Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Các thế hệ trong gia đình (Tiết 1+2)

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Các thế hệ trong gia đình (Tiết 1+2)

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.

- Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.

- Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.

- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

2. Năng lực :

- Năng lực tự chủ và tự học:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực nhận thức khoa học:

- Năng lực tìm hiểu môi trương tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

3. Phẩm chất: nhân ái.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về các thế hệ trong gia đình.

- Học sinh: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình.

 

docx 8 trang Hà Duy Kiên 6131
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 1: Các thế hệ trong gia đình (Tiết 1+2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tự nhiên và xã hội 2
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
Tuần 1- Tiết 1- BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.
- Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.
- Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.
- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
2. Năng lực : 
- Năng lực tự chủ và tự học:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực nhận thức khoa học:
- Năng lực tìm hiểu môi trương tự nhiên và xã hội xung quanh:
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
3. Phẩm chất: nhân ái.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về các thế hệ trong gia đình.
- Học sinh: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các thành viên trong gia đình để dẫn dắt vào bài học mới.
* Phương pháp: Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Cả lớp theo nhạc và trả lời câu hỏi.
- Gia đình bạn nhỏ trong bài hát gồm ba, mẹ, bạn nhỏ.
- Bạn nhỏ rất yêu thương gia đình của mình.
- HS trả lời.
+HS1: Trong gia đình con, ông bà nội là người nhiều tuổi nhất; con là người ít tuổi nhất.
+ Trong gia đình con, ba là người nhiều tuổi nhất; em Hiếu là người ít tuổi nhất.
-Lắng nghe.
- GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”.
HS trả lời câu hỏi:
- Gia đình bạn nhỏ trong bài hát gồm những ai?
- Tình cảm của bạn nhỏ đối vói các thành viên trong gia đình như thế nào?
- Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?
-G V mời 2 - 3 HS trả lời.
-GV : Như vậy các con thấy: gia đình bạn..có ông bà nội (Thế hệ thứ nhất), có ba mẹ (Thế hệ thứ hai), có bạn (Thế hệ thứ ba); Còn gia đình bạn thì có ba mẹ (Thế hệ thứ nhất) và 2 chị em của (Thế hệ thứ hai). Đó chính là các thế hệ trong gia đình. Và chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về “Các thế hệ trong gia đình” qua bài học ngày hôm nay nhé.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Các thành viên trong gia đình hai thế hệ.
* Mục tiêu: HS nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, bước đầu nhận biết được cách ứng xử thể hiện sự quan tâm, chăin sóc giữa các thế hệ trong gia đình.
* Phương pháp: Trực quan, Vấn đáp
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
- HS quan sát hình 1 trong SGK trang 8 và trả lời các câu hỏi.
+ Mọi người trong gia đình bạn An đang ăn cơm.
+ HS giới thiệu: Ba bạn An, mẹ bạn An, chị Hà và bạn An .
- Gia đình An có 2 thế hệ. Thế hệ thứ nhất là ba và mẹ, thế hệ thứ hai là chị Hà và bạn An.
-Lắng nghe.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 8 và trả lời các câu hỏi:
+ Mọi người trong gia đình bạn An đang làm gì?
+ Em hãy giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn An theo thứ tự từ người nhiều tuổi đến người ít tuổi.
- GV đặt câu hỏi: Quan sát hình và cho biết gia đình An có mấy thế hệ? Mỗi thế hệ có những ai?
- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
* Kết luận: Gia đình, hai thế hệ là gia đình gồm bố mẹ và các con. Trong đó: thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là các con trong gia đinh.
Hoạt động 2: Các thành viên trong ba thế hệ
* Mục tiêu: HS nêu được các thành viên trong gia đình ba thế hệ theo sơ đồ.
* Phương pháp: Thảo luận nhóm
* Hình thức tổ chức: Nhóm lớn
- Quan sát sơ đồ.
- HS thảo luận nhóm thực hiện các yêu cầu:
+ Các thành viên trong gia đình bạn Hoà: ông, bà, bố, mẹ, chị gái Hòa và Hòa.
+ Gia đình bạn Hoà có 3 thế hệ cùng chung sống.
+ Thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là chị em Hoà.
- Lắng nghe.
- GV trình chiếu sơ đồ và yêu cầu của hoạt động lên bảng.
- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các yêu cầu:
+ Quan sát sơ đồ và giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Hoà?
+ Gia đình bạn Hoà có mấy thế hệ cùng chung sống?
+ Mỗi thế hệ gồm những ai?
GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lóp chỉ và trình bày theo sơ đồ trên bảng.
* Kết luận: Gia đình bạn Hoà có 3 thế hệ cùng chung sống. Gia đình 3 thế hệ gồm ông bà, bố mẹ, các con. Thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là chị em Hoà.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
Hoạt động 1: Thực hành liên hệ gia đình của bản thân
* Mục tiêu: HS liên hệ được các thành viên trong gia đình của bản thân. Xác đình được các thế hệ trong gia đình mình.
* Phương pháp: Thảo luận nhóm
* Hình thức tổ chức: Nhóm đôi
- Làm việc theo nhóm đôi.
- Chia sẻ trước lớp. HS khác, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- YCHS làm việc cặp đôi, hỏi - đáp nhau theo các cảu hỏi: Gia đình bạn có mẩy thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ có những ai?
- GV mời các cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp. So sánh các thế hệ trong gia đình mình và bạn.
* Kết luận: Mỗi gia đình thường có các thế hệ ở những độ tuổi khác nhau, cùng chung sống. Có gia đình hai thế hệ, có gia đình ba thế hệ hoặc bốn thế hệ.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm của bài học.Và chuẩn bị tốt bài cho tiết học sau.
* Phương pháp: Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cả lớp 
- Lắng nghe.
- GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị:
+Một bức ảnh tập thể của các thành viên trong gia đình.
+ Ảnh chụp (hình thẻ 3x4) của từng thành viên cùng chung sống trong gia đinh mình (Có thể dán thành sơ đồ các thế hệ trong gia đình luôn)
+ Bút chì, thước kẻ, giấy vẽ, keo.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tự nhiên và xã hội 2
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
Tuần 1- Tiết 2 - BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.
- Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.
- Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.
- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
* Năng lực : 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác, 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đóng vai và giải quyết tình huống ở hình 8 và 9 trang 11 trong SGK.
* Phẩm chất: nhân ái.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về các thế hệ trong gia đình.
- Học sinh: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gọi những hiểu biết đã có của HS về các thế hệ trong gia đình.
* Phương pháp: Kể chuyện
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
* Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
+ HS giới thiệu sơ lược ảnh của các thành viên .
+ Gia đình mình có 6 người, mình mang theo 6 ảnh, đó là .
- Học sinh cả lớp quan sát, nhận xét
- GV kiểm tra sản phẩm của học sinh đã chuẩn bị của HS.
- GV yêu cầu HS:
- Mỗi em đăt trước mặt một số ảnh (3x4) của từng thành viên trong gia đình mình và kể với bạn về gia đình mình.
- Giáo viên nhận xét chung. Khen các bạn rất tích cực, mạnh dạn chia sẻ kiến thức trước lớp.
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Hoạt động 1: Thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình
* Mục tiêu: HS vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình hai, ba thế hệ hoặc bốn thế hệ vào sơ đồ cho trước.
* Phương pháp: Đàm thoại, Làm việc cá nhân
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân 
- HSTL:
+ Gia đình hai thế hệ là gia đình có Thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là con cái.
+ Gia đình ba thế hệ là gia đình có Thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là con cái
+ Ta dán ảnh của thế hệ thứ nhất trước.
- HSTL: Để làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình các em cần chuẩn bị: bút chì, thước kẻ, giấy vẽ.
-Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Chia sẻ với bạn bên cạnh mình.
- HS giới thiệu sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình trước lớp.
+ Gia đình mình có 2 thế hệ. Thế hệ thứ nhất là ba và mẹ, thế hệ thứ hai là anh hai và mình.
+ Gia đình mình có 3 thế hệ. Thế hệ thứ nhất là ông và bà. Thế hệ thứ hai là ba và mẹ, thế hệ thứ ba là chị hai và mình.
- HS nhận xét và bình chọn
- Lắng nghe.
 - GV y/c HS nhắc lại:
+ Gia đình hai thế hệ là gia đình như thế nào?
+ Gia đình ba thế hệ là gia đình như thế nào?
- GV đặt câu hỏi: 
+ Vậy ta dán ảnh của thế hệ nào trước?
Rồi ta dán đến thế hệ tiếp theo.
- GV đặt câu hỏi: Các em cần chuẩn bị những gì để làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình?
- GV yêu cầu HS thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình theo các gợi ý:
+ Gia đình em có mấy thế hệ?
+ Vẽ, viết tên hoặc dán ảnh từng thế hệ vào sơ đồ.
- Giáo viên yêu cầu HS trao đổi sơ đồ của mình với bạn bên cạnh.
- GV mời HS giới thiệu sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình trước lớp. (Có thể kể thêm về tuổi, nghề nghiệp hoặc tính tình, sở thích, )
- GV yêu cầu HS nhận xét và bình chọn những sơ đồ đúng; và đẹp mắt.
* Kết luận: Mỗi gia đình có nhiều thế hệ ở những độ tuổi khác nhau cùng chung sổng. Các thế hệ trong gia đình có mối quan hệ ruột thịt, thân thiết với nhau.
Hoạt động 2: Sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình
 * Mục tiêu: Phân biệt được những hành động nên làm để thể hiện yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình.
 * Phương pháp: Trực quan, Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- Hs quan sát hình 4,5,6,7 trang 10 và thảo luận.
+ Hành động 5,6,7 thể hiện sự quan tâm, yêu thương giữa các thế hệ trong gia đình.
- HS trình bày ý kiến của mình. 
- Học sinh khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4, 5, 6, 7 trong SGK trang 10 và thảo luận để trả lời các câu hỏi: 
+ Hành động nào thể hiện sự quan tâm, yêu thương giữa các thế hệ trong gia đình? Vì sao?
- GV mời HS trình bày ý kiến của mình. 
-Yêu cầu học sinh khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
 - Gv nhận xét và rút ra kết luận.
 * Kết luận: Mọi người trong gia đình cần phải yêu thương và quan tâm lẫn nhau. Con cháu cần phải yêu quý và quan tâm đến ông bà, cha mẹ vì đó là những thế hệ đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta.
Hoạt động 3: Đóng vai xử lí tình huống
* Mục tiêu: HS nói được sự cần thiết phải bày tỏ ý kiến hoặc yêu cầu đề nghị mọi người dành thời gian để thể hiện sự yêu thương và quan tâm lẫn nhau.
* Phương pháp: Đóng vai
* Hình thức tổ chức: Nhóm
- HS quan sát hình 8 và 9 trong SGK trang 11 và nêu nội dung tranh:
+ Hình 8 buổi đi chơi của một gia đình.
+ Hình 9: Sinh hoạt của 1 gia đình. Ba xem ti vi, mẹ làm công việc, chị chơi điện thoại, em chơi đồ chơi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Hs thảo luận nhóm đôi và đóng vai, giải quyết tình huống.
- HS đóng vai, giải quyết tình huống.
- Lớp nhận xét.
- GV yêu câu HS quan sát hình 8 và 9 trong SGK trang 11 và cho biết nội dung của hình là gì.
- Nhận xét.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và cùng đóng vai, giải quyết tình huống.
- Gọi vài HS trình bày.
- Nhận xét. 
- GV dặn dò HS cùng chia sẻ với bạn bè, người thân về những việc cần làm để thể hiện sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình.
* Kết luận: Tất cả mọi ngưòi nên bày tỏ tình cảm của mình với người thân; đề nghị hoặc bày tỏ ý kiến khi cần thiết để thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc và gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.
3. Hoạt dộng Vận dụng, trải nghiệm
Hoạt động 1: Liên hệ bản thân
* Mục tiêu: Biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ các thành viên trong gia đình.
* Phương pháp: Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cả lớp 
+ HSTL: Em cảm thấy rất vui khi mọi người trong gia đình em chia sẻ, dành thời gian cho nhau.
+ HSTL: Để thể hiện sự quan tâm, yêu thương với các thế hệ trong gia đình của mình em sẽ quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ., yêu thương và giúp đỡ họ.
- HSTL: nhổ tóc bạc cho ông bà cha mẹ, quét nhà giúp mẹ .
- Lớp nhận xét.
- GV đặt câu hỏi liên hệ:
+ Em cảm thấy như thế nào khi mọi người trong gia đình em chia sẻ, dành thời gian cho nhau?
+ Em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, yêu thương với các thế hệ trong gia đình của mình?
- GV dẫn dắt để HS rút ra bài học
- GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Chia sẻ - Thế hệ - Yêu thương”
- GV yêu cầu HS thực hiện những hành động thể hiện sự yêu thương và quan tâm với bố mẹ, ông bà trong gia đình và chia sẻ những việc đã thực hiện với bạn.
- Nhận xét, tuyên dương.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_canh_dieu_bai_1_cac_th.docx