Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Ôn tập chủ đề Gia đình (2 tiết)

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Ôn tập chủ đề Gia đình (2 tiết)

I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:

1. Kiến thức: Chia sẻ về các thế hệ trong gia đình của mình. Liên hệ về những việc đã làm để giữ vệ sinh nhà ở.

2. Kĩ năng: Hệ thống lại nội dung kiến thức về nghề nghiệp.

3. Thái độ: Ứng xử phù hợp liên quan đến an toàn khi ở nhà.

4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

5. Phẩm chất: Biết quan tâm,chăm sóc, yêu quý ngôi nhà của mình. Biết chia sẻ công việc nhà phù hợp tuổi của mình.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; Các hình trong bài 5 SGK;

2. Học sinh: SGK, VBT, ảnh hoặc tranh vẽ về gia đình.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

 

doc 6 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 5400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Ôn tập chủ đề Gia đình (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / ./20 ... Ngày dạy: ../ ../20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 – Tuần 9
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
BÀI 5: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH ( Tiết 1, SHS, trang 23, 24)
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức: Chia sẻ về các thế hệ trong gia đình của mình. Liên hệ về những việc đã làm để giữ vệ sinh nhà ở.
2. Kĩ năng: Hệ thống lại nội dung kiến thức về nghề nghiệp.
3. Thái độ: Ứng xử phù hợp liên quan đến an toàn khi ở nhà.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
5. Phẩm chất: Biết quan tâm,chăm sóc, yêu quý ngôi nhà của mình. Biết chia sẻ công việc nhà phù hợp tuổi của mình.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:	
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; Các hình trong bài 5 SGK;
2. Học sinh: SGK, VBT, ảnh hoặc tranh vẽ về gia đình.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Hoạt động khởi động và khám phá
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nhớ lại những kiến thức đã học của chủ đề Gia đình.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, 
Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS cùng đứng và nhún nhảy theo một bài hát về gia đình.
GV chuyển ý và dẫn dắt vào bài học: “Ôn tập chủ đề Gia đình”.
HS nối tiếp kể nhanh tên những 
Ghi tên bài học vào vở.
9’
2.Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu: (25 -27’)
2.1.Hoạt động 1: Giới thiệu về gia đình của em 
Mục tiêu: HS ôn tập củng cố kiến thức về các thế hệ và thành viên trong gia đình.
Cách tiến hành: 
GV tổ chức : HS thảo luận nhóm
GV mời 2 đến 3 HS lên trước lớp và chia sẻ. Các HS khác có thể so sánh sự giống nhau về số lượng các thành viên và thế hệ trong gia đình của mình với bạn.
GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
Kết luận: Trong mỗi gia đình có thể có hai thế hệ, ba thế hệ hoặc bốn thế hệ thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau cùng chung sống. Mọi người trong gia đình cùng quan tâm, yêu thương nhau bằng những việc làm cụ thể.
HS chuẩn bị trước các tranh vẽ hoặc ảnh chụp các thành viên trong gia đình của mình.
HS các nhóm thảo luận, chia sẻ với bạn về các nội dung:
+ Giới thiệu về các thế hệ và thành viên trong gia đình của mình.
 + Em và mọi người trong gia đình đã làm gì để thể hiện sự quan tâm và yêu thương lẫn nhau?
10’
2.2.Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: Nêu và liên hệ được một số việc làm phù hợp để giữ vệ sinh nhà ở.
Phương pháp, hình thức tổ chức: trực quan, kể chuyện, 
Cách tiến hành:
HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong SGK trang 23 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Các bạn nhỏ trong hình đang làm gì?
+ Việc làm đó có ích lợi gì?	
+ Em đã thực hiện việc làm đó như thế nào?
GV mời một số nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp.
Kết luận: Em sắp xếp đồ dùng và giữ vệ sinh ngôi nhà luôn sạch sẽ.
HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong SGK trang 23 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Các bạn nhỏ trong hình đang làm gì?
+ Việc làm đó có ích lợi gì?	
+ Em đã thực hiện việc làm đó như thế nào?
8’
2.3.Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối sau bài học
HS về nhà tiếp tục thực hiện những việc làm để giữ nhà ở sạch sẽ.
HS sưu tầm, chuẩn bị tranh, ảnh về các nghề nghiệp khác nhau.
V.RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .
Ngày soạn: / ./20 ... Ngày dạy: ../ ../20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 – Tuần 10
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
BÀI 5: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH ( Tiết 1, SHS, trang 23, 24)
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức: Chia sẻ về các thế hệ trong gia đình của mình. Liên hệ về những việc đã làm để giữ vệ sinh nhà ở.
2. Kĩ năng: Hệ thống lại nội dung kiến thức về nghề nghiệp.
3. Thái độ: Ứng xử phù hợp liên quan đến an toàn khi ở nhà.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
5. Phẩm chất: Biết quan tâm,chăm sóc, yêu quý ngôi nhà của mình. Biết chia sẻ công việc nhà phù hợp tuổi của mình.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:	
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; Các hình trong bài 5 SGK;
2. Học sinh: SGK, VBT, ảnh hoặc tranh vẽ về gia đình.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Hoạt động khởi động và khám phá
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung bài học của tiết học trước.
Phương pháp, hình thức tổ chức: dạy học nêu vấn đề, thực hành, vấn đáp, 
Cách tiến hành:
GV tổ chức trò chơi: “Đố bạn tôi làm nghề gì?”.
GV phổ biến luật chơi: Mỗi bạn sẽ bốc thăm tên một nghề nghiệp và dùng hành động diễn tả công việc của nghề nghiệp đó.
GV dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học.
-HS tham gia trò chơi: “Đố bạn tôi làm nghề gì?”.
-Mỗi bạn sẽ bốc thăm tên một nghề nghiệp và dùng hành động diễn tả công việc của nghề nghiệp đó.
-Ghi tựa bài vào vở: 
7’
2.Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu
2.1.Hoạt động 1: Chia sẻ tranh ảnh về nghề nghiệp
Mục tiêu: HS ôn tập củng cố kiến thức về nghề nghiệp.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, vấn đáp, 
Cách tiến hành:
HS hoạt động nhóm và dán các tranh, ảnh về nghề nghiệp đã sưu tầm.
Triển lãm tranh, ảnh về nghề nghiệp.
Chia sẻ với bạn về một nghề em yêu thích.
GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.
Kết luận: Có nhiều nghề nghiệp khác nhau, mỗi nghề nghiệp đều mang lại những ích lợi riêng cho xã hội.
HS hoạt động nhóm và dán các tranh, ảnh về nghề nghiệp đã sưu tầm.
Triển lãm tranh, ảnh về nghề nghiệp.
Chia sẻ với bạn về một nghề em yêu thích.
8’
2.2.Hoạt động 2: Đóng vai
Mục tiêu: HS phân tích tình huống để đưa ra cách ứng xử phù hợp liên quan đến an toàn khi ở nhà.
Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại vấn đáp, thực hành, 
Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS quan sát hình 8 trong SGK trang 24 và trả lời câu hỏi:
+ Bạn trai trong hình đang làm gì?
+ Nếu em là chị gái trong tình huống thì em sẽ ứng xử như thế nào?
-GV tổ chức cho HS đóng vai trước lớp.
-GV và HS cùng nhận xét, rút ra kết luận.
Kết luận: Chúng ta cần bày tỏ ý kiến hoặc khuyên người thân cẩn thận khi sử dụng thuốc trong gia đình.
HS quan sát hình 8 trong SGK trang 24 và trả lời câu hỏi:
+ Bạn trai trong hình đang làm gì?
+ Nếu em là chị gái trong tình huống thì em sẽ ứng xử như thế nào?
3’
3.Hoạt động tiếp nối sau bài học
GV yêu cầu HS tìm hiểu việc sắp xếp các loại thuốc ở gia đình.
V.RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai.doc