Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 23: An toàn và giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường (Tiết 1)

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 23: An toàn và giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

. Kiến thức, kĩ năng

Sau bài học, HS:

 - Nêu được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra và cách phòng tránh khi tham gia các hoạt động ở trường học.

 - Thực hiện công việc giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.

. Năng lực

1.Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

2- Năng lực riêng: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; thu thập thông tin .;Nêu và thực hiện được những việc giũ an toàn và vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.

3- Phẩm chất: chăm chỉ, yêu thích lao động

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: Các hình trong SGK bài 8; Bảng nhóm chia cột nên / Không nên; nên; Phiếu khảo sát

 - HS: SGK, VBT

 

docx 7 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 4880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 23: An toàn và giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23
KẾ HOẠCH DẠY- HỌC
LỚP:2
Môn: Tự nhiên và xã hội: 
 An toàn và giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
. Kiến thức, kĩ năng
Sau bài học, HS:
 - Nêu được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra và cách phòng tránh khi tham gia các hoạt động ở trường học. 
 - Thực hiện công việc giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.
. Năng lực
1.Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
2- Năng lực riêng: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; thu thập thông tin ..;Nêu và thực hiện được những việc giũ an toàn và vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.
3- Phẩm chất: chăm chỉ, yêu thích lao động
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
GV: Các hình trong SGK bài 8; Bảng nhóm chia cột nên / Không nên; nên; Phiếu khảo sát
 - HS: SGK, VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động và khám phá 
-GV tổ chức cho HS chơi “ Đoán tên hoạt động ở trường”.
- GV phổ biến luật chơi: Một HS lên làm các gợi ý, các em còn lại đoán tên hoạt động Ví dụ : HS làm tác động theo kiểu lườn, các em khác sẽ đoán là hoạt động tập thể dục. 
- GV cho HS chơi trò chơi và hướng dẫn vào bài học: “An toàn và giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường” 
 - GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 1: Một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các hoạt động ở trường 
-GV cho HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 32 và nhắc lại câu chuyện: Lớp Nam thực hành chăm sóc cây ở vườn trường. Trong khi các bạn lấy nước, quét lá thì Tú và các bạn ném đá vào nhau. Cô giáo nhắc nhở hai bạn. Hai bạn xin lỗi cô giáo. Sau đó các bạn dọn dẹp vệ sinh, cất dụng cụ lao động gọn gàng.
GV hỏi HS: 
+ Điều gì có thể xảy ra với Tú và Tuấn? Vi sao? + Em học được điều gì từ câu chuyện đó? 
- GV tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời trước lớp. 
 * Kết luận: Khi tham gia học tập, hoạt động tại trưởng, em không nên đùa nghịch, những trò chơi có thể gây nguy hiểm. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tình huống có thể gây nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường 
-GV cho HS quan sát các hình 5, 6, 7, 8 trong SGK trang 33 và yêu cầu HS trình bày: Điều gì có thể xảy ra với các bạn trong mỗi hình? Vì sao? 
Gợi ý:
 + Hình 5: Các bạn đang ngồi học tin học. Một ban trai đá vào phầu thân máy vi tinh (CPU). 
+ Hình 6: Trong giờ ăn tập thể , có hai bạn nam sử dụng thia ăn để đấu kiếm, có thể sẽ đánh trúng mặt bạn và làm thức ăn bị đổ. 
 + Hình 7: Trong giờ chơi, các bạn chơi trò chơi ném cù. 
+ Hình 8: Các bạn đang tham quan, học tập ở vườn trường. Một bạn kéo tóc của bạn gái. 
- GV yêu cầu HS nhận, GV nhận. 
* Kết luận: Khi tham gia học tập, bạn không nên nghịch máy móc, thiết bị trong phòng; trong giờ ăn, bạn không nên dùng thìa, đũa nghịch; khi tham gia các hoạt động ở trường, không đùa giỡn, chơi các trò chơi nguy hiểm, ... 
Hoạt động 2: Liên hệ bản thân
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
+ Ở trường, em và các bạn thường tham gia các hoạt động nào? 
+ Hãy kể một số tình huống nguy hiểm, rủi ro mà em biết hoặc chứng kiến ​​thức. 
- GV nêu câu hỏi vận dụng: Nếu có mặt trong mỗi tình huống, em sẽ nói gì với các ban
-GV cùng học sinh nhận xét và rút ra kết luận
*Kết luận: Nếu không cẩn thận em có thể gặp nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, lao động .ở trường
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học
-GV yêu cầu HS thực hiện phỏng vấn bạn của mình về việc đồng tình, không đồng tình hoặc ý kiến khác với một số việ làm trong các hoạt động vui chơi ở trường theo phiếu khảo sát..
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương
- HS phổ biến luật chơi và chơi trò chơi
.
- 2-3 HS nhắc lại.
-HS quan sát hình, nhắc lại câu chuyện, trả lời câu hỏi
-HS chia sẻ câu trả lời trước lớp.
-HS tham gia nhận xét
-HS quan sát hình , trả lời câu hỏi
-2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ hình nêu câu tra lời
-HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS chia sẻ trước lớp, HS khác nhận xét.
- HS nghe.
-HS làm vào phiếu khảo sát
- HS chú ý lắng nghe, thực hiện
KẾ HOẠCH DẠY- HỌC
LỚP:2
Môn: Tự nhiên và xã hội:
An toàn và giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường (Tiết 2-3)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
Sau bài học, HS:
 - Nêu được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra và cách phòng tránh khi tham gia các hoạt động ở trường học. 
 - Thực hiện công việc giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; thu thập thông tin ..;Nêu và thực hiện được những việc giũ an toàn và vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.
- Phẩm chất: chăm chỉ, yêu thích lao động
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
GV: Các hình trong SGK bài 8; Bảng nhóm chia cột nên / Không nên; nên; Phiếu khảo sát
 - HS: SGK, VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC,P
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động khởi động và khám phá 
- GV tổ chức cho HS chơi trỏ chơi “Đuổi hình bắt chữ”. 
- GV phổ biến luật chơi: GV chuẩn bị thẻ hình về một số trò chơi trong trường. HS nhìn hình ảnh trò chơi tên. - GV cho HS chơi trò chơi và hướng dẫn HS vào tiết 2 của bài học
- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Chia sẻ những công việc đảm bảo an toàn và bảo vệ sinh khi tham gia các hoạt động 
- GV cho HS quan sát hình 9, 10, 11 trong SGK trang 34 và thảo luận nhóm: 
+ Nêu hoạt động của các bạn trong mỗi hình
 + Các bạn đã làm để bảo đảm an toàn và bảo vệ sinh khi tham gia các hoạt động đó? 
- GV tổ chức cho HS chia sẻ các công việc của các bạn trong hình.
 - GV nêu câu hỏi: Em học được gì qua mỗi việc làm của các em. 
* Kết luận: Khi các bạn thấy có hoạt động không biết giữ an toàn, bảo vệ sinh trường lớp thì các bạn hãy nhắc nhở bạn. 
Hoạt động 2: Trò chơi “Đoàn tàu hành động "
- GV chia lớp thành các nhóm chơi. 
- Trong thời gian 10 phút, mỗi đội sẽ viết nhanh những công việc cần làm để giữ an toàn và giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường lên toa tàu tương ứng. 
* Kết luận: Để giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường, em cần: sử dụng đúng cách các đồ dùng, dụng cụ khi học tập, lao động, không đùa nghịch khi ăn, khi tham gia vệ sinh, lao động; báo ngay với cô ấy nếu phát hiện ra những bất thường trong lớp, ... Ngoài công việc bảo đảm an toàn, em cần lưu ý bỏ rác đúng quy định, cất dọn đồ dùng, dụng cụ lao động sắp xếp, đúng chỗ
Hoạt động 3: Xử lý tình huống 
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình 13, 14, 15 , 16 in sgk trang 35 và luận, trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong từng hình đang làm gì? 
 + Nếu có mặt ở đó, thì em sẽ làm gì? 
- GV và HS cùng nhận xét, rút ​​ra kết luận. 
 * Kết luận: Em không đùa nghịch gây mất an toàn và bảo vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường vì có thể gây nguy hiểm cho minh và mọi người xung quanh. 
 Hoạt động 4: Tham gia “Em làm truyền thông nhỏ” 
- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Em làm tuyên truyền viên” về các việc làm đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh tại trường. 
* Kết luận: Em cần sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng học tập, dụng cụ lao động, giữ vệ sinh trường, lớp sạch sẽ, để trường học đẹp và an toàn cho chúng em
- GV hướng dẫn để HS nêu :“Nguy hiểm - Phòng ngừa rủi ro”.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Phân công nhiệm vụ bảo vệ sinh sân trường 
 - GV hướng dẫn HS quan sát các hình 18, 19, 20, 21 trong SGK trang 36 và trả lời câu hỏi: 
+ Các bạn trong mỗi hình đang làm gi? 
+ Để thực hành làm vệ sinh sân trưởng, các em phải làm gi? 
- GV và HS cùng nhân xét, rút ​​ra kết luận.
 * Kết luận: Khi tham gia thực hiện vệ sinh sân trưởng, chúng ta cần chuẩn bị dụng cụ vệ sinh và phân công cụ thể. cho từng nhóm hay từng bạn. 
Hoạt động 2: Thực hiện giữ gìn vệ sinh trường lớp 
- GV tổ chức cho HS trải nghiệm cách giữ vệ sinh trường lớp. 
 - GV chia lớp thành các nhóm có khoảng 5 - 6 HS 
- GV hướng dẫn HS phân công nhiệm vụ theo nhóm thực hiện làm vệ sinh sân trưởng. 
 - GV cho HS bình chọn nhóm làm vệ sinh tốt nhất. 
 - GV nhận xét. 
 * Kết luận: Em cùng các bạn tham gia thực hiện giữ vệ sinh trường, lớp, chăm sóc cây xanh để trưòng luôn luôn sạch sẽ, đẹp đẽ. 
 GV dẫn dắt HS nêu từ khoá của bài: "Giữ vệ sinh". 
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học
GV yêu cầu HS tiếp tục đưa ra các kế hoạch bảo vệ thư viện sinh ở các khu vực khác nhau trong trưởng.
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương
-HS nghe phổ biến luật rồi chơi trò chơi
- 2-3 HS nhắc lại.
-HS quan sát hình trả lời
-HS chia sẻ các công việc của các bạn trong hình.
-HS tham gia nhận xét
-HS lắng nghe
-HS nghe luật chơi
- HS làm việc theo nhóm 
-HS chia sẻ trước lớp
-HS nhận xét
-HS quan sát hình trả lời
-HS chia sẻ các công việc của các bạn trong hình
-HS tham gia nhận xét
-HS lắng nghe
-HS tham gia hoạt động “Em làm tuyên truyền viên” về các việc làm đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh tại trường. 
-HS lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe, thực hiện
-HS quan sát hình trả lời
-HS chia sẻ các công việc của các bạn trong hình.
-HS tham gia nhận xét
-HS lắng nghe
- HS làm việc theo nhóm 
-HS nhận xét, bình chọn
-HS lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe, thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tua.docx