Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 3 - Năm học 2022-2023 - Mai Hoa

Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 3 - Năm học 2022-2023 - Mai Hoa

Tiết 2 + 3: Tiếng Việt- Đọc:

EM CÓ XINH KHÔNG? (Tiết 1+2)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

- Đọc đúng các tiếng, từ trong bài, biết một số loài vật, sự việc và những chi tiết trong diễn biến câu chuyện; nhận biết được thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc. Hiểu nội dung bài: Cần có tinh thần tự tin vào chính bản thân mình.

- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật trong bài, trả lời được các câu hỏi SGK/25.

- Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui sự tự tin vào chính bản thân mình.

- Phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong truyện. Kĩ năng giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.

- GV: Ti vi, máy tính.

- HS:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc 87 trang Huy Toàn 23/06/2023 4485
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 3 - Năm học 2022-2023 - Mai Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3: So¹n: Ngày 17 tháng 9 năm 2022
 Giảng: Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2022
TiÕt 1:	 Hoạt động tập thể.
SINH HOẠT DƯỚI CỜ 
THAM GIA GIAO THÔNG AN TOÀN
 ===================================
Tiết 2 + 3: Tiếng Việt- Đọc: 
EM CÓ XINH KHÔNG? (Tiết 1+2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. 
- Đọc đúng các tiếng, từ trong bài, biết một số loài vật, sự việc và những chi tiết trong diễn biến câu chuyện; nhận biết được thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc. Hiểu nội dung bài: Cần có tinh thần tự tin vào chính bản thân mình. 
- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật trong bài, trả lời được các câu hỏi SGK/25.
- Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui sự tự tin vào chính bản thân mình. 
- Phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong truyện. Kĩ năng giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
- GV: Ti vi, máy tính. 
- HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho HS hát bài Hai bàn tay của em
- Cho HS quan sát tranh trên màn hình: 
+ Các bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang làm gì?
+ Em thích được khen về điều gì nhất?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá.
a) Đọc văn bản.
- Đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. 
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp câu
- Yêu cầu HS chia đoạn
- Gọi HS nêu cách chia
- Nhận xét thống nhất cách chia đoạn
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn kết hợp luyện đọc từ khó
- Nhận xét, uốn nắn
- Hướng dẫn luyện đọc câu dài: 
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ
- Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm 2.
- Nhận xét, tuyên dương.
b) Trả lời câu hỏi. 
- Yêu cầu HS lần lượt trả lời 3 câu hỏi trong sgk/tr.18. 
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
Câu 1: Voi em đã hỏi Voi anh, Hươu và Dê điều gì?
Câu 2: Sau khi nghe Hươu và Dê nói, voi em đã làm gì cho mình xinh hơn?
Câu 3: Trước sự thay đổi của Voi em, Voi anh đã nói gì?
Câu 4: Cho HS thảo luận nhóm 2
- Em học được điều gì từ những câu chuyện của voi em?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
+ Bài đọc cho em hiểu thêm điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Hát và vận động theo nhạc 
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp đọc thầm.
- Đọc nối tiếp câu
- Trao đổi theo cặp, thống nhất cách chia đoạn.
- Chia sẻ trước lớp.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến vì cậu không có bộ râu giống tôi.
+ Đoạn 2: Phần còn lại
- Đọc nối tiếp đoạn.
- Đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
- Nêu cách đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng
Voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường,/ gắn vào cằm rồi về nhà.// 
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc nhiều lần.
- Đọc đoạn trong nhóm
- Đọc trước lớp (2 nhóm đọc)
- Chia sẻ
- Thực hiện theo yêu cầu
- Các nhóm thảo luận, chia sẻ ý kiến:
+ Voi em đã hỏi: Em có xinh không?
+ Sau khi nghe Hươu nói, Voi em đã nhặt vài cành cây khô rồi gài lên đầu. Sau khi nghe dê nói, voi em đã nhổ một khóm cỏ dại bên đường và gắn vào cằm.
+ Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói: “Trời ơi, sao em lại thêm sừng và rất thế này? Xấu lắm!”
- Các nhóm thảo luận, đại diện 1 số nhóm trả lời.
- Chỉ đẹp khi là chính mình
- Em nên tự tin vào bản thân mình
- Ai cũng có vẻ đẹp tự nhiên nên tôn trọng vẻ đẹp đó.
- Chia sẻ. 
* Nội dung: Cần có tinh thần tự tin vào chính bản thân mình.
 Tiết 2: 
3. Luyện tập:
* Luyện đọc lại.
- Đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật. (voi anh, voi em, hươu và dê).
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Luyện tập theo văn bản đọc.
- Tổ chức cho HS thảo luận N2, sau đó nêu miệng KQ. 
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm 2 để tìm câu trả lời.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS
4. Vận dụng:
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp sau bài học. 
+ Em hãy nói một câu để khen bạn.
+ Em thích nhân vật nào nhất trong câu chuyện trên? Vì sao?
- Nhận xét giờ học, Giáo dục HS tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính bản thân và luôn tìm điểm tốt của bạn để nói lời khen bạn. 
- Lắng nghe, đọc thầm.
- Một số em đọc
Bài 1. Những từ ngữ nào dưới đây chỉ hành động của voi em.
- Đọc yêu cầu BT. 
- Chia sẻ kết quả, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.
+ Đáp án: nhặt cành cây, nhổ khóm cỏ dại, ngắm mình trong gương.
- HS chia sẻ, nhận xét. 
Bài 2. Nếu là voi anh, em sẽ nói gì sau khi voi em bỏ sừng và râu?
- Đọc yêu cầu.
- Làm việc theo nhóm 2: Mỗi cá nhân nêu suy nghĩ của mình về câu nói của mình nếu là voi anh. 
- Chia sẻ trước lớp (3 đến 4 nhóm.)
- Em chỉ đẹp khi đúng là voi. Anh rất tự hào khi có em
- Đây mới đúng là voi em của anh chứ. Em rất xinh đẹp khi là chính mình.
- Các nhóm chia sẻ, nhận xét. 
- HS chia sẻ trước lớp. 
- HS chia sẻ. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 ========================================
Tiết 4: Toán: 
ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( không nhớ) TRONG PHẠM VI 100
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cách thực hiện các phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100, giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn.
- Thực hiện thành thạo kĩ năng đặt tính và làm tính trừ nhẩm, giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học trong phạm vi 100.
- Yêu thích môn học, hăng say học hỏi và nhiệt tình trong các hoạt động học tập ở lớp. 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp, hợp tác, tính toán thể hiện qua việc sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học để giải quyết vấn đề đặt ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
- GV: Ti vi, máy tính. PBT. 
- HS : Bảng con. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Tổ chức trò chơi chuyền điện.
- Luật chơi: Quản trò hô chuyền điện đến tên ai người đó nói mình ngồi trước hoặc ngồi sau bạn nào. VD: Chuyền điện Quang thì Quang nói: Tớ ngồi trước bạn Lam hoặc nói tớ ngồi sau bạn ngân (Theo chỗ ngồi trong lớp)
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài. Ghi bảng
2. Luyện tập:
- Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, sau đó HS nêu miệng. 
- Tổng kết ý kiến chia sẻ, tuyên dương.
- Tổ chức cho HS làm vào bảng con. 
- Tổng kết ý kiến chia sẻ, tuyên dương.
- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
- Luật chơi: 2 đội mỗi đội 3 em thi viết nhanh các phép tính có cùng kết quả với nhau. Đội nào hoàn thành trong thời gian ngắn nhất đội đó thắng cuộc. 
- Tổng kết trò chơi, nhận xét, khen ngợi HS.
- Tổ chức cho HS nêu miệng kết quả. 
- Tổng kết ý kiến chia sẻ, tuyên dương.
- HD HS quan sát tranh, nêu tóm tắt và cách giải bài toán.
- Yêu cầu HS giải bài toán, HD HS làm vào vở, gọi 1 em lên bảng làm.
- Tổng hợp ý kiến, tuyên dương.
3. Vận dụng. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ ý kiến sau bài học
- Đưa ra lần lượt các phép tính như: 
12 + 6; 20 + 40; 80 - 50; yêu cầu HS nêu phép tính khác có kết quả bằng kết quả các phép tính GV đưa ra.
- Nhận xét, tuyên dương. Nhắc HS chuẩn bị tiết sau.
- Tham gia chơi
Bài 1: Tính nhẩm (theo mẫu)
- Đọc yêu cầu
- Nêu miệng kết quả. 
a) 50 + 50 = 100 b) 100 - 30 = 70
 70 + 30 = 100 100 - 50 = 50
 20 + 80 = 100 100 - 90 = 10
- Chia sẻ, nhận xét. 
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Đọc yêu cầu
- HS làm vào bảng con, sau đó HS chia sẻ kết quả.
 -
 -
 +
 +
 35 52 68 79
 4 37 6 55
 39 89 62 24
- Chia sẻ trước lớp. 
Bài 3:Hai phép tính nào dưới đây có cùng kết quả?
- HS đọc yêu cầu BT.
- Tham gia trò chơi. Viết các phép tính trên bảng lớp có cùng kết quả với nhau. (nối tiếp viết)
- Hai phép tính có cùng kết quả là:
 30 + 5 và 31 + 4; 
 80 – 50 và 60 – 30; 
 40 + 20 và 20 + 40.
Bài 4: Số?
- Đọc yêu cầu
- Thảo luận N2 nêu miệng kết quả, sau đó các nhóm chia sẻ kết quả. 
- Các nhóm chia sẻ, nhận xét. 
Bài 5:
- Đọc yêu cầu BT. 
- Thực hiện theo yêu cầu. 
- HS làm bài vào vở, sau đó 1 HS lên bảng chia sẻ kết quả. 
 Bài giải: 
 Số hành khách trên thuyền có tất cả là: 
 12 + 3 = 15 (hành khách)
 Đáp số: 15 hành khách
- Chia sẻ, nhận xét. 
- Chia sẻ trước lớp.
- Chia sẻ. 
- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 ========================================
Tiết 5: Giáo dục thể chất
 Đ/C Dũng dạy
 ======================================================
 So¹n: Ngày 17 tháng 9 năm 2022
 Giảng: Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2022
Tiết 1 + 2: Tiếng Việt- Đọc:
 MỘT GIỜ HỌC 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Đọc đúng các từ ngữ, rõ ràng câu chuyện Một giờ học. Trả lời được các câu hỏi của bài. Hiểu nội dung bài: Sự thay đổi của nhân vật Quang từ rụt rè xấu hổ đến tự tin.
- Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài, đọc đúng lời nhân vật với ngữ điệu phù hợp.
- Tích cực chủ động trong học tập, yêu thích môn học. Thể hiện sự tự tin vào chính bản thân mình.
- Phát triển năng lực sử dụng Tiếng Việt: Đọc lưu loát và đúng ngữ điệu; đọc hiểu nội dung chính và chi tiết của bài đọc, bước đầu có ý thức tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc. Năng lực giao tiếp, hợp tác với bạn, mạnh dạn, tự tin trao đổi trước đám đông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
- GV: Bài giảng điện tử, Ti vi, máy tính.
- HS: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Khởi động:
- Cho cả lớp nghe và vận động theo bài hát Những em bé ngoan của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài hát. 
+ Bạn nhỏ trong bài hát được ai khen? 
+ Những việc làm nào của bạn nhỏ được cô khen?
- Nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
a) Đọc văn bản.
- Đọc mẫu: đọc rõ ràng, lời người kể chuyện có giọng điệu tươi vui; ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. 
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp câu
- Yêu cầu HS chia đoạn
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn lần . Kết hợp luyện đọc từ khó
- Nhận xét, uốn nắn.
- Hướng dẫn luyện đọc câu dài. 
- Chốt cách đọc, cho HS đọc nhiều lần. 
- Chú ý giọng đọc lời của nhân vật Quang. Ngữ điệu khi đọc Em...; À... 0; Rồi sau đó...ờ... à...; Mẹ... ờ... bảo.). 
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ
- Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm 3.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc
- Nhận xét, tuyên dương
b) Trả lời câu hỏi. 
- Yêu cầu HS lần lượt trả lời 4 câu hỏi trong . 
Câu 1: Trong giờ học thầy giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
Câu 2: Vì sao lúc đầu Quang lúng túng?
Câu 3: Theo em điều gì khiến Quang trở nên tự tin?
Câu 4: Khi nói trước lớp em cảm thấy thế nào?
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Cả lớp hát và vận động theo bài hát.
- Chia sẻ ý kiến.
- HS theo dõi, đọc thầm
- Đọc nối tiếp câu
- Nêu cách chia đoạn. (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mình thích
+ Đoạn 2: Tiếp đến thế là được rồi đấy! 
+ Đoạn 3: Phần còn lại. 
- Đọc nối tiếp đoạn lần, kết hợp đọc từ khó.
- Đọc thầm, nêu cách đọc ngắt, nghỉ, nhấn giọng.
 Quang thở mạnh một hơi/ rồi nói tiếp:/ “Mẹ... Ờ... bảo: “Con đánh răng đi”. Thế là con đánh răng.
- Một số em đọc lại.
- Đọc nối tiếp đoạn 
- Luyện đọc theo nhóm ba.
- Đọc trước lớp (3 nhóm đọc)
- Chia sẻ
- Thực hiện theo yêu cầu, chia sẻ ý kiến:
- Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp tập nói trước lớp về bất cứ điều gì mình thích. 
- Vì bạn cảm thấy nói với bạn bên cạnh thì sẽ nhưng đứng trước cả lớp mà nói thì sao khó thế
- Thầy giáo và các bạn động viên, cổ vũ Quang; Quang rất cố gắng. 
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
Tiết 2: 
3. Luyện tập:
* Luyện đọc lại
- Đọc diễn cảm toàn bài. 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Lưu ý đọc những câu hỏi có trong bài đọc
- Nhận xét, khen ngợi.
* Luyện tập theo văn bản đọc.
- Tổ chức cho HS thảo luận sau đó HS nêu miệng. 
- Nhận xét, tuyên dương. 
- Gọi HS đọc yêu cầu 2 sgk/ tr.28.
- Tổ chức cho HS đóng vai các bạn và Quang nói và đáp lời khi Quang tự tin.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4. Vận dụng:
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế những bạn đã tự tin khi giao tiếp, chia sẻ trước các bạn trong lớp.
- Những bạn nào đã có tiến bộ tự tin hơn so với đầu năm khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương, động viên HS.
- Giáo dục HS tích cực chủ động trong học tập, mạnh dạn, tự tin vào chính bản thân mình.
- Củng cố tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- Nghe đọc thầm.
- Một số em đọc. Có thể đọc theo hình thức phân vai. (Người dẫn chuyện, thầy giáo, Quang)
- HS chia sẻ.
Bài 1.
- Đọc yêu cầu BT.
- Thảo luận, sau đó chia sẻ ý kiến
+ Những câu hỏi có trong bài đọc: Sáng nay ngủ dậy em làm gì?; Rổi gì nữa?. Đó là câu hỏi của thầy giáo dành cho Quang
- Các nhóm chia sẻ, nhận xét, bổ sung. 
Bài 2. Đóng vai các bạn và Quang, nói và đáp lời khen khi Quang trở nên tự tin.
- Đọc yêu cầu.
- Thực hiện theo nhóm 4
- Trình bày trước lớp. 
- HS liên hệ. 
- HS chia sẻ. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 ====================================
Tiết 3: Toán: 
ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( không nhớ) TRONG PHẠM VI 100
( Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
- Tiếp tục củng cố cách thực hiện phép cộng, phép trừ, so sánh các số có hai chữ số và giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng đặt tính, tính nhẩm, so sánh số, giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học trong phạm vi 100.
- Ham học hỏi, yêu toán học, tích cực học tập.
- Phát triển năng lực tính toán, sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán để giải quyết vấn đề đặt ra. Trình bày, diễn đạt được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác. Năng lực ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp toán học qua nói và viết bài toán có lời văn
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Ti vi, máy tính, PBT. 
- HS: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Tổ chức trò chơi: Hộp quà bí mật
- Phổ biến luật chơi: HS chọn hộp quà và mở hộp. Thực hiện các phép tính ghi trong hộp, làm đúng sẽ được nhận một bông hoa.
35 + 4 =?; 52 + 20 =? ; 34 – 4 =? 
- Nhận xét, tuyên dương, 
- Dẫn dắt, giới thiệu bài. Ghi bảng
2. Luyện tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
- Tổ chức cho HS nêu miệng kết quả. 
- Vì sao đúng? Vì sao sai?
- GV tổng hợp ý kiến chia sẻ trước lớp, tuyên dương. 
- Cho HS làm bài vào bảng con, gắn bảng, nêu cách làm.
- Tổng hợp ý kiến chia sẻ trước lớp, tuyên dương. 
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, thống nhất cách làm sau đó dùng dấu >; < viết vào các phép tính có kết quả bé hơn 50 và lớn hơn 50. 
- Gọi HS báo cáo kết quả và giải thích cách làm.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
- Yêu cầu HS thảo luận N2 làm PBT. 
- Tổng kết, chia sẻ, tuyên dương các nhóm. 
 - HD HS quan sát tranh, nêu tóm tắt và cách giải bài toán.
- Yêu cầu HS giải bài toán, HD HS làm vào vở, gọi 1 em lên bảng làm.
- Tổng hợp ý kiến, tuyên dương.
* GV chốt lại dạng toán và cách trình bày bài giải.
3. Vận dụng.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp sau bài học. 
- Yêu cầu HS nêu miệng bài toán và lời giải bài toán vừa nêu.
- Nhận xét, tuyên dương. Nhắc HS chuẩn bị tiết sau.
- HS tham gia trò chơi và thực hiện các phép tính. 
35 + 4 =39; 52 + 20 =72 ; 34 – 4 =30 
- Ghi đầu bài vào vở
Bài 1: Đ, S ?
- Đọc yêu cầu
- Làm PBT cá nhân, sau đó HS chia sẻ trước lớp
a) Sai vì đặt tính sai chưa thẳng cột
b) Đúng vì đặt tính và thực hiện đúng
c) Đúng vì đặt tính và thực hiện đúng
- Chia sẻ, nhận xét, bổ sung. 
Bài 2: Tính
- Đọc yêu cầu
- Thực hiện theo yêu cầu. 
20 + 6 = 26 57 - 7= 50 3 + 40 = 43
43 + 20 = 63 75 -70 = 5 69 - 19 = 50
- HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung. 
Bài 3:
- Đọc yêu cầu
- Thực hiện yêu cầu
 90 – 50 50
 40 + 8 50
 70 - 30 50
- Một số em báo cáo kết quả và giải thích cách làm.
Bài 4: Tìm chữ số thích hợp
- Đọc yêu cầu
- Thảo luận N2 làm PBT, sau đó đại diện 1 nhóm đính bảng. 
 +
 +
 +
a) 36 b) 18 c) 55 
 42 41 32 
 78 59 87
- Các nhóm chia sẻ, giải thích cách làm.
VD: a) + Cột đơn vị: 6 + 2 = 8, vậy chữ số phải tìm là 8
+ Cột chục: 3 + 4 = 7, vậy chữ số phải tìm là 4 
b) + Cột đơn vị: 8 - 6 = 2, vậy chữ số phải tìm là 2
+ Cột chục: ? - 4 = 5, vậy chữ số phải tìm là 9 (9 - 4 = 5 hoặc 5 + 4 = 9)
c) + Cột đơn vị: ? + 2 = 7, vậy chữ số phải tìm là 5 (5 + 2 = 7)
+ Cột chục: 5 + ? = 8, vậy chữ số phải tìm là 3 (5 + 3 = 8)
Bài 5:
- Đọc yêu cầu BT. 
- Thực hiện yêu cầu.
- Làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chia sẻ. 
 Bài giải
 Nhà bác Bình có số con bò là:
 28 - 12 = 16 (con)
 Đáp số: 16 con bò
- HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung. 
- HS chia sẻ. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 ======================================
Tiết 4: Đạo đức
 EM YÊU QUÊ HƯƠNG ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Biết được những việc làm thể hiện tình yêu quê hương của Lan.
- Nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu đối với quê hương phù hợp với lứa tuổi.
- Yêu quê hương, yêu gia đình, yêu cộng đồng và biết làm những việc thiết thực để thể hiện tình yêu đó
- Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, thẩm mĩ: Chủ động trong học tập. Lắng nghe, tích cực trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô. Nhận ra cái đẹp, có cảm xúc trước hiện tượng tự nhiên tươi đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Ti vi, máy tính.
- HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Màu xanh quê hương.
- Em có cảm xúc gì sau khi nghe bài hát?
- Nhận xét, tuyên dương
- Dẫn dắt, giới thiệu bài. Ghi bảng
2. Khám phá:
- Cho HS quan sát tranh sgk tr.9-10, tổ chức thảo luận nhóm 4, yêu cầu HS kể chuyện theo tranh.
- Các nhóm chia sẻ câu chuyện. (Sử dụng tranh màn hình)
- Hỏi: + Lan đã thể hiện tình yêu quê hương như thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Cho HS quan sát tranh sgk/tr.11, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. (Sử dụng tranh màn hình)
+ Các bạn trong tranh đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Vận dụng:
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế.
+ Em đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?
- Giáo dục HS thể hiện tình yêu quê hương như: yêu thương gia đình, kính trọng thầy cô giáo, yêu quý bạn bè, trường lớp, biết ơn người có công với quê hương, đất nước; chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, 
- Nhắc HS vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Thực hiện.
- Chia sẻ.
1. Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi:
- Thảo luận, kể chuyện theo tranh.
- Một số nhóm chia sẻ.
+ Lan đã thể hiện tình yêu quê hương qua các việc làm: gom quần áo cũ, sách vở, đồ chơi để tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn; đi thắp hương ở nhà thờ tổ, bạn luôn phấn đấu học giỏi, quan tâm, gọi điện hỏi han ông bà, 
- HS lắng nghe.
2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Thảo luận theo cặp, TLCH.
- HS chia sẻ.
Tranh 1: Nhổ tóc sâu cho bà, hát cho ông bà, bố mẹ nghe.
Tranh 2: Viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ.
Tranh 3: Nói về quê hương qua bức tranh.
Tranh 4: Dọn dẹp vệ sinh.
Tranh 5: Thăm viện bảo tàng.
Tranh 6: Viết thư cho ông bà.
- Một số em nói trước lớp
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 ==========================================
BUỔI CHIỀU:
Tiết 1: Nói và nghe: 
 EM CÓ XINH KHÔNG? 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Biết dựa theo tranh và gợi ý để nói về các nhân vật, sự việc trong tranh. Biết chọn kể lại 1-2 đoạn về nhân vật voi trong câu chuyện 
- Kể chuyện tự nhiên, lưu loát, chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. 
- Yêu quý các con vật, yêu thiên nhiên tươi đẹp, hăng say học tập.
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm., vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Bài giảng điện tử, video bài hát " Chú voi con".
- HS: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh. 
1. Khởi động:
- Yêu cầu HS cùng hát bài: " Chú voi con".
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài hát. 
- Em hãy nói những gì em biết về chú voi con trong bài hát.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài. Ghi bảng
2. Khám phá:
- Gọi HS đọc yêu cầu 1/SGK/26
- Yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi mục 1. 
- Theo dõi phần báo cáo và chia sẻ của các nhóm.
+ Các nhân vật trong tranh là ai? 
+ Voi em hỏi anh điều gì? 
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi và kể chuyện sau đó kể trước lớp.
- Động viên HS hoàn thành tốt kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Luyện tập:
- Cho HS đọc lại bài Em có xinh không?
- Yêu cầu HS kể cho nhau nghe về nhân vật voi em trong câu chuyện.
- Gọi HS nêu ý kiến sau khi nghe em kể chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Vận dụng:
- Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
- Theo em chúng ta cần làm gì để bảo vệ những loài động vật?
- Nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
- Giáo dục HS Yêu quý các con vật, yêu thiên nhiên tươi đẹp, hăng say học tập.
- Nhắc HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.
- HS hát và vận động theo nhạc. 
- HS chia sẻ. 
- Ghi đầu bài vào vở.
* Bài 1. Quan sát tranh, nói tên các nhân vật và sự việc được thể hiện trong tranh
- Đọc yêu cầu BT. 
- Các nhóm thảo luận sau đó HS chia sẻ. 
+ Tranh 1: Voi anh và voi em. Voi em hỏi voi anh “Em có xinh không?” 
+ Tranh 2: Voi em và hươu. Sau khi nói chuyện với hươu, voi em bẻ vài cành cây, gài lên đầu để có sừng giống hươu. 
+ Tranh 3: Voi em và dế. Sau khi nói chuyện với dê, voi em nhổ một khóm cỏ dại bên đường, dính vào cằm mình cho giống dê; 
+ Tranh 4: Voi em và voi anh. Voi em (với sừng và râu giả) đang nói chuyện với voi anh ở nhà, voi anh rất ngỡ ngàng trước việc voi em có sừng và râu. 
- Chia sẻ, nhận xét, bổ sung. 
+ Là voi anh, voi em, hươu, dê.
+ Em có xinh không?
Bài 2: Chọn kể lại 1 - 2 đoạn của câu chuyện theo tranh
- Đọc yêu cầu BT. 
- Trao đổi, kể trong nhóm.
- Một số nhóm kể trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Một số em đọc bài.
- Kể nhóm đôi 
- Kể trước lớp.
- Chia sẻ
- Nêu ý kiến
- Không chặt phá rừng, không săn bắn các loài động vật, 
- Lắng nghe, ghi nhớ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 ================================
Tiết 2: Tiếng Việt (TC) 
Tiết 1: VỞ BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC KĨ NĂNG 
 ==========================================
Tiết 3: Toán (TC)
Tiết 1: VỞ BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC KĨ NĂNG 
 ================================================
 So¹n: Ngày 17 tháng 9 năm 2022
 Giảng: Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2022
Tiết 1: Viết– Nghe viết: 
 MỘT GIỜ HỌC 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nghe - viết đúng đoạn chính tả “Một giờ học”. 
- Làm đúng các bài tập chính tả, phân biệt chữ cái và tên chữ theo thứ tự từ 20 – 29, thuộc tên chữ cái và biết sắp xếp chúng theo thứ tự bảng chữ cái.
- Giáo dục và rèn luyện HS đức tính chăm chỉ, biết đoàn kết, chia sẻ với thầy cô, bạn bè, rèn chữ giữ vở.
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Ti vi, máy tính, PBT. 
- HS: bảng con. Vở ôly.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- Tổ chức cho HS hát và vận động theo nhạc bài hát thiếu nhi: Mái trường em yêu.
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài hát. 
+ Nội dung của bài hát nói lên điều gì>
+ Các bạn nhỏ có yêu mái trường không? 
- Nhận xét, giới thiệu bài mới. 
2. Khám phá:
- Nghe bài hát và vận động theo nhạc. 
- Chia sẻ trước lớp. 
- Đọc bài thơ 1 lần. 
- Lắng nghe.
- Nội dung của đoạn văn nới lên điều gì? 
- ND của đoạn văn nói về sự ngượng ngùng của bạn Quang lần đầu đứng trên mục giảng. 
+ Trong đoạn văn chúng ta sẽ viết có những dấu câu nào?
+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?
- Hướng dẫn HS luyện viết từ dễ viết sai vào bảng con. 
- Gọi các em HS nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương các HS viết tốt và giúp đỡ các HS viết chưa đúng, chưa đẹp. 
- Hướng dẫn HS tư thế ngồi viết, cách trình bày viết. 
- Gọi HS đọc bài bài. 
3. Luyện tập:
a) Nghe – viết chính tả.
- Đọc cho HS viết bài vào vở.
- Đọc lại bài, HS đổi chéo vở soát lỗi chính tả. 
- Thu vở một số bài nhận xét, chữa lỗi. 
b) Bài tập chính tả.
+ Dấu chấm (.); dấu phẩy (,) ..
+ Viết hoa tên đầu bài, viết hoa các chữ sau dấu chấm, viết hoa chữ đầu câu.
+ Từ Quang, ngượng nghịu, lưu loát,... 
- HS luyện viết bảng con. 
- Nhận xét.
- HS lắng nghe. 
- Quan sát, lắng nghe.
- HS đọc lại bài. 
- Nghe và viết bài vào vở.
- Đổi chéo vở soát lỗi, dùng bút chì, thước kẻ gạch chân những chữ viết sai và ghi lỗi ra lề vở.
- Lắng nghe.
- HD, HS đọc yêu cầu bài. 
- Hướng dẫn HS làm bài. 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. 
- Nhận xét, đánh giá chung. 
- Ngoài các từ các em vừa nêu, cô đố các em biết trong cuộc sống xung quanh chúng ta còn có những từ nào có tiếng bắt đầu g hoặc gh? 
- Tổ chức cho HS HĐ nhóm 2. 
Bài tập 2: Điền g hoặc gh
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài vào VBT, sau đó HS chia sẻ kết quả. 
+) ghi bài gầy yếu
 +) gồ ghề gà mái
+ VD: Ghé vào; ghê gớm, cái gương, ghế đá, . 
Bài tập 3. 
- Đọc yêu cầu BT. 
- Thảo luận N2 làm vào PBT, sau đó các nhó chia sẻ. 
Số thứ tự
Chữ cái
Tên chữ cái
20
p
Pê
21
q
Quy
22
r
e-rờ
23
s
ét-xì
24
t
Tê
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện nhanh và đúng nhất.
- Yêu cầu HS hoàn thành bài vào vở.
4. Vận dụng:
- Qua bài học này các em học được điều gì?
- Em hãy viết tên riêng của mình, bạn hoặc người thân trong gia đình? 
- Cho HS nhắc lại cách viết tên riêng
Số thứ tự
Chữ cái
Tên chữ cái
25
u
u
26
ư
ư
27
v
Vê
28
x
ích-xì
29
y
i dài
- Các nhóm chia sẻ, nhận xét. 
- HS chia sẻ trước lớp. 
- HS thực hiện. 
của mình, bạn hoặc người thân trong gia đình.
- GV nhận xét giờ học.
- Giáo dục HS. 
- Về nhà viết lại đoạn văn cho đúng, sạch đẹp. 
- HS nhận nhiệm vụ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 ====================================
Tiết 2: Mĩ thuật
 Đ/C Trang dạy
 =====================================
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội
 Đ/C Lan Anh dạy
 ====================================
Tiết 4: Toán: 
ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( không nhớ) TRONG PHẠM VI 100
( Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
- Tiếp tục củng cố cách thực hiện phép cộng, phép trừ, so sánh các số có hai chữ số để tìm số lớn nhất, số bé nhất, giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm, so sánh số, giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học trong phạm vi 100.
- Yêu toán học, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Phát triển năng lực tính toán như: biết quan sát, tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống quen thuộc và mô tả được kết quả của việc quan sát, năng lực hợp tác giao tiếp với bạn, thầy cô thông qua hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
- GV: Ti vi, máy tính. PBT
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho HS hát và vận động bài Tập đếm (Trên màn hình)
+ Hãy viết các phép tính từ các số trong bài hát.
+ Nêu tên gọi các thành phần trong các
phép tính em vừa lập.
- GV nhận xét, giới thiệu bài.
2. Luyện tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1. 
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, thống nhất cách làm và gọi HS nêu miệng kết quả
- Tổng hợp ý kiến, chia sẻ, tuyên dương. 
- Hát và vận động theo nhạc
- Thực hiện yêu cầu (viết bảng con)
Bài 1: 
- Đọc yêu cầu.
- Trao đổi, thống nhất cách làm.
- HS chia sẻ kết quả, nêu cách thực hiện. 
a) Tính kết quả của từng phép tính, tìm
những phép tính có cùng kết quả. 
Những phép tính có cùng kết quả: 
+) 5 + 90 và 98 - 3
b) Tính kết quả của từng phép tính, so sánh các kết quả đó, tìm phép tính có kết quả bé nhất. 14 + 20 có kết quả bé nhất
- Chia sẻ, nhận xét, bổ sung. 
- Tổ chức cho HS hoạt động N2. 
- Chia sẻ ý kiến, tuyên dương.
- Tổ chức cho HS làm bài vào PBT cá nhân. 
- Tổng hợp ý kiến, chia sẻ, tuyên dương
- Gọi HS đọc bài toán trên màn hình.
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm bài vào vở. 
- Tổng hợp ý kiến, nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Số ?
- Đọc yêu cầu BT.
- Thảo luận N2 làm PBT, sau đó các nhóm chia sẻ kết quả.
a) 10 + 10 = 20 b) 30 - 10 = 20
c) 50 + 20 = 70 d) 80 - 40 = 40
- Các nhóm chia sẻ, nhận xét.
Bài 3: 
- Đọc yêu cầu BT.
- Làm bài vào PBT cá nhân, sau đó HS lên bảng chia sẻ. 
a) 50 + 18 - 45 = 68 – 45 
 = 23
b) 76 – 56 + 27 = 20 + 27
 = 47
- Chia sẻ, nhận xét. 
Bài 4: 
- Đọc yêu cầu bài
- Trả lời. 
- Làm vào vở, sau đó HS lên bảng chia sẻ kết quả. 
 Bài giải
 Số ghế trống trong rạp xiếc là:
 96 - 62 = 34 (ghế)
 Đáp số: 34 ghế
- Chia sẻ, nhận xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài. 
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, thống nhất cách làm.
- HS thảo luận N2 làm PBT./ 
Bài 5: 
- Đọc yêu cầu
- Trao đổi theo cặp, thống nhất cách làm.
- Thảo luận N2 làm PBT, sau đó các nhóm chia sẻ. 
+ Hai hình đầu có: 12 + 4 + 3 = 19; 
10 + 13 + 5 = 28. Vậy tổng 3 số ở 3
- Nhận xét, tổng hợp ý kiến, tuyên dương. 
4. Vận dụng. 
- Yêu cầu HS tính tổng số bạn của 3 tổ trong lớp mình.
- Tổ chức cho HS chia sẻ ý kiến trước lớp sau bài học.
- Nhận xét, tổng kết tiết học, tuyên dương HS tích cực.
hình tròn bằng số ở trong hình tam giác. Nên hình thứ 3 có kết quả là: 
33 + 20 + 6 = 59
- Chia sẻ, nhận xét, bổ sung
- Thực hiện. 
- Chia sẻ trước lớp. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 =======================================
Tiết 5: Tiếng Việt – Viết:
 CHỮ HOA B 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Nắm được quy trình viết chữ hoa B, biết cách nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong phần viết ứng dụng. 
- Viết được chữ hoa B cỡ nhỡ và cỡ nhỏ theo đúng quy trình, đúng mẫu. Viết được từ và câu ứng dụng: Bản Ba; Bản Ba đẹp nhất vào mùa thu. Chữ viết rõ ràng, đều nét.
- Yêu cảnh đẹp thiên nhiên, di sản Quốc gia. Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
- Phát triển năng lực quan sát, thẩm mỹ, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của thầy cô khi gặp khó khăn trong học tập. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
- GV: Ti vi, máy tính. Bộ mẫu chữ tập viết. 
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho HS tham quan du lịch qua màn ảnh nhỏ một số cảnh đẹp của quê hương Tuyên Quang.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. 
+ Em thích cảnh đẹp nào nhất? Vì sao?
- Nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
2. Khám phá. 
2.1. Hướng dẫn viết chữ hoa B.
- Cho HS quan sát chữ mẫu B(cỡ vừa) trên màn hình.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi và nêu: 
+ Độ cao, độ rộng chữ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_3_nam_hoc_2022_2023_mai_hoa.doc