊU LẮM TRƯỜNG ƠI (TIẾT 1+2)
 ĐỌC: YÊU LẮM TRƯỜNG ƠI 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng từ ngữ, đọc rõ ràng bài thơ Yêu lắm trường ơi!, ngữ điệu phù hợp với cảm xúc yêu thương của bạn nhỏ dành cho ngôi trường. 
- Hiểu được nội dung bài đọc: Từ bài thơ và tranh minh hoạ nhận biết được tình cảm yêu thương và gắn bó của bạn nhỏ dành cho ngôi trường, thầy cô và bạn bè. 
2. Năng lực:
- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ, (hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm,cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hoá trong bài thơ); phát triển năng lực văn học trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân. 
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè. 
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Bài hát Em yêu trường em của nhạc sĩ Hoàng Vân, tranh minh họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV mở nhạc bài hát Em yêu trường em của nhạc sĩ Hoàng Vân cho HS vận động 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: 
+ Có những sự vật nào được nhắc đến trong bài hát? 
+ Bài hát nói về điều gì? 
- GV nhận xét kết nối bài mới: Có một bạn nhỏ cũng rất yêu ngôi trường của mình. Chúng ta hãy lắng nghe xem bạn nhỏ nói gì về ngôi trường đó qua bài thơ Yêu lắm trường ơi! của tác giả Nguyễn Trọng Hoàng.
- GV ghi đề bài: Yêu lắm trường ơi!
2. Đọc văn bản
* Đọc mẫu
- GV đưa tranh minh họa bài đọc, yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm 2 về nội dung tranh.
- GVNX chốt lại nội dung tranh vẽ.
* GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn, đọc đúng, biểu cảm cảm xúc của nhân vật trữ tình “em”. HD học sinh cách đọc bài thơ: giọng đọc chậm rãi, ngữ điệu nhẹ nhàng 
a. Đọc nối tiếp câu
- GV gọi HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ lần 1
- Gọi HS tìm từ khó đọc và cho HS đọc từ khó.
- GV gọi HS đọc nối tiếp lần 2, hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng.
b. Đọc đoạn
- Bài được chia làm mấy khổ thơ ?
- Gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ
- Gọi HS giải nghĩa một số từ, tiếng khó
c. Đọc trong nhóm 
- GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc trong nhóm 5
d. Thi đọc
- GV gọi các nhóm thi đọc
- Nhận xét, khen ngợi nhóm đọc tốt
e. Đọc toàn bài
- GV gọi 1, 2 HS đọc lại toàn bài
- HS nghe, vận động theo nhạc
- HS thảo luận nhóm 2 về ND bài hát theo gợi ý.
- Trong bài hát nhắc đến cô giáo, bạn thân, bàn ghế, sách vở, trường,...
- Tình cảm yêu thương của bạn nhỏ dành cho trường lớp, cô giáo và bạn bè
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại đầu bài – ghi vở
- HS trao đổi nhóm 2: tranh vẽ cảnh lớp học và sân trường, trong lớp có 2 bạn đang trao đổi về bài học, ngoài sân các bạn đang chơi nhảy dây .
- HS lắng nghe và theo dõi.
- HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ lần 1
- HS tìm và đọc từ khó: khung cửa sổ, khúc khích, bỗng, ngỡ. 
- HS theo dõi
- 5 khổ thơ
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ
- HS giải nghĩa từ: nhộn nhịp, hồng hào 
- HS đọc nhóm 5
- Các nhóm thi đọc
 - HS bình chọn nhóm đọc tốt
- 1, 2 HS đọc toàn bài
TIẾT 2
* Khởi động chuyển tiết
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1: Đọc khổ thơ tương ứng với từng bức tranh dưới đây ?
- GV đưa tranh minh họa. Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 cùng trao đổi để tìm đoạn thơ tương ứng với tranh.
- Gọi HS đọc các khổ thơ vừa tìm được.
+ Vì sao khổ thơ thứ 2 lại tương ứng với tranh số 1? Khổ thơ thứ 2 có câu thơ ?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Câu 2: Tìm những câu thơ tả các bạn học sinh trong giờ ra chơi ?
- Gọi 2 HS đọc lại khổ thơ 
- Trong giờ ra chơi sân trường như thế nào?
- Các bạn HS được tả thế nào trong giờ ra chơi?
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt ND: Sân trường trong giờ ra chơi rất nhộn nhịp, đông vui. Các bạn HS hồng hào gương mặt, trông bạn nào cũng đáng yêu và xinh xắn.
Câu 3: Bạn nhỏ yêu những gì ở trường, lớp của mình ?
- GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi.
- Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, khen ngợi và chốt nội dung câu trả lời “Bạn nhỏ yêu ngôi trường và tất cả sự vật, cây cối, đồ vật có trong trường lớp nào là hàng cây, tiếng chim, khung cửa sổ 
Câu 4: Bạn nhỏ nhớ gì về cô giáo khi không đến lớp?
- Gọi HS chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét, khen ngợi HS
? Nghỉ hè, không đến lớp các em nhớ những điều gì về thầy cô giáo cũ của mình ?
- GV chốt “Các em ạ ! Mỗi bạn khi xa thầy cô, xa mái trường đều có những kỉ niệm đáng nhớ, tất cả đều thể hiện tình yêu thương của các bạn với mái trường và thầy cô của mình”
4. Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ.
- Gọi HS đọc diễn cảm trước lớp
- Nhận xét, khen ngợi
5. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1: Từ nào trong bài thơ thể hiện rõ nhất tình cảm của bạn nhỏ dành cho trường lớp?
- GV cho HS tìm các từ ngoài bài thể hiện tình cảm?
- GV khen ngợi HS
Câu 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức (3 tổ)
- Theo dõi, nhận xét, khen ngợi và bình chọn tổ thắng cuộc.
- HS hát, chơi 1 trò chơi
- 1 HS đọc lại câu hỏi
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 và nêu kết quả:
+ Tranh 1: Khổ thơ 2
+ Tranh 2: Khổ thơ 3
+ Tranh 3: Khổ thơ 5
- HS đọc to khổ thơ tương ứng với tranh
- Vì tranh vẽ cảnh giờ ra chơi. Khổ thơ thứ 2 có câu thơ: Mỗi giờ ra chơi, Sân trường nhộn nhịp.
- 2 HS đọc lại khổ thơ 2, lớp đọc thầm
- Sân trường nhộn nhịp
- Các bạn HS hồng hào gương mặt, bạn nào cũng xinh.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- 1 HS đọc lại, lớp đọc thầm
- HS thảo luận nhóm và chia sẻ ý kiến trong nhóm
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp: Bạn nhỏ yêu hàng cây mát, yêu tiếng chim xanh trời, yêu khung cửa sổ có bàn tay quạt gió mát .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS trả lời: Bạn nhỏ nhớ lời cô ngọt ngào, thấm từng trang sách.
- HS nối tiếp chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe
- 2, 3 HS đọc
- HS suy nghĩ và nêu câu trả lời
- Từ ngữ thể hiện tình cảm: yêu, nhớ.
- HS nối tiếp nêu: Thương, mến, quý, quan tâm, lo lắng .
- HS đọc câu hỏi
- Các tổ cử đại diện tham gia trò chơi. lần lượt từng HS lên lấy thẻ chữ gắn lên bảng sao cho thành câu phù hợp.
Tổ nào nhanh nhất và ghép chính xác tổ đó chiến thắng.
- HS nghe
 A
 B
Gương mặt các bạn
nhộn nhịp.
Lời cô
ngọt ngào.
Sân trường
xinh xắn.
- Gọi HS đọc lại các câu vừa tạo
6. Củng cố:
- Gọi 1, 2 HS đọc lại bài
- Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi trường như thế nào?
- Em có yêu ngôi trường và thầy cô giáo, bạn bè không ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, khen ngợi
- Dặn HS về đọc lại bài thơ cho người thân nghe.
- 2 HS đọc lại các câu vừa tạo
- 2 HS đọc lại bài
- Bạn nhỏ rất yêu mái trường và yêu lớp học, yêu hàng cây, yêu khung cửa sổ 
- HS chia sẻ ý kiến.
- HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
	 Tiếng Việt
Tiết 63 : BÀI 13: YÊU LẮM TRƯỜNG ƠI (TIẾT 3)
 VIẾT: CHỮ HOA E, Ê
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa E, Ê cỡ vừa và cỡ nhỏ, viết câu ứng dụng Em yêu mái trường/ Có hàng cây mát.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
2. Năng lực: 
- Hình thành và phát triển ở HS năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực tự chủ, tự học thông qua các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất:
- Phát triển phẩm chất yêu nước, yêu mái trường, thầy cô và bạn bè, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ viết hoa E, Ê.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Hát biểu diễn động tác bài Bảng chữ cái
* Trò chơi Thi viết đúng, viết đẹp chứ hoa Đ và tiếng Đi
- GV nhận xét, khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp, sau đó dẫn dắt vào bài học
- GV ghi bảng tên bài học chữ hoa E, Ê
2. Viết chữ hoa: 
- GV đưa mẫu chữ hoa E, Ê, gọi HS đọc.
a. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét 
* Quan sát chữ hoa E
- GV yêu cầu HS quan sát chữ mẫu hỏi:
+ Chữ hoa E cao mấy ô li? Rộng mấy ô li?
+ Gồm mấy nét?
- GV nhận xét 
* GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu E
- GV viết mẫu vừa viết GV vừa nêu quy trình viết chữ hoa E. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ E hoa (nếu có). Và mời HS nhắc lại cách viết chữ hoa E.
* Quan sát chữ hoa Ê
- GV gọi HS so sánh chữ hoa Ê với chữ hoa E.
b. Viết chữ hoa E, Ê trên bảng con
- GV viết mẫu 1 lần, cho HS tập viết chữ hoa E, Ê trên bảng con 
- GV quan sát, uốn nắn những HS còn gặp khó khăn.
c. Viết vở
- Gọi 1 HS nêu lại tư thế ngồi viết bài
- GV yêu cầu HS mở vở và viết chữ hoa E, Ê vào vở tập viết.
- GV theo dõi HS viết bài trong VTV2/T1.
- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. 
3. Viết ứng dụng:
- GV viết sẵn câu ứng dụng lên bảng
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Em yêu mái trường/ Có hàng cây mát.
- Mỗi dòng thơ có mấy tiếng?
- Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó? 
- Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t, r cao bao nhiêu? 
- Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái.
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu? 
- GV hướng dẫn HS viết hết dòng thứ nhất rồi viết dòng thứ hai vào vở.
- YC HS viết câu ứng dụng vào vở
- Quan sát, uốn nắn HS viết chậm
- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.
4. Củng cố:
- Hôm nay, các em đã học chữ hoa gì?
- Tổ chức cho HS thi đua tìm các câu có chữ hoa E, Ê vừa học
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS vận động theo nhạc
- HS chơi trò chơi, viết chữ hoa Đ và tiếng Đi.
- HS nghe
- 2 HS nhắc lại đầu bài, lớp ghi vở
- 2, 3 HS đọc E, Ê
- HS quan sát chữ mẫu và trả lời câu hỏi
- Chữ E viết hoa cao 5 li và rộng 3,5 li.
- Chữ E gồm 3 nét cơ bản: 1 nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ. 
- HS quan sát và nhắc lại: đặt bút tại giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 3, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết 2 nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ ở thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ 2 lượn trên đường kẻ 3, lượn xuống dừng bút ở đường kẻ 2. 
- Viết như chữ E và thêm dấu mũ trên đầu được chữ Ê.
- HS quan sát và so sánh.
- HS quan sát GV viết mẫu và tập viết chữ viết hoa E, Ê. trên bảng con theo hướng dẫn. 
- 1 HS nêu lại tư thế ngồi viết.
- HS viết chữ viết hoa E, Ê (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một.
- HS góp ý cho nhau theo cặp. 
- HS quan sát
- HS đọc câu ứng dụng. 
- HS nêu: mỗi dòng thơ có 4 tiếng
- HS quan sát và nêu viết hoa chữ Em, Có vì đứng ở đầu câu.
- Các chữ cao 2,5 ô li: E, y, g, C, h. các chữ m, ê, a, i, ư, ơ, â o có độ cao 2 ô li. Chữ t cao 1, 5 ô li, chữ r cao 1,25 ô li.
- Đặt dấu thanh trên đầu chữ a, ơ, o trong tiếng mái, trường, Có, hàng, mát.
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng khoảng cách viết chữ cái o. 
- HS ghi nhớ
- HS viết vở câu ứng dụng 
- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho bạn.
- 1 HS nhắc lại
- HS thi đua VD: Em yêu trường em. 
- HS nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
 .
 .
 .
 .
 Tiếng Việt
Tiết 64: BÀI 13: YÊU LẮM TRƯỜNG ƠI (TIẾT 4)
 NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN BỮA ĂN TRƯA 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết trao đổi về nội dung của VB và các chi tiết trong tranh.
- Nghe hiểu câu chuyện Bữa ăn trưa; nhận biết các sự việc trong câu chuyện Bữa ăn trưa qua tranh minh hoạ
- Biết dựa vào tranh kể lại được 1 – 2 đoạn (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theo lời cô kể). 
2. Năng lực:
- Hình thành và phát triển năng lực văn học; có khả năng quan sát các sự vật xung quanh); biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng tình cảm thương yêu, gắn bó đối với trường học, cảm nhận được niềm vui đến trường; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh kể chuyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
 - GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát Quê hương tươi đẹp.
- TC Bắn tên thi kể những loài vật, loài cây sống ở dưới nước và trên cạn.
- GV nhận xét, khen ngợi HS và kết nối vào bài. 
- GV ghi tên bài.
2. Nghe kể chuyện:
- GV đưa tranh minh họa tranh, yêu cầu HS quan sát tranh và hỏi:
- Trong tranh có mấy nhân vật? 
- Các em thử đoán xem đó là những ai?
- GV nhận xét và giới thiệu nhân vật có trong 4 tranh: Các em thấy truyện có 4 bức tranh rất thân quen với các em. Trong tranh có các nhân vật thầy hiệu trưởng, cô đầu bếp, bạn Chi và các bạn HS.. 
- GV kể câu chuyện (lần 1) kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức tranh. 
- GV kể câu chuyện (lần 2), thỉnh thoảng dừng lại để hỏi: 
- Lời nói trong tranh là của ai? 
- Thầy hiệu trưởng nói gì? 
- Trong chuyện, món ăn từ đồi núi là gì?
- Món ăn từ biển là gì? 
+ Sự việc tiếp theo là gì? 
3. Chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh:
- GV hướng dẫn HS cách kể theo hai bước gợi ý. 
+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, nhìn tranh để tập kể 1-2 đoạn của câu chuyện, cố gắng kể đúng lời thoại của các nhân vật (nhắc HS không cần kể đúng từng câu từng chữ mà GV đã kể).
- GV gọi một số HS kể trước lớp
- Nhận xét, khen ngợi HS tích cực
 + Bước 2: HS tập kể chuyện theo nhóm 4 
- GV theo dõi các nhóm làm việc
- GV mời các nhóm kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp. 
- GV nhận xét, bình chọn nhóm kể hay, kêt tốt, khen ngợi, động viên HS
* Qua câu chuyện cho thấy không khí ấm áp, vui vẻ của các bạn nhỏ trong giờ ăn cơm trưa ở trường. Qua đó các em có thể hiểu thêm về việc ăn uống khoa học. Muốn cơ thể khoẻ mạnh, cần phải ăn đầy đủ cá, thịt, rau. 
4. Vận dụng: (Lựa chọn a, b)
a. Kể cho người thân nghe về giờ ăn trưa ở lớp em.
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng theo gợi ý sau: 
+ Những món ăn nào em yêu thích? 
+ Em ngồi ăn cạnh bạn nào? 
+ Trước bữa ăn, em làm gì? 
+ Sau bữa ăn em làm gì? 
- GV gọi 1 HS kể trước lớp
- Nhận xét, khen ngợi
- YCHS về nhà kể với người thân về bữa ăn trưa cùng các bạn trong lớp và lắng nghe ý kiến của người thân về câu chuyện và cách kể chuyện của em. 
5. Củng cố:
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học và chia sẻ trước lớp
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài thơ Yêu lắm, trường ơi! 
- Dặn HS kể cho người thân nghe về bữa trưa ở trường cùng các bạn trong lớp.
- HS hát, vận động bài Quê hương tươi đẹp.
- HS chơi trò chơi thi kể: gà, vịt, cá, ốc, cây rau cải, bèo tây 
- HS lắng nghe
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- HS ghi bài vào vở.
- HS quan sát tranh và nêu
- Trong tranh có 4 nhân vật
- HS chia sẻ ý kiến cá nhân
- HS lắng nghe, và quan sát tranh để nắm nội dung.
- HS lắng nghe kể chuyện và tương tác cùng GV.
- Lời nói trong tranh là của thầy giáo hiệu trưởng.
- Thầy hiệu trưởng nói: Các em có mang theo ?
- Món ăn đồi núi là những món ăn được làm ra từ các sản phẩm ở vùng đồi núi là thịt, rau 
- Món ăn từ biển là hải sản, tức là cá, tôm 
+ Cả lớp ồ lên. Còn Chi thấy rất vui khi biết đồ ăn của mình đã thoả mãn hai yêu cầu biển và đồi núi.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc cá nhân, nhìn tranh để tập kể 1, 2 đoạn của câu chuyện.
- 2, 3 HS kể lại 1-2 đoạn trước lớp
- Các thành viên trong nhóm thay nhau kể 1 – 2 đoạn theo tranh. 
- Các nhóm kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, góp ý, bình chọn nhóm kể tốt.
- HS nghe và ghi nhớ
- 2 HS nhắc lại yêu cầu
- HS nghe và vận dụng kể cho người thân nghe về bữa trưa của mình ở lớp.
- 1 HS kể trước lớp
- Cả lớp khen ngợi
- HS ghi nhớ và thực hiện
+ Đọc thơ Yêu lắm, trường ơi!. 
+ Viết đúng chữ E, Ê và câu ứng dụng Em yêu mái trường/ Có hàng cây mát.. 
+ Nghe – kể được câu chuyện Bữa ăn trưa. 
- HS lắng nghe. 
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
 .
 .
 .
 .
 .
 Tiếng Việt
Tiết 65+6 BÀI 14: EM HỌC VẼ (T1+2)
 ĐỌC: EM HỌC VẼ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Em học vẽ; tốc độ đọc 45 – 50 tiếng/ phút. 
- Hiểu được những hình ảnh đẹp về thiên nhiên được khắc hoạ trong bức vẽ của bạn nhỏ cũng như tình yêu thiên nhiên và cuộc sống của bạn.
2. Năng lực:
- NL: Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ và NL văn học trong việc kể, tả về đặc điểm của các sự vật quen thuộc, gần gũi ở xung quanh.
3. Phẩm chất: 
- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái; Cảm nhận được niềm vui học tập ở trường và có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- BL viết đoạn LĐ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV mở nhạc bài hát Cháu vẽ ông mặt trời
* Trò chơi Gọi điện: đọc bài Yêu lắm trường ơi
- GV nhận xét, khen ngợi HS đọc tốt.
* GV cho HS thảo luận N4 trao đổi về một bức tranh mà em thích (đã được nhắc ở các tiết trước). 
- GV mời 1 - 2 HS giới thiệu về bức tranh của mình cho cả lớp. 
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài Em học vẽ.
- GV cùng HS nhận xét, góp ý.
 GV kết nối vào bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ học bài thơ Em học vẽ. Bài thơ mang đến cho chúng ta những cảnh thiên nhiên đẹp mà một bạn nhỏ đã quan sát được và vẽ lại. Qua bài thơ, chúng ta sẽ thấy được tình yêu của bạn nhỏ đối với thiên nhiên và cuộc sống
- GV ghi tên bài: Em học vẽ 
2. Đọc văn bản
* Đọc mẫu
* GV đọc mẫu toàn bài, chú ý đọc với giọng vui vẻ, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
a. Đọc nối tiếp câu
- GV gọi HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ 
- Gọi HS tìm từ khó đọc và cho HS đọc từ khó.
- GV gọi HS đọc nối tiếp lần 2, hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng.
b. Đọc đoạn
- Bài được chia làm mấy khổ thơ ?
- Gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ
- Gọi HS giải nghĩa một số từ, tiếng khó
c. Đọc trong nhóm 
- GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc trong nhóm 4
d. Thi đọc
- GV gọi các nhóm thi đọc
- Nhận xét, khen ngợi nhóm đọc tốt
e. Đọc toàn bài
- GV gọi 1, 2 HS đọc lại toàn bài
- HS hát vận động theo nhạc
- HS chơi trò chơi
- HS trao đổi nhóm 4: HS giới thiệu về bức tranh của mình trong nhóm
- 1, 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác có thể đặt câu hỏi hoặc nhận xét về những bức tranh được giới thiệu. 
- HS quan sát tra và tả lại những gì các em quan sát thấy trong bức tranh (cảnh sân trường, các bạn HS đứng cạnh giá vẽ trên có các bức tranh các em vẽ, cận cảnh một HS đang giới thiệu với các bạn bức tranh của mình).
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại đầu bài – ghi vở
- HS theo dõi và lắng nghe
- HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ lần 1
- HS tìm và đọc từ khó: Nắn nót, lung linh, ngõ, con thuyền, rẽ sóng, râm ran.
- HS theo dõi, đọc theo HD của GV
- 4 khổ thơ
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ
- HS giải nghĩa từ: + lung linh: từ gợi tả vẻ lay động, rung rinh của cái có thể phản chiếu ánh sáng
 - cánh diều no gió: Cánh diều gặp gió được đẩy căng và bay lên cao.
+ Cánh buồm đỏ thắm: Cánh buồm mà đỏ tươi và thắm. 
- HS đọc nhóm 4
- Các nhóm thi đọc
 - HS bình chọn nhóm đọc tốt
- 1, 2 HS đọc toàn bài
- Lớp đọc đồng thanh
TIẾT 2
* Khởi động chuyển tiết
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1: Bạn nhỏ vẽ những gì trong bức tranh bầu trời đêm ?
- GV nhận xét, chốt câu TL đúng cho HS
Câu 2: Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có gì đẹp ?
- Gọi 1 HS đọc lại khổ thơ 3, 4
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt ND: Cảnh biển trong tranh của bạn nhỏ thật đẹp với con thuyền căng buồm ra khơi.
Câu 3: Đọc khổ thơ tương ứng với bức tranh ?
- GV đưa tranh, cho HS quan sát và nêu nội dung tranh vẽ ?
- NX và khen học sinh
? Bức tranh tương ứng với khổ thơ nào?
- GV gọi HS đọc khổ thơ 4
- Nhận xét, khen HS đọc tốt
Câu 4: Tìm tiếng cùng vần ở cuối các dòng thơ ?
- GV tổ chức trò chơi Đố bạn
- GV nhận xét, khen ngợi HS
* Đọc thuộc lòng 2 khổ thơ
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ mình thích
- Gọi HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ thích nhất
- Khen ngợi HS
4. Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ.
- Gọi HS đọc diễn cảm trước lớp
- Nhận xét, khen ngợi
5. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1: Tìm trong bài thơ những từ chỉ sự vật?
- Tổ chức trò chơi Tiếp sức giữa các tổ
- GV nhận xét, bình chọn đội thắng cuộc.
Câu 2: Đặt câu nêu đặc điểm với 1 trong 3 từ lung linh, vi vu, râm ran.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 đặt câu và đọc cho bạn nghe.
- GV gọi HS đọc câu đã đặt
- Nhận xét, khen ngợi HS
6. Củng cố:
- Gọi 1, 2 HS đọc lại bài
- Trong tranh bạn nhỏ vẽ những gì?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, khen ngợi
- Dặn HS về đọc lại bài thơ cho người thân nghe.
- HS chơi trò chơi “Tay đâu tay đâu”
- HS trả lời: Bạn nhỏ vẽ bức tranh bầu trời đêm có sao lung linh và ông trăng rải ánh vàng đầy ngõ.
- 1 HS nhắc lại câu hỏi
- 1 HS đọc lại khổ thơ 3, 4
- HS thảo luận nhóm và TLCH: Tranh vẽ cảnh biển của bạn nhỏ có con thuyền trắng giương buồm đỏ thắm đang rẽ sóng ra khơi.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- 1 HS nhắc lại câu hỏi
- HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh vẽ: Tranh vẽ cảnh sân trường có hoa phượng nở đỏ rực, có ông mặt trời tỏa nắng.
- Tranh tương ứng khổ thơ 4 (khổ cuối)
- 2, 3 HS nối tiếp đọc khổ thơ 4
- HS chơi trò chơi và nêu: sao – cao; ngõ – gió; xanh – lành; khơi – trời; đỏ – gió.) 
- HS lựa chọn 2 khổ thơ thích nhất để đọc thuộc lòng
- HS thi đua đọc thuộc lòng
- HS đọc diễn cảm theo HD của GV
- 1, 2 HS đọc trước lớp. Lớp lắng nghe, góp ý
- HS chia tổ chơi Tiếp sức
KQ: lớp học, giấy, bút, bầu trời, sao, ông trăng, ngõ, cánh diều, biển, con thuyền, cánh buồm, mặt trời,...
- HS đạt câu và đọc cho bạn nghe trong nhóm của mình. Các thành viên trong nhóm nghe và chỉnh sửa cho nhau.
- HS nối tiếp đọc câu đã đặt
- 2 HS đọc lại bài
- Bạn nhỏ vẽ lớp học, vẽ ông mặt trời, vẽ cánh diều, vẽ biển cả, vẽ con thuyền, vẽ sân trường với những chùm hoa phượng đỏ.
- HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 Tiếng Việt
 BÀI 14: EM HỌC VẼ (TIẾT 3)
Tiết 67 VIẾT: EM HỌC VẼ
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nghe – viết đúng chính tả 2 khổ thơ đầu của bài Em học vẽ; trình bày đúng khổ thơ, biết viết hoa chữ đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ng/ngh; r/d/gi, an/ang. (hoặc tiếng có dấu hỏi hoặc dấu ngã). 
- Rèn kĩ năng viết chữ chuẩn mẫu, sạch sẽ.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào trong việc ghi chép học tập hàng ngày. 
2. Năng lực:
 - Phát triển năng lực nghe - viết đúng, viết đẹp. Năng lực giải quyết vấn đề khi làm bài tập chính tả và hợp tác cùng bạn bè trong nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phát triển phẩm chất yêu quê hương, yêu đất nước, chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS hát đầu giờ.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng
2. Nghe – viết:
 * GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai.
- Gọi HS đọc lại đoạn thơ
* HDHS tìm hiểu nội dung đoạn viết:
- Bạn nhỏ ngồi ở đâu để vẽ tranh?
- Bạn nhỏ vẽ gì vào bầu trời đêm?
* GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả: 
- Khổ thơ có những chữ nào viết hoa? 
- Gọi HS tìm và nêu các tiếng, từ khó viết 
- Yêu cầu HS viết từ, tiếng khó vào BC
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS
+ Khi viết các khổ thơ, cần viết như thế nào? 
* Hướng dẫn HS viết vở
- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải từng dòng thơ (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần. 
- GV đọc soát lỗi chính tả. 
* GV chấm, nhận xét một số bài của HS.
- GV nhận xét bài viết của HS. Trưng bày một số bài viết đẹp. 
3. Bài tập chính tả:
Bài 2: Chọn ng hoặc ngh thay cho ô vuông.
- GV nêu bài tập.
- GV gọi HS nhắc lại quy tắc chính tả 
- GV hướng dẫn HS thảo luận bài tập theo nhóm 2. Ghi kết quả ra phiếu BT. 
- GV yêu cầu 1 - 2 nhóm trình bày đáp án. 
- GV và HS nhận xét, chốt đáp án. (a. Nghĩa; b. ngày.) 
- Gọi HS đọc lại 2 câu tục ngữ
- GV giải thích hoặc yêu cầu HS giải thích nghĩa của 2 câu tục ngữ. 
Bài 3: Chọn a hoặc b
a) Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi thay cho hình.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tiếp sức
- GV cho các nhóm đọc kết quả của nhóm mình. GV cùng HS còn lại nhận xét đánh giá, phân định thắng thua. Tuyên dương đội làm tốt, động viên các đội còn yếu hơn.
- GV gọi HS giải nghĩa 2 câu đầu
+ GV giải thích nghĩa của câu Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa. (Kinh nghiệm về thời tiết liên quan đến trồng trọt: thời tiết nắng nhiều thích hợp cho việc trồng dưa; thời tiết mưa nhiều, đất ẩm thích hợp cho việc trồng lúa.)
b) Tìm từ ngữ có tiếng chưa an hoặc ang gọi tên sự vật trong mỗi hình.
- Nếu còn thời gian GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố bạn
4. Củng cố
- Trò chơi thi tìm từ có tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi
- Nhận xét, khen ngợi HS
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về luyện viết lại bài cho người thân xem.
* Lớp hát và vận động theo bài hát Em tập viết.
- HS viết vở
- HS nghe và quan sát đoạn viết trong SHS - hai khổ đầu bài thơ). 
- 2, 3 HS đọc lại 
- Bạn nhỏ ngồi trong lớp học để vẽ tranh.
- Bạn nhỏ vẽ bầu trời sao, ông trăng, cánh diều no gió.
- Những chữ đầu câu viết hoa.
- HS tìm và nêu: giấy trắng, lung linh, no gió 
- HS viết BC từ, tiếng khó viết
- Viết hoa chữ cái đầu tiên và cách 1 dòng sau mỗi khổ thơ.
- HS nghe - viết bài vào vở chính tả.
- HS nghe và soát lỗi: đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).
- HS quan sát bài viết đẹp của bạn.
- 2 HS đọc lại yêu cầu
- 2 HS nêu lại: ng đứng trước a, o, ô, ơ, ă, â, u, ư ; ngh đứng trước i, e, ê.
- HS thảo luận bài tập theo nhóm làm vào phiếu BT
- 1 - 2 nhóm HS trình bày đáp án. 
+ Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
+ Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- 1 HS đọc lại
- HS giải thích nghĩa 2 câu tục ngữ theo ý hiểu
- HS đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo. 
- HS lên tham gia chơi và giao lưu với các bạn.
+ HS nhìn tranh, nói tên sự vật được vẽ trong tranh, đọc câu và tìm tiếng phù hợp. 
+ Các nhóm ghi nhanh kết quả lên bảng.
Đáp án: Chậm như rùa; Nhanh như gió; Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa. 
- HS giải nghĩa theo ý hiểu
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS thi tìm: giỏ cam, quả dứa. rau cải, củ giềng, tháng giêng, mưa rào...
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
 .
 .
 .
 Tiếng Việt
Tiết 68: BÀI 14: EM HỌC VẼ (TIẾT 4)
 LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT
 DẤU CHẤM, DẤU CHẤM THAN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Phát triển vốn từ chỉ sự vật (từ chỉ đồ dùng học tập), đặt câu nếu công dụng của đồ dùng học tập, đặt đúng dấu chấm hoặc chấm hỏi ở cuối câu.
- Đặt được câu nêu công dụng của đồ dùng học tập.
2. Về năng lực: hình thành và phát triển gồm 3 NL chung và NL đặc thù (NL ngôn ngữ):
- Nói đúng từ chỉ sự vật; Nói được tên các đồ dùng có ở góc học tập.
- Phát triển năng lực sử dụng từ ngữ để đặt câu và trao đổi với giáo viên, bạn bè.
- Biết sử dụng dấu câu phù hợp.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ. (Chăm học, chăm làm)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh BT1, phiếu BT3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát.
- Bài hát nhắc đến những đồ vật gì?
- GV nhận xét, kết nối vào bài mới.
 2. Khám phá
Bài 1: Nói tên các đồ dùng có ở góc học tập
- GV gọi HS nêu bài tập.
- GV treo tranh minh họa, yêu cầu HS làm việc theo cặp 
- GV tổ chức chữa bài trước lớp. 
- GV và HS thống nhất đáp án và nhấn mạnh: Những từ chỉ đồ vật các em vừa kể trên gọi là từ chỉ sự vật.
- Gọi HS kể thêm tên các đồ dùng khác có trong góc học tập ở nhà của em?
* GV chốt: Có rất nhiều đồ dùng được để ở góc học tập: bàn, ghế, cốc nước, đèn bàn học, bút, vở, sách, cặp các em hãy sắp xếp chúng sao cho ngọn ngàng, ngăn nắp nhé!
3. Thực hành, vận dụng
Bài 2: Đặt một câu nêu công dụng của một đồ dùng học tập
- GV hướng dẫn HS đặt câu nêu công dụng của đồ dùng đó theo mẫu.
- GV giải thích: Câu mẫu nêu công dụng của đồ dùng học tập: Bút màu dùng để vẽ tranh. Câu gồm có 2 thành phần: (1) từ ngữ chỉ đồ dùng học tập (bút màu) + (2) công dụng (dùng để vẽ tranh). 
- GV vẽ sơ đồ cấu lên bảng để HS quan sát. 
- GV yêu cầu HS viết câu đã đặt vào Phiếu BT
- Gọi 1 số HS đọc 1 câu trong bài
- GV cùng HS khác nhận xét, góp ý. Nhắc nhở HS giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận.
Bài 3: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay chô ô vuông.
- GV thảo luận nhóm 2 đọc đoạn thoại và làm phiếu BT. 
- GV giải thích: Trong đoạn thoại này, những câu nào là câu hỏi thì cần chọn dấu chấm hỏi thay cho ô vuông, những câu khác không phải là câu hỏi thì chọn dấu chấm. 
- GV gọi 2 - 3 HS trình bày kết quả. 
- GV và HS nhận xét, thống nhất đáp án. 
- GV cho 2 HS đóng vai tẩy và bút chì đọc lại đoạn thoại.
- GV lưu ý HS cách đọc ngữ điệu câu hỏi (lên giọng ở cuối câu) và ngữ điệu câu khẳng định (xuống giọng ở cuối câu).
4. Củng cố:
- TC Thi đặt câu nói về công dụng của một đồ dùng học tập.
- Để đồ dùng học tập luôn mới thì các em cần giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận nhé!
- GV nhận xét giờ học, khen ngợi HS tích cực.
- HS hát và vận động theo bài hát: Em yêu trường em
- HS trả lời: Bài hát nhắc đến bút, mực, sách, vở, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_ban_2_cot_tuan_7.docx