Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 (Mới nhất)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 (Mới nhất)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Luyện đọc các truyện đã học từ đầu học kì I.Luyện tập viết chữ hoa Â, B, C, Đ, Ê, G, H và luyện viết tên riêng địa danh.

2.Kĩ năng: : Nhớ lại tên bài đọc dựa vào hình ảnh nhân vật; đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài; trao đổi với bạn về một nhân vật em thích.

+Luyện tập viết đúng chữ hoa Â, B, C, Đ, Ê, G, H và luyện viết tên riêng địa danh.

3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.

4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5.Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm cho HS thông qua việc ôn lại các bài học ở các chủ điểm Em đã lớn hơn, Mỗi người một vẻ, Bố mẹ yêu thương, Ông bà yêu quý; giúp HS hiểu được tình cảm gia đình, biết thể hiện trách nhiệm với người thân bằng các việc làm cụ thể Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

● Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.

+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác. Tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

+ Phiếu cho HS bắt thăm đoạn đọc và câu hỏi (nếu có).

+ Mẫu chữ viết hoa Â, B, C, Đ, Ê, G, H.

+ Bản đồ hành chính Việt Nam.

Học sinh: Sách, vở tập viết, vở bài tập, bảng con,

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi,

2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp

 

doc 24 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 8001
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 9 (Mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 9
ÔN TẬP GIỮA KÌ 1
ÔN TẬP 1 (tiết 1 - 2, SHS, tr.74 - 75)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Luyện đọc các truyện đã học từ đầu học kì I.Luyện tập viết chữ hoa Â, B, C, Đ, Ê, G, H và luyện viết tên riêng địa danh.
2.Kĩ năng: : Nhớ lại tên bài đọc dựa vào hình ảnh nhân vật; đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài; trao đổi với bạn về một nhân vật em thích.
+Luyện tập viết đúng chữ hoa Â, B, C, Đ, Ê, G, H và luyện viết tên riêng địa danh.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm cho HS thông qua việc ôn lại các bài học ở các chủ điểm Em đã lớn hơn, Mỗi người một vẻ, Bố mẹ yêu thương, Ông bà yêu quý; giúp HS hiểu được tình cảm gia đình, biết thể hiện trách nhiệm với người thân bằng các việc làm cụ thể Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác. Tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
+ Phiếu cho HS bắt thăm đoạn đọc và câu hỏi (nếu có).
+ Mẫu chữ viết hoa Â, B, C, Đ, Ê, G, H.
+ Bản đồ hành chính Việt Nam.
Học sinh: Sách, vở tập viết, vở bài tập, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Khởi động (4 – 5 phút):
Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại tên bài đọc qua hình ảnh.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:
Giáo viên tổ chức cho HS hoạt động HS chơi tiếp sức: Dựa vào hình ảnh nhân vật gợi ý viết tên bài đọc Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, lưu ý tư thế cầm sách khi đọc.
Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng. Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
Nhớ lại tên bài đọc
– HS đọc yêu cầu BT 1/74, quan sát tranh, trao đổi, thực hiện yêu cầu của BT trong nhóm nhỏ.
– HS chơi tiếp sức: Dựa vào hình ảnh nhân vật gợi ý viết tên bài đọc.
-Học sinh viết tên bài học vào vở.
30’
2.Khám phá và luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ,câu, đoạn, bài.
Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân (từ khó, câu) , nhóm (đoạn) . 
Cách tiến hành:
-GV tổ chức cho học sinh tham gia đọc trong nhóm: đọc đoạn văn em yêu thích có trong bài đọc và trả lời câu hỏi có liên quan.
2/74: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
– HS đọc yêu cầu BT 2.
– Nhóm 4 HS đọc thành tiếng một đoạn văn em yêu thích trong truyện ở BT 1 và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.
– Một số HS đọc bài trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
Hoạt động 2: Giới thiệu nhân vật em yêu thích
Mục tiêu: Giúp học sinh biết chia sẻ với bạn về một nhân vật mà em thích
Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân (từ khó, câu) , nhóm (đoạn) . 
Cách tiến hành:
3/74: Nói về nhân vật yêu thích
– HS đọc yêu cầu BT 3.
– HS trao đổi trong nhóm đôi về nhân vật em thích, lí do em thích nhân vật đó.
– HS viết vào Phiếu đọc sách tên nhân vật, tên câu chuyện, điều em thích nhất ở nhân vật.
TIẾT 2
12’
Hoạt động 1: Ôn luyện viết chữ hoa
Hoạt động 1: Luyện viết
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ A, Ă, Â, B, C, D, Đ,E, Ê, G, H hoa. 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
4/75: Ôn viết chữ Â, B, C, Đ, Ê, G, H hoa
– HS quan sát mẫu chữ Â, B, C, Đ, Ê, G, H hoa, xác định chiều cao, độ rộng các chữ (có thể làm theo nhóm chữ).
– HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ 1 – 2 chữ hoa.
– HS viết chữ Ă, B, C, Đ, Ê, G, H hoa vào VTV.
13’
Hoạt động 2: Luyện viết tên địa danh
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ tên địa danh: An Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hải Dương
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
-Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
-Giáo viên hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nghĩa của một số địa danh.
Luyện viết tên riêng địa danh
– HS đọc và xác định vị trí các tỉnh An Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hải Dương trên bản đồ Việt Nam.
– HS quan sát và nhận xét cách viết các tên riêng địa danh An Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hải Dương.
– HS xác định độ cao các con chữ, vị trí đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các tiếng, 
– HS quan sát cách GV viết từ An Giang.
– HS viết các tên riêng địa danh An Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hải Dương vào VTV.
10’
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ hoa đã học và đoạn ca dao ứng dụng:
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
-Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
Luyện viết thêm
– HS đọc và tìm hiểu nghĩa của bài ca dao:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Ca dao
– HS viết chữ Â, B, C, Đ, Ê, G, H hoa và câu ca dao vào VTV.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đánh giá bài viết của bản thân và của bạn bè.
-Giáo viên lắng nghe học sinh nhận xét bài viết của bạn bên cạnh.
-Giáo viên nhận xét,tuyên dương bài viết của học sinh. 
-HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
-HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Ngày soạn: / /20 Ngày dạy: / /20..
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 9
ÔN TẬP GIỮA KÌ 1
ÔN TẬP 2 (tiết 3 - 4, SHS, tr.75 - 77)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Luyện đọc lại các văn bản thông tin đã học từ đầu học kì I.
2.Kĩ năng: Nhớ lại tên bài đọc dựa vào thông tin và hình ảnh gợi ý; đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài; trao đổi với bạn về một thông tin em thấy thú vị.
+Nghe – viết một đoạn trong bài đồng dao; phân biệt ng/ngh; ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm cho HS thông qua việc ôn lại các bài học ở các chủ điểm Em đã lớn hơn, Mỗi người một vẻ, Bố mẹ yêu thương, Ông bà yêu quý; giúp HS hiểu được tình cảm gia đình, biết thể hiện trách nhiệm với người thân bằng các việc làm cụ thể Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác. Tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
– Phiếu cho HS bắt thăm đoạn đọc và câu hỏi (nếu có).
– Thẻ ghi từ ngữ ở BT 4b cho HS chơi tiếp sức.
Học sinh: Sách, vở tập viết, vở bài tập, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
13’
Hoạt động 1: Nhớ tên bài đọc
Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ tên bài đọc.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát đoán tên bài đọc.
1/75:Nhớ lại tên bài đọc
– HS đọc yêu cầu BT 1, quan sát tranh kết hợp đọc các thông tin, trao đổi và thực hiện yêu cầu của BT trong nhóm nhỏ.
– HS chơi tiếp sức: Dựa vào hình ảnh và thông tin gợi ý viết tên bài đọc.
12;
Hoạt động 2: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại các bài đọc.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
-Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện đọc trong nhóm 4, HS đọc thành tiếng một đoạn văn em yêu thích trong bài đọc ở BT 1 và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.
GV nhận xét-tuyên dương học sinh:
2/75: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi ở bài tập 1.
– HS đọc yêu cầu BT 2.
– Nhóm 4 HS đọc thành tiếng một đoạn văn em yêu thích trong bài đọc ở BT 1 và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.
– Một số HS đọc bài trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
7’
Hoạt động 3: Nói về thông tin trong bài đọc
Mục tiêu: Giúp học sinh trao đổi trong nhóm đôi về thông tin em thấy thú vị, lí do em thấy thú vị.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tên tác giả, thông tin thú vị.
-Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
3/76: Nói về thông tin trong bài đọc
– HS đọc yêu cầu BT 3.
– HS trao đổi trong nhóm đôi về thông tin em thấy thú vị, lí do em thấy thú vị.
– HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tên tác giả, thông tin thú vị.
TIẾT 2: NGHE –VIẾT: GÁNH GÁNH GỒNG GỒNG
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
Hoạt động 1: Nghe-viết (Bài tập 4/76)
Mục tiêu: Giúp HS nghe-viết đúng chính tả bài thơ: Gánh gánh gồng gồng.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm 4
Cách tiến hành:
-GV hướng dẫn học sinh luyện viết từ khó.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày bài thơ. 
– GV tổng kết lỗi chính tả của học sinh.
4/76 :Nghe – viết
– HS đọc bài đồng dao, trả lời câu hỏi về nội dung bài viết: Bé chia cơm nếp cho những ai?
– HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: gánh, gồng, nếp,...
– HS nghe GV đọc từng dòng và viết bài đồng dao vào VBT. (GV hướng dẫn HS: đầu mỗi dòng lùi vào 3 – 4 ô. Viết dấu chấm ở câu cuối. Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học).
– HS nghe GV đọc lại bài viết, tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
– HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
13’
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả (Bài tập 4b)
Mục tiêu: Giúp HS biết phân biệt chữ ng/ngh được dùng khi viết.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi, trò chơi.
Cách tiến hành:
-Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, thực hành vở bài tập.
Đáp án: Ngày còn nhỏ, tôi thường ngồi trong lòng bà, nghe bà kể chuyện ngày xưa.
-GV nhận xét- đánh giá cách hỏi đáp của học sinh. 
4b/76: Luyện tập chính tả phương ngữ
Phân biệt ng/ngh
– HS xác định yêu cầu của BT 4b.
– HS thực hiện BT vào VBT.
– HS chia sẻ kết quả trong nhóm đôi và trình bày trước lớp (GV có thể cho HS đặt câu (nói) có từ ngữ đã điền ng/ngh).
– HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả.
7’
 Hoạt động 3: Phân biệt ch/tr,dấu hỏi/dấu ngã.
Mục tiêu: Giúp HS thực hành được bài 4c/77
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS thực hành bài 4c/77.
Nhận xét - Giáo dục:
4c/77: Phân biệt ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã
– HS xác định yêu cầu của BT 4(c).
-HS thực hiện BT vào VBT.
– HS chơi tiếp sức để chữa BT.
– HS giải nghĩa (nếu cần) và đặt câu với từ ngữ vừa điền.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 9
ÔN TẬP 3 (tiết 5 - 6, SHS, tr.77 - 78)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Luyện đọc các bài thơ đã học từ đầu học kì I
2.Kĩ năng: thay thế hình ảnh bằng từ ngữ để hoàn chỉnh đoạn thơ, nhớ lại tên bài đọc dựa vào đoạn thơ; đọc thuộc lòng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài; trao đổi với bạn về một hình ảnh em thích.
+Xem – kể truyện Vai diễn của Mít.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Biết tôn trọng những bạn biết đáp lời khen ngợi, chúc mừng.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.
– Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác. Tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
– Phiếu cho HS bắt thăm đoạn đọc và câu hỏi (nếu có).
-Học sinh: Sách, vở tập viết, vở bài tập, bảng con, mang tới lớp bài thơ đã đọc.
Học sinh: SHS, VTV, VBT
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Khởi động
– HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, trao đổi với bạn tìm từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ có hình.
VD:Bàn tay, ngôi sao,cánh đồng, vàng, 
– HS nghe GV giới thiệu bài mới: Ôn tập 3.
Nhớ lại tên bài đọc
1.1. Tìm từ ngữ phù̀ hợp với hình
– HS đọc yêu cầu BT 1a, đọc nội dung các đoạn thơ, trao đổi và thực hiện yêu cầu của BT trong nhóm nhỏ.
– HS chơi tiếp sức: Thay hình ảnh bằng từ ngữ phù hợp.
1.2.Viết tên bài đọc
– HS dựa vào kết quả BT 1a, viết tên bài đọc phù hợp mỗi đoạn thơ.
– HS chia sẻ kết quả với bạn trong nhóm đôi và trình bày trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
12’
Hoạt động 2: Nói về hình ảnh em thích
Mục tiêu: Giúp học sinh biết nói về hình ảnh em thích.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, vấn đáp, trực quan, thực hành 
Cách tiến hành:
-Giúp học sinh biết chia sẻ với bạn về hình ảnh em thích qua các bài luyện đọc (BT1)
-Giáo viên nhận xét – đánh giá:
Nói về hình ảnh em thích
– HS đọc yêu cầu BT 3/77.
– HS trao đổi trong nhóm đôi về hình ảnh em thích, lí do em thích hình ảnh đó.
– HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài thơ, hình ảnh đẹp và cảm xúc của em khi đọc bài.
TIẾT 2: KỂ CHUYỆN: VAI DIỄN CỦA MÍT 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
19’
Hoạt động 1: Xem –kể chuyện: Vai diễn của Mít
Mục tiêu: Giúp học sinh biết quan sát tranh,phán đoán câu chuyện. 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đọc mẫu thực hành, Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: 
--Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, phán đoán nội dung truyện, nêu nội dung mỗi bức tranh. 
Kể chuyện (Xem – kể)
Phán đoán nội dung truyện Vai diễn của Mít
HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.
Nói về nội dung mỗi bức tranh
– HS quan sát từng tranh, đọc câu hỏi gợi ý dưới tranh và đọc lời nhân vật (nếu có).
– HS nói về nội dung mỗi tranh từ 1 – 2 câu. HS khá, giỏi có thể nói nội dung 2 tranh
8’
Hoạt động 2: Kể từng đoạn của câu chuyện.
Mục tiêu: Giúp học sinh biết kể từng đoạn theo tranh.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm ...
Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài.
-GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân vật.
-Nhận xét-đánh giá:
Kể từng đoạn của câu chuyện
– HS quan sát tranh và dựa vào kết quả hoạt động 4.2 để kể lại từng đoạn của câu chuyện trong nhóm nhỏ. 
– Nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện.
8’
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện
Mục tiêu: Giúp học sinh biết phân biệt chữ có s/x ;vần en/eng
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm đôi, trò chơi.
Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài.
-Thực hành bài tập 2c : 
-Giáo viên nhận xét – đánh giá bài làm của học sinh.
Kể toàn bộ câu chuyện
– HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.
– Một vài HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện.
– HS nói về nhân vật em thích, giải thích lí do. Trao đổi về nội dung câu chuyện.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 9
ÔN TẬP 4 (tiết 7 - 8, SHS, tr.79)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Luyện đọc các bài thơ đã học từ đầu học kì I
2.Kĩ năng: Nhớ lại tên bài đọc dựa vào từ ngữ chỉ đặc điểm của người, vật có trong bài đọc; đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài; trao đổi với bạn về một đặc điểm em thích ở một người, vật trong bài đọc.
Luyện tập từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm; câu có từ ngữ chỉ sự vật), hoạt động, đặc điểm; câu Ai là gì? và Ai làm gì?
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Biết tôn trọng những bạn biết đáp lời khen ngợi, chúc mừng.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.
-Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác.
– Thẻ từ ghi tên bài đọc và từ ngữ ở BT 1 cho HS chơi tiếp sức.
– Phiếu cho HS bắt thăm đoạn đọc và câu hỏi (nếu có).
– Bảng nhóm cho HS tìm từ ngữ.
– Bảng phụ chép các câu ở BT 6a
Học sinh: SHS, VTV, VBT
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Khởi động
– HS hoạt động nhóm đôi đọc từ ngữ chỉ đặc điểm của người, vật; trao đổi và thực hiện yêu cầu của BT trong nhóm nhỏ.
- GV quan sát-giúp đỡ.
Nhớ lại tên bài đọc
– HS đọc yêu cầu BT 1; đọc từ ngữ chỉ đặc điểm của người, vật; trao đổi và thực hiện yêu cầu của BT trong nhóm nhỏ.
-HS chia sẻ kết quả trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét
Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
– HS đọc yêu cầu BT 2.
– Nhóm 4 HS đọc thành tiếng một đoạn trong bài đọc ở BT 1 và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc hoặc nội dung bài.
– Một số HS đọc bài trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
12’
Hoạt động 2: Nói về một đặc điểm ở nhân vật em thích.
Mục tiêu: Giúp học sinh nói được 1 đặc điểm ở người hoặc vật mà em thích.
Phương pháp, hình thức tổ chức: quan sát, vấn đáp, trực quan, thực hành 
Cách tiến hành:
-GV gợi ý giúp học sinh tự tin tham gia chia sẻ trong nhóm,trước lớp.
-Giáo viên nhận xét – đánh giá:
Nói về một đặc điểm ở nhân vật em thích
– HS đọc yêu cầu BT 3.
– HS trao đổi trong nhóm đôi về một đặc điểm em thích ở cô gió, con lợn đất, Út Tin hoặc bà, lí do em thích đặc điểm đó.
– HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài đọc, tên người hoặc vật, từ ngữ chỉ đặc điểm em thích ở người, vật.
TIẾT 2: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
19’
Hoạt động 1: Ôn từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm
Mục tiêu: Giúp học sinh biết tìm các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đọc mẫu thực hành, Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
--Giáo viên hướng dẫn học thực hành theo nhóm.
-Tổ chức cho học sinh trình bày trước lớp. 
Ôn từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm
– HS xác định yêu cầu của BT 4.
– HS tìm từ ngữ theo yêu cầu trong nhóm nhỏ bằng kĩ thuật mảnh ghép (thực hiện giai đoạn một trong nhóm, giai đoạn hai trước lớp), 1/4 số nhóm thực hiện một yêu cầu, ghi vào thẻ từ. Chia sẻ kết quả trước lớp.
– HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được (nếu cần).
– HS nghe GV nhận xét kết quả.
8’
Hoạt động 2: Ôn mẫu câu: Ai là gì? Ai làm gì ?
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đặt câu theo mẫu.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài.
-Tổ chức cho học sinh thực hành bài tập 5/79.
Ôn câu có từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm – Câu Ai là gì? và Ai làm gì?
Ôn câu có từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm
– HS xác định yêu cầu của BT 5.
– HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.
– HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu.
– HS nghe bạn và GV nhận xét câu.
– HS viết vào VBT 1 – 2 câu có chứa từ ngữ tìm được ở BT 4.
– HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
8’
Hoạt động 3: Nhận diện mẫu câu: Ai là gì ?Ai làm gì?
Mục tiêu: Giúp học sinh biết nhận diện mẫu câu: Ai là gì ?Ai làm gì? và đặt được câu theo mẫu.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm đôi, trò chơi.
Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài.
-Xếp câu thành 2 nhóm:
+Câu giới thiệu: Bố em là thủy thủ;
Anh trai em là sinh viên.
+Câu chỉ hoạt động:Mẹ em đang làm bánh; Em bé đang chơi xếp hình.
Nhận diện câu Ai là gì? và Ai làm gì?
– HS xác định yêu cầu của BT 6a.
– HS tìm câu giới thiệu, câu chỉ hoạt động trong nhóm đôi.
– HS nói trước lớp câu tìm được theo yêu cầu.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
Đặt câu Ai là gì? và Ai làm gì?
– HS xác định yêu cầu của BT 6b.
– HS viết 2 – 3 câu giới thiệu theo yêu cầu vào VBT.
– HS nói trước lớp các câu viết được theo yêu cầu.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 9
ÔN TẬP 5 (tiết 9 - 10, SHS, tr.80 - 81)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Luyện đọc các bài thơ đã học từ đầu học kì I
2.Kĩ năng: Luyện tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc mới.
-Luyện tập viết bưu thiếp.
-Luyện tập chia sẻ về một truyện đã đọc.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Biết tôn trọng những bạn biết đáp lời khen ngợi, chúc mừng.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.
-Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
– Một số bìa màu và hoạ tiết trang trí cho HS viết bưu thiếp.
– HS mang tới lớp bút màu để trang trí bưu thiếp, truyện đã đọc để chia sẻ với bạn.
Học sinh: SHS, VTV, VBT
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Khởi động
– HS hoạt động nhóm đôi phán đoán nội dung bài đọc.
– HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Điều ước.
 Đọc 
– HS đọc yêu cầu BT 1, quan sát tranh, phán đoán nội dung bài đọc trong nhóm nhỏ.
– HS nghe GV giới thiệu bài đọc Điều ước.
– HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm nhỏ, đọc cả bài trong nhóm đôi.
12’
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu nội dung bài. 
Phương pháp, hình thức tổ chức: quan sát, vấn đáp, trực quan, thực hành 
Cách tiến hành:
-Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong bài đọc, hiểu nội dung bài. 
-Giáo viên nhận xét – đánh giá:
Trả lời câu hỏi
– HS đọc yêu cầu BT 2.
-HS làm bài vào VBT.
– Một số HS chia sẻ kết quả trước lớp.
– HS giải nghĩa một số từ khó (nếu có).
– HS đọc phân vai toàn bài.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
Đặt tên khác cho bài đọc
- HS đọc yêu cầu BT 3
- Trao đổi theo nhóm đôi về tên bài đọc
-Chia sẻ trước lớp về tên mới của bài đọc.
Học sinh nghe bạn và giáo viên nhận xét.
TIẾT 2: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
19’
Hoạt động 1: Viết bưu thiếp
Mục tiêu: Giúp học sinh nghe bạn chia sẻ và thực hành viết bưu thiếp. 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đọc mẫu thực hành, Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
--Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành viết,vẽ trang trí bưu thiếp.
-Nhận xét, tuyên dương học sinh.
Viết bưu thiếp
– HS đọc yêu cầu BT 4 và các câu hỏi gợi ý.
– HS chia sẻ với bạn:
Em viết bưu thiếp cho ai?
Em viết bưu thiếp để làm gì?
Em sẽ viết những gì trong bưu thiếp?
– HS viết và trang trí bưu thiếp.
– Một vài HS đọc nội dung bưu thiếp trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
– HS trưng bày bưu thiếp ở Góc sản phẩm Tiếng Việt của lớp.
– HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
– HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
8’
Hoạt động 2: Chia sẻ truyện em đã đọc. 
Mục tiêu: Giúp học sinh biết chia sẻ1 truyện em đã đọc.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài.
-Tổ chức cho học sinh chia sẻ trong nhóm, chia sẻ trước lớp.
Đọc mở rộng
 Chia sẻ về một truyện đã đọc
– HS xác định yêu cầu của BT 4.
– HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên truyện, tên tác giả và nhân vật em thích, lí do em thích.
– Một vài HS chia sẻ trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
8’
Hoạt động 3: Viết phiếu đọc sách 
Mục tiêu: Giúp học sinh biết viết phiếu đọc sách. 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm đôi, trò chơi.
Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài.
-Học sinh tham gia thi đua đội. 
-Giáo viên nhận xét – đánh giá bài làm của học sinh.
Viết Phiếu đọc sách
– HS viết vào Phiếu đọc sách tên truyện, tên tác giả, nhân vật và lí do em thích.
– Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_9_moi.doc