Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức - Bài: Luyện tập phòng tránh thiên tai - Năm học 2023-2024

Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức - Bài: Luyện tập phòng tránh thiên tai - Năm học 2023-2024

I. Yêu cầu cần đạt

1. Năng lực Tự nhiên và Xã hội:

- Nhận thức khoa học: Nêu được một số cách ứng phó, nhằm giảm nhẹ những rủi ro do thiên tai gây ra.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Chia sẻ với những người xung quanh và cùng thực hiện phòng tránh những rủi ro do thiên tai.

+ Luyện tập được một số cách ứng phó những thiên tai thường xảy ra ở địa phương.

2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học:

+ Thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau.

+ Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết.

- Giao tiếp và hợp tác:

+ Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

+ Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.

+ Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi.

 

docx 10 trang Mạnh Bích 21/11/2023 3022
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Sách Kết nối tri thức - Bài: Luyện tập phòng tránh thiên tai - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: Tự nhiên và Xã hội; lớp 2
Tên bài học: Luyện tập phòng tránh thiên tai; số tiết: 2
Thời gian thực hiện: ngày 01 tháng 10 năm 2023.
I. Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực Tự nhiên và Xã hội:
- Nhận thức khoa học: Nêu được một số cách ứng phó, nhằm giảm nhẹ những rủi ro do thiên tai gây ra.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
+ Chia sẻ với những người xung quanh và cùng thực hiện phòng tránh những rủi ro do thiên tai. 
+ Luyện tập được một số cách ứng phó những thiên tai thường xảy ra ở địa phương.
2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: 
+ Thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau.
+ Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết.
- Giao tiếp và hợp tác: 
+ Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
+ Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: 
+ Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn. 
+ Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi.
3. Phẩm chất:
- Nhân ái: Biết chia sẻ với đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai.
- Yêu nước: Giúp học sinh yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên để phòng tránh thiên tai xảy ra.
II. Phương tiện dạy học
Giáo viên
Học sinh
- Kế hoạch bài dạy, video.
- Các biển báo và thẻ có ghi(có thể làm từ giấy bài cứng): nhà kiên cố, cây cổ thụ, nơi sơ tán, nơi cao, nơi an toàn, vùng trũng thấp, suối, mì tôm lương khô, nước uống, đèn pin.
- Sách giáo viên.
- Sách giáo khoa.
- Sách bài tập.
- Phiếu bài tập.
- Dụng cụ học tập: 
+ Vở, sách giáo khoa, bút, thước, sách bài tập.
III. Phương pháp dạy học/ Kĩ thuật dạy học
Hoạt động
Mục tiêu
Phương pháp dạy học
Kỹ thuật dạy học
Mở đầu
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học.
- Nêu được một số cách ứng phó, nhằm giảm nhẹ những rủi ro do thiên tai gây ra.
Giải quyết vấn đề.
- Phân tích video
- Kỹ thuật quả cầu tuyết
Luyện tập
Luyện tập được một số cách ứng phó những thiên tai thường xảy ra ở địa phương.
- Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp đóng vai.
Kỹ thuật chia sẽ nhóm đôi. 
Vận dụng
Chia sẻ với những người xung quanh và cùng thực hiện phòng tránh những rủi ro do thiên tai. 
Phương pháp giải quyết vấn đề
- Kỹ thuật KWL
- Kỹ thuật trình bày 1 phút. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động Mở đầu (10p)
- GV: Cho HS xem video (Phụ lục 1). Và sử dụng kĩ thuật Quả cầu tuyết để các em có thể kể ra mình đã thấy được gì trong video. 
- GV phổ biến luật của trò chơi Quả cầu tuyết. 
( GV sẽ chỉ định một bạn bất kì và quả cầu tuyết sẽ bắt đầu lăn từ bạn đó lăn theo hàng dọc, cho đến khi GV hô dừng lại.)
- GV chỉ định một bạn và quả cầu tuyết bắt đầu lăn. Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
- GV chốt lại: Trong video là cảnh lũ lụt, bão, mưa lớn làm cho các vùng đá trên cao di chuyển nhanh xuống vùng thấp làm sập nhà cửa, cây cối. Lũ lụt thì làm cho hư hỏng đồ đạc, làm chết các con vật, gia súc, làm ô nhiễm nguồn nước và đặc biệt là gây ra nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho chúng ta. Và trong video cũng đã đưa ra các biện pháp phòng tránh trước khi có lũ, trong khi có lũ và sau khi có lũ.
- GV đặt câu hỏi cho các em: “Vậy sau khi quan sát video các em đã thấy người ta làm gì để tránh trước khi lũ, trong khi có lũ và sau khi có lũ nào?” 
- Gv mời đại diện 2-3 học sinh trả lời. 
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV tuyên dương.
- HS xem video.
 Dự kiến câu trả lời của học sinh.
- HS1: Những trận mưa lớn. 
- HS2: Mưa lũ, lũ quét kéo theo đá.
- HS3: Lũ cuốn trôi tài sản.
- HS4: Lũ làm ô nhiễm nguồn nước.
- HS nhận xét, bổ sung. 
- HS lắng nghe.
Dự kiến câu trả lời của học sinh.
- HS1: Trước khi có lũ, có thể giúp ba mẹ chần chống nhà cửa, dự trữ lương thực, đem nước uống, đèn pin, áo phao và nhớ các số điện thoại để liên lạc ạ.
- HS2: Trong khi có lũ thì di chuyển lên cao, tắt hết điện, không đi lại, bơi nơi bị ngập lụt, không chạm vào điện ạ.
- HS3: Sau khi có lũ, cùng bố mẹ sửa san lại nhà cửa, khử trùng nước, dọn dẹp vệ sinh ở nhà, ở trường và ở khu mình đang sống ạ. 
- HS nhận xét.
Hoạt động Luyện tập
Hoạt động 1: Chia sẻ nhóm đôi. (25p)
- GV đặt các câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và đại diện nhóm trả lời.
Câu hỏi 1: “Khi có thiên tai xảy ra chúng ta cần theo dõi và lắng nghe thông tin từ đâu?”
Câu hỏi 2: “Những nơi nào là nguy hiểm cần tránh?”
Câu hỏi 3: “Những nơi nào an toàn để di chuyển đến khi có lệnh?” 
Câu hỏi 4: “Những đồ dùng thiết yếu nào cần phải mang theo nếu phải đi sơ tán?”
- GV mời bất kỳ nhóm nào và đại diện nhóm trả lời một câu theo thứ tự. 
- GV cho các nhóm tiến hành thảo luận. 
- Sau mỗi câu trả lời, GV mời nhóm khác có ý kiến và nhận xét. 
- GV tuyên dương và tổng kết.
(Khi có thiên tai xảy ra chúng ta cần chú ý lắng nghe thông tin và thực hiện theo hướng dẫn từ chính quyền địa phương. Khi sơ tán cần mang theo các vật dụng thiết yếu như thức ăn, nước uống, đèn pin, áo mưa,...Nhanh chóng di chuyển đến nơi an toàn gần nhất như nhà kiên cố, cao ráo, an toàn,...Tránh xa vùng nguy hiểm như vùng trũng thấp, sông, suối, hồ, ao,...)
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận.
Dự kiến câu trả lời của học sinh.
- HS1: Khi có thiên tai xảy ra chúng ta cần theo dõi và lắng nghe thông tin từ đài phát thanh ạ.
- HS2: Những nơi nào là nguy hiểm cần tránh là ao, sông, hồ, nguồn điện ạ.
-HS3: Những nơi nào an toàn để di chuyển đến khi có lệnh là nhà cao ráo, an toàn ạ. 
-HS4: Những đồ dùng thiết yếu nào cần phải mang theo nếu phải đi sơ tán là thức ăn, nước uống, đèn pin, phao ạ.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Luyện tập tình huống ứng phó với thiên tai. (20p)
- GV cho học sinh quan sát tranh trang 114/115. (Phụ lục 2 )
- GV phân lớp thành 4 nhóm.
- GV hướng dẫn cho học sinh phân vai để đóng vai luyện tập ứng phó với thiên tai theo nhóm. (1 bạn sẽ là người đưa tin, các bạn cầm lại mỗi người sẽ cầm các biển báo và thẻ có ghi các địa điểm an toàn, nơi nguy hiểm và các nhu yếu phẩm cần mang theo như nhà kiên cố, cây cổ thụ, nơi sơ tán, nơi cao, nơi an toàn, vùng trũng thấp, suối, mì tôm lương khô, nước uống, đèn pin.)
- GV phổ biến phần đóng Mỗi nhóm sẽ tương ứng với 4 loại thiên tai: bão, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét. Mỗi khi người đưa tin phát thông tin về thiên tai, HS cần chú ý lắng nghe và nhanh chóng thực hiện theo hướng dẫn. Khi di chuyển cần tránh xa các vùng nguy hiểm (vùng trũng, vùng thấp, sông, suối, ao, hồ,..)
- GV cho HS 2 phút để thảo luận.
- Kết thúc thời gian thảo luận, GV cho các nhóm đứng ở các vị trí khác nhau trong một không gian rộng để HS có thể di chuyển. 
- GV tiến hành cho HS bắt đầu luyện tập đóng vai xử lí tình huống. 
- Sau mỗi thiên tai, GV cho các nhóm khác nhận xét.
- GV tuyên dương cả lớp. 
- HS quan sát.
- HS phân vai với nhau. 
- HS lắng nghe. 
- HS thảo luận.
- HS bắt đầu đóng vai.
- HS nhận xét.
- GV ổn định lớp.
- GV phát cho mỗi HS phiếu học tập với nội dung sau:
Nếu nơi sống của em sắp xảy ra bão lớn, em cần làm gì để phòng tránh bão?
K (những điều em đã biết)
W (những điều em muốn biết)
L (những điều em học được)
- GV cho HS tiến hành điền vào phiếu học tập. Sau đó mời một số học sinh chia sẻ trong vòng 1 phút. 
- GV mời một số HS chia sẻ.
- GV tuyên dương HS.
- GV giải đáp những điều HS chưa biết và yêu cầu HS ghi vào vở.
- GV kết luận.
Để phòng tránh thiên tai chúng ta nên thường xuyên theo dõi bản tin thời tiết. Ở Việt Nam chúng ta thường xuyên có nhiều cơn bão ập đến trong một năm. Chính vì thế mỗi chúng ta ở đây đều cần phải biết chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để ứng phó với bão, đồng thời gia cố nhà cửa hoặc tìm nơi chú ý an toàn để trú ẩn khi bão đến.
- GV khuyến khích các em về nhà hãy chia sẽ với người thân về cách phòng tránh thiên tai.
 Dự kiến câu trả lời của học sinh.
K (những điều em đã biết)
W (những điều em muốn biết)
L (những điều em học được)
- Lắng nghe thông tin từ báo đài
- Di chuyển đến nơi an toàn
- Tránh xa những nơi nguy hiểm như ao, hồ, sông, suối,...
- Vì sao không nên chạm vào nguồn điện khi có bão?
- Vì sao không nên ra ngoài khi trời đang có bão?
- Vì sao không nên đứng dưới tán cây khi có bão?
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe và ghi vào vở.
- HS lắng nghe
Phụ lục 1: 
Phụ lục 2:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_l.docx