Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2 - Bài 30+31

Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2 - Bài 30+31

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

 - Biết được một số việc làm để ứng phó với thiên tai.

 - Biết cách nhận xét và xử lý tình huống khi gặp thiên tai.

 - Rèn luyện kĩ năng ứng phó với thiên tai.

* Phát triển năng lực và phẩm chất:

 - Giúp học sinh phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 - Giúp học sinh yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên để phòng tránh thiên tai xảy ra.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên :

- Bài giảng điện tử ( tranh ảnh bài 30, video về thiên tai sưu tầm )

- Dụng cụ trò chơi củng cố.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

 

doc 7 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 3071
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2 - Bài 30+31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30: LUYỆN TẬP ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI( 3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
 - Biết được một số việc làm để ứng phó với thiên tai.
 - Biết cách nhận xét và xử lý tình huống khi gặp thiên tai.
 - Rèn luyện kĩ năng ứng phó với thiên tai.
* Phát triển năng lực và phẩm chất: 
 - Giúp học sinh phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 - Giúp học sinh yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên để phòng tránh thiên tai xảy ra. 
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên :
- Bài giảng điện tử ( tranh ảnh bài 30, video về thiên tai sưu tầm )
- Dụng cụ trò chơi củng cố.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “ Giúp thỏ về nhà” ( lồng ghép kiểm tra bài cũ )
- Giáo viên phổ biến luật chơi : Trên đường trở về nhà Thỏ Con gặp rất nhiều tình huống xấu về thiên tai. Mỗi tình huống sẽ gồm 1 câu hỏi liên quan đến thiên tai đó. Học sinh hãy trả lời để giúp thỏ vượt qua các thiên tai trở về nhà an toàn.
* Giới thiệu bài: 
- Chiếu hình ảnh SGK, hỏi :
+ Hình bên mô tả những thiệt hại do thiên tai nào gây ra ?
+ Theo em, chúng ta cần làm gì để ứng phó với thiên tai đó ?
- Giáo viên dẫn dắt vào bài mới : Bài 30 “ Luyện tập ứng phó với thiên ’’ 
2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Những việc làm để ứng phó với thiên tai.
- Yêu câu học sinh quan sát tranh SGK trang 112 và nêu các biện pháp phòng tránh thiên tai. 
+ Tổ 1, 2 quan sát tranh 1, 2, 3 
+ Tổ 3, 4 quan sát tranh 4, 5, 6
Thảo luận nhóm 2 ( 3 phút )
- Gọi đại diện các nhóm trình bày. 
- Gọi các nhóm các nhận xét bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, chốt đáp án từng tranh. 
+ Tranh 1: Không trú mưa dưới gốc cây để ứng phó với thiên tai giông sét.
+ Tranh 2 : Lắng nghe thông tin về thiên tai từ ti vi, loa đài, để ứng phó với thiên tai, bão, lũ lụt, giông tố, 
+ Tranh 3: Đi sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương để ứng phó với thiên tai:bào, lũ lụt, lốc xoáy, 
+ Tranh 4 : Chằng chống nhà cửa để ứng phó với thiên tai: bão, lốc xoáy, 
+ Tranh 5 : Tích trữ nước sạch để phòng tránh thiên tai: hạn hán, lũ lụt, 
+ Tranh 6: Trồng cây đầu nguồn để chống lũ.
- Giáo viên giải thích thêm cho học sinh vì sao không nên đứng dưới gốc cây khi có sấm sét.
* Hoạt động 2 : Những cách xử lí tình huống khi gặp thiên tai:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh 7 ,8 ,9 ,10 trang 113 SGK: 
+ Quan sát và cho biết các bạn trong mỗi hình sau đang gặp thiên tai nào?
+ Nhận xét cách xử lý của các bạn trong mỗi hình đó?
( yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 trong 3 phút )
- Giáo viên gọi các nhóm nêu tình huống và nhận xét.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt đáp án.
3. Thực hành:
- Giáo viên chiếu cho học sinh xem video sưu tầm về lũ lụt miền trung 2020. + Video nói đến hiện tượng thiên tai nào?
+ Thiên tai đó mang đến những thiệt hại gì?
+ Em hãy nhận xét cách phòng tránh thiên tai của người dân trong video?
+ Em hãy chia sẽ những việc cần làm để phòng tránh thiên tai đó?
- GV nhận xét.
- Chiếu thông tin hướng dẫn trong SGK trang 114, yêu cầu học sinh đọc.
- Nơi em sống thường xảy ra những thiên tai nào ?
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4, thực hiện trò chơi đóng vai tự đặt tình huống và xử lý tình huống khi có thiên tai xảy ra ( mỗi nhóm tự chọn và xử lý 4 thiên tai bất kì).
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên kết luận: Để phòng tránh các thiên tai xảy ra, chúng ta nên thường xuyên theo dõi bản tin thời tiết để có cách ứng phó kịp thời.
- Giáo viên cho học sinh xem video về một số trường hợp bị đuối nước trong lũ lụt. Giáo dục học sinh nên học bơi để tránh bị đuối nước.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh.
- Thực hiện 
- Lắng nghe và tham gia trò chơi.
+ Quan sát và trả lời
- Học sinh quan sát tranh và thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Thực hiện 
- Lắng nghe
- Quan sát, lắng nghe.
- Thảo luận nhóm đôi, nhận xét theo yêu cầu giáo viên.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Thực hiện 
- Lắng nghe
- Xem video và trả lời các câu hỏi giáo viên.
- Đọc thông tin hướng dẫn. 
- Học sinh trả lời
- Thảo luận, xử lý tình huống
- Thực hiện
+ Nơi em sống thường xảy ra bão lớn . Để phòng tránh bão em cần theo dõi bản tin thời tiết, chằng chống nhà cửa, di chuyển đến nơi kiên cố, cao ráo và an toàn khi bão đổ bộ. Chuẩn bị một số thực phẩm thiết yếu, thức ăn, nước uống, đèn pin, 
- Lắng nghe
- Lắng nghe, thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy: ..............................................................................
Tự nhiên và Xã hội
BÀI 31: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
*Kiến thức, kĩ năng:
 - Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học về các các mùa trong năm, các thiên tai thường gặp.
 - Xác định và thực hiện được một số biện pháp ứng phó với thiên tai.
 - Làm được một số sản phẩm của chủ đề ( trang phục bằng giấy, tranh vẽ, )
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
 - Có ý thức thực hiện được một số việc để ứng phó với thiên tai.
 - Chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
 - HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
2. Thực hành:
*Hoạt động 1: Biết được đặc điểm của từng mùa.
- Hãy kể tên các mùa trong năm
- GV phát phiếu bài tập (Bài 1/ 116)
- Yêu cầu HS hãy chọn 1 mùa và hoàn thành vào bảng.
- Theo em thời tiết mùa xuân như thế nào?
- Cảnh vật mùa xuân có gì đẹp?
- Mùa xuân có những hoạt động gì và trang phục của mọi người như thế nào?
- Nhận xét, tổng hợp kiến thức, khen ngợi.
*Hoạt động 2: Làm bộ sưu tập các mùa ở địa phương em.
- Gv yêu cầu HS đọc bài 2
- Gv đưa tiêu chí để làm bộ sưu tập:
+ Lựa chọn mùa cho phù hợp với đặc điểm của địa phương mình.
+ Sản phẩm là tranh ảnh, chữ, .
- Gv tổ chức buổi triển lãm, các nhóm khác sẽ đi tham quan, đánh giá 
- GV chốt, nhận xét, tuyên dương HS.
3. HĐ nối tiếp:
- Hôm nay em được ôn lại nội dung nào đã học?
- Nhận xét giờ học.
- 2-3 HS kể
- HS làm việc nhóm 4
- Đại diện 3, 4 nhóm lên dán bảng lớp để cùng nhau chia sẻ về: đặc điểm, hoatj động, trang phục của từng mùa.
- HS thảo luận nhóm: Để làm bộ sưu tập 
- HS làm việc nhóm: Trang trí cho bộ sưu tập của mình
- Các nhóm trưng bày sản phẩm: Đại diện các nhóm giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy: ..............................................................................
Tự nhiên và Xã hội
BÀI 31: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI (Tiết 2+3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
*Kiến thức, kĩ năng:
 - Xác định và thực hiện được một số biện pháp ứng phó với thiên tai.
 - Làm được một số sản phẩm của chủ đề ( trang phục bằng giấy, tranh vẽ, )
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
 - Có ý thức thực hiện được một số việc để ứng phó với thiên tai.
 - Chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
 - HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
2. Vận dụng:
*Hoạt động 1:Giải quyết tình huống.
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.117, HDHS nhận diện tình huống: Ở địa phương em sắp có mưa lớn kéo dài, thiên tai nào có thể xảy ra? Trao đổi với các bạn về các việc cần làm để ứng phó, hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra?
- Đọc phần trao đổi giữa Hoa và Minh
- YCHS thảo luận theo cặp giải quyết tình huống.
- GV nhận xét, khen ngợi.
*Tổng kết:
- Mưa lớn kéo dài có thể gây lũ lụt, để phòn tránh chúng ta cần:
+ Thường xuyên theo dõi thời tiết.
+ Lắng nghe thông tin từ loa phát thanh của xã, thôn
+ Xem thông tin để nếu cần có thể sơ tán vật dụng đến chỗ an toàn.
+ Không đi đến vùng nước trũng, sông,..
- GV nhận xét, tuyên dương.
*Hoạt động 2: Hoàn thành, trưng bày sản phẩm.
- GV yêu cầu HS bỏ đồ dùng đã chuẩn bị trước
- GV cùng Hs nhận xét đánh giá
3. Tổng kết
- Gv hỏi:
+ Kể tên các mùa trong năm?
+ Nêu đặc điểm của từng mùa trong năm?
+ Chúng ta cần lựa chọn trang phục theo từng mùa như thế nào?
+ Từng loại thiên tai có biểu hiện như thế nào?
+ Nêu cách phòng tránh từng loại thiên tai đó?
- Hôm nay em được ôn lại nội dung nào đã học?
- Nhận xét giờ học.
- 2-3 HS nêu. 
- 2 HS đọc
- HS thảo luận sau đó chia sẻ trước lớp.
- HS quan sát, trả lời.
- Các nhóm hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình
- Các nhóm trưng bày
- HS trả lời
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy: ..............................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_2_bai_3031.doc