Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 - Đặng Thị Hoài Bắc

Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 - Đặng Thị Hoài Bắc

Tiết 1,2 Tiếng Việt

Bài 1: Khu vườn tuổi thơ (Tiết 1,2)

I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Phân biệt được lời của nhân vật và lời của người dẫn chuyện.

-Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. biết cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh tạo môi trường sống thiên nhiên trong lành. Biết được tác dụng của một số loài hoa.

* Góp phần phát triển năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

* Hình thành và phát triển phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt độngviết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên

– SHS, VTV, VBT, SGV.

– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

2. Học sinh

- SHS, vở bài tập Tiếng Việt.

 

docx 67 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 7763
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 - Đặng Thị Hoài Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 19 
Từ ngày 17/1/2022 đến ngày 21/1/2022
Thứ/ngày
Buổi dạy
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Thứ Hai 
17/1/2022
Sáng
Tiếng Việt
1
Bài 1: Khu vườn tuổi thơ (Tiết 1)
Tiếng Việt
2
Bài 1: Khu vườn tuổi thơ (Tiết 2)
Toán
3
Tổng các số hạng bằng nhau
Đạo đức
4
Bài 11: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà (Tiết 2)
Chiều
Thứ Ba
18/1/2022
Sáng
Tiếng Việt
1
Bài 1: Khu vườn tuổi thơ (Tiết 3)
Tiếng Việt
2
Bài 1: Khu vườn tuổi thơ (Tiết 4)
Toán
3
Phép nhân (Tiết 1)
Đạo đức
Mĩ thuật
4
5
Bài 11: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà (Tiết 2)
Rừng cây rậm rạp (Tiết 1)
Chiều
Thứ Tư
19/1/2022
Sáng
Toán
1
Phép nhân (Tiết 2)
Tiếng Việt
2
Bài 2: Con suối bản tôi (Tiết 1)
Tiếng Việt
3
Bài 2: Con suối bản tôi (Tiết 2)
Đạo đức
Mĩ thuật
4
5
Bài 11: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà (Tiết 2)
Rừng cây rậm rạp (Tiết 1)
Chiều
Thứ Năm
20/1/2022
Sáng
Đạo đức
1
Bài 11: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà (Tiết 2)
Mĩ thuật
2
Rừng cây rậm rạp (Tiết 1)
HĐTN
3
TNXH
4,5
Bài 19: Cơ quan vận động (Tiết 1,2)
Chiều
Thứ Sáu
21/1/2022
Sáng
Toán 
1
Thừa số-Tích
Tiếng Việt
2
Bài 2: Con suối bản tôi (Tiết 5)
Tiếng Việt
3
Bài 2: Con suối bản tôi (Tiết 6)
 Thứ Hai ngày 17 tháng 1 năm 2022	
SÁNG	 
Tiết 1,2 Tiếng Việt
Bài 1: Khu vườn tuổi thơ (Tiết 1,2)
I. Yêu cầu cần đạt
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Phân biệt được lời của nhân vật và lời của người dẫn chuyện.
-Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. biết cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh tạo môi trường sống thiên nhiên trong lành. Biết được tác dụng của một số loài hoa.
* Góp phần phát triển năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
* Hình thành và phát triển phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt độngviết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên
– SHS, VTV, VBT, SGV. 
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). 
2. Học sinh
- SHS, vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
26’
6’
1. Hoạt động mở đầu
Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, lưu ý tư thế cầm sách khi đọc.
Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng. Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
 * Hoạt động 1. Đọc
Luyện đọc thành tiếng
GV đọc mẫu 
–GV hướng dẫn đọc, luyện đọc một số từ khó
– HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
Luyện đọc hiểu
Gợi ý HS giải thích nghĩa của một số từ khó,
HD HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trongSHS.
– HS liên hệ bản thân: kính trọng, biết ơn người lao động
Luyện đọc lại 
–Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động -Hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng nhân vật.
-Chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh.
Luyện tập mở rộng
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm được từ ngữ kể các việc em đã làm.
Nhận xét-tuyên dương học sinh.
3.Hoạt động củng cố và nối tiếp
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
HS hoạt động nhóm đôi chia sẻ với bạn về tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, lời nói, hành động của các nhân vật, 
HS nghe GV đọc 
HS đọc từ khó
HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp
HS giải nghĩa
HS đọc thầm
HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- Luyện đọc nhóm nhỏ, trước lớp đoạn: Bố cười đến khu vườn nhà mình.
- Học sinh khá, giỏi đọc cả bài
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Trò chơi tuổi thơ.
- HS trao đổi trong nhóm nhỏ: ghép các chữ cái và thêm dấu thanh ( nếu cần) để được tên 2 – 3 loài hoa. Nêu đặc điểm các loài hoa vừa tìm được
-HS nghe một vài nhóm trình bày trước lớp và nhận xét kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy(nếu có): 
 . ...
 . ...
 . ...
-----------------------------------------------------
Tiết 3	Toán
Tổng các số hạng bằng nhau
I. Yêu cầu cần đạt
- Dựa vào hình ảnh, tính tổng của nhiều số (theo thứ tự từ trái sang phải). 
- Làm quen với tổng các số hạng bằng nhau. 
- Dựa vào tổng các số hạng bằng nhau hoặc dựa vảo hình ảnh, làm quen với cách nói: cái gì đuợc lấy lần mấy.
** Hình thành và phát triển năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
** Góp phần phát triển phẩm chất: 
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Giáo dục thể chất.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, bảng con
- Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
12’
15’
5’
1.Hoạt động mở đầu
- Khởi động: GV yêu cầu lớp hát.
- Kết nối bài học: GV giới thiệu vào bài học mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Bước 1: Giới thiệu tổng các số hạng bằng nhau 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân. 
Tính tổng số quả chuối. 
+ Nêu các số hạng của tổng
Tính tổng số quả dâu 
+ Nhận xét các số hạng của tồng 
+ Có mấy số hạng? 
- GV chỉ vào tổng 3 + 3 + 3 + 3 và giới thiệu đây là tổng các số hạng bằng nhau, có 4 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 3 nên ta nói: 3 được lấy 4 lần. 
- GV khái quát vừa chỉ vào hình ảnh những trái dâu, vừa Hình ảnh được lặp lại về mặt số lượng
nói theo nội dung:
Cái gì được lấy mấy lần
Tổng các số hạng bằng nhau
Bước 2: Thực hành 
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu, đặt câu hỏi: 
+ Hình ảnh gì được lặp lại? 
+ Viết rồi tính tổng
+ Nhận xét tổng 
+ Cái gi được lấy mấy lần? 
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân làm các câu a, b theo mẫu.
3. Hoạt động Luyện tập-Thực hành
* Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1
- GV cho HS quan sát mẫu và phân tích
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân hoàn thành phần a), b) tương tự mẫu
- GV sửa bài, gọi HS viết phép tính và giải thích cách làm
- GV nhận xét, tuyên dương HS thực hiện đúng
* Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
- GV sửa bài, gọi HS đọc kết quả.
- GV nhận xét, tổng kết
4. Hoạt động củng cố và nối tiếp
- Hướng dẫn HS thực hiện chơi.
- GV: Gió thổi, gió thổi!
- GV: Thổi 5 nhóm, mỗi nhóm 4 bạn đứng lên
- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.
- HS hát.
- HS lắng nghe.
- HS tính :
Tổng số quả chuối:
 2 + 3 + 3 + l = 9 (tính từ trái sang phải) 
+ Các số hạng của tổng: 2, 3, 3, 1. 
Tổng số quả dâu: 
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (tính từ trái sang phải) 
+ Các số hạng bằng nhau, mỗi số hạng đều bằng 3
+ Có 4 số hạng
- HS lắng nghe
- HS quan sát mẫu, trả lời:
+ 2 con chim cánh cụt
+ Tổng: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
+ Các số hạng trong tổng bằng nhau
+ Số 2 được lấy 5 lần
- HS thực hiện:
a) 2 + 2 + 2 + 2 = 8
 2 được lấy 4 lần
b) 3 + 3 + 3 = 9
 3 được lấy 3 lần
- HS phân tích mẫu:
+ Hình ảnh 5 quả táo được lặp lại
+ Tổng: 5 + 5 + 5 = 15
+ Các số hạng trong tổng bằng nhau
+ Số 5 được lặp lại 3 lần
- HS thực hiện cá nhân
- HS viết phép tính:
a) 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 12
 2 được lấy 6 lần
b) 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15
 3 được lấy 5 lần
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh và điền số thích hợp vào dấu ?
- HS đọc kết quả:
+ Có 4 loại con vật mỗi loại đề có 3 con nên ta có: 
3 được lấy 4 lần
- HS lắng nghe
- HS: Thổi gì, thổi gì?
- HS 4 được lấy 5 lần.
- HS lắng nghe GV nhận xét
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 ..
---------------------------------------------------
	Tiết 4	Đạo đức
Bài 11: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường;
- Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường;
- Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường.
** Góp phần hình thành và phát triển năng lực
*Năng lực chung: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
* Năng lực riêng: 
- Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi ở nhà, ở trường; thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi ở nhà, ở trường.
** Hình thành và phát triển phẩm chất: Trách nhiệm: Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường và nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK đạo đức 2, bộ tranh về kĩ năng tự bảo vệ.
2. Học sinh: sgk đạo đức 2, VBT đạo đức 2 (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
10’
16’
4’
1.Hoạt động mở đầu
* Khởi động
Hoạt động 1: Chia sẻ cảm nhận
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh vẽ trong SGK Đạo đức 2, trang 46 và trả lời các câu hỏi: Nội dung từng tranh vẽ gì? Gặp tình huống như Na hoặc Bin, em cám thấy thế nào?
- HS dựa vào kinh nghiệm cá nhân và hình ảnh trong tranh vẽ nêu cảm nhận của mình.
- GV gợi ý:
+ Tranh 1: Na đang đứng gần và chứng kiến ngọn lửa bùng lên ở bếp ga. Nếu là Na, em sẽ thấy rất sợ vì ngọn lửa có thể bùng lên làm cháy đó đạc trong nhà, thậm chí cháy nhà,... rất nguy hiểm.
+ Tranh 2: Bin đang ôm bụng, mặt nhăn nhó, toát mồ hôi, có thể bạn đang bị đau bụng và cảm thấy rất khó chịu.
- GV đặt thêm câu hỏi để HS suy nghĩ và trả lời: Nếu em là Na hoặc Bin, em sẽ làm gì khi đó?
- GV gợi ý:
+ Nếu là Na, em sẽ hô thật to để gọi những người xung quanh giúp đỡ, hoặc em sẽ gọi điện ngay cho người thân để được hướng dẫn cách xử lí kịp thời,...
+ Nếu là Bin, em sẽ lên thưa với cô giáo/nhờ bạn nói với cô/nhờ bạn đưa đến phòng y tế của trường/tự mình đến phòng y tế cùa trường để được giúp đỡ,...
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
* Kết nối bài học
- GV kết luận: Trong cuộc sống hồng ngày ở nhà hoặc ở trường, đôi lúc chúng ta sẽ gặp phài những khó khăn, nguy hiểm mà tự chúng ta không thể giải quyết được. Khi đó, chúng ta cân tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác.
2. Hoạt động Luyện tập-Thực hành
Hoạt động 2: Lựa chọn cách xử lí tình huống.
+ GV tổ chức cho HS xem 2 tranh về 2 cách xử lí tình huống ở phần Khởi động, SGK Đạo đức 2, trang 46 và lựa chọn cách xử lí phù hợp.
+ GV gọi một số HS nêu lựa chọn cùa minh và giải thích li do vì sao em lựa chọn cách đó mà không chọn cách còn lại.
- GV gợi ý:
- Nên lựa chọn cách 2 vì nếu bạn nữ không gọi điện báo cho người thân thì ngọn lửa có thể bùng lên dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưcháy đổ đạc, cháy nhà,... rất nguy hiểm. Nhờ việc gọi điện cho người thân, bạn ấy sẽ được hướng dẫn cách xử lí tình huống để tránh được những nguy hiểm đó.
- GV có thể hỏi thêm: Với tình huống trên, em còn có thể có cách xử lí nào khác?
- GV mời HS nêu ý kiến của mình dựa vào kinh nghiệm, điều kiện sổng. 
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống. 
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh 1 và 2 trong SGK Đạo đức2, trang 50 và thực hiện yêu cấu: Nếu là các bạn trong tranh, em sẽ làm gì trong các tình huống sau?
- GV có thề gợi ý cho HS theo hệ thống câu hỏi:
+ Từng bạn đang gặp phải khó khăn gì? 
+ Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì?
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thào luận, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- GV gợi ý:
+ Tranh 1: Bạn nam đang chơi cầu lông thì không may, quả cẩu bị vướng trên cành cây cao. Nếu em là bạn, em sẽ nhờ một người lớn lấy giúp, sau đó sẽ lẻ phép cảm ơn người ấy.
+ Tranh 2: Bạn nam không thể khoá được vòi nước, nếu cứ để như vậy thi nước có thể chảy khắp nhà và rất nguy hiểm. Nếu là bạn ấy, em có thể gọi điện thoại cho người thân trong gia đình để nhờ giúp đỡ,...
- GV lưu ý: có thể cho các nhóm trả lời câu hỏi trên bầng các hình thức khác nhau: nhóm sắm vai, nhóm đưa ra ý kiến,...
- GV tiếp tục cho HS sắm vai xử lí các tình huống cùa Hoạt động 1, phần Kiến tạo tri thức mới, sau đó nhận xét và tổng kết hoạt động.
3. Hoạt động vận dụng-trải nghiệm
Hoạt động 4: Chia sẻ cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở nhà, ở trường. 
- GV có thể cho HS chia sẻ cách tìm kiếm sự hỗ trợ theo trải nghiệm cá nhân hoặc chia lớp thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một bảng ghi sẵn 2 cột "Ở nhà" và "Ở trường".
- GV theo dõi HS hội ý trong nhóm và ghi cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường vào bảng trong thời gian 5 phút. Đội nào ghi được nhiều cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường nhất sẽ là đội chiến thắng.
- GV tổng kết hoạt động và chuyển tiếp sang hoạt động sau.
Hoạt động 5: Nhắc nhở các bạn và người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4, yêu cẩu mỗi nhóm bốc thăm chọn một trong số các tình huống do GV đưa ra.
- GV theo dõi các nhóm thảo luận cách xử lí và sắm vai thực hành nhắc nhở bạn hoặc người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường.
- GV mời một vài nhóm thực hành sắm vai trước lớp. Cả nhóm khác nhận xét, góp ý cách xử lí tình huống của nhóm bạn.
Hoạt động 6: Lập danh sách các số điện thoại.
- GV giới thiệu cho HS vể các số điện thoại cứu trợ khẩn cấp bằng nhiều hình thức trực quan (treo bảng phụ, xem tranh, xem clip,...). Sau đó, mời HS tự ghi nhớ và lập một danh sách bao gồm:
+ Các số điện thoại cứu trợ khẩn cấp.
+ Số điện thoại quan trọng khác: số điện thoại của người thân trong gia đình (bố mẹ, anh, chị, người nuôi dưỡng,...), số điện thoại của thây, cô giáo.
- GV yêu cầu HS tự lập danh sách và trang trí trong khoảng 3 phút.
-	GV tổ chức cho HS trưng bày kết quả lập danh sách và dặn dò HS cần ghi nhớ các số điện thoại này, có thể dán ở góc học tập hoặc trên hộp bút, ba lô,... để phòng khi cấn thiết.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
4.Hoạt động củng cố và nối tiếp
- GV nêu câu hỏi cho HS chia sẻ:
+ Vì sao cấn tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ờ trường?
- GV gọi HS trả lời.
- GV tổ chức cho cả lớp đọc phần Ghi nhớ trong SGK Đạo đức 2, trang 51.
- GV dặn dò HS:
+ Em hãy nhớ tìm kiếm sự hỗ trợ mỗi khi gặp khó khăn ở nhà, ở trường.
+ Nhắc nhở các bạn và người thân thực hiện tìm kiếm sự hỗ trợ khi cẩn thiết.
- HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi
- Một số nhóm kể lại tình huống
- HS dựa vào kinh nghiệm cá nhân và hình ảnh trong tranh vẽ nêu cảm nhận của mình.
- HS trao đổi nhóm, nêu ý kiến cá nhân.
- HS lắng nghe và nhận xét.
- HS lắng nghe và hát theo bài.
- HS quan sát
- HS tiếp nhận câu hỏi
- HS suy nghĩ câu trả lời
- HS nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS liên hệ, kể lại việc làm của bản thân.
- HS hoạt động nhóm, sắm vai, xử lí tình huống.
- Các nhóm quan sát tranh để hình dung tình huống.
- HS lắng nghe câu hỏi gợi ý của GV
- Các nhóm đưa ra cách xử lí.
- HS chuẩn bị đồ dùng thực hành.
- Một nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét.
- HS nghe nhận xét, tổng kết hoạt động của GV.
- HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau việc làm của bản thân.
- Các nhóm chọn một việc chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe GV tổng kết.
- HS tìm tòi
- HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời.
- HS nghe GV tổng kết.
- HS lắng nghe,
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
-----------------------------------------------------
 Thứ Ba ngày 18 tháng 1 năm 2022
SÁNG	
Tiết 1,2 Tiếng Việt
Bài 1: Khu vườn tuổi thơ (Tiết 3,4)
I. Yêu cầu cần đạt
- Viết đúng kiểu chữ hoa Q và câu ứng dụng; Tìm đượctừ ngữ chỉ người và hoạt động tương ứng, nhận diện được và bước đầu biết sử dụng câu đề nghị, dấu chấm than.
- Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa Q và câu ứng dụng; thực hành được bài tập tìm từ chỉ người, hoạt động và dấu chấm than. 
- Thực hiện được trò chơi: Đôi bàn tay và chiếc mũ kì diệu.
* Góp phần phát triển năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
* Hình thành và phát triển phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, tính kiên nhẫn và cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy học
1.Giáo viên : Mẫu chữ Q hoa. Bảng phụ : Quê hương tươi đẹp. Ti vi( máy chiếu nếu có) 
2.Học sinh : Vở tập viết, bảng con. Mỗi HS mang 1 loại quả để thực hiện trò chơi 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động mở đầu
* Khởi động
- GV cho HS bắt bài hát
* Kết nối bài học
- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa Q và câu ứng dụng.
- GV ghi bảng tên bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Hoạt động 1. Luyện viết chữ Q hoa 
– Cho HS quan sát mẫu chữ Q hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ Q hoa.
– GV yêu cầu HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Q hoa. 
– GV yêu cầu HS viết chữ Q hoa vào bảng con. 
– HD HS tô và viết chữ Q hoa vào VTV.
*Hoạt động 2. Luyện viết câu ứng dụng
– Yêu cầuHS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “Quê hương tươi đẹp.”
– GV nhắc lại quy trình viết chữ Q hoa.
– GV viết chữ Qvà cách đặt dấu thanh.
–HD HS viết chữ Qvà câu ứng dụng “Quê hương tươi đẹp” vào VTV.
*Hoạt động 3. Luyện viết thêm 
– Yêu cầuHS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao:
 “ Quê hương tươi đẹp” 
– HS viết chữ Quê và câu thơ vào VTV
*Hoạt động 4. Đánh giá bài viết
– GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
– GV nhận xét một số bài viết.
3. Hoạt động luyện tập – thực hành
*BT 3.Luyện từ 
– HS xác định yêu cầu của BT 3/a
( Tìm trong đoạn 1 của truyện: khu vườn tuổi thơ từ ngữ: chỉ người và chỉ hoạt động?)
GV nhận xét các nhóm.
* Từ chỉ người: bố, tôi
* Từ chỉ hoạt động: trồng, dẫn, tưới.
– HS xác định yêu cầu của BT 3/b.
- HS thực hiện trò chơi tiếp sức: 
Nhóm đôi bạn: 1 bạn nêu từ chỉ người + 1 bạn nêu từ chỉ họat động.
- Sau đó thi đua các nhóm lên trình bày.
*BT 4. Luyện câu Nhận diện câu đề nghị :
- HS xác định yêu cầu của BT 4.a 
- GV hướng dẫn HS cách tìm câu đề nghị: 
Thế nào là câu đề nghị?
Đáp án đúng là : Con hãy nhắm mắt lại!
Dấu chấm than:
Câu a: dấu chấm than
Câu b: dấu chấm hỏi
Câu c: dấu chấm
Câu d: dấu chấm than.
- Nhận xét bài làm của HS.
Luyện tập đặt câu đề nghị:
- Xác định yêu cầu bài tập 4C . 
 3. Hoạt động vận dụng và trải nghiệm
– HS cầm hoa hoặc quả( đã chuẩn bị ) trên tay.
– Đôi bạn cùng nhắm mắt và đố bạn: quả( hoa ) gì?
- Nêu thêm đặc điểm về loại hoa( quả) mà bạn đoán được?
- Nhận xét phần thực hành của HS. 
4. Hoạt động củng cố và nối tiếp
(?) Nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
Hs hát
HS lắng nghe
-HS quan sát mẫu 
– HS quan sát GV viết mẫu
– HS viết chữ Q hoa vào bảng con, VTV
– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng 
– HS nghe GV nhắc lại quy trình viết 
– HS viết vào vở VTV
– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao
HS viết 
– HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
– HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
– HS xác định yêu cầu 
- HS đọc thầm lại đoạn 1.
- Đôi bạn thảo luận tìm từ chỉ người và từ chỉ hoạt động. 
- Đại diện nhóm báo cáo.
- HS nhận xét bài nhóm bạn. 
– HS chơi tiếp sức
– HS tìm thêm một số từ ngữ chỉ hoạt động
– HS xác định yêu cầu của BT 4
-HS làm BT
 HS xác định yêu cầu bài tập 4.b
( Điền dấu câu phù hợp với mỗi ô trống)
- Cá nhân thực hiện vào vở BT- đôi bạn đổi vở kiểm tra bài. Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
– HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.
– HS nói trước lớp và chia sẻ 
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (Nếu có)
 ..
-----------------------------------------------------
Tiết 3 Toán
Phép nhân (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết: 
• Ý nghĩa của phép nhân: sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau. 
• Dấu nhân. 
• Thuật ngữ thể hiện phép nhân: cái gì được lấy mấy lần? 
- Quan sát hình ảnh, nói được tình huống xuất hiện phép nhân, viết được phép nhân thích hợp.
- Viết tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. 
- Tính được kết quả phép nhân dựa vào việc tính tồng các số hạng bằng nhau. 
- Làm quen bài toán về ý nghĩa của phép nhân, bước đầu phân biệt với bài toán về ý nghĩa của phép cộng. 
** Góp phần phát triển ăng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
** Hình thành và phát triển phẩm chất: 
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, trách nhiệm
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- 20 khối lập phương
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, bút, phấn, bảng con
- 10 khối lập phương
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
26’
5’
1. Hoạt động mở đầu
* Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi “Gió thổi”
- GV: Gió thổi, gió thổi!
- GV: Thổi 3 nhóm, mỗi nhóm 6 bạn đứng lên
*Kết nối bài học: GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Bước 1: Hình thành phép nhân 
- GV cho HS đọc yêu cầu 
+ Có tất cả bao nhiêu bút chì?
- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) thảo luận cách làm. 
- GV yêu cầu HS tính toán để tìm số bút chì có tất cả ra bảng con.
- GV cho HS nhận xét các sổ hạng của tổng 
- GV với tổng các số hạng bằng nhau, ta có thể viết thành phép nhân, do 3 được lấy 4 lần nên ta viết phép nhân: 3 x 4 = 12
- GV giới thiệu cách đọc: ba nhân bốn bằng mười hai.
Bước 2: Viết dấu nhân, phép tính nhân
Bài 1
- GV giới thiệu dấu x.
- GV hướng dẫn cách viết.
- GV hướng dẫn viết phép tính 3 x 4 = 12
Bước 3: Thực hành viết phép nhân và tìm kết quả của phép nhân
Bài 2: 
GV yêu cầu 4 HS xoè hai bàn tay và đứng trước lớp.
a) Số bàn tay của 4 bạn?
- GV đặt câu hỏi:
+ Mỗi bạn có mấy bàn tay?
+ Có mấy bạn?
+ Như vậy 2 bàn tay được lặp lại mấy lần? 
- GV yêu cầu HS viết phép nhân trên bảng con (không viết kết quả) 
- GV yêu cầu HS chỉ vào từng số của phép nhân 2 x 4 và nói: 2 bàn tay được lấy 4 lần.
b) - GV yêu cầu HS nhóm đôi thảo luận và viết phép tính.
- GV sửa bài, tập cho các em nói theo cách ở câu a.
Bài 3: Tìm kết quả phép nhân bằng cách chuyển về tổng các số hạng bằng nhau (có dùng các khối lập phương để tường minh cách làm).
- Tìm hiểu mẫu
- GV đặt câu hỏi:
• Yêu cầu của bài? 
• Quan sát phép nhân: 2 x 4
+ Cái gì được lấy mấy lần? 
+ Thể hiện bằng ĐDHT. 
• Muốn biết có tất cả bao nhiêu khối lập phương, ta tính thế nào?
- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) thực hiện câu a, câu b theo mẫu.
a) 7 x 2 b) 6 x 3
3. Hoạt động củng cố và nối tiếp
- Các em vừa học bài gì?
- Nhận xét, tuyên dương. Dặn dò chuẩn bị bài Phép nhân (Tiết 2).
- HS: Thổi gì, thổi gì?
- HS: 6 được lấy 3 lần.
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận tìm cách làm
• Đếm. 
• Tính toán. 
- HS tính ra bảng con:
3 + 3 + 3 + 3 = 12
- HS nhận xét: Các số hạng bằng nhau, đều bằng 3.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS đọc trôi chảy.
- HS lắng nghe
- HS viết trên bảng con
- HS viết trên bảng con.
- HS xòe bàn tay đưng trước lớp
- HS trả lời:
+ Mỗi bạn có hai bàn tay
+ Có 4 bạn
+ 2 bàn tay được lặp lại 4 lần
- HS viết trên bảng con:
2 x 4
- HS chỉ và nói
- HS thảo luận và viết phép tính:
 5 x 8
- HS chỉ vào từng số của phép nhân 5 x 8 và nói: 5 ngón tay được lặp lại 8 lần
- HS trả lời
+ Tính kết quả của phép nhân
+ 2 được lấy 4 lần
+ Lấy 4 nhóm, mỗi nhóm 2 khối lập phương
+ Phép tính:
2 + 2 + 2 + 2 = 8
2 x 4 = 8
- HS thảo luận, thực hiện câu a, b theo mẫu
IV. Điều chỉnh sau bài dạy(nếu có): 
 . ...
 . ...
 . ...
-----------------------------------------------------
Tiết 4 Đạo đức
Bài 11: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường;
- Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường;
- Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường.
** Góp phần hình thành và phát triển năng lực
*Năng lực chung: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
* Năng lực riêng: 
- Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi ở nhà, ở trường; thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi ở nhà, ở trường.
** Hình thành và phát triển phẩm chất: Trách nhiệm: Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường và nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK đạo đức 2, bộ tranh về kĩ năng tự bảo vệ.
2. Học sinh: sgk đạo đức 2, VBT đạo đức 2 (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
10’
16’
4’
1.Hoạt động mở đầu
* Khởi động
Hoạt động 1: Chia sẻ cảm nhận
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh vẽ trong SGK Đạo đức 2, trang 46 và trả lời các câu hỏi: Nội dung từng tranh vẽ gì? Gặp tình huống như Na hoặc Bin, em cám thấy thế nào?
- HS dựa vào kinh nghiệm cá nhân và hình ảnh trong tranh vẽ nêu cảm nhận của mình.
- GV gợi ý:
+ Tranh 1: Na đang đứng gần và chứng kiến ngọn lửa bùng lên ở bếp ga. Nếu là Na, em sẽ thấy rất sợ vì ngọn lửa có thể bùng lên làm cháy đó đạc trong nhà, thậm chí cháy nhà,... rất nguy hiểm.
+ Tranh 2: Bin đang ôm bụng, mặt nhăn nhó, toát mồ hôi, có thể bạn đang bị đau bụng và cảm thấy rất khó chịu.
- GV đặt thêm câu hỏi để HS suy nghĩ và trả lời: Nếu em là Na hoặc Bin, em sẽ làm gì khi đó?
- GV gợi ý:
+ Nếu là Na, em sẽ hô thật to để gọi những người xung quanh giúp đỡ, hoặc em sẽ gọi điện ngay cho người thân để được hướng dẫn cách xử lí kịp thời,...
+ Nếu là Bin, em sẽ lên thưa với cô giáo/nhờ bạn nói với cô/nhờ bạn đưa đến phòng y tế của trường/tự mình đến phòng y tế cùa trường để được giúp đỡ,...
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
* Kết nối bài học
- GV kết luận: Trong cuộc sống hồng ngày ở nhà hoặc ở trường, đôi lúc chúng ta sẽ gặp phài những khó khăn, nguy hiểm mà tự chúng ta không thể giải quyết được. Khi đó, chúng ta cân tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác.
2. Hoạt động Luyện tập-Thực hành
Hoạt động 2: Lựa chọn cách xử lí tình huống.
+ GV tổ chức cho HS xem 2 tranh về 2 cách xử lí tình huống ở phần Khởi động, SGK Đạo đức 2, trang 46 và lựa chọn cách xử lí phù hợp.
+ GV gọi một số HS nêu lựa chọn cùa minh và giải thích li do vì sao em lựa chọn cách đó mà không chọn cách còn lại.
- GV gợi ý:
- Nên lựa chọn cách 2 vì nếu bạn nữ không gọi điện báo cho người thân thì ngọn lửa có thể bùng lên dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưcháy đổ đạc, cháy nhà,... rất nguy hiểm. Nhờ việc gọi điện cho người thân, bạn ấy sẽ được hướng dẫn cách xử lí tình huống để tránh được những nguy hiểm đó.
- GV có thể hỏi thêm: Với tình huống trên, em còn có thể có cách xử lí nào khác?
- GV mời HS nêu ý kiến của mình dựa vào kinh nghiệm, điều kiện sổng. 
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống. 
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh 1 và 2 trong SGK Đạo đức2, trang 50 và thực hiện yêu cấu: Nếu là các bạn trong tranh, em sẽ làm gì trong các tình huống sau?
- GV có thề gợi ý cho HS theo hệ thống câu hỏi:
+ Từng bạn đang gặp phải khó khăn gì? 
+ Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì?
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thào luận, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- GV gợi ý:
+ Tranh 1: Bạn nam đang chơi cầu lông thì không may, quả cẩu bị vướng trên cành cây cao. Nếu em là bạn, em sẽ nhờ một người lớn lấy giúp, sau đó sẽ lẻ phép cảm ơn người ấy.
+ Tranh 2: Bạn nam không thể khoá được vòi nước, nếu cứ để như vậy thi nước có thể chảy khắp nhà và rất nguy hiểm. Nếu là bạn ấy, em có thể gọi điện thoại cho người thân trong gia đình để nhờ giúp đỡ,...
- GV lưu ý: có thể cho các nhóm trả lời câu hỏi trên bầng các hình thức khác nhau: nhóm sắm vai, nhóm đưa ra ý kiến,...
- GV tiếp tục cho HS sắm vai xử lí các tình huống cùa Hoạt động 1, phần Kiến tạo tri thức mới, sau đó nhận xét và tổng kết hoạt động.
3. Hoạt động vận dụng-trải nghiệm
Hoạt động 4: Chia sẻ cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở nhà, ở trường. 
- GV có thể cho HS chia sẻ cách tìm kiếm sự hỗ trợ theo trải nghiệm cá nhân hoặc chia lớp thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một bảng ghi sẵn 2 cột "Ở nhà" và "Ở trường".
- GV theo dõi HS hội ý trong nhóm và ghi cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường vào bảng trong thời gian 5 phút. Đội nào ghi được nhiều cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường nhất sẽ là đội chiến thắng.
- GV tổng kết hoạt động và chuyển tiếp sang hoạt động sau.
Hoạt động 5: Nhắc nhở các bạn và người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4, yêu cẩu mỗi nhóm bốc thăm chọn một trong số các tình huống do GV đưa ra.
- GV theo dõi các nhóm thảo luận cách xử lí và sắm vai thực hành nhắc nhở bạn hoặc người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường.
- GV mời một vài nhóm thực hành sắm vai trước lớp. Cả nhóm khác nhận xét, góp ý cách xử lí tình huống của nhóm bạn.
Hoạt động 6: Lập danh sách các số điện thoại.
- GV giới thiệu cho HS vể các số điện thoại cứu trợ khẩn cấp bằng nhiều hình thức trực quan (treo bảng phụ, xem tranh, xem clip,...). Sau đó, mời HS tự ghi nhớ và lập một danh sách bao gồm:
+ Các số điện thoại cứu trợ khẩn cấp.
+ Số điện thoại quan trọng khác: số điện thoại của người thân trong gia đình (bố mẹ, anh, chị, người nuôi dưỡng,...), số điện thoại của thây, cô giáo.
- GV yêu cầu HS tự lập danh sách và trang trí trong khoảng 3 phút.
-	GV tổ chức cho HS trưng bày kết quả lập danh sách và dặn dò HS cần ghi nhớ các số điện thoại này, có thể dán ở góc học tập hoặc trên hộp bút, ba lô,... để phòng khi cấn thiết.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
4.Hoạt động củng cố và nối tiếp
- GV nêu câu hỏi cho HS chia sẻ:
+ Vì sao cấn tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ờ trường?
- GV gọi HS trả

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_19_nam_hoc_2021_2.docx