Giáo án Tiếng Việt Lớp 2, Tuần 3 theo CV 2345- Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Tươi

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2, Tuần 3 theo CV 2345- Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Tươi

Đọc ( Tiết 1+ 2)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù :

- Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật.

- Hiểu được nội dung văn bản : Mình sẽ đẹp nhất nếu mình được là chính mình

2. Năng lực chung:

-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.

3. Phẩm chất :

Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất:

 -Yêu thương người thân, tự tin với chính bản thân mình.

- II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo án power point.

- Sách giáo khoa.

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

docx 20 trang Huy Toàn 23/06/2023 46410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2, Tuần 3 theo CV 2345- Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Tươi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt
Bài 5. Em có xinh không ? 
Đọc ( Tiết 1+ 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù : 
- Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật.
- Hiểu được nội dung văn bản : Mình sẽ đẹp nhất nếu mình được là chính mình
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : 
Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	-Yêu thương người thân, tự tin với chính bản thân mình. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo án power point. 
Sách giáo khoa.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động1. Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
-GV tổ chức hát và vận động.
- GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước.
- GV cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài. 
- GV cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm về câu hỏi: 
+ Bức tranh dưới đây vẽ những gì? 
+ Em thích được khen về điều gì? 
- GV theo dõi các nhóm hoạt động.
- GV tổ chức cho HS báo cáo.
- GV cùng HS nhận xét, góp ý.
- GV giới thiệu bài học: Ai cũng thích mình được khen. Voi em trong câu chuyện Em có xinh không? cũng rất thích được khen. Bạn ấy đã đi tìm và tìm thấy sự tự tin ở chính bản thân mình đấy các em ạ.
- HS hát và vận động theo bài hát.
- HS nhắc lại tên bài học trước. 
( Làm việc thật là vui.) 
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn. HS khác đặt câu hỏi cho bạn về nội dung bài đọc.
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- HS thảo luận nhóm 2.
+ Tranh thể hiện: bạn gái có mái tóc dài hay má lúm đồng tiền, một bạn nam đá bóng giỏi hoặc bơi giỏi
- Một số (3 – 4) HS trả lời câu hỏi. 
- Các HS khác có thể bổ sung. 
- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.
Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc văn bản: 
a) Mục tiêu: 
- Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. 
- Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.
b) Cách tiến hành: 
+ GV đọc mẫu toàn văn bản.
+GV cùng HS tìm một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương: hươu, nhặt, mặc, đôi sừng, râu giả 
+GV hướng dẫn cách đọc lời của nhân vật 
+ GV yêu cầu HS tìm câu dài. 
+ GV hướng dẫn chia đoạn.
+ GV mời 2 em đọc nối tiếp đoạn. ( 2 lượt) 
+ GV HD tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải trong sgk và một số từ khác do HS tự tìm thông quan hình ảnh, hành động hoặc đặt câu. 
KL: Các em cần đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.
-HS lắng nghe, đọc thầm theo.
-HS luyện phát âm các tiếng khó ( đọc theo nhóm đôi và tự sửa lỗi phát âm cho nhau/ đọc trước lớp) 
-HS luyện đọc lời của nhân vật
+ Lời của voi em hồn nhiên, tự tin: Em có xinh không? 
- Lời của voi anh ân cần, dịu dàng: Em xinh lắm!
-HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến vì cậu không có bộ râu giống tôi.
+ Đoạn 2: Phần còn lại
-HS luyện đọc nhóm đôi/ cả lớp.
-HS tự tìm câu dài và thảo luận với bạn cùng bàn tìm cách ngắt nghỉ hợp lí.
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
-HS tìm hiểu nghĩa một số từ.
Hoạt động 3. Luyện đọc nhóm 
a) Mục tiêu: 
- Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. 
- Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.
+ GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn trong nhóm. 
+ GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
KL: Các em cần đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.
+Từng nhóm 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn trong nhóm .HS góp ý cho nhau.
Tiết 2
Hoạt động 4. Trả lời câu hỏi . 
a) Mục tiêu: 
- Hiểu được nội dung chính của văn bản: Mình sẽ đẹp nhất nếu mình được là chính mình.
b) Cách tiến hành: 
-GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 1.
-GV gợi ý HS đọc đoạn 1 tìm câu TL
-GV chốt câu TL đúng:
+ Voi em đã hỏi: Em có xinh không?
-GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 2.
(GV gợi ý HS đọc đoạn 2 để tìm câu TL) 
-GV chốt câu TL đúng:
+ Sau khi nghe hươu nói, voi em đã nhặt vài cành cây khô rồi gài lên đầu. Sau khi nghe dê nói, voi em đã nhổ một khóm cỏ dại bên đường và gắn vào cằm.
-GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 3.
(GV gợi ý HS đọc đoạn 2 để tìm câu TL) 
-GV chốt câu TL đúng:
+ Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói: “Trời ơi, sao em lại thêm sừng và rất thế này? Xấu lắm!”
 -GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4.
(GV gợi ý HS đọc đoạn 2 để tìm câu TL) 
Lưu ý: GV có thể cho nhiều HS trả lời vì đây là câu hỏi mở. Trả lời theo cách nào là tuỳ thuộc vào nhận biết và suy nghĩ của HS. 
KL: Các em cần hiểu được nội dung chính của bài học
Câu 1. Voi em đã hỏi voi anh, hươu và về điều gì? 
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm, thảo luận nhóm 4, từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý.
 + Cả nhóm lựa chọn những đáp án đúng rồi chia sẻ kết quả trước lớp. 
Câu 2. Sau khi nghe hươu và dể nói, voi em đã làm gì cho mình xinh hơn?
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm, vài em nêu ý kiến của mình, cả lớp thống nhất câu trả lời.
Câu 3. Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói gì?
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm, vài em nêu ý kiến của mình, cả lớp thống nhất câu trả lời.
Câu 4. Em học được điều gì từ câu chuyện của voi em?
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm, vài em nêu ý kiến của mình, cả lớp thống nhất câu trả lời.
 VD: Em chỉ đẹp khi là chính mình/ Em nên tự tin vào vẻ đẹp của mình/... 
Hoạt động 5. Luyện đọc lại. 
a) Mục tiêu: 
- Đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu. 
b) Cách tiến hành: 
-GV đọc mẫu lần 2
-GV tổ chức đọc trong nhóm 4
-GV tổ chức thi đọc.
KL: Các em cần đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu.
-HS đọc thầm theo.
-HS đọc nhóm 4, chọn bạn đọc hay nhất.
-Cá nhân thi đọc hay trước lớp.
Hoạt động 6. Luyện tập theo văn bản đọc.
a) Mục tiêu: 
- HS thực hành luyện tập thực hành theo nội dung văn bản. 
b) Cách tiến hành: 
-GV yêu cầu học sinh đọc câu 1.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, làm vào phiếu BT
-GV chốt đáp án đúng: 3 từ ngữ chỉ hành động của voi em: nhặt cành cây, nhổ khóm cỏ dại, ngắm mình trong gương
-GV gọi HS đọc câu 2.
-GV tổ chức hoạt động nhóm 2 thực hiện từng yêu cầu. ( GV hướng dẫn, các nhóm gặp khó khăn) 
-GV kết luận dựa trên câu TL của HS
Câu 1. Những từ ngữ nào chỉ hành động của voi em?
-HS thảo luận nhóm 4, làm phiếu BT
-Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét
Câu 2. Nếu là voi anh, em sẽ nói gì sau khi voi em bỏ sừng và râu
-HS làm việc nhóm 2 thực hiện từng yêu cầu. 
- Đại diện vài nhóm chia sẻ trước lớp.
Hoạt động 7. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học: 
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Tiếng Việt
Bài 5 : ( Tiết 3) Viết chữ B
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù : 
- Viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ B
- Viết đúng độ cao, độ rộng, khoảng cách và đúng mẫu cụm từ ứng dụng. 
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : 
Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Biết ơn người đã giúp đỡ mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo án power point. 
Sách tập viết 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
- GV giới thiệu bài.
-HS hát kết hợp vận động
Hoạt động 2. Viết chữ hoa 
a) Mục tiêu: HS viết đúng kiểu chữ, độ cao, độ rộng của chữ B
b) Cách tiến hành:
- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa B ; Cho HS nhận xét về B
+ Quan sát chữ viết hoa B: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa B. 
• Độ cao: 5 li. 
• Chữ viết hoa B gồm 2 nét: nét 1 nét móc ngược trái có phần trên hơi lượn sang phải, nét 2 là nét cong lượn thắt. 
+GV viết mẫu và nêu quy trình viết
• Nét 1 (móc ngược trái có phần trên hơi lượn sang phải, đầu móc hơi cong): Từ điểm đặt bút ở giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4 đưa bút xuống vị trí giao điểm đường kẻ ngang 2 và kẻ dọc 3 thì lượn sang trái tạo nét cong. Điểm kết thúc ở giao điểm đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 2. 
 • Nét 2 (nét cong lượn thắt): Đặt bút tại giao điểm của đường kẻ ngang 5 và khoảng giữa đường kẻ dọc 2, 3 rồi viết nét cong vòng lần 1, tạo nét thắt bên dưới dòng kẻ ngang 4, tiếp tục viết nét cong phải. Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ dọc 4 và quãng giữa hai đường kẻ ngang 2, 3. 
-GV hướng dẫn viết bảng con.
-GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét phần viết của HS.
- GV hướng dẫn HS viết chữ B vào vở ( Chú ý hướng dẫn cách trình bày) 
- GV yêu cầu HS đánh giá đồng đẳng.
Các em cần viết đúng kiểu chữ, độ cao, độ rộng của chữ B
-HS quan sát chữ mẫu, nhận xét về độ cao, độ rộng các nét. 
-HS quan sát cấu tạo chữ B
-HS quan sát GV viết mẫu và video viết mẫu
- HS tập viết chữ viết hoa B (trên bảng con) theo hướng dẫn.
- HS viết chữ viết hoa B (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một.
-HS đổi vở, nhận xét, góp ý cho nhau.
Hoạt động 3. Viết câu ứng dụng 
a) Mục tiêu: HS viết câu ứng dụng đúng kiểu, đúng độ cao, độ rộng và khoảng cách.
b) Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của câu.
 - HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp ( hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có).
-GV hướng dẫn HS:
+ Viết chữ viết hoa B đầu câu.
+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ " tiếp liền với điểm kết thúc nét 3 của chữ viết hoa B
+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng khoảng cách viết chữ cái o 
+ Lưu ý HS độ cao của các chữ cái trong câu.
+ Cách đặt dấu thanh, dấu câu.
-GV yêu cầu HS viết vào vở.
– Yêu cầu HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.
- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.
KL: Các em cần viết câu ứng dụng đúng kiểu, đúng độ cao, độ rộng và khoảng cách.
-HS đọc: Bạn bè chia ngọt sẻ bùi.
- HS nêu cảm nghĩ về câu ứng dụng. 
-Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một.
– HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.
Hoạt động 4. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học.
Tiếng Việt
Bài 5. ( Tiết 4 ) Kể chuyện : Em có xinh không?
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù : 
- Dựa theo tranh và gợi ý để nói về các nhân vật, sự việc trong tranh. 
- Biết chọn kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh.
- Cảm nhận ý nghĩa câu chuyện.
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : 
Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	-Yêu gia đình ; Biết chia sẻ, giúp đỡ , có trách nhiệm với người thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo án power point. 
Sách giáo khoa.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1. Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
-Tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.
-GV giới thiệu bài.
-HS hát và vận động theo bài hát.
 Hoạt động 2. Quan sát tranh, nói tên các nhân vật và sự việc được thể hiện trong tranh.
a) Mục tiêu: HS nói tên các nhân vật và sự việc được thể hiện trong tranh.
b) Cách tiến hành: 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh theo thứ tự (từ tranh 1 đến tranh 4). 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- GV theo dõi phần báo cáo và chia sẻ của các nhóm.
- GV hỏi thêm: 
+ Các nhân vật trong tranh là ai? 
+ Voi em hỏi anh điều gì? 
KL: Các em cần tên các nhân vật và sự việc được thể hiện trong tranh.
- HS quan sát tranh, đọc thầm các gợi ý dưới tranh. 
- HS thảo luận nhóm 4, nêu nội dung tranh.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
Dự kiến kết quả: 
+ Tranh 1: nhân vật là voi anh và voi em, sự việc là voi em hỏi voi anh em có xinh không? 
+ Tranh 2: nhân vật là Voi em và hươu, sự việc là sau khi nói chuyện với hươu, voi em bẻ vài cành cây, gài lên đầu để có sừng giống hươu; 
+ Tranh 3: nhân vật là voi em và dế, sự việc là sau khi nói chuyện với dê, voi em nhổ một khóm cỏ dại bên đường, dính vào cằm mình cho giống dê; 
+ Tranh 4: nhân vật là voi em và voi anh, sự việc là voi em (với sừng và râu giả) đang nói chuyện với voi anh ở nhà, voi anh rất ngỡ ngàng trước việc voi em có sừng và râu. 
Tranh 4. Không có bảy hũ vàng, hai anh em vẫn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. 
- HS dưới lớp chia sẻ cùng các bạn. 
- HS trả lời.
+ Là voi anh, voi em, hươu, dê.
+ Em có xinh không?
 Hoạt động 3. Chọn kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh.
a) Mục tiêu: HS kể lại được 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh.
b) Cách tiến hành: 
GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, tập kể cho nhau nghe. 
- GV gợi ý HS có thể dựa vào tranh bài tập 1 để kể.
 - GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm về nội dung mỗi bức tranh. 
- GV gọi HS chọn kể 1 – 2 đoạn trong câu chuyện. 
- GV nhấn mạnh ý nghĩa câu chuyện: Voi con xinh đẹp khi là chính mình.
KL: Các em cần kể lại được 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh
- HS trao đổi nhóm 2, tập kể cho nhau nghe.
- HS góp ý cho bạn.
Dự kiến : 
+ Tranh 1: Voi em thích mặc đẹp và thích được khen xinh. Ở nhà, nó luôn hỏi anh “Em có xinh không?” voi anh bao giờ cũng khen “Em xinh lắm!” 
+ Tranh 2: Một hôm, voi em gặp hươu con, nó hỏi “Tớ có xinh không?”. Hươu trả lời “Chưa xinh lắm vì cậu không có đôi sừng giống tớ”. 
+ Tranh 3: Gặp dê, voi hỏi “Em có xinh không?”, dễ trả lời “Không, vì cậu không có bộ râu giống tối”. Nghe vậy, voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường, gắn vào cằm rồi về nhà. 
+ Tranh 4: Có đôi sừng và bộ râu giả, về nhà, voi em hớn hở hỏi anh “Anh, em có xinh hơn không?”, voi anh chê voi em xấu khi có thêm sừng và râu. Voi em ngắm mình trong gương và thấy xấu thật. Nó liền bỏ đôi sừng và chòm râu đi và thấy mình xinh đẹp hẳn lên. 
- Đại diện lên kể trước lớp.
- Lớp đặt câu hỏi giao lưu với bạn.
- Lớp nhận xét, góp ý
- 3 HS lên đóng vai và kể lại toàn bộ câu chuyện
Hoạt động 4. Vận dụng 
a) Mục tiêu: HS kể cho người thân nghe câu chuyện 
b) Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng: 
+ Cho HS đọc lại bài Em có xinh không? 
- GV HD : 
+ Trước khi kể, em xem lại các tranh minh hoạ và câu gợi ý dưới mỗi tranh, nhớ lại những diễn biến tâm lí của voi em. 
+ Kể cho người thân nghe những hành động của voi em sau khi gặp hươu con và dễ con, rồi sau khi về nhà gặp voi anh. Hành động của voi em sau khi nghe voi anh nói và cuối cùng, voi em đã nhận ra điều gì. 
+ Em lắng nghe ý kiến của người thân sau khi nghe em kể chuyện.
- Kể lần lượt từng đoạn câu chuyện cho người thân nghe (không cần kể đúng từng chữ, từng lời của câu chuyện).
KL: Các em cần kể cho người thân nghe câu chuyện
- 1 HS đọc lại bài.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS vận dụng về kể lại cho người thân nghe câu chuyện.
Hoạt động 5. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung bài học: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài học Em có xinh không?, các em đã: 
+ Đọc – hiểu bài Em có xinh không? 
+ Viết đúng chữ viết hoa B và câu ứng dụng: Bạn bè chia sẻ ngọt bùi. 
+ Nghe – kể được câu chuyện Em có xinh không? - HS nêu ý kiến về bài học (Em thích nhân vật nào ? Vì sao? Em không thích nhân vật nào? Vì sao?). 
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
- Khuyến khích HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.
Tiếng Việt
Bài 6. Một giờ học 
Đọc ( Tiết 1+ 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù : 
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : 
Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người 
 - Trách nhiệm: Biết tự phục vụ
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập và yêu lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo án power point. 
Sách giáo khoa.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động1. Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
-GV tổ chức cho 3 em thi Hái hoa dân chủ ( đọc đoạn văn trong cánh hoa mà mình hái được – Bài Em có xinh không )
- GV nhận xét 
-GV yêu cầu học sinh quan sát tranh: 
+ Nói về việc làm của em được thầy/cô khen? Em cảm thấy thế nào khi được thầy cô khen? 
- GV kết nối vào bài mới: Bài đọc kể về nhân vật Quang trong một giờ học. Quang được thầy giáo mời lên nói trước lớp. Lúc đầu bạn ấy lúng túng, rụt rè. Sau đó, nhờ sự động viên, khích lệ của thầy giáo, bạn bè và sự cố gắng của bản thân, Quang đã nói năng lưu loát, trở nên tự tin.
-HS thi Hái hoa dân chủ
-HS lắng nghe và nhận xét bạn đọc
- HS đặt câu hỏi cho nhau về nội dung bài vừa đọc. 
-HS quan sát và TLCH
Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc văn bản: 
a) Mục tiêu: 
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
b) Cách tiến hành: 
+ GV đọc mẫu toàn bài đọc, đọc rõ ràng, lời người kể chuyện có giọng điệu tươi vui; ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. (Chú ý ngữ điệu khi đọc Em...; À... 0; Rồi sau đó...ờ... à...; Mẹ... ờ... bảo.). 
+GV cùng HS tìm một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương: lúng túng, kiên nhẫn, thở mạnh, 
+ GV hướng dẫn chia đoạn
+GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng đoạn ; GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt đúng nhịp câu dài. 
+ GV mời HS đọc nối tiếp đoạn 
+ GV HD tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải trong sgk và một số từ khác do HS tự tìm thông quan hình ảnh, hành động hoặc đặt câu.
 KL: Các em cần đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
-HS lắng nghe, đọc thầm theo.
-HS luyện phát âm các tiếng khó ( đọc theo nhóm đôi và tự sửa lỗi phát âm cho nhau/ đọc trước lớp) 
-HS đánh dấu đoạn chia: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mình thích.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến thế là được rồi đấy! 
+ Đoạn 3: Phần còn lại. 
-HS tự tìm câu dài và thảo luận với bạn cùng bàn tìm cách ngắt nghỉ hợp lí.
Quang thở mạnh một hơi/ rồi nói tiếp:/ “Mẹ... Ờ... bảo: “Con đánh răng đi”. Thế là con đánh răng.
- HS đọc nối tiếp đoạn . Cả lớp theo dõi, nhận xét.
-HS tìm hiểu nghĩa một số từ.
Hoạt động 3. Luyện đọc nhóm 
a) Mục tiêu: 
- Đọc đúng, rõ ràng bài văn , biết ngắt đúng nhịp, nhấn giọng phù hợp.
- Biết sửa lỗi cho nhau và chia sẻ với nhau cách đọc hay.
b) Cách tiến hành: 
+ GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn văn trong nhóm. 
+ GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
KL: Các em cần đọc đúng, rõ ràng bài văn , biết ngắt đúng nhịp, nhấn giọng phù hợp.
+Từng nhóm HS đọc nối tiếp đoạn văn trong nhóm (như nhóm HS đã làm mẫu trước lớp). HS góp ý cho nhau.
Tiết 2
Hoạt động 4. Trả lời câu hỏi . 
a) Mục tiêu: 
- Hiểu được nội dung bài văn
b) Cách tiến hành: 
-GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 1.
-GV chốt câu TL đúng:
+ Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp tập nói trước lớp về bất cứ điều gì mình thích. 
-GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 2.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
-GV chốt câu TL đúng:
+ Quang lúng túng vì Quang chưa tự tin.
-GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 3.
-Tổ chức hoạt động nhóm 2
 -GV chốt câu TL đúng:
+ Thầy giáo và các bạn động viên, cổ vũ Quang; Quang rất cố gắng. 
+ GV giáo dục đạo đức cho HS: HS trong lớp học cần giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, cần động viên, khen ngợi bạn khi bạn làm được việc tốt; Tự tin giúp em làm được nhiều việc tưởng như rất khó: không còn sợ bóng đêm, không còn sợ nói trước đông người, nói năng lưu loát khi phát biểu ý kiến. 
-GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4.
-Tổ chức hoạt động nhóm 2
 -GV chốt câu TL đúng.
KL: Các em cần hiểu được nội dung bài văn
Câu 1. Trong giờ học thầy giáo yêu cầu cả lớp làm gì? 
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm, thảo luận nhóm 4, từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý.
 + Cả nhóm lựa chọn những đáp án đúng rồi chia sẻ kết quả trước lớp. 
Câu 2. Vì sao lúc đầu Quang lúng túng?
1 HS đọc to, lớp đọc thầm, thảo luận nhóm 2, từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý.
 + Cả nhóm lựa chọn những đáp án đúng rồi chia sẻ kết quả trước lớp. 
Câu 3. Theo em, điều gì khiến Quang trở nên tự tin
-HS làm việc nhóm 2.
- Đại diện vài nhóm chia sẻ trước lớp. Lớp nhận xét. 
Câu 4. Khi nói trước lớp, em cảm thấy thế nào? 
- HS trao đổi nhóm 2 và mỗi HS tự đưa ra ý kiến nhận xét. 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét, đánh giá. 
Hoạt động 5. Luyện đọc lại. 
a) Mục tiêu: 
- Đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu. 
b) Cách tiến hành: 
-GV đọc mẫu lần 2
-GV tổ chức đọc trong nhóm 4
-GV tổ chức thi đọc.
KL: Các em cần đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu.
-HS đọc thầm theo.
-HS đọc nhóm 4, chọn bạn đọc hay nhất.
-Cá nhân thi đọc hay trước lớp.
Hoạt động 6. Luyện tập theo văn bản đọc.
a) Mục tiêu: 
- HS thực hành luyện tập thực hành theo nội dung văn bản. 
b) Cách tiến hành: 
-GV yêu cầu học sinh đọc câu 1.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.
-GV chốt đáp án đúng. 
Những câu hỏi có trong bài đọc: Sáng nay ngủ dậy em làm gì?; Rổi gì nữa?. Đó là câu hỏi của thầy giáo dành cho Quang.
-GV gọi HS đọc câu 2.
-GV tổ chức làm việc nhóm 4
-GV kết luận, tuyên dương
Câu 1. Tìm những câu hỏi có trong bài đọc. Đó là câu hỏi của ai dành cho ai?
- HS thảo luận nhóm 4, TLCH.
 - Đại diện các nhóm lên báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét, đánh giá. 
Câu 2. Đóng vai các bạn và Quang nói và đáp lời khi Quang tự tin.
-HS làm việc nhóm 4 , đóng vai trong nhóm 
- Vài nhóm đóng vai trước lớp. 
Hoạt động 7. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học:
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Tiếng Việt
Bài 6. (Tiết 3) Nghe – viết : Một giờ học 
Bảng chữ cái.
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù : 
- Viết chính tả một đoạn ngăn theo hình thức nghe – viết và hoàn thành bài tập chính tả 
- Học thuộc tên các chữ trong bảng chữ cái và sắp xếp thứ tự chữ cái trong bảng.
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Động viên, khích lệ bạn bè.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo án power point. 
Sách tập viết 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
- GV giới thiệu bài.
-HS hát kết hợp vận động
Hoạt động 2. Nghe – viết chính tả
a) Mục tiêu: HS nghe- viết đúng, đẹp đoạn đầu bài Làm việc thật là vui. 
b) Cách tiến hành:
+ GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai) 
+ Nhờ đâu mà Quang đã tự tin hơn khi nói trước lớp??
+GV hỏi: Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?
+ GV lưu ý HS cách phân biệt con chữ, vần, thanh dễ nhầm lẫn. 
 +GV hỏi:Khi viết đoạn văn, cần viết như thế nào?
+ GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), đúng trọng âm; mỗi câu đọc 2 – 3 lần.
- GV đọc soát lỗi chính tả. 
- GV nhận xét bài viết của HS một số HS.
KL: Các em nghe viết đúng, đẹp đoạn đầu bài học.
-HS nghe và quan sát đoạn viết trong SHS 
+ Nhờ thầy giáo và các bạn động viên.
-HS thảo luận với bạn cùng bạn, tìm những chữ dễ viết sai rồi viết bảng con những chữ đó.
-HS nêu cách trình bày bài
-HS viết bài. 
-HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
Hoạt động 3. Học thuộc tên các chữ cái trong bảng theo thứ tự.
a) Mục tiêu: HS tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái. Sắp xếp các chữ cái theo thứ tự.
b) Cách tiến hành: 
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. 
- GV chốt kết quả đúng. 
- GV hướng dẫn HS học thuộc bảng chữ cái: Trò chơi: Đố bạn. 
-GV nhận xét.
-GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” để hoàn thành bài tập số 3.
- GV chốt thứ tự lần lượt là: Quân; Sơn; Tuấn; Vân; Xuân.
KL: Các em cần học thuộc tên các chữ cái trong bảng theo thứ tự
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
Bài 2. Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái. 
– HS làm bài tập theo nhóm.
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. Lớp nhận xét. 
-HS chơi trò “ Đố bạn” : đọc được tên chữ cái bất kì mà bạn trong nhóm chỉ. 
Bài 3. Sắp xếp tên các bạn dưới đây theo thứ tự trong bảng chữ cái. Viết lại tên các bạn theo thứ tự đã sắp xếp
-HS tham gia trò chơi. 
Hoạt động 4. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học:
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Tiếng Việt
Bài 6 . (Tiết 4) Từ ngữ chỉ đặc điểm; Câu nêu đặc điểm
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù : 
- Tìm những từ chỉ đặc điểm (BT1)
- Ghép các từ ngữ ở BT1 để tạo câu nêu đặc điểm (BT2)
- Biết đặt câu nêu đặc điểm ngoại hình của một bạn trong lớp.
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : 
Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè
 - Trách nhiệm: Biết động viên, khuyến khích bạn bè.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ, trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo án power point. 
Sách tập viết 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát.
- GV hỏi: Chú thỏ con có những điểm gì nổi bật đáng yêu?
- GV kết nối vào bài mới: những từ chỉ bộ lông, màu mắt, đôi tai của thỏ là những từ chỉ đặc điểm mà cô sẽ giới thiệu trong tiết học hôm nay.
- HS hát và vận động theo bài hát: Chú thỏ con
- HS trả lời: Chú có bộ lông trắng như bông, đôi mắt hồng nhạt như là viên kẹo 
Hoạt động 2. Tìm từ chỉ đặc điểm 
a) Mục tiêu: HS tìm được từ chỉ đặc điểm.
b) Cách tiến hành: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.
-GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.
-GV tổ chức thi xem nhóm nào làm nhanh.
-GV chốt kết quả đúng: mượt mà, bầu bĩnh, sáng, cao, đen láy. 
KL: Các em cần tìm được từ chỉ đặc điểm.
Bài 1. Những từ ngũ nào dưới đây chỉ đặc điểm
- HS làm việc nhóm (2 nhóm) 
– HS trình bảy kết quả trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3. Ôn tập câu chỉ đặc điểm. 
a) Mục tiêu: HS sử dụng các từ ở đã cho để tạo thành câu chỉ đặc điểm, đặt câu chỉ đặc điểm nói về ngoại hình của bạn.
b) Cách tiến hành: 
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. 
- GV chốt kết quả đúng. 
Đôi mắt đen láy/ Đôi mắt sáng.
Khuôn mặt bầu bĩnh.
Vầng trán cao.
Mái tóc mượt mà.
Mái tóc đen nhánh.
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. 
- GV chốt kết quả đúng.
KL: Các em cần sử dụng các từ ở đã cho để tạo thành câu chỉ đặc điểm, đặt câu chỉ đặc điểm nói về ngoại hình của bạn.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
Bài 2. Ghép các từ ngữ ở bài 1 tạo thành câu chỉ đặc điểm.
– HS làm bài tập theo nhóm 4
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. Lớp nhận xét. 
Bài 3. Đặt một câu nêu đặc điểm ngoại hình của một bạn trong lớp em.
- HS làm bài tập cá nhân. Chia sẻ với bạn bên cạnh.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. Lớp nhận xét. 
Hoạt động 4. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học:
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.
Tiếng Việt
Bài 6. (Tiết 5 ) Viết đoạn văn kể về một việc thường làm
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù : 
	- Nói về các hoạt động theo tranh và câu hỏi gợi ý.
- Viết 3 - 4 câu kể về những việc em thường làm trước khi đi học.
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : 
Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ người thân.
 - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc của mình.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ lao động, biết tự phục vụ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo án power point. 
Sách tập viết 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
- GV giới thiệu bài.
-HS hát kết hợp vận động
Hoạt động 2. Nói về các hoạt động của bạn nhỏ trong tranh.
a) Mục tiêu: HS biết quan sát tranh, nói được các từ chỉ hoạt động
b) Cách tiến hành: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.
-GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.
GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, quan sát từng tranh theo câu hỏi gợi ý trong SHS.
- GV lưu ý HS đoán xem thời gian thực hiện các hoạt động đó vào lúc nào. 
GV và cả lớp nhận xét. 
GV tổng hợp ý kiến của các nhóm (Tranh vẽ cảnh bạn nhỏ ngủ dậy. Em đoán đây là cảnh thức dậy buổi sáng của bạn nhỏ. Bạn nhỏ ngồi trên giường, hai tay vươn cao. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_3_theo_cv_2345_nam_hoc_2022_20.docx