Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 đến 8 - Năm học 2016-2017
Tiết 3+ 4
Tập đọc
Chiếc bút mực
(2 Tiết)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ: hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay.
- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật (cô giáo, Lan, Mai).
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ mới.
- Hiểu nội dung bài: Khen ngợi Mai là cô bé ngoan, biết giúp bạn.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Thể hiện sự cảm thông.
- Hợp tác.
- Ra quyết định và giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
A. KTBC:
- HS1 đọc đoạn 1, 2 và TL câu hỏi:
? Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách nào?
- HS2 đọc đoạn 3 và TL câu hỏi:
? Tìm những từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài chủ điểm và bài học:
- HS quan sát tranh minh họa chủ điểm.
- GV giới thiệu chủ điểm Trường học và bài mở đầu chủ điểm đó là bài Chiếc bút mực.
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc.
? Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu vào bài.
2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu toàn bài.
- GV nêu qua cách đọc
b. Đọc nối tiếp câu
- GV viết bảng các từ cần luyện đọc:
- HS luyện đọc từ.
c. Đọc nối tiếp đoạn trước lớp:
- Đọc nối tiếp lần 1
+ GV treo bảng phụ viết một số câu cần hướng dẫn HS luyện đọc.
- HS lên bảng dùng nét gạch chéo để ngắt nghỉ và gạch chân những từ cần luyện đọc
- HS luyện đọc câu.
- Đọc nối tiếp lần 2:
+ 1 HS đọc phần chú giải trong bài.
? Em hiểu ngạc nhiên có nghĩa là gì
? Giải nghĩa từ loay hoay
d. Đọc nối tiếp đoạn theo nhóm
- HS đọc trong nhóm bàn.
- GV quan sát, nhắc nhở HS.
e. Thi đọc giữa các nhóm:
- Thi đọc đoạn 3.
- Cả lớp và GV nhận xét, phân thắng thua
f. Đọc toàn bài
- 1 HS đọc
- HS + GV nhận xét , đánh giá
- Hai bạn ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè đi trên sông.
- Gọng vó: bái phục nhìn theo.
- Cua kềnh: âu yếm ngó theo.
- Săn sắt, cá thầu dầu: lăng xăng cố bơi theo, hoan nghênh váng cả mặt nước.
- Các bạn đang ngồi tập viết trong lớp, viết bằng bút mực, trước mỗi bạn có 1 lọ mực.
- nức nở, lúc này, loay hoay, ngoan lắm.
- Thế là trong lớp / chỉ còn mình em / viết bút chì.//
- Nhưng hôm nay / cô cũng định cho em viết bút mực / vì em viết khá rồi.//
- Ngạc nhiên: lấy làm lạ
- Loay hoay: xoay trở mãI, không biết nên làm thế nào
Tuần 5 Thứ hai ngày 03 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: Chào cờ Kĩ năng sống: Tư thế ngồi I. Mục tiêu - Hiểu được ích lợi của việc ngồi học đúng tư thế - Biết cách ngồi học đúng tư thế - Tạo thói quen ngồi học đúng tư thế II. Đồ dùng dạy học - sách thực hành kĩ năng sống III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Các hoạt động * HĐ1: Tầm quan trọng a. nếp ngồi ảnh hưởng đến xương sống ? GV: Xương sống có tác dụng gì + Trụ cột của cơ thể + Duy trì hoạt động của cơ thể + Tạo nên dáng đứng - HS quan sát tranh và trả lời - GVKL: ? Tư thế nào ảnh hưởng đến xương sống - HS quan sát tranh và trả lời - GVKL: b. Ngồi sai tư thế có tác hại gì ? Tư thế ngồi học nào giúp bảo vệ xương sống - HS quan sát tranh và trả lời - GV kết luận ? Ngồi sai tư thế có tác hại gì - HS thảo luận nhóm đôi - GVKL: c. ích lợi của việc ngồi đúng ? Tư thế ngồi đúng giúp gì cho em - HS quan sát tranh và trả lời - GVKL: * HĐ2: Tư thế ngồi của em a. Tư thế ngồi đúng ? Tư thế ngồi đúng cần như thế nào - HS thảo luận nhóm 2 (3 phút) - Đại diện nhóm trình bày - GVKL b. Những điều nên tránh ? Những tư thế nào nên tránh - HS quan sát tranh và trả lời * HĐ3: Thực hành - HS ngồi đúng tư thế đã hướng dẫn - GV quan sát, nhận xét và uốn nắn 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học - Nhắc HS ngồi đúng tư thế - Xương sống có tác dụng làm trụ cột của cơ thể - Ngồi đúng tư thế giúp xương sống thẳng, ngồi sai tư thế khiến xương sống bị công và tạo nên dáng cong. + Còng lưng + Vẹo xương sống + Mắt mờ + Dáng đứng thẳng đẹp + Đôi mắt sáng + Học tập hiệu quả - Tư thế ngồi đúng: + Thẳng lưng + Giữ khoảng cách giữa mắt và mặt bàn là 25 - 30cm ----------------------------o0o--------------------------- Tiết 2 Toán 38 + 25 (Tiết 21) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 38 + 25 (cộng có nhớ dưới dạng viết tính). - Củng cố phép tính cộng đẵ học dạng 8 + 5 và 28 + 5. II. Đồ dùng dạy học: - 5 bó 1 chục que tính và 13 que tính rời. III. Các hoạt động dạy học: A. KTBC: - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp. B. Bài mới: 1. GTB: GV nêu mục tiêu của giờ học. 2. Nội dung: a) Giới thiệu phép cộng dạng 38 + 25: - GV nêu bài toán dẫn tới phép tính: 38 + 25 =? - HS thao tác trên que tính để tìm ra kết quả. - GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính theo cột dọc. - Một số HS nhắc lại cách tính. b) Luyện tập: - HS nêu y/c của bài. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở - Chữa bài: + Nhận xét Đ - S. + Một số HS nêu cách tính. + HS đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau. * GV: Nhắc HS khi làm bài cần phân biệt phép cộng có nhớ và phép cộng không nhớ. - HS nêu y/c của bài. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở - Chữa bài: + Nhận xét Đ - S. ? Muốn điền đúng tổng em làm thế nào * GV: Củng cố khái niệm tổng và số hạng, cách tìm tổng - HS đọc bài toán, ? Bài cho biết gì ? bài hỏi gì - GV tóm tắt bài toán bằng sơ đồ lên bảng - HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán. - 1 HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vào vở - Chữa bài + HS nhận xét Đ - S, ? Để biết con kiến đi từ A đến C phải đi hết đoạn đường dài bao nhiêu đề – xi – mét em làm thế nào ? Nêu lời giải khác. - GV đánh giá. * GV: Độ dài đoạn thẳng AC bằng tổng độ dài hai đoạn thẳng AB và BC. - HS nêu y/c của bài. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở - Chữa bài: + Nhận xét Đ - S + Giải thích cách làm bài. * GV: Tính tổng, so sánh rồi điền dấu. 3. Củng cố, dặn dò: - Bài học củng cố phép tính cộng đẵ học dạng 8 + 5 và 28 + 5; giúp các em biết cách thực hiện phép cộng dạng 38 + 25. - Nhận xét giờ học. * Tính: 38 58 40 29 + + + + 4 5 6 7 42 63 46 36 * Tính: 38 + 25 63 + 8 cộng 5 bằng 13, viết 3 nhớ 1. + 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6. * Bài 1: (SGK - 21) : Tính. 38 58 28 48 38 + + + + + 45 36 59 27 38 83 94 87 75 76 68 44 47 68 48 + + + + + 4 8 32 12 33 72 52 79 80 81 * Bài 2: (SGK - 21) : Viết số thích hợp vào ô trống: Số hạng 8 28 38 8 18 80 Số hạng 7 16 41 53 34 8 Tổng 15 44 79 61 52 88 * Bài 3: (SGK - 21) Tóm tắt ?dm A 28dm B 34dm C Bài giải Con kiến phải đi đoạn đường dài là: 28 + 34 = 62 (dm) Đáp số: 62 dm Bài 4: (SGK - 21) ,= 8 + 4 < 8 + 5 18 + 8 < 19 + 9 9 + 8 = 8 + 9 18 + 9 = 19 + 8 9 + 7 > 9 + 6 19 + 10 > 10 + 18 .. Tiết : Mĩ Thuật (Đ/c Minh dạy) .. Tiết 3+ 4 Tập đọc Chiếc bút mực (2 Tiết) I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ: hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay. - Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật (cô giáo, Lan, Mai). 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ mới. - Hiểu nội dung bài: Khen ngợi Mai là cô bé ngoan, biết giúp bạn. * Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Thể hiện sự cảm thông. - Hợp tác. - Ra quyết định và giải quyết vấn đề. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK phóng to. III. Các hoạt động dạy học: Tiết 1 A. KTBC: - HS1 đọc đoạn 1, 2 và TL câu hỏi: ? Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách nào? - HS2 đọc đoạn 3 và TL câu hỏi: ? Tìm những từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài chủ điểm và bài học: - HS quan sát tranh minh họa chủ điểm. - GV giới thiệu chủ điểm Trường học và bài mở đầu chủ điểm đó là bài Chiếc bút mực. - HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc. ? Bức tranh vẽ cảnh gì? - GV giới thiệu vào bài. 2. Luyện đọc: a. GV đọc mẫu toàn bài. - GV nêu qua cách đọc b. Đọc nối tiếp câu - GV viết bảng các từ cần luyện đọc: - HS luyện đọc từ. c. Đọc nối tiếp đoạn trước lớp: - Đọc nối tiếp lần 1 + GV treo bảng phụ viết một số câu cần hướng dẫn HS luyện đọc. - HS lên bảng dùng nét gạch chéo để ngắt nghỉ và gạch chân những từ cần luyện đọc - HS luyện đọc câu. - Đọc nối tiếp lần 2: + 1 HS đọc phần chú giải trong bài. ? Em hiểu ngạc nhiên có nghĩa là gì ? Giải nghĩa từ loay hoay d. Đọc nối tiếp đoạn theo nhóm - HS đọc trong nhóm bàn. - GV quan sát, nhắc nhở HS. e. Thi đọc giữa các nhóm: - Thi đọc đoạn 3. - Cả lớp và GV nhận xét, phân thắng thua f. Đọc toàn bài - 1 HS đọc - HS + GV nhận xét , đánh giá - Hai bạn ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè đi trên sông. - Gọng vó: bái phục nhìn theo. - Cua kềnh: âu yếm ngó theo. - Săn sắt, cá thầu dầu: lăng xăng cố bơi theo, hoan nghênh váng cả mặt nước. - Các bạn đang ngồi tập viết trong lớp, viết bằng bút mực, trước mỗi bạn có 1 lọ mực. - nức nở, lúc này, loay hoay, ngoan lắm. - Thế là trong lớp / chỉ còn mình em / viết bút chì.// - Nhưng hôm nay / cô cũng định cho em viết bút mực / vì em viết khá rồi.// - Ngạc nhiên: lấy làm lạ - Loay hoay: xoay trở mãI, không biết nên làm thế nào Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - 1 HS đọc đoạn 1 và 2, cả lớp đọc thầm theo. ? Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực? (Thể hiện sự cảm thông) ? Giải nghĩa từ hồi hộp - 1 HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm theo. ? Chuyện gì xảy ra với Lan? * Thảo luận nhóm (Hợp tác) ? Vì sao Lan loay hoay mãi với cái hộp bút? ? Cuối cùng em quyết định ra sao? (Ra quyết định và giải quyết vấn đề) - 1 HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm theo. ? Khi biết mình cũng được viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào? ? Vì sao cô giáo khen Mai? 4. Luyện đọc lại: - HS luyện đọc phân vai trong nhóm. - 4 nhóm thi đọc cả bài. - Lớp NX - GVNX. 5. Củng cố, dặn dò: ? Câu chuyện này nói về điều gì? ? Em thích nhân vật nào trong chuyện? Vì sao? - GV nhận xét giờ học. * Sự mong muốn của Mai: - Thấy Lan được cô cho viết bút mực, Mai hồi hộp nhìn cô. Mai buồn lắm vì trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì. - Hồi hộp: không yên lòng, chờ đợi một điều gì đó * Chuyện xảy ra với Lan: - Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút. Lan buồn, gục đầu xuống bàn khóc nức nở. - Vì nửa muốn cho bạn mượn bút, nửa lại tiếc. - Mai lấy bút đưa cho Lan mượn. * Cô giáp khen Mai: - Mai thấy tiếc nhưng rồi em vẫn nói: “Cứ để bạn Lan viết trước”. - Vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạn bè. - Nói về chuyện bạn bè thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Tiết 5: Thể dục CHUYểN Đội Hình HàNG DọC THàNH Đội Hình VòNG TRòN ÔN 4 ĐộNG TáC CủA BàI THể DụC PHáT TRIểN CHUNG I. Mục tiêu. - Học cách chuyển đội hình hàng dọc thành vòng tròn và ngược lại . -Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng nhanh và trật tự . - Ôn 4 động tác Vươn Thở - Tay - Chân - Lườn . Yêu cầu thực hiện mỗi động tác tương đối chính xác . II. Đồ dùng dạy học - sân trường, còi III. Các hoạt động dạy học 1.Phần mở đầu : -Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học . Đứng vỗ tay và hát . - Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp . * Kiểm tra bài cũ : Mời 1 -2 em lên kiểm tra 4 động tác đã học 2.Phần cơ bản : -Chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại .( 2 - 3 lần ) - GV giải thích động tác , sau đó dùng khẩu lệnh cho HS cách nắm tay nhau di chuyển thành vòng tròn theo ngợc chiều kim đồng hồ từ tổ 1 đến hết . Sau khi lớp chuyển thành vòng tròn GV cho đứng lại rồi cho quay mặt vào tâm , sau đó nhận xét giải thích thêm . Tiếp theo tập chuyển về đội hình ban đầu . Sau khi tập lần 2 hoặc 3 GV cho dừng lại ở đội hình vòng tròn , giãn cách để tập bài thể dục phát triển chung . - Ôn lại 4 động tác mới học .( 4 - 5 lần ) - Yêu cầu cả lớp ôn lại lần lợt 4 động tác 2 lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp . Lần 1 do GV điều khiển lần 2 -5 do cán sự điều khiển . Xen kẽ giáo viên nhận xét học có thể chia tổ tập luyện Trò chơi : " Kéo cưa lừa xẻ " -Lần 1 cho 1 hoặc 2 cặp chơi thử . Lần 2 chia về các tổ để chơi chơi có kết hợp với vần điệu . 3.Phần kết thúc. - Trò chơi hồi tĩnh -Giáo viên hệ thống bài học -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học . -GV giao bài tập về nhà cho học sinh . * * * * * * * * * * * GV * * * * * * * * * * Giáo viên § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § .................................................................................................................................... Thứ ba ngày 04 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: Âm nhạc (Đ/C Hương dạy) Tiết 2: Luyện từ và câu Tên riêng. Câu kiểu Ai là gì? I. Mục đích, yêu cầu: 1. Phân biệt các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật. Biết viết hoa tên riêng. 2. Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) - là gì? II. Đồ dùng dạy học: - Vở BT Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học: A. KTBC: - 2 HS làm lại BT2 tiết LTVC tuần trước, dưới lớp làm ra nháp. B. Bài mới: 1. GTB: - GV nêu MĐYC của tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: - HS nêu y/c của bài. - HS so sánh cách viết các từ ở nhóm (1) với các từ nằm ngoài ngoặc đơn ở nhóm 2. - HS phát biểu ý kiến. - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. + Các từ ở cột (1) là tên chung, không viết hoa (sông, núi, thành phố, học sinh) + Các từ ở cột 2 là tên riêng của một dòng sông, một ngọn núi, một thành phố hay một người. Những tên đó phải viết hoa. - 5, 6 HS đọc thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ. * GV: Cách viết tên riêng - HS nêu y/c của bài. - GV hướng dẫn HS nắm y/c của bài. - Cả lớp làm bài vào VBT, 2 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét, chữa bài. - GV đánh giá, cho điểm. * GV: Củng cố cách viết tên riêng - HS nêu y/c của bài. - HS làm bài vào VBT. - HS đọc bài làm của mình. - Cả lớp và GV nhận xét Đ- S. - HS chữa bài vào VBT. * GV: Củng cố cách đặt câu theo câu kiểu Ai là gì? 3. Củng cố, dặn dò: ? Khi viết tên riêng ta cần viết thế nào? - GV nhận xét giờ học. Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về ngày, tháng, năm. * Bài 1: Cách viết các từ ở nhóm (1) và nhóm (2) khác nhau như thế nào? Vì sao? (2) sông (sông) Cửu Long núi (núi) Ba Vì thành phố (thành phố) Huế học sinh (HS) Trần phú Bình * Bài 2: Hãy viết a. Tên hai bạn trong lớp - Nguyễn Thị Thanh Nga. - Lê Thị Kim Ngân b. tên một dòng sông(hoặc suối, kênh, rạch, hồ, núi,..) ở địa phương - núi Bài Thơ - sông Bạch Đằng * Bài 3: Đặt câu theo mẫu Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì? a) Giới thiệu trường em: Trường em là trường Tiểu học vàTHCS Nguyễn Viết Xuân. b) Giới thiệu môn học em yêu thích: Môn học em yêu thích là môn Toán. c) Giới thiệu làng (xóm, bản, ấp, sóc, phố) của em: Phố của em là một khu phố văn minh. ........................................................................... Tiết 3: Đạo đức Gọn gàng ngăn nắp (Tiết 1) I.Mục tiêu: 1. Giúp HS hiểu: - Ich lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp. - Biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp. 2. HS biết giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. - Qua bài giáo dục cho HS học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ - một tấm gương về sự gọn gàng, ngăn nắp. *. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp. - Kĩ năng quản lí thời gian để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ tranh thảo luận nhóm HĐ2. III. Các hoạt động dạy học: A. KTBC: ? Biết nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì? - HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ. - GVNX đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động: a) HĐ1: Hoạt cảnh Đồ dùng để đâu? (Đóng vai ) - GV giao kịch bản. - Các nhóm chuẩn bị. - Các nhóm trình bày hoạt cảnh. - Thảo luận cả lớp (Kĩ năng quản lí thời gian để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp)) ? Vì sao bạn Dương không tìm thấy cặp và sách vở? ? Qua hoạt cảnh trên em rút ra điều gì? * GVKL: Các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt. b) HĐ2: Thảo luận, nhận xét nội dung tranh. - HS nêu yêu cầu Bài tập 2 ((Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp)) - GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: Quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi: ? Nhận xét xem nơi học và nơi sinh hoạt của các bạn trong mỗi tranh đã gọn gàng, ngăn nắp chưa? Vì sao? ? Nên sắp xếp sách vở, đồ dùng như thế nào cho gọn gàng, ngăn nắp? - GV treo tranh, yêu cầu HS chỉ và sửa trên tranh. c) HĐ3: Bày tỏ ý kiến (Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng, ngăn nắp) - HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV nêu tình huống. ? Theo em, Nga cần làm gì để cho góc học tập luôn gọn gàng? - HS thảo luận và trình bày ý kiến. GVKL : Nga nên bày tỏ ý kiến, yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi quy định. 3. Củng cố dặn dò: ? Trong sinh hoạt, em đã gọn gàng, ngăn nắp chưa? - Dặn dò HS thực hiện điều đã học. - GVNX giờ học. - Biết nhận lỗi và sửa lỗi giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu mến. - 2 HS đọc. - Bạn Dương bừa bãi khiến nhà cửa lộn xộn, nên khi cần, bạn phải mất rất nhiều thời gian. - Cần rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong cuộc sống hàng ngày - Tranh 1 và 3: Nơi học và sinh hoạt đã gọn gàng, ngăn nắp. - Tranh 2 và 4: Nơi học và làm việc chưa gọn gàng, ngăn nắp vì đồ dùng, sách vở để không đúng nơi quy định. - Bố mẹ xếp cho Nga một góc học tập riêng nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga. - Nga nên bày tỏ ý kiến, yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi quy định. ..................................................................................... Tiết 4: Toán Luyện tập (Tiết 22) I. Mục tiêu: - Giúp HS: + Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng dạng 8 + 5; 28 + 5; 38 + 25 (cộng qua 10 có nhớ dạng viết). + Củng cố giải toán có lời văn và làm quen với loại toán “Trắc nghiệm”. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi nội dung BT5. III. Các hoạt động dạy học: A. KTBC: - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp. - 2 HS đọc thuộc lòng bảng 8 cộng với một số. B. Bài mới: 1. GTB: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Luyện tập: - HS nêu y/c của bài. - 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở - Chữa bài: + nhận xét Đ - S ? Dựa vào đâu để làm được bài này * GV: Củng cố bảng 8 cộng với một số. - HS nêu y/c của bài. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở - Chữa bài: + Nhận xét Đ - S. + Nêu cách đặt tính rồi tính. + Đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau. * GV: Rèn kĩ năng tính viết, lưu ý thêm 1 vào tổng các chục. - HS nêu y/c của bài. - GV viết tóm tắt lên bảng. - HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán. - 1 HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vào vở - Chữa bài. + Đọc và nhận xét Đ - S ? Để biết cả hai gói có bao nhiêu cáI em làm thế nào ? Nêu câu lời giải khác - GV đánh giá, cho điểm. * GV: Củng cố cách giải bài toán có lời văn - HS nêu y/c của bài. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở - Chữa bài + HS nhận xét Đ - S, nêu cách làm bài. - GV đánh giá, cho điểm. *GV: Đây là toán vui, hình thức cộng đuổi. - HS nêu y/c của bài. - GV treo 2 bảng phụ viết sẵn nội dung BT5. - GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 2 em tham gia trò chơi Ai nhanh hơn. - HS chơi, cả lớp cổ vũ. - Cả lớp và GV nhận xét, phân thắng thua. * GV: Bước đầu làm quen với dạng bài trắc nghiệm. 3. Củng cố, dặn dò: ? Bài học hôm nay, chúng ta được luyện tập những kiến thức gì? - HS đọc lại bảng 8 cộng với một số. - Nhận xét giờ học. * Tính: 58 38 28 18 + + + + 13 25 11 44 71 63 39 62 * Bài 1: (SGK- 22) Tính nhẩm: 8 + 2 = 10; 8 + 3 = 11; 8 + 6 = 14; 8 + 7 = 15; 18 + 6 = 24; 18 + 7 = 25 8 + 4 = 12 8 + 5 = 13 8 + 8 = 16 8 + 9 = 17 18 + 8 = 26 18 + 9 = 27 * Bài 2: (SGK- 22) Đặt tính rồi tính 38 + 15 = 53 48 + 24 = 72 68 + 13 = 81 78 + 9 = 87 58 + 26 = 64 * Bài 3: (SGK- 22) Giải bài toán theo tóm tắt sau: Tóm tắt Gói kẹo chanh: 28 cái Gói kẹo dừa : 26 cái Cả hai gói : ... cái? Bài giải Cả hai có tất cả số kẹo là: 28 + 26 = 54 (cái) Đáp số: 54 cái kẹo 73 * Bài 4: (SGK- 22) điền số 48 37 28 + 9 + 11 + + + 25 * Bài 5: (SGK- 22) Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng 28 + 4 = ? A. 68 B. 22 C. 32 D. 24 ................................................................................................................................... Thứ tư ngày 05 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: Tập đọc Mục lục sách I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Biết đọc đúng giọng một văn bản có tính chất liệt kê, biết ngắt nghỉ và chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện trong mục lục. 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: - Nắm được nghĩa các từ mới. - Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu. II. Đồ dùng dạy học: - Tập truyện thiếu nhi có mục lục. - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: A. KTBC: Chiếc bút mực. - HS1 đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi: ? Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực? - HS2 đọc đoạn 3, 4 và trả lời câu hỏi: ? Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút? B. Bài mới: 1. GTB: - GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. 2. Luyện đọc: a. GV đọc mẫu toàn bài. b. Đọc từng mục: - GV hướng dẫn HS đọc 1, 2 dòng trong mục lục. - Đọc nối tiếp. - GV viết bảng một số từ cần luyện đọc: - HS luyện đọc các từ trên bảng. c. Đọc từng mục trong nhóm: - HS luyện đọc theo nhóm bàn. - GV theo dõi, hướng dẫn HS đọc đúng. d. Thi đọc giữa các nhóm: - Đại diện các nhóm tham gia thi đọc trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. e. Đọc toàn bài - 1 HS đọc - HS + GV nhận xét đánh giá 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - 1 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm theo. ? Tuyển tập này có những truyện nào? ? Truyện người học trò cũ ở trang nào? ? Truyện Mùa quả cọ của nhà văn nào? ? Mục lục sách dùng để làm gì? * Hướng dẫn HS đọc, tập tra mục lục sách - Tiếng Việt 2, tập một tuần 5: - HS mở Mục lục trong SGK Tiếng Việt 2, tập một tìm tuần 5. - HS đọc lại mục lục tuần 5 theo từng cột hàng ngang. 4. Luyện đọc lại: - HS thi đọc lại toàn bài văn Mục lục sách. - GV nhắc các em cần đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch. 5. Củng cố, dặn dò: ? Mục lục sách dùng để làm gì? - GV nhận xét giờ học. - Thấy Lan được cô cho viết bút mực, Mai hồi hộp nhìn cô. Mai buồn lắm vì trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì. - Vì Mai nửa muốn cho bạn mượn bút, nửa lại tiếc. - Một. // Quang Dũng. //Mùa quả cọ. // Trang 7. // - Hai. // Phạm Đức. // Hương đồng cỏ nội.// Trang 28. // - Quả cọ, cỏ nội, Quang Dũng, Phùng Quán, vương quốc, nụ cười, cổ tích. - Mùa quả cọ, Hương đồng cỏ nội, Bây giờ bạn ở đâu?, Người học trò cũ, bốn mùa, Vương quốc vắng nụ cười, Như con cò vàng trong cổ tích. - Trang 52. - Nhà văn Quang Dũng. - Cho ta biết cuốn sách viết về cái gì, có những phần nào, trang bắt đầu của mỗi phần là trang nào. Từ đó, ta nhanh chóng tìm được những mục cần đọc ............................................................................... Tiết 2: Chính tả ( Tập chép) Chiếc bút mực I. Mục đích, yêu cầu: - Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài Chiếc bút mực. - Viết đúng một số tiếng có âm giữa vần (âm chính) ia/ya; làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu l/n. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung đoạn văn cần chép. III. Các hoạt động dạy học: A. KTBC: - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con một số từ ngữ do GV đọc. B. Bài mới: 1. GTB: - GV nêu MĐYC của tiết học. 2. Hướng dẫn tập chép: a) Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn tóm tắt. - 2 HS nhìn bảng đọc, cả lớp đọc thầm đoạn chép. - HS tập viết tên riêng trong bài. - HS tập viết những tiếng dễ viết sai. b) HS chép bài vào vở: c) GV nhận xét, chữa bài: - HS tự chữa lỗi bằng bút chì. - GV nhận xét 5 bài, nêu nhận xét từng bài. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: - HS nêu y/c của bài. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT. - Chữa bài : + HS nhận xét Đ/S, - GV đánh giá, chốt lời giải đúng. * GV: Phân biệt cách dùng ia / ya - HS nêu y/c của bài. - HS làm bài vào VBT, GV phát phiếu và bút dạ cho 2 HS làm bài. - HS dán phiếu lên bảng, đọc kết quả. - Chữa bài: + Nhận xét Đ / S - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. - 3 HS đọc lại các từ vừa tìm * GV : Phân biệt cách phát âm n/l 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS chép bài chính tả sạch, đẹp. - dỗ em, ăn giỗ, dòng sông, ròng rã. - Mai, Lan. - bút mực, lớp, quên, lấy, mượn. * Bài 1: Điền ia hoặc ya vào chỗ trống: - Tia nắng, đêm khuya, cây mía. * Bài 2: a) Ghi vào chỗ trống từ chứa tiếng có âm đầu l hoặc n: - Chỉ vật đội trên đầu để che mưa nắng: nón. - Chỉ con vật kêu ủn ỉn: lợn. - Có nghĩa là ngại làm việc: lười. - Trái nghĩa với già: non. ............................................................................... Tiết 3: Toán Hình chữ nhật . Hình tứ giác (Tiết 23) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận dạng được hình chữ nhật, hình tứ giác. - Bước đầu vẽ được hình tứ giác, hình chữ nhật. II. Đồ dùng dạy học: - Thước thẳng. - Một số miếng bìa có dạng hình chữ nhật, hình tứ giác. III. Các hoạt động dạy học: A. KTBC: - 2 HS lên bảng làm bài, lớp là ra nháp. B. Bài mới: 1. GTB: - GV nêu MĐYC của giờ học. 2. Nội dung: a) Giới thiệu hình chữ nhật: - GV đưa một số hình trực quan có dạng hình chữ nhật, rồi giới thiệu: Đây là hình chữ nhật. - GV đưa tiếp ra 3 hình khác nhau và y/c HS nhận dạng.- HS quan sát và chỉ ra đâu là hình chữ nhật. - GV vẽ hình chữ nhật lên bảng, ghi tên hình và đọc: hình chữ nhật ABCD, hình chữ nhật MNPQ. - HS ghi tên hình thứ 3 rồi đọc. ? Hãy kể tên một số đồ vật có dạng hình chữ nhật?(- Mặt bàn, mặt bảng đen, bìa quyển sách, khung ảnh Bác Hồ.) b) Giới thiệu hình tứ giác: - Quy trình như trên. c) Thực hành: - HS nêu y/c của bài. - GV y/c HS dùng thước thẳng và bút chì nối các điểm lại để được hình chữ nhật và hình tứ giác. - GV quan sát, hướng dẫn những HS còn lúng túng. - 2 HS nối bảng - Chữa bài + Nhận xét Đ / S + HS đọc tên các hình vừa nối được. * GV: Củng cố cách nhận biết hình chữ nhật và hình tứ giác - HS nêu y/c của bài. - GV treo bảng phụ vẽ hình sẵn - GV y/c HS đếm các hình tứ giác có trong mỗi hình. - HS làm bài, 1 HS lên bảng trả lời và chỉ hình - Chữa bài: + Nhận xét Đ / S * GV: Củng cố cách nhận biết hình tứ giác - HS nêu y/c của bài. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào - Chữa bài. + Nhận xét Đ / S - GV đánh giá * GV: củng cố cách vẽ thêm đoạn thẳng để được các hình theo yêu cầu 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. * Tính nhẩm: 8 + 2 = 8 + 4 = 8 + 6 = 8 + 8 = 18 + 6 = 18 + 8 = A B M N D C Q P * Bài 1: SGK - 23): Dùng thước và bút nối các điểm để có: a) Hình chữ nhật. A B . C E D b) Hình tứ giác. M . . N Q . . P * Bài 2: (SGK - 23): Trong mỗi hình dưới đây có mấy hình tứ giác a. Có 1 hình tứ giác b. Có 2 hình tứ giác c. Có 1 hình tứ giác * Bài 3: (SGK - 23): Kẻ thêm một đoạn thẳng trong hình sau để được: a) Một hình chữ nhật và một hình tam giác b) Ba hình tứ giác ....................................................................... Tiết 4: Tự nhiên và xã hội Cơ quan tiêu hoá I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ. - Chỉ và nói tên một số tuyến têu hoá và dịch tiêu hoá. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ cơ quan tiêu hoá phóng to và các phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hoá và tuyến tiêu hoá. III. Các hoạt động dạy học KTBC: ? Chúng ta cần làm gì để xương và cơ phát triển tốt? B. Bài mới: 1. Khởi động: Trò chơi: Chế biến thức ăn * Bước 1: GV hướng dẫn. - Trò chơi gồm 3 bước: Nhập khẩu, vận chuyển và chế biến. * Bước 2: Tổ chức cho HS chơi. ? Em học được điều gì qua trò chơi này? 2. Hoạt động: * HĐ1: Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ ống tiêu hoá. Bước 1: Làm việc theo cặp. - GV y/c 2 HS cùng bàn quan sát H.1 trong SGK - trang 12. - GV y/c HS thảo luận câu hỏi: ? Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu? Bước 2: Làm việc cả lớp. - GV treo hình vẽ ống tiêu hoá phóng to. - Gọi 2 HS lên bảng, phát cho mỗi em 3 tờ phiếu rời và y/c các em gắn vào hình. - 1 HS lên chỉ và nói về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá. GVKL: Nói đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá. * HĐ2: Quan sát, nhận biết các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ. Bước 1: GV giảng. - Quá trình tiêu hoá thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiêu hoá như nước bọt, mật, dịch tuỵ và một số các dịch tiêu hoá khác. Bước 2: - GV y/c HS quan sát H.2 trong SGK - 13. ? Kể tên các cơ quan tiêu hoá? * HĐ3: Trò chơi: Ghép chữ vào hình Bước 1: Phát tranh và phiếu ghi tên các cơ quan tiêu hoá. Bước 2: GV nêu y/c gắn phiếu vào bên cạnh cơ quan tiêu hoá tương ứng cho đúng Bước 3: Các nhóm làm bài tập. - Các nhóm nộp bài làm cho GV. - GV khen ngợi nhóm làm đúng, làm nhanh.. 3. Củng cố, dặn dò: ? Kể tên cơ quan tiêu hoá? ? Nói đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá? - GV nhận xét giờ học. - Để xương và cơ phát triển tốt, chúng ta cần: + Ăn uống đầy đủ. + Lao động vừa sức. + Tập luyện thể dục thể thao. - HS quan sát, đọc phần chú thích và chỉ vị trí của miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn trên sơ đồ. - Thức ăn vào miệng được nhai, nuốt rồi xuống thực quản vào dạ dày. - Cơ quan tiêu hoá gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, và các tuyến tiêu hoá như tuyến nước bọt, gan, tuỵ. - Cơ quan tiêu hoá gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, và các tuyến tiêu hoá như tuyến nước bọt, gan, tuỵ. .................................................................................................................................... Thứ năm ngày 06 tháng 10 năm 2016 Tiết 1: Toán Bài toán về nhiều hơn (Tiết 24) I. Mục tiêu: Giúp HS:- Củng cố khái niệm “nhiều hơn”, biết cách giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn (dạng đơn giản). - Rèn kĩ năng giải toán về nhiều hơn (toán đơn có một phép tính). II. Đồ dùng dạy học - Bảng gài. - Hình các quả cam. III. Các hoạt động dạy học: A. KTBC: - 2 HS lên bảng, dưới lớp làm ra nháp. - HS nhận xét, đọc tên hình mà mình vẽ được. B. Bài mới: 1. GTB: - GV nêu mục tiêu của giờ học. 2. Nội dung: a) Giới thiệu bài toán về nhiều hơn: - GV gài lần lượt các quả cam lên bảng, rồi diễn tả đề toán: Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam? - GV gợi ý để HS nêu phép tính và câu trả lời rồi trình bày bài giải. b) Thực hành: - HS đọc bài toán. ? Bài toán cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì? - HS trả lời, GV hoàn thành tóm tắt trên bảng. - HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán. - 1 HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vào vở - Chữa bài + Nhận xét Đ/S ? Để biết Bình có bao nhiêu bông hoa em làm thế nào + nêu câu trả lời khác. * GV: Chốt : + cách trình bày + cách nêu câu lời giải + Cách viết phép tính thích hợp - HS đọc bài toán. ? Bài toán cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì? - HS trả lời, GV hoàn thành tóm tắt trên bảng. - HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán. - 1 HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vào vở - Chữa bài + Nhận xét Đ/S ? Để biết Bảo có bao nhiêu viên bi em làm thế nào + nêu câu trả lời khác. * GV: ? Đây là thuộc dạng toán gì vừa học - Củng cố cách giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. - HS đọc bài toán, phân tích bài toán. - GV tóm tắt bài toán lên bảng. - HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán. - GV lưu ý cho HS “cao hơn” được hiểu như là “nhiều hơn”. - 1 HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vào vở - Chữa bài + Nhận xét Đ/S ? Để biết Đào cao bao nhiêu xăng - ti -mét em làm như thế nào ? Nêu câu lời giải khác GV: Củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn với phép tính có đơn vị đo độ dài là cm. 3. Củng cố, dặn dò: ? Hôm nay chúng ta được học dạng toán gì? - GV nhận xét giờ học. + 1 HS vẽ một hình chữ nhật, có ghi tên gọi của hình đó. + 1 HS vẽ một hình tứ giác, có ghi tên gọi của hình đó. - Hàng trên: - Hàng dưới: ? Bài giải Hàng dưới có số quả cam là: 5 + 2 = 7 (quả cam) Đáp số: 7 quả cam. * Bài 1: (SGK - 24) Tóm tắt Hoà có : 4 bông hoa Bình nhiều hơn Hoà :2 bông hoa Bình có :...bông hoa? Bài giải Bình có số bông hoa là: 4 + 2 = 6 (bông) Đáp số: 6 bông hoa * Bài 2: (SGK - 24) Tóm tắt Nam có : 10 viên bi Bảo nhiều hơn Nam : 5 viên bi Bảo có : ...viên bi? Bài giải Bảo có số viên bi là: 10 + 5 = 15 (viên) Đáp số: 15 viên bi * Bài 3: (SGK - 24) Tóm tắt Mận cao : 95 cm Đào cao hơn Mận : 3 cm Đào cao :.... cm? Bài giải Đào cao số xăng- ti- mét là: 95 + 3 = 98 (cm) Đáp số: 98 cm. .............................................................. Tiết 2: Tập viết Chữ hoa D I. Mục đích yêu cầu: - Biết viết chữ cái D hoa theo cỡ vừa và nhỏ. - Biết viết câu
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_2_tuan_5_den_8_nam_hoc_2016_2017.doc