Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 33 - Năm 2021-2022

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 33 - Năm 2021-2022

BÀI 27: CHUYỆN QUẢ BẦU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Năng lực đặc thù :

- Đọc đúng các tiếng trong bài. Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện.

- Hiểu nội dung bài: Giải thích về nguồn gốc các dân tộc Việt Nam.

2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực:

-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.

3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất:

 - Yêu nước: Yêu thiên nhiên

 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.

 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.

 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

 

doc 16 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 16616
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 33 - Năm 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TUẦN 33
 Từ ngày 4/05/2022 - Đến ngày 7/05/2022
Thứ 
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Ghi chú
Thứ ba
Sáng
1
Toán
 Bài 66: Chắc chắn, có thể, không thể 
2
Tiếng Việt
Viết chữ hoa Q
3
Tiếng Việt
Nói và nghe : Thánh Gióng
4
TC.T Việt
 Ôn: Tập đọc: Đất nước chúng mình
 Thứ tư
 Sáng
1
 Toán
Bài 37: Luyện tập chung (T1)
2
Tiếng Việt
Bài 7: Hoa phượng (T1)
3
Tiếng Việt
Bài 7: Hoa phượng (T2)
4
TC TViệt
Ôn luyện TV
Thứ năm
Sáng
1
Toán
Thực hành xem lịch và giờ
2
TC Toán
Ôn tập
3
TC T Việt
Ôn luyện TV
4
TC T Việt
Ôn luyện TV
Thứ năm
Chiều
1
TC T Việt
Luyện tập, thực hành các kĩ năng
2
TC Toán
Luyện tập chung (T2)
3
TC T Việt
Ôn luyện TV
Thứ sáu
Sáng
1
Toán
Bài 68: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong pv 1000
2
TC Toán
Ôn tập
3
Tiếng Việt
Bài 26: Trên các miền đất nước ( Tiết 9)
4
Tiếng Việt
Bài 26: Trên các miền đất nước ( Tiết 10)
Thứ 4 ngày 4 tháng 5 năm 2022
TUẦN 33
Tập đọc (Tiết 1+2)
BÀI 27: CHUYỆN QUẢ BẦU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù : 
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện.
- Hiểu nội dung bài: Giải thích về nguồn gốc các dân tộc Việt Nam. 
2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: 
-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	- Yêu nước: Yêu thiên nhiên
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1. Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- Gv hỏi: Đoán xem câu chuyện nói về điều gì? 
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
	Hoạt động 2. Đọc văn bản: 
a) Mục tiêu: - Đọc đúng các tiếng trong bài. Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện.
b) Cách tiến hành: 
- GV đọc mẫu: giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm. 
- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến tha cho nó.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến thoát nạn.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: con dúi, nương, tổ tiên, Khơ Mú, Ê – đê, Ba – na.
- Luyện đọc câu dài: Để trả ơn,/ dúi báo/ sắp có lũ lụt rất lớn/ và chỉ cho họ cách tránh.//; Nghe lời dúi,/họ khoét rỗng khúc gỗ to,/ chuẩn bị thức ăn bỏ vào đó.// Vừa chuẩn bị xong mọi thứ/ thì mưa to,/ gió lớn,/ nước ngập mênh mông.//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm ba.
Hoạt động 3. Trả lời câu hỏi . 
a) Mục tiêu: - Hiểu được nội dung chính của văn bản.
b) Cách tiến hành: 
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk.
1. Con dúi nói với hai vợ chồng điều gì?
2. Nhờ đâu hai vợ chồng thoát khỏi nạn lũ?
3. Kể lại những sự việc kỳ lạ xảy ra sau khi hai vợ chồng thoát khỏi nạn lũ lụt?
4. Theo em, câu chuyện nói về điều gì?
a. Giải thích về nạn lũ lụt hàng năm
b. Giải thích về nguồn gốc các dân tộc trên nước ta
c. Nêu cách phòng chống thiên tai, lũ lụt.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS chốt lại nội dung chính của bài. 
- HS lần lượt đọc, thảo luận nhóm đôi/ nhóm 4 để trả lời từng câu hỏi. sau đó chia sẻ trong nhóm, chia sẻ trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung ý. 
C1: Con dúi báo sắp có lũ lụt rất lớn và chỉ cho họ cách tránh.
C2: Họ làm theo lời khuyên của dúi. 
C3: Người vợ sinh ra một quả bầu; hai vợ chồng nghe thấy tiếng cười đùa/ tiếng lao xao trong quả bầu; từ trong quả bầu, những con người nhỏ bé bước ra.
C4: Đáp án đúng là: b
Hoạt động 4. Luyện đọc lại. 
a) Mục tiêu: - Đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu. 
b) Cách tiến hành: 
- GV đọc đọc mẫu lần 2. 
- GV lưu ý học sinh cách đọc có ngữ điệu.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm đoạn - bài.
- GV tổ chức cho HS thi đọc hay ( đoạn/ bài) 
- Nhận xét, khen ngợi.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
-HS luyện đọc theo nhóm.
-HS thi đọc hay trong nhóm – cử đại diện thi đọc hay trước lớp. 
-HS khác lắng nghe, đánh giá. 
Hoạt động 5. Luyện tập theo văn bản đọc.
a) Mục tiêu: - HS thực hành luyện tập theo nội dung văn bản. 
b) Cách tiến hành: 
Bài 1: Viết tên 3 dân tộc trong bài đọc.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk
- Gọi HS đọc 3 câu cuối đoạn 3.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBT
- Tuyên dương, nhận xét.
- 1 HS đọc.
- 1-2 HS đọc.
- 2-3 học sinh trả lời
Bài 2: Kết hợp các từ ở cột A với các từ ở cột B để tạo thành câu nêu đặc điểm
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk
- HD học sinh đọc kĩ từ ngữ trong cột. Sau đó thử nối lần lượt từng từ ngữ trong khung ở cột A với các từ ngữ trong khung ở cột B. Cứ thế cho đến khi thấy phù hợp
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Tổ chức trò chơi “Tiếp sức”: Mỗi nhóm cử 3 bạn chơi, mỗi bạn sẽ nối một từ ở cột A với một từ cột B sao cho phù hợp sau đó về đập tay với bạn của mình trong đội để bạn tiếp tục. Nhóm nào thực hiện nhanh, đúng và đẹp thì giành chiến thắng. 
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
- 1-HS đọc.
- HS hoạt động nhóm, thảo luận thống nhát câu trả lời
- 2 nhóm lên bảng chơi
Hoạt động 6. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học: 
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
__________________________________________
Tập viết (Tiết 3)
CHỮ HOA A, M, N (kiểu 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù : 
- Ôn tập viết chữ hoa A, M, N (kiểu 2) cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Muôn người như một. 
2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: 
-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	- Yêu nước: Yêu thiên nhiên
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa A, M, N (kiểu 2) 
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- 1-2 HS chia sẻ.
Hoạt động 2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
a) Mục tiêu: - Ôn tập viết chữ hoa A, M, N (kiểu 2) cỡ vừa và cỡ nhỏ.
b) Cách tiến hành:
- GV mời HS nhắc lại quy trình viết chữ viết hoa A, M, N (kiểu 2) 
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa A, M, N (kiểu 2)
+ Chữ hoa A (kiểu 2) gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa A (kiểu 2).
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
+ Tương tự với chữ M, N (kiểu 2) 
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
Hoạt động 3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
a) Mục tiêu: - Viết đúng câu ứng dựng: Muôn người như một. 
b) Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- Gv giải thích câu tục ngữ: Ý nói tất cả mọi người đều đoàn kết. 
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Câu ứng dụng có mấy tiếng?
+ Câu ứng dụng có những chữ nào phải viết hoa? 
+ Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao thế nào?
-1-2 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời
- chữ M
- Chữ M,g,h cao 2,5 li; chữ t cao 1,5; các chữ còn lại cao 1 li.
Hoạt động 4. Thực hành luyện viết.
a) Mục tiêu: - HS thực hành luyện viết những chữ và câu đã học
b) Cách tiến hành:
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa a, M, N (kiểu 2) và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
- HS thực hiện.
Hoạt động 5. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học: 
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
__________________________________________
Nói và nghe (Tiết 4)
CHUYỆN QUẢ BẦU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù : 
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện Chuyện quả bầu dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. 
- Nói được tên của một số dân tộc trên nước ta. 
2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: 
-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	- Yêu nước: Yêu thiên nhiên
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- 1-2 HS chia sẻ.
Hoạt động 2. Kể lại câu chuyện Chuyện quả bầu
a) Mục tiêu: HS Kể lại câu chuyện Chuyện quả bầu
b) Cách tiến hành:
Bài 1. Nói về nội dung của từng tranh
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh và làm việc theo nhóm để nói các sự việc được thể hiện trong mỗi bức tranh. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gv tổ chức cho các nhóm chia sẻ 
- Nhận xét, động viên HS.
- Học sinh làm việc nhóm
- 1 -2 nhóm chia sẻ - Các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét bổ sung.
Bài 2: Sắp xếp các tranh theo trình tự câu chuyện
- GV yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhớ lại nội dung câu chuyện để sắp xếp các tranh theo trình tự đúng. 
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; 
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.
- HS lắng nghe, nhận xét.
Hoạt động 3. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh
a) Mục tiêu: - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện Chuyện quả bầu dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. 
b) Cách tiến hành: 
- GV hướng dẫn cách thực hiện.
- GV gọi một số học sinh kể chuyện trước lớp.
- GV mời 3 học sinh kể nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện trước lớp. 
- GV mời học sinh kể toàn bộ câu chuyện. 
- Gọi nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh kể chuyện
- Học sinh nhận xét
Hoạt động 4. Hỏi người thân về tên của một số dân tộc trên đất nước ta.
a) Mục tiêu: - Hỏi người thân về tên của một số dân tộc trên đất nước ta.
b) Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn cách thực hiện hoạt động:
+ Đọc lại truyện, quan sát tranh để nhớ được tên một dân tộc có trong truyện.
+ Hỏi người thân một số dân tộc khác
+ Sưu tầm một số bức ảnh về dân tộc đó. 
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
Hoạt động 5. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học.
__________________________________________
Tập đọc (Tiết 5 + 6)
BÀI 28: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù : 
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Nhận biết được các sinh vật, các sự vật được nói đến trong bài. 
- Hiểu nội dung bài: Nói về cảnh đẹp kỳ thú ở Trường Sa 
2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: 
-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	- Yêu nước: Yêu thiên nhiên
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1. Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Nói những điều em biết về biển?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 3-4 HS chia sẻ.
	Hoạt động 2. Đọc văn bản: 
a) Mục tiêu: - Đọc đúng các tiếng trong bài. Nhận biết được các sinh vật, các sự vật được nói đến trong bài. 
b) Cách tiến hành: 
- GV đọc mẫu: đọc đúng giọng đọc văn bản thông tin
- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến bao điều thú vị. 
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến truyện cổ tích. 
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: 
Thám hiểm, san hô, vỉa san hô, Trường Sa, rực rỡ, lạ mắt, bức tranh. 
- Luyện đọc câu dài: Trường Sa là vùng biển thân yêu của Tổ quốc,/ có cảnh đẹp kì thú/ và hàng nghìn loài vật sống dưới biển.//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm ba.
Hoạt động 3. Trả lời câu hỏi . 
a) Mục tiêu: - Hiểu được nội dung chính của văn bản.
b) Cách tiến hành: 
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.123.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
1. Nhắc đến Trường Sa, người ta nhắc đến những gì?
2. Vẻ đẹp của những loài cá được miêu tả như thế nào?
3. San hô dưới đáy biển được so sánh với những gì?
4. Sau bài học, em biết thêm điều gì về biển ở Trường Sa?
- Nhận xét, tuyên dương HS
- HS lần lượt đọc, thảo luận nhóm.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Nhắc đến Trường Sa, người ta nhắc đến biển và đảo. 
C2: Những loài cá được miêu tả là đẹp rực rỡ, dày đặc hàng trăm con tạo nên một tấm thảm hoa di động. 
C3: San hô dưới đáy biển được so sánh với một bức tranh khổng lồ, đẹp những tòa lâu đài trong truyện cổ tích.
C4: Tùy thuộc vào nhận biết và suy nghĩ của học sinh. 
Hoạt động 4. Luyện đọc lại. 
a) Mục tiêu: - Đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu. 
b) Cách tiến hành: 
- GV đọc đọc mẫu lần 2. 
- GV lưu ý học sinh cách đọc có ngữ điệu.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm đoạn - bài.
- GV tổ chức cho HS thi đọc hay ( đoạn/ bài) 
- Nhận xét, khen ngợi.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
-HS luyện đọc theo nhóm.
-HS thi đọc hay trong nhóm – cử đại diện thi đọc hay trước lớp. 
-HS khác lắng nghe, đánh giá. 
Hoạt động 5. Luyện tập theo văn bản đọc.
a) Mục tiêu: - HS thực hành luyện tập theo nội dung văn bản. 
b) Cách tiến hành: 
Bài 1:Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm trong các từ sau: 
- GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài 
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét và chốt đáp án đúng.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS thống nhất kết quả trong nhóm và chia sẻ trước lớp. 
- HS khác nhận xét ( chất vấn lẫn nhau - nếu có) 
-rực rỡ, khổng lồ, đẹp 
Bài 2. Đặt câu với từ vừa tìm được.
- GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để hoàn thành bài 
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét và chốt đáp án đúng.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm 2.
- HS thống nhất kết quả trong nhóm và chia sẻ trước lớp. 
- HS khác nhận xét ( chất vấn lẫn nhau - nếu có) 
Hoạt động 6. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học: 
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
__________________________________________
Chính tả (Tiết 7)
NGHE – VIẾT: KHÁM PHÁ ĐÁY BIỂN Ở TRƯỜNG SA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù : 
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: 
-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	- Yêu nước: Yêu thiên nhiên
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
- GV giới thiệu bài.
-HS hát kết hợp vận động
Hoạt động 2. Nghe – viết chính tả
a) Mục tiêu: nghe - viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
b) Cách tiến hành:
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi: 
+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- GV đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe viết vào vở ô li.
- HS đổi chép theo cặp.
Hoạt động 3. Bài tập chính tả.
a) Mục tiêu: HS làm đúng các bài tập chính tả.
b) Cách tiến hành: 
Bài 1: Chọn it hoặc uyt thay cho dấu ba chấm (...)
a. Chú mực ống cứ thấy kẻ lạ là phun mực đen k...cả một vùng nước xanh.
b. Tàu ngầm trông như chiếc xe b....chạy dưới đáy đại dương.
c. Cậu bé vừa đi vừa h....sáo.
- GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài 
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét và chốt đáp án đúng : 
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS thống nhất kết quả trong nhóm và chia sẻ trước lớp. 
- HS khác nhận xét ( chất vấn lẫn nhau - nếu có) 
a. Chú mực ống cứ thấy kẻ lạ là phun mực đen kịt cả một vùng nước xanh.
b. Tàu ngầm trông như chiếc xe buýt chạy dưới đáy đại dương.
c. Cậu bé vừa đi vừa huýt sáo.
Bài 2: a. Tìm tiếng chứa ươu hoặc iêu thay cho dấu ba chấm (...)
- Ốc.... sống trong ruộng lúa.
- Hội thi thả... được tổ chức trên bãi biển.
- GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để hoàn thành bài 
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét và chốt đáp án đúng : 
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm 2.
- HS thống nhất kết quả trong nhóm và chia sẻ trước lớp. 
- HS khác nhận xét ( chất vấn lẫn nhau - nếu có) 
- Ốc bươu sống trong ruộng lúa.
- Hội thi thả diều được tổ chức trên bãi biển.
Hoạt động 4. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học:
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
__________________________________________
Luyện từ và câu (Tiết 8)
MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ CÁC LOẠI VẬT DƯỚI BIỂN; 
DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù : 
- Tìm được tên những loài vật trong tranh.
2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: 
-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	- Yêu nước: Yêu thiên nhiên
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 	
-GV tổ chức giải các câu đố 
-GV giới thiệu bài 
- Chơi trò giải đố.
Hoạt động 2. Tìm hiểu các loại vật dưới biển
a) Mục tiêu: - Tìm được tên những loài vật trong tranh.
b) Cách tiến hành: 
Bài 1: Quan sát tranh, nêu:
+ Tên các con vật 
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS làm bài vào VBT
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 3-4 HS nêu.
+ Tên các con vật: rùa biển, cá hề, cá heo, sao biển, bạch tuộc, san hô. 
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.
Bài 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B tạo nên câu hoạt động
 - GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để tìm từ ngữ ở cột A thích hợp với từ ngữ ở cột B để tạo câu. 
- Tổ chức trò chơi “Tiếp sức”: Mỗi nhóm cử 3 bạn chơi, mỗi bạn sẽ nối một từ ở cột A với một từ cột B sao cho phù hợp sau đó về đập tay với bạn của mình trong đội để bạn tiếp tục. Nhóm nào thực hiện nhanh, đúng và đẹp thì giành chiến thắng. 
- Nhận xét, tuyên dương
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm và làm bài
- 2 nhóm lên bảng chơi
Chim yến làm tổ trên vách đá ven biển.
Những con còng gió đuổi nhau trên bãi cát.
Các loài cá bơi lội trong làn nước xanh.
Hoạt động 3. Dấu chấm, dấu phẩy
a) Mục tiêu:Ôn tập về dấu phẩy.
 b) Cách tiến hành: 
Bài 3: Chọn dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy thay cho dấu ba chấm (...)
Cả một thế giới sinh động (...)rực rỡ đang chuyển động dưới đáy biển (...)Cá hề (...) cá ngựa (...)mực ống (...) tôm (...)cua len lỏi giữa rừng san hô (...) Chú rùa biển thân hình kềnh càng đang lững lờ bơi giữa đám sinh vật đủ màu (...)
- Gọi HS đọc YC.
- Bài YC làm gì?
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi để chọn dấu phẩy, dấu chấm cho phù hợp.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 3-4 HS đọc.
- HS chia sẻ câu trả lời.
Cả một thế giới sinh động, rực rỡ đang chuyển động dưới đáy biển. Cá hề, cá ngựa, mực ống, tôm, cua len lỏi giữa rừng san hô. Chú rùa biển thân hình kềnh càng đang lững lờ bơi giữa đám sinh vật đủ màu.
Hoạt động 4. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học:
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.
__________________________________________
Luyện viết đoạn (Tiết 9 )
VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ SỰ VIỆC CHỨNG KIẾN, THAM GIA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù : 
- Viết được 4-5 câu kể về một buổi đi chơi cùng người thân (hoặc thầy cô, bạn bè)
- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một số truyện dân gian yêu thích theo chủ đề.
2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: 
-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	- Yêu nước: Yêu thiên nhiên
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 	
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
- GV giới thiệu bài.
-HS hát kết hợp vận động
Hoạt động 2. Luyện viết đoạn văn.
a) Mục tiêu: - Viết được 4-5 câu kể về một buổi đi chơi cùng người thân (hoặc thầy cô, bạn bè)
b) Cách tiến hành: 
Bài 1: Nói được 4-5 câu kể về một buổi đi chơi cùng người thân (hoặc thầy cô, bạn bè)
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát tranh, hỏi:
+ Mọi người đang ở đâu?
+ Cảnh vật nơi đó có gì đẹp?
+ Mỗi người đang làm gì?
+ Theo em, cảm xúc của mọi người như thế nào? 
- HDHS hỏi và đáp theo nhóm đôi
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS lên thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời:
- HS thực hiện nói theo cặp.
- 2-3 cặp thực hiện.
Bài 2: Viết được 4-5 câu kể về một buổi đi chơi cùng người thân (hoặc thầy cô, bạn bè)
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.
- YC HS thực hành viết vào VBT tr.64.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ bài.
Hoạt động 4. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học:
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.
Tiếng Việt
 (Tiết 10) Đọc mở rộng
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù : 
	- Tự tìm đọc một câu chuyện dân gian Việt Nam.
 - Nói với bạn về nhân vật hoặc sự việc em thích trong câu chuyện đã đọc. 
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : 
Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc sách khám phá tri thức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo án power point. 
Sách Tiếng Việt 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
- GV giới thiệu bài.
-HS hát kết hợp vận động
Hoạt động 2 . Tự tìm đọc một câu chuyện dân gian Việt Nam.
a) Mục tiêu: Khuyến khích học sinh đọc sách và rèn thói quen đọc sách.
b) Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1, 2.
- GV giới thiệu một số câu chuyện dân gian VN
- Tổ chức cho HS tìm đọc một câu chuyện dân gian VN.
- 1-2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện ở Thư viện lớp.
- HS chia sẻ theo nhóm 4, trước lớp 
Hoạt động 3. Nói với bạn về nhân vật hoặc sự việc em thích trong câu chuyện đã đọc. 
a) Mục tiêu: Rèn cho HS thói quen chia sẻ cảm nhận sau khi đọc sách.
b) Cách tiến hành: 
- HS đọc nội dung hoạt động mở rộng.
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu hoạt động mở rộng.
- GV cho HS chia sẻ cảm nhận theo nhóm
- GV nhận xét.
KL: Các em cần biết chia sẻ cảm nhận , nắm thông tin , nội dung về quyển sách sau khi đọc.
- HS làm việc nhóm (2 nhóm) đọc cho bạn nghe, chia sẻ với các bạn cảm xúc về đoạn truyện em đã đọc.
-HS có thể trao đổi với nhau về nội dung 
- Đại diện vài em chia sẻ trước lớp. 
Hoạt động 4. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung bài học.
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.doc