Thiết kế bài giảng môn Tự nhiên xã hội Lớp 2 - Tuần 26: Một số loài cây sống dưới nước
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Học sinh nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống dưới nước.
-Phân biệt được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước.
- Nêu được tên và ích lợi của một số loài cây sống dưới nước.
- Hình thành và phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
- Thích sưu tầm, yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ cây cối, bảo vệ môi trường thiên nhiên.
2. Kĩ năng:
* Giáo dục kỹ năng sống:
- Kĩ năng quan sát tìm kiếm và xử lý các thông tin cây sống dưới nước.
- Kĩ năng ra quyết định:Nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập .
- Kĩ năng họp tác với mọi người xung quanh cùng bảo vệ cây cối.
-HS biết một nguồn tài nguyên quan trọng của biển : các loại hải sản, qua đó giáo dục ý thức tầm quan trọng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển.
3.Phẩm chất: Thích sưu tầm và bảo vệ các loài cây.
4.Năng lực: Quan sát, nhận biết được các loài cây sống dưới nước chính xác.
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI – LỚP 2 Tuần 26 MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Học sinh nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống dưới nước. -Phân biệt được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước. - Nêu được tên và ích lợi của một số loài cây sống dưới nước. - Hình thành và phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả. - Thích sưu tầm, yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ cây cối, bảo vệ môi trường thiên nhiên. 2. Kĩ năng: * Giáo dục kỹ năng sống: - Kĩ năng quan sát tìm kiếm và xử lý các thông tin cây sống dưới nước. - Kĩ năng ra quyết định:Nên và không nên làm gì để bảo vệ cây cối. - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập . - Kĩ năng họp tác với mọi người xung quanh cùng bảo vệ cây cối. -HS biết một nguồn tài nguyên quan trọng của biển : các loại hải sản, qua đó giáo dục ý thức tầm quan trọng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển. 3.Phẩm chất: Thích sưu tầm và bảo vệ các loài cây. 4.Năng lực: Quan sát, nhận biết được các loài cây sống dưới nước chính xác. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Giáo viên: - Tranh ,video sưu tầm về các loài cây ở dưới nước. - Slide, một số loài cây sống dưới nước. Học sinh: Sách, Vở BT,tranh đã sưu tầm được. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Khởi động Khởi động: - Cho học sinh hát bài “lý cây xanh” - Giáo viên: Trong tự nhiên có rất nhiều loài thực vật,ở tiết học trước các con đã được tìm hiểu về một số loài cây trên cạn biết được các đặc điểm cũng như cách chúng sinh tồn và phát triển trên cạn . Vậy còn những thực vật sống dưới nước thì thế nào,chúng có những đặc điểm nào giống hay khác với loài cây sống trên cạn không? Để trả lời được những câu hỏi này cô và các con chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay: Một số loài cây sống dưới nước. - GV ghi đề bài trên bảng; học sinh đọc lại mục bài,ghi vào vở. 2. Bài mới Giới thiệu: (1’) - Quanh cuộc sống chúng ta có vô vàn thực vât, sống trên và cả dưới nước. Vậy thực vật dưới nước là những loài cây nào? cô mời các con quan sát lên màn hình. Phát triển các hoạt động (27’) - Học sinh hát. - Học sinh lắng nghe. Học sinh quan sát Hoạt động 2: Tìm hiểu một số loại cây sống dưới nước. - Giáo viên trình chiếu hình ảnh một số loài cây sống dưới. - Với bài tập này các con hãy thảo luận nhóm bàn trong thời gian (3’) và trả lời những câu hỏi sau đây,sau thời gian 3 phút mời đại diện nhóm trình bày. - Bạn nào cho cô biết trên hình là cây gì nào? - Cây thường mọc ở đâu? - Hoa của nó, màu sắc ra sao? - Vậy lợi ích của nó là gì? Cô cảm ơn bài chia sẻ từ các nhóm. Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm, rồi kết luận. Giáo viên vừa chiếu hình vừa lý giải các câu hỏi: HÌNH 1: Cây bèo tây hay còn gọi là lục bình hoặc lộc bình, là một loài thực vật thuỷ sinh, thân thảo, sống nổi theo dòng nước. Cây bèo tây mọc cao khoảng 30cm với dạng lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt, gân lá hình cung dài, hẹp. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Sang hè cây bèo nở hoa sắc tím nhạt, điểm chấm màu lam, cánh hoa trên có 1 đốt vàng. Bèo tây được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, dùng ủ nấm rơm, làm phân chuồng. Cây bèo tây còn có công dụng thủ công nghiệp. Xơ lục bình phơi khô có thể chế biến để dùng bện thành dây, thành thừng rồi dệt thành chiếu, hàng thủ công, hay bàn ghế. HÌNH 2: Cây rong mọc hoàn toàn dưới mặt nước.Chúng không chịu được sự khô hạn. Các lá phân nhánh này khá giòn và cứng. Chúng không có rễ, nhưng đôi khi phát triển các lá bị biến đổi có bề ngoài tựa như rễ, với mục đích neo đậu cả cây xuống đáy nước. Do bề ngoài của chúng cũng như khả năng tạo ra nhiều ôxy, nên người ta hay sử dụng chúng trong các bể nuôi cá cảnh. HÌNH 3: Hoa sen Sen là loại cây cảnh đẹp, được nhiều người ưu thích. Cây thường được trồng làm cây cảnh ngoại thất, trồng trong ao hồ nhân tạo hay tự nhiên. Thân rễ sen mọc trong các lớp bùn trong ao hay sông, hồ còn các lá thì nổi ngay trên mặt nước. Các thân già có nhiều gai nhỏ. Hoa thường mọc trên các thân to và nhô cao vài xentimet phía trên mặt nước. Các nhị hoa có thể phơi khô và dùng để ướp chè. Các hạt nhỏ lấy ra từ bát sen có nhiều công dụng và có thể ăn tươi (khi non) hoặc sấy khô và cho nổ tương tự như bỏng ngô. Hạt sen già cũng có thể luộc cho đến khi mềm và được dùng trong các món như chè sen hay làm mứt sen. Tâm sen nằm trong các hạt sen được lấy ra từ bát sen cũng được sử dụng trong y học truyền thống châu Á như là một loại thuốc có tác dụng an thần và thanh nhiệt. Lá sen có đặc điểm không thấm nước. Hiện tượng này được ứng dụng trong khoa học vật liệu, gọi là hiệu ứng lá sen, để chế tạo các bề mặt tự làm sạch. Một số thành phần của sen được sử dụng như các vị thuốc. Vậy trong số các cây được giới thiệu, cây nào sống trôi nổi trên mặt nước, cây nào có rễ bám sâu xuống bùn, dưới đáy hồ? Qua hoạt động vừa rồi thì chúng ta đã biết được cây lục bình sống trôi nổi trên mặt nước, cây sen, cây rong có thân rễ cắm sau xuống đáy bùn. Vậy ngoài những cây trên các con còn biết những cây nào sống dưới nước nữa, thì cô và các con sẽ tìm hiểu qua các hình ảnh sau đây. Giáo viên chiếu hình ảnh. Yêu cầu học sinh quan sát và nêu tên và lợi ích các cây trong hình. Để các con củng cố thêm kiến thức về các loài cây sống dưới nước và lợi ích của chúng xung quanh cuộc sống chúng ta như thế nào, cô và các con sẽ chuyển sang hoạt động 3. Học sinh quan sát. Hình1. Cây luc bình (bèo tây) Sống trôi nổi trong nước ngọt thường thấy ở ao hồ sông suối. Màu tím, nở đơn lẻ từng bông. Làm thuốc, thức ăn cho lợn, gà. Hình2. Cây rong: màu xanh. Ích lợi: làm thức ăn cho cá, làm sạch nước. Hình 3. Cây hoa sen. Màu hồng trắng,xanh. Lợi ích: làm thức ăn, làm thuốc Lục bình, rong sống trôi nổi trên mặt nước. Cây sen có thân và rễ bám sâu xuống bùn, dưới đáy hồ. Hoạt động 3: Kể tên một số loài cây sống dưới nước. - Kể tên một số loại cây sống dưới nước mà em biết, ở tiết học trước cô đã yêu cầu các con về nhà sưu tầm hình ảnh,tranh vẽ các loài cây sống ở dưới nước theo các nhóm cây : Nhóm cây trôi nổi trên mặt nước. Nhóm cây có rễ bám vào bùn dưới đáy ao hồ. Nhóm cây sống dưới nước làm thức ăn. Nhóm cây sống dưới nước dùng làm thuốc. Nhóm cây sống dưới nước dùng để trang trí, làm đồ mỹ nghệ. Nhóm cây bảo vệ bờ bãi, chống xói mòn. Vậy bây giờ các con hãy trình bày sản phẩm mà mình sưu tầm được lên trên bàn cho cô nào. - Mời nhóm trưởng đi kiểm tra, thu lại sản phẩm của các bạn. - Bây giờ cô sẽ cho các con thời gian 5p phân loại hình ảnh các con đã sưu tầm được và dán vào bảng phân loại này, sau 5p cô mời đại diện 1 nhóm lên trình bày và chia sẻ. - Tên loài cây. - Đó là loại cây sống trôi nổi trên mặt nước hay có rễ bám vào bùn dưới đáy ao hồ? - Ích lợi của chúng là gì? - Hết thời gian 5p mời các nhóm chia sẻ ý kiến. - Giáo viên nhận xét. - Cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của các loài cây dưới nước? Có rất nhiều loài cây sống dưới nước. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật và ngoài ra chúng còn nhiều lợi ích khác vậy nên chúng ta phải biết giữ gìn và bảo vệ môi trường sống của chúng các em nhé. -Trò chơi. “Truyền điện” Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. HS sẽ phải trả lời một loài cây sống dưới nước và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, và tiếp tục chỉ e C.Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh. - Nhận xét trò chơi. 3.Củng cố : Hôm nay các em học bài gì? Các cây sống dưới nước có những ích lợi gì? -Nhận xét tiết học,dặn dò - Nhóm tổng kết số lượng ảnh tiến hành phân loại trình bày vào bảng phân loại. 1. Tên cây. 2. Loại cây: sống trôi nổi trên mặt nước hay có rễ bám vào bùn dưới đáy ao hồ. 3.Ích lợi. -Đại diện nhóm trình bày, chia sẻ. -Nhóm khác bổ sung. *Không vứt rác xuống ao, hồ,sông,suối *Không bứt lá, bẻ cành, chặt phá cây. *Không vớt cây sống dưới nước bỏ lên cạn Mời quản trò điều hành trò chơi.
Tài liệu đính kèm:
- thiet_ke_bai_giang_mon_tu_nhien_xa_hoi_lop_2_tuan_26_mot_so.docx