Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 17: Gọi bạn - Nguyễn Thị Lan

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 17: Gọi bạn - Nguyễn Thị Lan

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng

- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ thuộc thể 5 chữ, đọc đúng các từ có vần khó, biết cách ngắt nhịp thơ. Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.

- Nhận biết được tình cảm giữa bê vàng và dê trắng qua các từ ngữ và chi tiết trong bài thơ, nhận biết được các câu thơ có vần giống nhau.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Phát triển năng lực văn học: hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hóa trong bài thơ.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất: Nhân ái (Bồi dưỡng tình cảm đối với bạn bè, cảm nhận được niềm vui khi có bạn).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: BGĐT, SGK, SGV.

2. Học sinh: SGK, Vở ghi bài.

 

docx 8 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 41055
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 17: Gọi bạn - Nguyễn Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT
BÀI 17: GỌI BẠN
ĐỌC: GỌI BẠN
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ thuộc thể 5 chữ, đọc đúng các từ có vần khó, biết cách ngắt nhịp thơ. Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.
- Nhận biết được tình cảm giữa bê vàng và dê trắng qua các từ ngữ và chi tiết trong bài thơ, nhận biết được các câu thơ có vần giống nhau. 
2. Năng lực: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Phát triển năng lực văn học: hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hóa trong bài thơ.
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất: Nhân ái (Bồi dưỡng tình cảm đối với bạn bè, cảm nhận được niềm vui khi có bạn).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: BGĐT, SGK, SGV.
2. Học sinh: SGK, Vở ghi bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Tiết trước học bài gì?
- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi “Ô của bí mật”
+ Nêu 4 từ ngữ chỉ sự vật.
+ Nêu 4 từ ngữ chỉ hoạt động.
+ Nêu 4 từ ngữ chỉ đặc điểm.
+ Giới thiệu về 1 đồ chơi hoặc 1 đồ dùng gia đình.
+ Quan sát tranh, nêu tên câu chuyện và cho biết câu chuỵên kể về việc gì?
+ Trong câu chuyện bó đũa gia đình đó có mấy anh em?
- GV tuyên dương
- Gv mời một số hs nói về một người bạn của mình theo các gợi ý: 
+ Em muốn nói về người bạn nào? Bạn tên là gì? Bạn là bạn cũ/ bạn hàng xóm/ bạn cùng lớp...?
+ Em chơi với bạn từ bao giờ?
+ Em và bạn ấy thường làm gì? (học tập, chơi đồ chơi, nói chuyện,...)
+ Em thích nhất điều gì ở bạn ấy?
+ Khi chơi với bạn, em cảm thấy thế nào? 
- Gv nhận xét kết nối bài mới: Có bạn cùng học, cùng chơi thì thật là vui phải không các em. Gv treo tranh, chỉ vào tranh và nói: Đây là bạn dê và đây là bạn bê là 2 nhân vật chính của ngày hôm nay. Chúng có 1 tình bạn rất cảm động. Để xem tình bạn đó có gì đặc biệt thì chúng ta cùng đến với bài “Gọi bạn” nhé. Gv ghi đề bài: Gọi bạn. 
2. Khám phá
a) Luyện đọc
- Gv nêu cách đọc: Câu hỏi đọc lên giọng, đọc với giọng lo lắng; lời gọi đọc kéo dài, đọc với giọng tha thiết. Và đọc mẫu.
- Bài đọc có mấy dòng thơ?
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu thơ lần 1
+ Luyện đọc từ khó: xa xưa, suối cạn, lang thang, gọi hoài, thuở nào, bao giờ, khắp nẻo,...
+ Gv phân biệt, hướng dẫn, đọc mẫu
+ Yêu cầu hs đọc từ
+ Gọi hs đọc toàn bộ từ khó.
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp câu lần 2
- Hướng dẫn đọc câu khó: 
Lấy gì nuôi đôi bạn/ Chờ mưa đến bao giờ? (lên giọng, giọng lo lắng) và lời gọi “Bê! Bê!” (kéo dài, giọng tha thiết). Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
Tự xa xưa/ thuở nào
Trong rừng xanh/ sâu thẳm
Đôi bạn/ sống bên nhau
Bê vàng/ và dê trắng.
 Vẫn gọi hoài:/ “Bê !/ Bê !”
+ Gv hướng dẫn – đọc mẫu
+ Yêu cầu hs đọc
* Đọc đoạn:
- Gv chia đoạn: 3 khổ thơ
+ Khổ thơ 1: 4 dòng thơ đầu.
+ Khổ thơ 2: 4 dòng thơ tiếp theo.
+ Khổ thơ 3: phần còn lại.
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn lần 1. 
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn lần 2 
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn lần 3. 
- Yêu cầu hs đọc đoạn theo nhóm 3
- Yêu cầu hs thi đọc theo nhóm
- Nhận xét – tuyên dương nhóm đọc tốt
- Yêu cầu hs đọc toàn bài
- Ôn tập GHKI
- Hs tham gia chơi
+ nhà, bó đũa, túi, đồng hồ.
+ gọi, đặt, bẻ, nói.
+ to tròn, đen lấy, rực rỡ, lấp lánh
+ Nhân dịp sinh nhật, Cậu Tư tặng cho em hộp đồ chơi bằng gỗ tuyệt đẹp. Bên trong hộp có chú ngựa, đà điểu và sư tử đều được làm bằng gỗ hồng đào rất quý. Riêng chú ngựa nổi bật với chiếc bờm dài đang bay lên cùng bốn vó. Cô đà điểu lại hiền lành với cặp chân cao lênh khênh như đang nhún nhảy lao về phía thảo nguyên mờ xanh. Cuối cùng là chú sư tử hùng dũng với chiếc bờm đỏ thẫm. Hai chân trước giơ cao như chực xông tới vồ mồi. Ba con thú trong bộ đồ chơi cậu tặng, con nào cũng đẹp.
+ Truyện Em có xinh không?
+ Trong câu chuyện bó đũa gia đình đó có 2 anh em.
- 1 – 2 hs chia sẻ
VD:
+ Em muốn nói về bạn Hà. Bạn Hà là bạn hàng xom của em
+ Em chơi với Hà khi còn nhỏ.
+ Em và bạn ấy thường chơi đồ chơi và nói chuyện với nhau.
+ Em thích nhất ở Hà là bạn học rất giỏi và hiếu thảo.
+ Khi chơi với bạn, em cảm thấy rất vui.
- Lắng nghe, nhắc lại đề
- Hs lắng nghe và đọc thầm theo
- 14 dòng thơ
- 1 em/ 1 câu
+ Lắng nghe
+ Cá nhân, đồng thanh
+ 1 hs đọc
- 1 em/ 1 câu
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Cá nhân
- Theo dõi, đánh dấu
- 1 em/ 1 đoạn
- 1 em/ 1 đoạn
- 1 em/ 1 đoạn
- Luyện đọc theo nhóm
- 2 nhóm thi đọc
- Nhóm khác nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
- 1 hs đọc
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động chuyển tiết
b. Trả lời câu hỏi: thảo luận nhóm
Trò chơi: Vượt chướng ngại vật.
- Gv giới thiệu: Giới thiệu với cả lớp, đây là bạn bê vàng. Sau khi đi lạc thì bạn ấy đang cố tìm đường về nhà nhưng phải vượt qua các chướng ngại vật. Lớp mình sẽ cùng giúp bạn vượt qua để trở về nhà với bạn dê trắng nhé.
* Tìm hiểu nội dung khổ thơ 1 (hỏi đáp cá nhân)
- Gv cho di chuyển chướng ngại vật đầu tiên.
- Gv gọi HS đọc câu hỏi.
- Theo em, để biết bê vàng và dê trắng sống ở đâu, cô trò ta sẽ phải tìm hiểu qua khổ thơ nào.
- Gv gọi hs đọc khổ thơ 1.
- Gv nhận xét phần đọc.
- Gv nêu câu hỏi: Câu chuyện được kể trong bài diễn ra khi nào? Ở đâu?
- Gv chiếu kết quả chướng ngại vật: Câu chuyện được kể trong bài thơ diễn ra từ thuở xa xưa, trong rừng xanh sâu thẳm. Vậy em hiểu sâu thẳm nghĩa là gì?
- Gv giải thích: Rừng bình thường đã rất nhiều cây, vách đá, rất nhiều các hướng đi khác nhau. Càng đi sâu càng nguy hiểm và dễ bị lạc.
* Tìm hiểu nội dung khổ thơ thứ 2 
- Gv chiếu chướng ngại vật thứ 2, gọi hs đọc câu hỏi.
- Gv yêu cầu hs chỉ ra câu thơ cho biết là bê vàng đi tìm cỏ?
- Việc Bê vàng đi tìm cỏ được nói đến ở khổ thơ thứ 3 nhưng lí do bạn ấy phải đi là ở khổ thơ nào?
- Gv cho HS thảo luận nhóm 3, đọc thầm khổ thơ 2 ghi kết quả thảo luận vào bảng (1 phút)
- Gv gọi hs đọc khổ thơ thứ 2.
- Gv yêu cầu hs giơ bảng để xem đáp án, gọi 1 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- Vì hạn hán kéo dài nên Bê vàng phải đi tìm cỏ đúng không nào, vậy con hiểu hạn hán là gì?
- Trái nghĩa với hạn hán là gì?
- Gv chiếu hình ảnh hạn hán cho hs quan sát, cung cấp thêm thông tin về tác hại của hạn hán.
- Gv lưu ý hs nhấn mạnh 3 từ “đến bao giờ” để thể hiện sự khó khăn của đôi bạn. 
- Gv chiếu kết quả chướng ngại vật.
* Tìm hiểu nội dung khổ thơ thứ 3 (sắm vai)
- Gv chiếu chướng ngại vật, yêu cầu hs đọc câu hỏi.
- Theo con, để trả lời cho câu hỏi này, ta phải đọc khổ thơ nào?
- Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi đọc thầm khổ thơ thứ 3, sau đó hóa thân vào nhân vật dê trắng kể lại chuyện hành động của mình khi không thấy bạn trở về. (2 phút)
- Gv gọi hs đọc khổ thơ thứ 3.
- Gv gọi hs kể lại
+ Bạn bê vàng đi lang thang quên đường về, vậy lang thang là đi như thế nào?
- Gv phỏng vấn bạn dê trắng: Lúc không tìm thấy bạn, con cảm thấy như thế nào?
- Gv nhận xét: Vậy là không thấy bê vàng, dê trắng đã chạy khắp nẻo tìm bạn của mình nhưng vẫn không tìm thấy. Đó cũng chính là câu trả lời của chướng ngại vật này đấy.
- Gv chiếu chướng ngại vật cuối cùng, gọi hs đọc câu hỏi.
- Gv vẫn chia thành nhóm 4, ghi lại tất cả các câu trả lời vào trong bảng phủ bàn. (2 phút)
- Gv gọi các nhóm trình bày
- Gv nhận xét. 
- Gv lưu ý hs đọc ngắt nhịp lâu hơn và nhấn mạnh từ “khắp nẻo” và tiếng gọi “Bê! Bê!” để thể hiện sự lo lắng, thương xót nhé.
- Gv nhận xét, tuyên đương phần thảo luận của các nhóm.
- Gv chiếu kết quả của chướng ngại vật cuối cùng, dẫn: Kết thúc trò chơi, dê trắng đã tìm được đường về nhà rồi, em có muốn câu chuyện kết thúc tốt đẹp hay không tốt đẹp, vì sao?
- Đọc xong bài thơ, em hiểu gì về tình bạn giữa bê vàng và dê trắng?
- Gv nhận xét, chốt nộ dung bài: Tình bạn cảm động của Bê vàng và Dê trắng. Đó cũng chính là nội dung chính của bài thơ.
* Giáo dục lòng yêu quý bạn
- Tình bạn có quan trọng không, sẽ ra sao nếu không có bạn?
- Em sẽ đối xử với bạn của mình như thế nào?
- Gv nhận xét, giáo dục hs phải biết yêu quý, quan tâm bạn.
* Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu (bằng phương pháp xóa dần chỉ để lại từ làm điểm tựa).
- Gv chiếu 2 khổ thơ bị khuyết chữ (mức độ tăng lên), cho hs 2 phút nhẩm đọc lại. 
- Gv cho hs xếp thành 2 hàng, đặt tên là A và B.
- Gv ra hiệu lệnh cho hs đọc thuộc xen kẽ nhau, A đọc đoạn 1, B đọc đoạn 2 và ngược lại. (Lưu ý có thay đổi vị trí di chuyển).
- Gv gọi hs đọc thuộc 2 khổ thơ đầu.
- Gv nhận xét, tuyên dương
3. Luyện tập, vận dụng
a. Luyện đọc lại:
- Gv đọc diễn cảm cả bài.
- Gv gọi hs lên đọc thi diễn cảm.
- Gv nhận xét, tuyên dương
b. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1: Tìm từ ngữ thể hiện tâm trạng của dê trắng khi không thấy bạn trở về.
- Bài yêu cầu gì?
- Gv hướng dẫn hs làm bài: đọc thầm khổ thơ cuối và tìm từ ngữ chỉ tâm trạng của dê trắng.
- Gv gọi hs trình bày.
- Gv nhận xét và chốt đáp án: thương bạn quá
Câu 2: Đóng vai một người bạn trong rừng, nói lời an ủi dê trắng.
- Gv nêu yêu cầu bài
- Gv gợi ý các bước thực hiện: 
+ Thừa nhận cảm xúc của bạn.
+ Động viên người đó vượt qua cảm xúc hiện tại. 
+ Gợi cho người đó nghỉ đến một điểu tốt đẹp sắp tới. 
- Gv mời hs lên đóng vai dê trắng và một người bạn trong rừng để làm mẫu.
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi thực hiện đóng vai (mỗi em có thể chọn một loài vật yêu thích để đóng vai, nhằm làm vai diễn sinh động hơn).
+ Gv bao quát lớp và hỗ trợ các hs khó khăn.
- Yêu cầu các nhóm đóng vai trước lớp
- Gv nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố, dặn dò
- Gv yêu cầu hs nêu lại nội dung của bài thơ Gọi bạn.
+ Con rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong bài thơ.
- Dặn hs về học thuộc lòng bài thơ và đọc lại cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài: Nghĩ và xây dựng 1 cái kết mới cho đôi bạn bê vàng và dê trắng để chuẩn bị cho tiết kể chuyện hôm sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hs hát, chơi 1 trò chơi
- Hs tham gia chơi trò chơi
- Câu chuyện được kể trong bài diễn ra khi nào? Ở đâu?
- Khổ thơ 1
- 1 hs đọc
Tự xa xưa/ thưở nào//
Trong rừng xanh/ sâu thẳm//
Đôi bạn/ sống bên nhau//
Bê vàng/ và dê trắng. //
- Câu chuyện được kể trong bài thơ diễn ra từ thuở xa xưa, trong rừng xanh sâu thẳm.
- sâu thẳm: rất sâu
- Chuyện gì xảy ra khiến bê vàng phải lang thang di tìm cỏ?
- Bê vàng đi tìm cỏ
- Khổ thơ thứ 2
- Thảo luận nhóm 3, trả lời câu hỏi vào bảng
- 1 hs đọc
Một năm, / trời hạn hán//
Lúa cạn, / cỏ héo khô//
Lấy gì nuôi đôi bạn//
Chờ mưa/ đến bao giờ? //
- Hs trả lời thông tin trên bảng nhóm.
Một năm trời hạn hán, cỏ cây héo khô, bê vàng không chờ được mưa để có cỏ ăn nên đã lang thang đi tìm cỏ.
- Hạn hán là (nước) khô cạn vì trời nắng kéo dài.
- Trái nghĩa với hạn hán là lũ lụt
- Hs quan sát hình ảnh.
- Khi bê vàng quên đường về, dê trắng đã làm gì? 
- Khổ thơ thứ 3.
- HS thảo luận và hóa thân kể chuyện.
- 1 hs đọc
Bê vàng/ đi tìm cỏ//
Lang thang/ quên đường về//
Dê trắng/ thương bạn quá//
Chạy khắp nẻo/ tìm Bê//
Đến bây giờ Dê trắng//
Vẫn gọi hoài:/ Bê! // Bê! //
- 1 – 2 hs kể
+ Bê vàng đi tìm cỏ, lang thang rồi quên mất đường về. 
+ Đi lang thang là đi hết chỗ này chỗ khác, không dừng chỗ nào.
- Hs tự bộc lộ cảm xúc.
- Lắng nghe
- Nêu cảm nghĩ của em về bê vàng và dê trắng.
- Hs thảo luận nhóm 4, viết câu trả lời vào bảng.
- Đại diện 2 nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung thêm ý kiến chưa có.
+ Bê vàng bị lạc đường, rất đáng thương; dê trắng rát nhớ bạn, rất thương bạn.
+ Bê vàng và dê trắng chơi với nhau rất thản thiết, tình cảm; tình bạn của hai bạn rất đẹp và đáng quý,...
- Lắng nghe
- Hs đánh dấu từ ngữ cần đọc nhấn mạnh.
- Hs tự trả lời theo cảm nghĩ.
- Bê vàng và dê trắng có 1 tình bạn gắn bó thân thiết.
- Hs nhắc lại nội dung bài:
Tình bạn cảm động của bê vàng và dê trắng
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Lắng nghe
- Hs nhẩm đọc trong 2 phút.
- Hs xếp thành 2 hàng.
- Hs vừa đọc xen kẽ, vừa di chuyển theo hướng dẫn của gv.
- Hs đọc thuộc 2 khổ thơ đầu.
- Hs lắng nghe nhận xét, lưu ý cách đọc diễn cảm.
- Lắng nghe, đọc theo
- 2 – 3 hs thi đọc
- Nhận xét, bình chọn hs đọc hay
- Tìm từ ngữ thể hiện tâm trạng của dê trắng khi không thấy bạn trở về.
- Hs thực hiện
- 2 – 3 hs trình bày, lớp nhận xét, bổ sung
- 1 hs nêu, lớp đọc thầm
+ VD: Mình biết là dê trắng đang rất buồn và nhớ bê vàng.
+ VD: Bạn đừng buồn nữa nhé.
+ VD: Bê vàng sẽ sớm tìm được đường về thôi.
- Theo dõi
- Hs hoạt động theo cặp 
- 2 – 3 nhóm thực hiện, nhóm khác nhận xét, góp ý.
- Tình bạn cảm động của bê vàng và dê trắng.
+ Phải biết trân trọng, đối xử tốt với bạn của mình.
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.docx